logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 24/11/2014 lúc 06:47:13(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Muộn còn hơn không: Hội thảo về văn học miền Nam 1954-1975

UserPostedImage

Tháng bảy năm ngoái, tôi sang California dự cuộc hội thảo về Tự Lực văn đoàn. Phải nói ngay là cuộc hội thảo rất thành

công: Thứ nhất, hầu hết con cháu của các thành viên trong nhóm đều có mặt; thứ hai, số người tham dự rất đông; và thứ

ba, chất lượng các bài thuyết trình nói chung rất khá. Cuộc hội thảo kéo dài hai ngày; đến những giờ cuối cùng của ngày

thứ hai, hội trường vẫn chật cứng người. Tuy nhiên, điều gợi cho tôi nhiều suy nghĩ nhất là sự vắng mặt của một số cây bút

nổi tiếng trước năm 1975 vốn từng gặp gỡ hoặc sinh hoạt chung với Nhất Linh thời ông làm tờ Văn Hoá Ngày Nay. Lý do:

Phần đông, đã lớn tuổi, sức khoẻ rất yếu. Chỉ có nhà văn Doãn Quốc Sỹ tham dự, đọc một bài viết sẵn về nhạc phụ của

ông, nhà thơ Tú Mỡ. Nhìn dáng đi lẩy bẩy của Doãn Quốc Sỹ và nghĩ đến sự vắng mặt của nhiều người khác, kể cả nhà

văn Võ Phiến đang ở rất gần toà soạn Người Việt, nơi tổ chức cuộc hội thảo, tôi ngậm ngùi nghĩ: một thế hệ nữa sắp sửa

biến mất.

Chính từ cảm giác ngậm ngùi ấy, tôi nảy ra sáng kiến tổ chức một cuộc hội thảo về văn học Miền Nam 1954-75 trước khi

tất cả những người đóng vai trò tích cực trong việc xây đắp nó vĩnh viễn ra đi. Ngày hôm sau, trong lúc tán gẫu với nhà thơ

Đỗ Quý Toàn và nhà thơ Trần Dạ Từ, tôi nêu lên ý kiến ấy; cả hai anh đều tán thành. Hôm sau nữa, tôi nói chuyện với nhà

văn Phạm Phú Minh; anh Minh cũng tán thành. Những ngày kế tiếp, hầu như gặp ai, tôi cũng hỏi dò, và mọi người đều nghĩ

đó là việc cần làm. Một số người nhấn mạnh: Nếu ở hải ngoại, mình không làm thì có lẽ còn lâu, lâu lắm, may ra mới có

người làm. Mà họ làm, chưa chắc đã xuất phát từ thiện chí. Có khi nhằm xuyên tạc nữa không chừng.

Ừ, vậy thì làm.

Trong việc chuẩn bị, công việc khó nhất là mời các thuyết trình viên. Hầu như ban tổ chức đều đồng ý: ưu tiên mời các nhà

văn và nhà thơ đã từng có công góp phần tạo dựng nên nền văn học miền Nam trước đây. Nhìn vào danh sách và tiểu sử

in ở cuối cuốn “Văn học miền Nam, tổng quan” của Võ Phiến, tôi thấy có gần 500 người. Nhiều. Nhưng nhìn lại những

người hiện đang sống ở hải ngoại, con số ít hẳn lại. Thư mời gửi đi, hồi âm nhận được phần lớn rất buồn: rất ủng hộ cuộc

hội thảo, nhưng sức yếu, lại bệnh, không thể tham dự được. Đọc những bức email hồi âm như vậy, thú thật, tôi thấy hiu hắt

thế nào.

May, con số những nhà văn, nhà thơ và nhà nghiên cứu nhiệt tâm với văn học miền Nam còn khá nhiều. Phần lớn họ còn

trẻ, trưởng thành sau năm 1975; cũng có một số người lớn tuổi nhưng chỉ thực sự cầm bút sau 1975. Họ không tham gia

vào sinh hoạt văn học miền Nam lúc trước. Họ không có những kinh nghiệm trực tiếp và cụ thể về những sinh hoạt cũng

như những quan hệ phức tạp giữa giới cầm bút với nhau cũng như giữa giới cầm bút và chính quyền trong thời kỳ trước

năm 1975. Điều đó có ảnh hưởng gì đến nhận định của họ hay không? Câu trả lời, theo tôi, là: Không. Bởi, nghiên cứu và

phê bình văn học, người ta chỉ cần làm việc với tác phẩm chứ không phải với tác giả. Không biết các giai thoại trong giới

cầm bút có khi lại hay: Người ta có thể tập trung hoàn toàn vào văn bản.

Cuối cùng, con số thuyết trình viên cũng lên đến gần 20 người. Đề tài thuyết trình khá phong phú và đa dạng. Có người đi

tìm những đặc điểm chung của văn học miền Nam (Du Tử Lê, Bùi Vĩnh Phúc và Trần Doãn Nho); vị trí của nó trong tiến

trình hiện đại hoá của văn học Việt Nam nói chung (Nguyễn Hưng Quốc); vấn đề xuất bản và phát hành sách ở miền Nam

(Phạm Phú Minh); ảnh hưởng của Tây phương trên một số nhà văn và nhà thơ (Hoàng Ngọc-Tuấn); diện mạo của thơ

trong những năm cuối cùng của miền Nam (Nguyễn Đức Tùng), vai trò của nhóm Sáng Tạo (Trần Thanh Hiệp và Trương

Vũ); chính sách của nhà cầm quyền Việt Nam sau năm 1975 đối với văn học miền Nam (Phùng Nguyễn); ảnh hưởng của

văn học miền Nam đối với các thế hệ trưởng thành sau năm 1975 (Trangđài Glassey-Trầnguyễn). Cũng có người đi vào

một số khía cạnh khác, như vấn đề nữ quyền (Trịnh Thanh Thuỷ), khái niệm mẹ và di sản cho con trong một số tác phẩm

của Dương Nghiễm Mậu, Viên Linh, Nhã Ca, Trùng Dương… (Đặng Thơ Thơ); vấn đề giới tính và chính trị trong tác phẩm

của Bình Nguyên Lộc (Đinh Từ Bích Thuý). Riêng nhà văn Ngự Thuyết thì sẽ trình bày cảm nghĩ của ông đối với thơ

Thanh Tâm Tuyền.

Tôi không hề có ảo tưởng các bài thuyết trình ấy có thể trả lời mọi câu hỏi liên quan đến đặc điểm cũng như các thành tựu

của văn học miền Nam thời kỳ 1954-1975. Không có cuộc hội thảo nào có thể làm được việc đó. Đánh giá một thời kỳ văn

học là công việc thuộc nhiều thế hệ, thậm chí, nhiều thời đại khác nhau. Tuy nhiên, tôi tin, một cuộc hội thảo nghiêm túc sẽ

thu hút sự chú ý của mọi người, trong cũng như ngoài nước, để mọi người nhớ, trước đây, chúng ta đã từng có một thời

kỳ văn học rất khởi sắc, có những thành tựu rất đáng tự hào. Nền văn học ấy từng bị chính quyền mới sau năm 1975 tìm

mọi cách để xuyên tạc, bôi nhọ và huỷ diệt nhưng, sau gần 40 năm, nó vẫn còn đầy sức sống. Vẫn được nhiều người

ngưỡng mộ. Và nhớ.

***

THƯ MỜI

HỘI THẢO VỀ VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1975

Trân trọng kính mời quý đồng hương đến tham dự cuộc hội thảo về hai mươi năm văn học Miền Nam 1954-1975 lần đầu

tiên được tổ chức trong hai ngày 6 và 7 tháng 12 năm 2014 tại:

Thứ bảy 6/1/22014: Toà soạn nhật báo Người Việt (14771-14772 Moran Street Westminster, CA 92683)
Chủ nhật 7/12/2014: Toà soạn nhật báo Việt Báo (14841 Moran St.
Westminster, CA92683)Ban tổ chức:

Nhật báo Người Việt

Nhật báo Việt Báo

Báo mạng Tiền Vệ (http://tienve.org)

Báo mạng Da Màu (http://damau.org)

Theo Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc (VOA)

Sửa bởi người viết 25/11/2014 lúc 06:37:26(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#2 Đã gửi : 25/11/2014 lúc 06:18:04(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Trịnh Thanh Thủy: 'Hoài hương là ý niệm, cội nguồn bất tận để viết'
LTS: Vào hai ngày, 6 và 7 Tháng Mười Hai, sắp tới, Hội thảo Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam (1954-1975) sẽ được tổ chức tại nhật báo Người Việt và nhật báo Việt Báo ở Westminster. Gần 20 nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình và nghiên cứu văn học tại Hoa Kỳ, Canada, Pháp và Úc sẽ trình bày và phân tích những đặc điểm, thành tựu và ảnh hưởng của văn học miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954-1975. Ban tổ chức gồm nhật báo Người Việt, nhật báo Việt Báo, báo mạng Tiền Vệ và báo mạng Da Màu. Nhân dịp này, nhà văn Trịnh Thanh Thủy đã dành cho phóng viên Kalynh Ngô của Người Việt cuộc phỏng vấn sau đây.

UserPostedImage
Nhà văn Trịnh Thanh Thủy. (Hình: Bạch Khỏe)

Kalynh Ngô (NV): Có ý kiến cho rằng, số người cầm bút ở miền Nam Việt Nam sau năm 1954 nhiều hơn so với thời tiền chiến, và ngược lại thì số độc giả của mỗi tác phẩm thì (trong Nam thời kỳ đó) lại ít hơn (ngoài Bắc thời tiền chiến); nếu nhận định nói trên có phần nào đúng thì theo chị, vì sao có hiện tượng này?

Nhà văn Trịnh Thanh Thủy: Hiện tượng người đọc sách giảm đi ngày nay có thể đã bắt đầu có từ xưa. Tôi tin có chuyện đó xảy ra. Chúng ta không có một thống kê hay khảo sát nào chứng minh được điều này nên mọi con số đưa ra chỉ có tính cách tương đối vì không thể dựa trên một cơ sở nhất định nào.

Nhà Văn Võ Phiến cũng đã tìm cách lượng định con số độc giả trong cuốn Văn Học Miền Nam: Tổng Quan. Ông đưa ra một nhận định: “Số tác giả sau năm 1954 ở miền Nam vượt cao hơn hồi tiền chiến toàn quốc rất xa, trong khi số độc giả dành cho mỗi tác phẩm thì không thấy tăng.” Ông đã căn cứ trên số lượng tác phẩm ấn hành trước và sau năm 1954 để đo lường số lượng độc giả của hai thời kỳ văn học. Nếu tính theo số sách được in trên mỗi tác phẩm (hàng ngàn) cho toàn quốc trước 1954 mà Nguyễn Vỹ đưa ra trong cuốn Văn Thi Sĩ Tiền Chiến để so sánh với số sách được ấn hành và tiêu thụ trên mỗi tác phẩm (cũng con số ngàn) trong miền Nam sau 1954. Người ta sẽ có cảm giác số người viết tăng và số người đọc giảm.

Theo tôi, con số Nguyễn Vỹ đưa ra chưa chắc đúng mà Võ Phiến cũng không có một tài liệu nào khả dĩ đáng tin cậy dựa vào để so sánh cho chuẩn xác. Tuy nhiên theo một nhận xét của ông chủ nhà sách Khai Trí, người đã sống và hành nghề qua nhiều chế độ và giai đoạn lịch sử thì “quả là sau này người ta mua sách ít hơn thời tiền chiến.” Hiện tượng người đọc giảm đi có lẽ vì chiến tranh, loạn lạc, nhất là từ biến cố Mậu Thân trở về sau, cuộc sống khó khăn, nhiều người lo miếng ăn còn chưa xong, còn thì giờ và tiền bạc đâu lo cho món ăn tinh thần. Ngoài ra, sách không còn là món ăn tinh thần độc nhất. Thập niên 1970 khi tôi bắt đầu lớn lên, truyền thanh, truyền hình, phim ảnh đã manh nha chiếm lĩnh vị thế ưu tiên của sách vở.

Thế hệ chúng tôi phần lớn được đọc và biết đến các tác phẩm văn học từ các sách giáo khoa trong giáo trình của bậc trung học. Trong phần Cổ Văn (thơ), chúng tôi được học Kiều, Chinh Phụ Ngâm Khúc hay các thi sĩ thời tiền chiến. Phần Kim Văn (văn) cũng vậy, các nhà văn thời tiền chiến được nhắc nhở luôn, nhất là các tác giả của nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Do đó trong giới học sinh chúng tôi ai cũng biết đến các văn thi sĩ thời tiền chiến, còn các tác giả và các tác phẩm hiện đại có lẽ chỉ có những người thích văn thơ tìm đọc thêm. Vả lại học sinh làm gì có tiền mua sách. Số sách của các tác giả trong thập niên 1970 có ít đi, tôi nghĩ là điều đương nhiên. Hơn nữa số người đọc sách dịch, tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung và tiểu thuyết diễm tình của Quỳnh Dao là một lực lượng đông đảo, ắt hẳn đánh bạt cả số sách in của các tác giả văn học miền Nam thời ấy.

NV: Thời kỳ 54-75 là mang nét “đặc biệt” đối với văn sử Việt Nam, khi một nửa nền văn học Việt Nam di chuyển từ Bắc vào Nam. Đó vừa là giai đoạn khốc liệt nhất của chiến tranh, cũng vừa đánh dấu cuộc di cư Bắc Nam sau Hiệp Định Geneva. Việc đổi vùng đất sống này của giới cầm bút ngoài Bắc khi tiếp xúc với văn giới miền Nam, vô hình trung ảnh hưởng rất lớn đến sáng tác của họ. Vậy theo chị, văn học miền Nam giai đoạn 54-75 có những thay đổi nổi bật nào cần nói tới? Chị có thể kể ra vài tác giả, tác phẩm gắn liền với những thay đổi đó?

Nhà văn Trịnh Thanh Thủy: Nhắc đến cuộc di cư của hơn một triệu người miền Bắc vào Nam là nhắc tới một sự thay đổi vĩ đại của bộ mặt miền Nam thời ấy. Những ngôi giáo đường bắt đầu mọc lên như nấm. Các cô, các bà Bắc Kỳ di cư răng đen, khăn vuông mỏ quạ, bôn ba khăn gói đi về, những vùng Phú Nhuận, Bà Chiểu, Biên Hoà, Hố Nai, Gia Kiệm làm người dân Nam Kỳ trố mắt ngạc nhiên. Sự hiện diện đột ngột với những phong tục, tập quán, tiếng nói là lạ của họ làm náo loạn nếp sống an nhàn, xuề xoà của miền đồng bằng Nam Bộ. Họ mang cả những sắc thái cá biệt cùng các từ ngữ địa phương của những con người văn nghệ sĩ đất Hà Thành reo rắc xuống miền phù sa sông Cửu Long.

Từ đó họ mang hơi hướm văn hoá đất Bắc phả vào đất Nam và ngược lại. Điển hình là Đông Hồ ở mãi tận đất Hà Tiên xa xôi mà ông viết văn theo giọng Bắc. Ngược lại, Bình Nguyên Lộc viết văn giọng Nam nhưng cung cách lại ảnh hưởng miền Bắc vì có sự pha trộn văn hoá Bắc Nam từ trong tâm thức. Còn Sơn Nam, Lê Xuyên lớn lên trong thời thịnh mãn của văn học tiền chiến, thấm nhuần thơ văn Tự Lực Văn Đoàn, Nguyễn Tuân, Nguyễn Bính, nhưng mang cái hơi Nam rõ rệt hơn. Vương Hồng Sển, Hồ Biểu Chánh thì Nam rặt. Và rồi những nội dung trong tác phẩm các nhà văn miền Bắc di cư đã tràn ngập hình ảnh, con người và đất nước miền Nam như Phạm Việt Tuyền về văn học Đàng Trong, Nguyễn Văn Xuân về lưu dân vào Nam, Vũ Bằng với Miếng Lạ Miền Nam. Và còn biết bao điều để nói của miền Nam dàn trải ra trong thế giới tiểu thuyết của Văn Quang, Thanh Nam, Nguyễn Đình Toàn, Thanh Tâm Tuyền, thật là khắp cùng. Giới sáng tác miền Nam bắt đầu biết yêu ngôi giáo đường, người con gái ngoan hiền xứ đạo đến nỗi thơ ca ra đời như một lời tình tự thố lộ từ con tim. Kiên Giang Hà Huy Hà đã làm rung động tâm hồn biết bao nhiêu độc giả với bài thơ “Hoa trắng thôi cài trên áo tím” như một gắn kết duyên tình đằm thắm của trai Nam gái Bắc. Còn biết bao cô Bắc Kỳ nho nhỏ làm chảy sáp trái tim mềm yếu người con trai Nam Kỳ nhuốm mộng tương tự. Nguyễn Tất Nhiên đã làm nên sự nghiệp thi ca của mình với “một đôi mắt tròn đen như búp bê” vì “cô đã nhìn anh rất … Bắc Kỳ.”

NV: Như thế, có nghĩa là trong giai đoạn 54-75, giới văn nghệ sĩ hai miền ảnh hưởng lẫn nhau, thưa chị?

Nhà văn Trịnh Thanh Thủy: Sự giao thoa của văn học hai miền càng khiến cá tính của văn học miền Nam khởi sắc và lộ rõ. Trước kia, người ta quen thuộc với lối viết trong sáng giản dị của các tác giả Tự Lực Văn Đoàn như Khái Hưng Nhất Linh thời tiền chiến. Hay phóng khoáng, thơ mộng như Hoàng Hải Thủy, Vũ Bằng. Sau này lối viết của các tác giả trong Nam là lối viết độc đáo, thoát hẳn sự đắn đo, trau chuốt. Nó làm trẻ lại ngôn ngữ văn chương của dân tộc. Đây cũng là thời gian cực thịnh của văn học miền Nam. Nền văn học miền Nam bắt đầu tưng bừng với sự xuất hiện một loạt văn nghệ sĩ mới như: Doãn Quốc Sỹ, Võ Phiến, Mai Thảo, Mặc Đỗ, Vũ Khắc Khoan, Nguyễn Mạnh Côn, Hiếu Chân, Nhật Tiến, Lê Tất Điều, Nhã Ca, Trần Dạ Từ, Viên Linh, Duy Lam, Thế Uyên, Duyên Anh, Nguyễn Đình Toàn v.v...

NV: Nếu nói rằng “các văn nghệ sĩ của nền văn học miền Nam giai đoạn 54-75 đều mang tâm trạng vừa hoài niệm đất Bắc, vừa háo hức khám phá vùng đất mới trong Nam,” thì thể hiện rõ nhất của họ là gì?

Nhà văn Trịnh Thanh Thủy: Đối với các văn nghệ sĩ, tác phẩm là đứa con tinh thần của họ, dĩ nhiên sự thể hiện những tư duy, khao khát, háo hức cũng như hoài niệm sẽ được tìm thấy trong các tác phẩm của họ. Rời bỏ một quá khứ, lìa xa nơi chôn nhau, cắt rốn, làm thân lữ hành trên phần đất quê hương mới, có ai không khỏi thương nhớ phần đất kia của dĩ vãng, của đất nước. Mai Thảo với Đêm Giã Từ Hà Nội đã nói về, viết lại, cái đêm giã từ Hà Nội ấy như một ra đi, một lên đường dứt khoát và bất khả kháng. Thế mà, sau này tiếng gọi quê hương vẫn cứ hoài vọng, khiến tâm thức “nhớ quê” cứ ray rứt khôn nguôi nên các đứa con “sinh Bắc, đẻ Nam” cứ liên tục ra đời. Những Tháng Giêng Cỏ Non, Mưa Núi, Căn Nhà Vùng Nước Mặn, Chuyến Tàu Trên Sông Hồng, là những minh chứng hùng hồn.

Trong khi Vũ Bằng thì thắm thiết hơn trong nỗi nhớ Hà Nội. Những bài viết ngắn, viết dài với văn phong trữ tình, đậm chất thơ của ông về đất Bắc đã làm xúc động, chao đảo bao nhiêu con tim hoài cố hương. Thương nhớ mười hai mang một niềm yêu, nỗi nhớ dường như là tuyệt vọng, gởi về người vợ hiền còn kẹt lại phía bên kia vĩ tuyến. Mười hai tháng trong một năm tròn thương tiếc những món ngon, thời gian, không gian, nơi chốn, vời vợi ngàn trùng, không ngớt quay về. Ông viết hồi ký Miếng Ngon Hà Nội nhưng không quên viết thêm Miếng Lạ Miền Nam để xác định một thái độ hoà nhập và tan loãng vào nếp sống văn hoá đất Sài Gòn.

Còn những thi nhân thì sao? Vũ Hoàng Chương ra vào chốn “Gác Mây” của ông ở Phú Nhuận mà trĩu nặng những tâm sự u uẩn “Xa Cố-Đô, vắng cố nhân” rồi “Gió Nam lại nức mùi hương trêu người.” Tập thơ Hoa Đăng xuất bản năm 1959 đã cuồn cuộn nhớ thương trong những bài Chia Tay, Xa Gửi Người Xưa, Nhớ Thăng Long.v.v... Đinh Hùng cũng nhớ Hà Nội, thương Tây Hồ, Yên Phụ trong cảm hứng trùng trùng. “Ta dạo thuyền đây - ai nhớ lại/Đình hoa Yên Phụ, sóng Tây-Hồ?” (“Sóng Tây Hồ” trong Đường Vào Tình Sử, 1961)

Trong giới biên khảo, chúng ta có Toan Ánh, một tác giả chuyên công nghiên cứu về văn hóa truyền thống của Việt Nam từ nông thôn đến thành thị, từ Bắc vào Nam. Ông đã không quên cho ra đời một đứa con mang dòng máu Bắc đó là Bó Hoa Bắc Việt (1958).

Hoài hương là một ý niệm, một cội nguồn bất tận cho những cây bút, những dòng mực muôn màu tuôn chảy. Còn biết bao tác phẩm hoài niệm mà tôi ước ao được nhắc tới.

NV: Cảm ơn nhà văn Trịnh Thanh Thủy đã trả lời phỏng vấn của nhật báo Người Việt.
Kalynh Ngô/Người Việt (thực hiện)

Sửa bởi người viết 25/11/2014 lúc 06:19:04(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#3 Đã gửi : 26/11/2014 lúc 06:46:31(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,248

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Đặng Thơ Thơ nói về 20 năm văn học miền Nam (1954-1975)


LTS: Vào hai ngày, 6 và 7 Tháng Mười Hai, sắp tới, hội thảo Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam (1954-1975) sẽ được tổ chức tại nhật báo Người Việt và nhật báo Việt Báo ở Westminster. Gần 20 nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình và nghiên cứu văn học tại Hoa Kỳ, Canada, Pháp và Úc sẽ trình bày và phân tích những đặc điểm, thành tựu và ảnh hưởng của văn học miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954-1975. Ban tổ chức gồm nhật báo Người Việt, nhật báo Việt Báo, báo mạng Tiền Vệ và báo mạng Da Mầu. Nhân dịp này, nhà văn Đặng Thơ Thơ dành cho nhật báo Người Việt cuộc phỏng vấn sau đây, do nhà báo

UserPostedImage
Nhà văn Đặng Thơ Thơ. (Hình: Đặng Thơ Thơ cung cấp)

Đinh Quang Anh Thái (NV): Đề tài thuyết trình của chị trong cuộc Hội Thảo 20 năm Văn Học Miền Nam là Khái Niệm Mẹ và Những Di Sản Cho Con, chị có thể cho biết tại sao chị chọn đề tài này?

Nhà văn Đặng Thơ Thơ: Sau khi nhận lời thuyết trình trong hội thảo, tôi mất một thời gian khá lâu để đọc, đọc lại, và tìm kiếm thêm những tác phẩm trước nay chưa có dịp đọc. Thoạt đầu tôi muốn tập trung vào các tác phẩm của những nhà văn nữ và tìm hiểu ý thức nữ quyền thể hiện vào giai đoạn trước 1975 như thế nào. Nhưng có một vài thay đổi, trước hết tôi không thể đọc hết tất cả những tác phẩm của những người viết nữ trong giai đoạn 20 năm 1954-1975 và tôi cảm thấy sẽ thiếu sót trong một đề tài nghiên cứu rộng như thế với thời gian và phương tiện hạn hẹp như hiện nay. Sau đó tôi biết nhà văn Trịnh Thanh Thủy sẽ thuyết trình về đề tài nữ quyền và tôi cảm thấy rất mừng là sẽ có người nói thay mình về vấn đề này. Cuối cùng trong một lần gặp mặt nhà văn Viên Linh, tôi được anh tặng cuốn tân truyện Thị Trấn Miền Đông viết năm 1963, ấn bản cuối cùng anh còn giữ. Tôi đọc liền một mạch. Một tiểu thuyết tuyệt vời! Về mặt kỹ thuật và phong cách viết, đây là một truyện hoàn toàn không bị cũ khi đọc lại sau hơn nửa thế kỷ. Không khí và ngôn ngữ truyện lôi kéo ngay từ trang đầu tiên. Thứ hai, về mặt chủ đề, truyện Thị Trấn Miền Đông đưa ra rất nhiều vấn đề bao quát cho những câu hỏi về gia đình, đất nước, thế hệ lớn lên trong thời chiến, các di sản từ chiến tranh, giải pháp nào khả thể, v.v... thông qua ẩn dụ về việc chia chác gia tài. Có thể nói, tôi quyết định viết về khái niệm “Mẹ và di sản cho con” sau khi đọc Thị Trấn Miền Đông của Viên Linh. Nội dung và kết thúc của Thị Trấn Miền Đông rất thú vị vì nó là một dự cảm rất đúng của tác giả về tương lai của miền Nam vào năm 1975. Cái chết của người mẹ trong Thị Trấn Miền Đông là một ẩn dụ về miền Nam bị bức tử và toàn truyện là sự ám ảnh về bóng ma của quá khứ vẫn đang theo đuổi chúng ta cho đến ngày hôm nay.

NV: Nói về khái niệm di sản của mẹ, nhà văn Dương Nghiễm Mậu viết cuốn Gia Tài Người Mẹ cũng vào năm 1963 khi cuộc chiến ở Việt Nam bước sang giai đoạn mới cùng với những xáo trộn về các mặt chính trị xã hội ở miền Nam. Chị có đề cập đến cuốn này trong phần thuyết trình không? Ngoài ra còn có những tác phẩm nào khác nằm trong chủ đề mà chị sẽ trình bày?

Nhà văn Đặng Thơ Thơ: Không thể không nói đến cuốn Gia Tài Người Mẹ. Hai di sản “lớn” nhất mà thế hệ người viết trước 75 thụ hưởng là di sản của cuộc nội chiến ý thức hệ và di sản hậu thuộc địa sau 100 năm dưới sự thống trị của Pháp. Tôi sẽ dành một phần lớn để phân tích về di sản hậu thuộc địa trong tác phẩm Gia Tài Người Mẹ. Nhà văn Dương Nghiễm Mậu đã dùng người mẹ như ẩn dụ về dân tộc qua những lần “kết hôn” với những thể chế khác nhau: chế độ thuộc địa, ý thức hệ cộng sản chủ nghĩa, lý tưởng tự do của miền Nam... Thái độ của những người con đối với mẹ và quan hệ giữa họ với nhau thể hiện cái nhìn của tác giả về sự bế tắc của cuộc nội chiến ý thức hệ lúc đó. Trong Gia Tài Người Mẹ với sự có mặt của nhẫn - người con gái út lai Tây đen, hậu quả một vụ hãm hiếp - trong truyện, quan hệ mẹ con và những nỗ lực thoát ly khỏi gia đình của những người con trở thành biểu tượng của một tinh thần dân tộc muốn phủ nhận quá khứ bị trị và những di sản của chế độ thực dân mới cách đó không lâu. Có thể đọc Gia Tài Người Mẹ như một tác phẩm tiêu biểu của dòng văn học hậu thuộc địa vào giai đoạn trước 75. Trong bối cảnh lịch sử của đất nước, quan hệ mẹ-con trong Gia Tài Người Mẹ vừa là một liên hệ chồng chéo của giai cấp, chủng tộc, và giới tính vừa là một phúng dụ/ngụ ngôn của một mẫu quốc thống trị và một đất nước “con” bị trị. Nhưng ngay tại thời điểm 2014 này, Gia Tài Người Mẹ lại đưa ra một chiều kích lịch sử khác. Cuối truyện Gia Tài Người Mẹ là cảnh bóng tối bao trùm và những người con ngồi nghe tiếng chân của những kẻ lạ mặt tiến lại gần. Không thể nào không liên tưởng đến tình trạng đất nước ngày hôm nay với sự có mặt của những kẻ lạ trên quê hương.

NV: Chị nói đến khái niệm mẹ và di sản của mẹ, thì điều này có liên hệ gì với ý thức nữ quyền là ý định ban đầu của chị không?

Nhà văn Đặng Thơ Thơ: Tôi sẽ dành một phần trong bài để nói về những quan hệ chồng chéo của giới tính và chủng tộc trong cách nhìn về mẹ qua tác phẩm Đêm Nghe Tiếng Đại Bác của nhà văn Nhã Ca, và hai truyện ngắn “Người Con Gái Tuổi Mèo” của nhà văn Trùng Dương và “Ăn Chịu Thử Một Lần” của nhà văn Minh Quân. Tôi chú ý đến sự khác biệt giới tính của người viết khi nhìn về mẹ, cụ thể là mẹ trong Đêm Nghe Tiếng Đại Bác của Nhã Ca rất khác với mẹ trong truyện của hai nhà văn nam là Viên Linh và Dương Nghiễm Mậu.

Trong “Người Con Gái Tuổi Mèo,” nhân vật Bích của Trùng Dương có những suy nghĩ và cách soi rọi bản thân mang tính độc lập và thể hiện ý thức nữ quyền, trong đó có việc tự chăm sóc đời sống tinh thần, kiến thức, và trí tuệ của chính mình, và chọn cách sống đối nghịch với các quy ước xã hội. Quyết định không thuộc về một người đàn ông nào là một cách khẳng định quyền sở hữu bản thân. Việc cô từ chối không lấy một người chồng ngoại quốc có thể nhìn như cách để thách thức những quyền lực áp chế của chủ nghĩa đế quốc đang bành trướng, và để giải trừ những di sản hậu thuộc địa như trong trường hợp Nhẫn, người con gái lai Tây đen, trong Gia Tài Người Mẹ. Để liên kết với khái niệm mẹ, mà Bích không có mẹ, tôi chú ý đến chi tiết Bích giả bộ nói chuyện với hồn ma của mẹ. Đó là một quá trình đẩy tới tận cùng ý niệm về mẹ, từ hấp hối Gia Tài Người Mẹ, đến tự vẫn Thị Trấn Miền Đông, và trở thành một hồn ma không siêu thoát được, mà lại là một hồn ma giả nữa.

NV: Từ những truyện mà chị vừa nhắc, đến văn học miền Nam nói chung, chúng ta rút ra được nhận định gì?

Nhà văn Đặng Thơ Thơ: Trở lại truyện Thị Trấn Miền Đông của Viên Linh, chính tác giả đã viết trong phần mở đầu với tựa đề Tác Phẩm Đầu Tay, “Câu hỏi vẫn còn nguyên cho thời thế và quê hương của Liên, nhân vật chính trong truyện này, dù đã hơn một phần tư thế kỷ trôi qua, và mẹ Liên nếu chưa treo cổ, có thể sẽ vẫn treo cổ lại.” Miền Nam đã chết nhưng linh hồn của miền Nam, bóng ma của người mẹ, vẫn tồn tại. Đã 40 năm sau khi đất nước bị bức tử, bóng ma vẫn đang nằm trong mỗi người chúng ta: Đó là nền văn học miền Nam đã bị trải qua cuộc phần thư, chết đi sống lại, và cương quyết từ chối bị vùi dập. Mẹ và di sản của mẹ là một dự cảm rất sớm của những người viết miền Nam giai đoạn 54-75 về sự tồn tại của một nền văn học hai mươi năm, chết rất trẻ, và giữ trong nó tất cả chất tươi mới, đột phá, sáng tạo, của một thế hệ viết trong tự do và viết trong ý thức rạch ròi về trách nhiệm và đạo lý của người viết. Nếu chúng ta đã viết cho dòng văn học miền Nam, nếu chúng ta đã đọc những tác phẩm của văn học miền Nam, nếu chúng ta đã từng là nhân chứng/nhân vật sống cho những tác phẩm của văn học miền Nam, thì chúng ta là người đã tạo ra những hồn ma đó, và chúng ta chịu trách nhiệm phải cư xử thế nào cho phải đối với những bóng ma của mẹ. Đó là công việc của người làm văn học để lưu truyền những di sản tinh thần cho những thế hệ tiếp theo.

NV: Cám ơn nhà văn Đặng Thơ Thơ đã trả lời phỏng vấn của nhật báo Người Việt.


Đinh Quang Anh Thái/Người Việt (thực hiện)

Sửa bởi người viết 26/11/2014 lúc 06:47:46(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#4 Đã gửi : 03/12/2014 lúc 10:11:15(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Phỏng vấn Luật Sư Trần Thanh Hiệp về tạp chí Sáng Tạo

LTS: Vào hai ngày, 6 và 7 Tháng Mười Hai, sắp tới, hội thảo Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam (1954-1975) sẽ được tổ chức tại nhật báo Người Việt và nhật báo Việt Báo ở Westminster. Gần 20 nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình và nghiên cứu văn học tại Hoa Kỳ, Canada, Pháp và Úc sẽ trình bày và phân tích những đặc điểm, thành tựu và ảnh hưởng của văn học miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954-1975. Ban tổ chức gồm nhật báo Người Việt, nhật báo Việt Báo, báo mạng Tiền Vệ và báo mạng Da Mầu. Nhân dịp này, Luật Sư Trần Thanh Hiệp, năm nay 87 tuổi, một trong những người chủ trương tạp chí Sáng Tạo đầu thập niên 1950, dành cho nhật báo Người Việt cuộc phỏng vấn sau đây, do nhà báo Ðinh Quang Anh Thái thực hiện.
UserPostedImage
Luật Sư Trần Thanh Hiệp. (Hình: Triết Trần/Người Việt)


Ðinh Quang Anh Thái (NV): Thưa luật sư, hẳn rằng không ít người, nhất là thế hệ trẻ, muốn biết về tạp chí Sáng Tạo, bối cảnh ra đời và những người chủ trương. Là một người trong nhóm sáng lập, luật sư có thể nói cho nghe được không ạ?

Luật Sư Trần Thanh Hiệp: Tạp chí Sáng Tạo ra đời vào một thời điểm đặc biệt trong lịch sử Việt Nam. Ðó là bối cảnh pháp-lý-chính-trị đất nước bị Hiệp Ðịnh Geneva 1954 chia đôi, với mục đích tạm chấm dứt chiến sự, trong khi chờ đợi tìm được giải pháp chính trị thống nhất nước Việt Nam. Sự áp dụng Hiệp Ðịnh Geneva 1954 đã dẫn tới việc dồn quân, dồn dân thành hai miền khác nhau, lấy sông Bến Hải làm ranh giới. Miền Bắc là vùng tập trung của phần dân chúng thuộc quyền cai trị của chính quyền Cộng Sản. Miền Nam, phần lãnh thổ từ vĩ tuyến 17 trở xuống tới mũi Cà Mau là vùng thống thuộc chính quyền xuất phát từ thực tế quân viễn chinh chiếm đóng mà Pháp trao trả lại cho quốc gia Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo của Quốc Trưởng Bảo Ðại. Một cuộc tổng tuyển cử đã được dự liệu sẽ tổ chức vào năm 1956. Cuộc tổng tuyển cử này đã không diễn ra, trong khi lại có hơn một triệu người ồ ạt di cư từ Bắc vô Nam.

Trước bối cảnh đó, chúng tôi dăm ba người gốc miền Bắc, miền Trung, miền Nam, tuổi khác nhau trên dưới 30 nhưng không quá cách biệt, vì tình cờ do chiến tranh và cuộc di cư hơn một triệu người nói trên, đã gặp nhau vào một một nơi không định trước là Sài Gòn. Chúng tôi, Nguyễn Sỹ Tế, Doãn Quốc Sĩ, Trần Thanh Hiệp và Thanh Tâm Tuyền gặp nhau vì cùng hoạt động văn hóa, quen dần nhau qua mấy số báo Lửa Việt, “đồng ý cần có một tờ báo của mình để viết cho sướng tay, để may ra đóng góp được cái gì cho công việc chung” (nhận xét riêng của Thanh Tâm Tuyền). Chúng tôi nhận hợp tác với nhật báo Hòa Bình của anh Vũ Ngọc Các, làm trang Văn Nghệ hàng tuần cho tờ báo này. Nhờ đó mà chúng tôi gặp thêm bạn. Mai Thảo, người chúng tôi chưa hề quen biết, gửi đến cho chúng tôi xấp bản thảo Ðêm Giã Từ Hà Nội do anh sáng tác. Gặp Mai Thảo, anh em chúng tôi, đông thêm nhiều người mới, với Quách Thoại, Thái Tuấn, Duy Thanh, Ngọc Dũng, Cung Trầm Tưởng, Hoàng Anh Tuấn, Cung Tiến, Dương Nghiễm Mậu, Tô Thùy Yên. v.v& cho ra đời tạp chí Sáng Tạo.

NV: Tạp chí Sáng Tạo phát hành tại Sài Gòn với số đầu tiên là năm 1956 và đình bản năm 1961, cùng thời điểm đó, Nhân Văn Giai Phẩm xuất hiện ở ngoài Bắc nhưng số phận ngắn ngủi hơn nhiều. Ðiều này có nói lên gì không, thưa luật sư?

Luật Sư Trần Thanh Hiệp: Nhân Văn Giai Phẩm ở miền Bắc đã không kéo dài được vì sự đàn áp của nhà cầm quyền Hà Nội quá khốc liệt. Còn ở miền Nam, lúc đó, không có đàn áp, bất cứ dưới hình thức nào. Những người cầm bút ở miền Nam có đủ các quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do sáng tác. Tạp chí Sáng Tạo là sự thể hiện của những quyền tự do này. Những quyền tự do trời cho, tức là vào thời điểm những xiềng xích cũ bị chặt đứt chưa được xiềng xích mới thay thế. Con sông Bến Hải chia đôi đất nước thật đó, nhưng cùng lúc lại ngăn được làn sóng độc tài đỏ phương Bắc không tràn ngập phần còn lại của đất nước ở phía Nam. Bộ máy quản trị ở miền Nam thì chưa lắp ráp kịp để kiểm soát xã hội. Con người ở xã hội miền Nam lúc đó chỉ cần hái lượm hoa trái tự do như đã có sẵn trong thiên nhiên.

NV: Nhà phê bình Thụy Khuê cho rằng, tạp chí Sáng Tạo ra đời như một sự “nổi loạn,” một “chất nổ phá đổ cái cũ, tạo dựng cái mới.” Nhận định có đúng không ạ?

Luật Sư Trần Thanh Hiệp: Chữ “nổi loạn” theo tôi, nếu không được hiểu theo nghĩa nhẹ, thì có phần quá đáng vì nó đã không phản ảnh được đúng hiện tượng Sáng Tạo. Về mặt sáng tác, tuy văn phong trong văn thơ cũ đã thành nếp cố hữu, nhưng các tác phẩm trong tạp chí Sáng Tạo không phải là những sản phẩm để nổi loạn mà là những phát minh mới nhằm thay thế những sáng tác cũ đã xơ cứng, đã không còn sức sống. Như Mai Thảo đã viết: “Văn học nghệ thuật mặc nhiên không thể còn là tả chân Nguyễn Công Hoan, lãng mạn lối Thanh Châu, những khái niệm Xuân Thu, những luận đề Tự Lực... Những trào lưu cạn dòng phải nhượng bộ dứt khoát cho những ngọn triều lớn dậy thay thế.” Về mặt chính trị, những quyền tự do cơ bản trên địa hạt sáng tác không hề bị cưỡng bức hay bị tước đoạt, vậy thì không có nhu cầu bức bách phải nổi loạn. Có thể là thái độ quyết liệt của anh em Sáng Tạo chúng tôi cổ võ cho việc đổi mới văn phong đã tạo nên cảm tưởng coi tác tác phẩm của chúng tôi, dưới mắt nhà phê bình Thụy Khuê là “chất nổ phá đổ cái cũ, tạo dựng cái mới.” Chúng tôi tin rằng không dứt khoát đoạn tuyệt với cái cũ thì không thể dọn đường cho cái mới.

NV: Thưa luật sư, sau giai đoạn của Sáng Tạo năm 1961, giới cầm bút miền Nam có gì “sáng tạo” hơn “Sáng Tạo” không?

Luật Sư Trần Thanh Hiệp: Khi tự ý đình bản tạp chí Sáng Tạo vào năm 1961, chúng tôi đã sử dụng quyền “im lặng” trên một diễn đàn. Nhưng chúng tôi, mỗi người một cách khác nhau, vẫn tiếp tục biểu đạt theo hướng sáng tạo, trên nhiều diễn đàn khác. Còn những nguồn sáng tác ngoài Sáng Tạo, điều mà nhà báo Ðinh Quang Anh Thái thắc mắc, theo đó “giới cầm bút miền Nam có gì sáng tạo hơn 'Sáng Tạo' không,” thì tôi cho rằng, chỉ nên đánh giá với những dè dặt cần có, về mặt văn phong nói chung. Tuy nhiên, điều tôi muốn khẳng định, mà không sợ bị chê trách là võ đoán, là, cuộc vận động làm mới văn học nghệ thuật của tạp chí Sáng Tạo đã gặp được sự quan tâm rộng rãi ở một mức độ không thấp, nếu không hẳn là rộng khắp.

NV: Cám ơn luật sư đã dành thì giờ trả lời phỏng vấn nhật báo Người Việt.


Ðinh Quang Anh Thái/Người Việt

Sửa bởi người viết 03/12/2014 lúc 10:12:02(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

phai  
#5 Đã gửi : 06/12/2014 lúc 12:19:51(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Phỏng vấn một số nhà văn trong Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại

Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại (VBVNHN) là một tổ chức duy nhất của Việt Nam Cộng Hòa còn được Văn Bút Quốc Tế công nhận sau hai lần suýt bị lọt vào tay văn bút Việt Cộng nếu không có nhà văn Minh Đức Hoài Trinh (cựu Chủ Tịch VBVNHN) đứng ra lo liệu. Nay cuộc bầu cử Ban Đại Diện VBVNHN lại sắp diễn ra vào cuối tuần này tại Little Saigon.
UserPostedImage
Dược sĩ Vũ Văn Tùng (Chủ Tịch VBVNHN) và phu nhân, người đang gây nhiều tranh cãi trong VBVNHN. (Thanh Phong/Viễn Đông)

Nếu không cảnh giác, rất có thể VBVNHN sẽ lọt vào tay những tên bồi bút tay sai Việt Cộng để dần dần xóa sổ VBVNHN của chúng ta. Để làm sáng tỏ vấn đề, chúng tôi đã phỏng vấn một số vị trong giới lãnh đạo VBVNHN và ghi nhận ý kiến của từng người.
Trước hết, với nhà văn Nguyễn Quang, phu quân của nhà văn Minh Đức Hoài Trinh, nguyên sáng lập và Chủ Tịch VBVNHN. Với nét mặt đượm vẻ đau buồn, nhà văn Nguyễn Quang tâm sự: “Chúng tôi rất buồn, sau biến cố 30/4/1975, VNCH mình mất tất cả chỉ còn duy nhất một Văn Bút VN ở hải ngoại còn được Văn Bút Quốc Tế công nhận. Lẽ ra mình phải hãnh diện và cố gắng duy trì để làm cho văn bút thế giới nể phục, vì Việt Nam Cộng Sản tuy đang cai trị đất nước nhưng Văn Bút Quốc Tế lại không công nhận họ mà công nhận mình. Nhưng có những người cầm bút không có lương tâm, không có sự suy nghĩ cho tiền đồ tổ quốc, tranh giành và hám danh.
“Nếu không có nhà văn Minh Đức Hoài Trinh can thiệp kịp thời thì VBVNHN đã mất từ lâu rồi. Nhà văn Minh Đức Hoài Trinh đã mời đại diện văn bút khắp năm châu về họp. Văn Bút Quốc Tế cử ông Terrry Carlbom, Tổng Thư Ký sang giám sát. Sau khi trở về, ông Terry Carlbom phúc trình lại với Hội Đồng Văn Bút Quốc Tế yêu cầu tái công nhận VBVNHN nên mới còn đến ngày hôm nay. Bây giờ, nếu các văn hữu không cảnh giác, để lọt vào tay những người do phía bên kia gài vào thì coi như chúng ta mất luôn, vô phương cứu chữa. Thật đáng buồn!”
Nhà văn Phạm Trần Anh (Liên Danh Đoàn Kết): “Chúng ta đang sống trong một quốc gia tự do, dân chủ mà một thiểu số bất xứng đương nhiệm độc tài gian lận mà chúng ta không lên tiếng thì tương lai VBVNHN đi về đâu? Cả một VBVNHN mà không lên tiếng chống bất công, không đấu tranh cho quyền tự do phát biểu, tự do ngôn luận của những người cầm bút trong nước thì còn gì là danh dự uy tín của VBVNHN? Chúng ta phải đặt danh dự và uy tín của VBVNHN lên trên hết, quên đi tình cảm cá nhân riêng tư, đòi hỏi Ban Bầu Cử phải thực hiện những nguyện vọng chính đáng của chúng ta.”
Nhà văn Yên Sơn (Thụ Ủy Liên Danh Dấn Thân): “Liên Danh Dấn Thân, ngoài nhà văn Yên Sơn Trương Nguyên Thuận làm Thụ Ủy còn có các thành viên Cao Nguyên tức Võ Tiến, cựu Sĩ quan QL/VNCH, cựu tù cộng sản, nhà văn Trường Sơn Lê Xuân Nhị, nhà văn Ngô Thanh Hoàng bút hiệu Trần Long, Trần Việt Nam, nhà thơ Mây Ngàn Đặng Xuân Ngô. Lập trường của chúng tôi rất rõ ràng: Không thỏa hiệp với Việt Cộng dưới bất cứ hình thức nào, phải giải thể chế độ Cộng Sản. Tự nguyện dấn thân để phục vụ VBVNHN vì chính nghĩa quốc gia, dân tộc, vì danh dự tập thể người cầm bút, vì di sản của VNCH. Hợp tâm vào Bút để thành Văn với trách nhiệm của một chiến sĩ đấu tranh cho hòa bình, công lý, cho tự do ngôn luận và cho sự tự do bày tỏ tư tưởng của mỗi con người. Liên danh Dấn Thân có phương hướng hoạt động và chương trình hoạt động rất minh bạch, chúng tôi sẽ trình bày trong cuộc họp báo vào 9 giờ sáng Chủ Nhật, ngày 7/12/2014 tại Trường Sinh Học Điển Quang 14560, Magnolia St, Suite 104 (góc Magnolia – Hazard).”
Nhà văn Minh Đức Hoài Trinh: “Theo tôi, trách nhiệm của dược sĩ Vũ Văn Tùng cũng như của Ban Bầu Cử là hãy mời các bên đang khiếu nại, đang có ý kiến ngồi lại với nhau để giải tỏa mọi thắc mắc trong tinh thần xây dựng. Những chuyện lủng củng trong VBVNHN nên đóng cửa bảo nhau hơn là làm lớn chuyện khiếu nại đến Văn Bút Quốc Tế thì xấu hổ lắm, có cần phải làm như thế không? Chúng ta đều là những người cầm bút đừng để mọi người khinh dể.”
Trong khi đó, nhà văn Trúc Giang bốn lần khiếu nại không được trả lời nên yêu cầu hoãn bầu cử nếu 23 văn hữu đã khiếu nại nhiều lần vẫn không gửi phiếu bầu. Yêu cầu Liên Danh Dấn Thân thụ ủy là Văn hữu Yên Sơn phải có phản ứng. Văn hữu Kelvin Trần và Trần Văn Tui viết trên mạng yêu cầu hủy bỏ cuộc bầu cử không minh bạch, yêu cầu nhà văn Trần Đức Hân từ chức Trưởng Ban Bầu Cử.
Chúng tôi cũng liên lạc phỏng vấn dược sĩ Vũ Văn Tùng (Chủ Tịch VBVNHN), và ông Trần Đức Hân (Trưởng Ban Bầu Cử) nhưng chưa liên lạc được.


THANH PHONG

song  
#6 Đã gửi : 06/12/2014 lúc 11:18:43(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,248

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Du Tử Lê nói về 20 Năm Văn Học Miền Nam (1954-1975)
LTS: Vào hai ngày, 6 và 7 Tháng Mười Hai, sắp tới, hội thảo Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam (1954-1975) sẽ được tổ chức tại nhật báo Người Việt và nhật báo Việt Báo ở Westminster. Gần 20 nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình và nghiên cứu văn học tại Hoa Kỳ, Canada, Pháp và Úc sẽ trình bày và phân tích những đặc điểm, thành tựu và ảnh hưởng của văn học miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954-1975. Ban tổ chức gồm nhật báo Người Việt, nhật báo Việt Báo, báo mạng Tiền Vệ và báo mạng Da Mầu. Nhân dịp này, nhà thơ Du Tử Lê dành cho nhật báo Người Việt cuộc phỏng vấn sau đây, do nhà báo Đinh Quang Anh Thái thực hiện.

UserPostedImage
Nhà thơ Du Tử Lê. (Hình: Trần Triết)


Đinh Quang Anh Thái (NV): Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam rất đa dạng gồm nhiều lãnh vực văn, thơ, họa, kịch, điện ảnh... nên khó có thể nêu câu hỏi bao quát, vậy xin hỏi anh về thơ, thưa nhà thơ Du Tử Lê?


Nhà thơ Du Tử Lê: Tuy anh giới hạn câu hỏi trong lãnh vực thi ca, nhưng ngay lãnh vực này cũng bao la lắm, anh Thái à. Tuy nhiên, tôi sẽ cố gắng nêu lên một vài điểm chính của dòng thơ miền Nam, 20 năm.
Trước nhất là phong trào thơ tự do ở miền Nam, mà người cầm cờ đầu là nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, trên tạp chí Sáng Tạo. Tưởng cũng nên nhấn mạnh nhà thơ Thanh Tâm Tuyền không phải là người đầu tiên du nhập thể thơ tự do vào sinh hoạt thi ca Việt Nam. Mà thơ tự do đã hiện diện trong sinh hoạt văn chương Việt Nam từ thời tiền chiến với ông Nguyễn Xuân Sanh và nhóm Xuân Thu Nhã Tập. Kế tiếp, thời kháng chiến, bắt đầu từ năm 1945, thơ Tự do cũng đã được một số nhà thơ thuở đó, khai thác, như các ông Trần Dần, Phùng Quán, Lê Đạt, Hoàng Cầm… Tuy nhiên, những người này vì tham gia phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm, đòi tự do tư tưởng cho những người cầm bút, nên họ bị nhà cầm quyền Hà Nội thuở đó đàn áp, trù dập thẳng tay, nhiều chục năm liên tiếp, nên khuynh hướng thơ tự do của họ, cũng sớm bị kết thúc.
Tưởng cũng nên nhấn mạnh, người cầm cờ đầu phong trào thơ tự do ở miền Nam là nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, nhưng người khiến cho độc giả, các nhà thơ trẻ lao vào thơ tự do lại là nhà thơ Nguyên Sa. Điển hình như bài “Nga,” “Tiễn biệt” hoặc “Paris có gì lạ không em” của ông. Hai người tôi vừa đề cập, xuất hiện cùng một lúc, ngay từ những số đầu tiên của tạp chí Sáng Tạo.


NV: Như vậy, Thanh Tâm Tuyền là người “cầm ngọn cờ đầu” trong lãnh vực Thơ Mới, và Nguyên Sa là người đẩy thơ mới đi xa; thế còn Cung Trầm Tưởng và Tô Thùy Yên thì sao ạ?


Nhà thơ Du Tử Lê: Hai nhà thơ Nguyên Sa và Thanh Tâm Tuyền xuất hiện cùng một thời điểm ở ngay bậc thềm thứ nhất của phong trào thơ tự do miền Nam. Nhưng nhà thơ Cung Trầm tưởng, thời đó, không làm thơ tự do. Ông chuyên về thơ Lục Bát và nổi tiếng với thể thơ này.
Còn nhà thơ Tô Thùy Yên, mặc dù dư luận thường gắn liền Thanh Tâm Tuyền với Tô Thùy Yên, giống như một “cập bài trùng” của thơ tự do. Sự thật, Tô Thùy Yên không chuyên về thơ tự do. Hầu hết những bài thơ của Tô Thùy Yên thời đó cũng như sau này là thơ bảy chữ và tám chữ.
Ngay bài thơ nổi tiếng nhất của Tô Thùy Yên, thời mới cộng tác với tạp chí Sáng Tạo là bài “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” cũng là một bài thơ bảy chữ. Ông giữ vần chặt chẽ như các nhà thơ thời tiền chiến vậy. Tôi thí dụ: ơiđi với nơi, với chơi, với rơi.v.v… Chỉ có một chút khác là, giống như một số nhà thơ cùng thời thuở đó, ông dùng nhiều âm trắc cho câu thứ hai và thứ tư cho mỗi khổ 7 chữ 4 câu. Cụ thể nơi bài tôi mới nhắc, 4 câu đầu là:


“Trên cánh đồng hoang thuần một mầu
Trên cánh đồng hoang dài đến nỗi
Tầu chạy mau mà qua rất lâu…”


NV: Nguyễn Đức Sơn làm nhiều thơ, một số bài dùng nhiều chữ dung tục, thậm chí có bài mô tả cảnh người phụ nữ “đái;” phải chăng đây là một cách tạo dáng riêng cho mình hoặc là một thái độ nổi loạn nhằm thoát khỏi những đè nén tình dục vốn không thấy nơi những nhà thơ thời tiền chiến?


Nhà thơ Du Tử Lê: Cám ơn câu hỏi sâu sắc, bất ngờ của anh Thái. Tôi nghĩ nhà thơ Nguyễn Đức Sơn (tên thật), từng được biết dưới bút hiệu Sao Trên Rừng, cố tình đưa vào trong thơ của ông, những hình ảnh dung tục, rất đời thường, như anh nói, là một cách phá vỡ khuôn sáo nệ cổ của dòng thơ tiền chiến, vốn ảnh hưởng quá nặng bởi nề nếp đạo đức Khổng-Mạnh. Mặt khác, tôi nghĩ, ông cũng muốn tạo một thế giới ngôn ngữ riêng cho mình nữa. Như tôi nhớ thì trong một bài thơ dài của Nguyễn Đức Sơn, ở hai đoạn thơ khác nhau, đã hai lần ông đem hình ảnh người phụ nữ đi tiểu vào trong thơ, đó là: “Bên nương vắng em vén quần sắp đái/anh thấy càn khôn rụng xuống tim.” Và “Ôi một đêm bụi cỏ dáng thu người/em chưa đái mà hồn anh đã ướt.”


NV: Giai đoạn 1954-1975, cuộc chiến ngày càng khốc liệt, sống và chết trong chiến tranh có phải là nỗi ám ảnh của những người làm thơ miền Nam không ạ?


Nhà thơ Du Tử Lê: Đúng vậy thưa anh Thái. Ám ảnh sống/chết không chỉ trong thơ mà còn thấy rất nhiều trong văn xuôi miền Nam. Tuy nhiên, tôi thiết nghĩ cũng nên nói thêm rằng, không vì thế mà hận thù, sắt máu là ngọn đuốc soi đường cho thi ca miền Nam thuở đó.


NV: Các nhà thơ quân đội lúc bấy giờ có chịu sự chỉ đạo hay nghiêm cấm gì không – về lằn ranh Quốc-Cộng?


Nhà thơ Du Tử Lê: Tôi có thể trả lời ngay rằng: Không. Ngay tôi, thời đó là quân nhân, bị ràng buộc bởi kỷ luật quân đội mà vẫn không bị một lệnh lạc chi phối nào từ phía quân đội hoặc chính quyền. Tùy quan điểm từng cá nhân, ai muốn dùng thơ để chống cộng thì cứ viết. Những người còn lại, vẫn thoải mái đi theo quan niệm hay đường lối văn chương của mình. Chúng tôi tôn trọng nhau. Như thể “nước sông không đụng nước giếng” vậy.


NV: So sánh 20 Năm Văn Học 1954-1975 của hai miền Nam-Bắc, anh thấy nét nổi bật nhất là gì?


Nhà thơ Du Tử Lê: Có hai đặc điểm nổi bật và rõ ràng nhất. Một là, thơ miền Nam, không sắt máu, không hận thù, nghĩa là rất nhân bản. Hai là các nhà thơ miền Nam không làm thơ theo “chỉ thị.” Hai điều này hoàn toàn không có với thi ca miền Bắc, trong chiến tranh. Tôi tin, là anh Thái có nghe hay đọc đâu đó, nhận định của nhà văn Nguyên Ngọc, một cây bút hữu danh của chế độ Cộng Sản miền Bắc, người từng được tín nhiệm trong chức vụ chủ nhiệm hay “tổng biên tập” (theo cách gọi của miền Bắc), tạp chí Văn Nghệ Trung Ương, Hà Nội. Ông có một câu nói, theo tôi phản ảnh khá trung thực nền văn chương miền Bắc. Đó là câu “miền Bắc thời chiến tranh Nam-Bắc chỉ có một nền văn chương gọi là nền văn chương minh họa.” Nói cách khác, đó là một nền văn chương chỉ huy, tất cả phục vụ cho chế độ, cho nhu cầu phục vụ chiến tranh với các chiến dịch lớn, nhỏ.

NV: Cám ơn nhà thơ Du Tử Lê đã trả lời phỏng vấn của nhật báo Người Việt.
song  
#7 Đã gửi : 08/12/2014 lúc 12:41:12(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,248

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Đại Hội Văn Bút diễn ra với nhiều sự chống đối

GARDEN GROVE - Đại Hội Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại kỳ 10 vừa tổ chức vào sáng thứ Bảy, ngày 6 tháng 12, 2014 tại Thiền Viện Sùng Nghiêm thuộc thành phố Garden Grove với sự tham dự của khoảng 40 đại biểu và văn hữu khắp Hoa Kỳ, Canada.
UserPostedImage
Một số văn hữu giơ cao bảng OBJECTION phản đối. (Thanh Phong/Viễn Đông)


Theo chương trình nghị sự, sau nghi thức khai mạc và giới thiệu đại biểu các nơi về tham dự, văn hữu Nguyễn Hữu Của, cựu Chủ Tịch Văn Bút Tây Nam Hoa Kỳ, người điều hợp chương trình mời Chủ Tịch Vũ Văn Tùng chào mừng các đại biểu về tham dự. Tiếp theo, nhà văn Nguyễn Hữu Của giới thiệu Ban Chấp Hành Văn Bút VN Hải Ngoại gồm các văn hữu: Vũ Văn Tùng (Chủ Tịch), Nguyễn Thế Giác (Đệ I Phó Chủ Tịch), Phạm Nguyên Lương (Đệ Nhị Phó Chủ Tịch), Dinh Mộng Lân (Tổng Thư Ký), Vũ Thùy Nhân (Thủ Quỹ), Ban Cố Vấn gồm Huỳnh Kim và Dương Thành Lợi. Và sau đó văn hữu Nguyễn Hữu Của cũng giới thiệu thành phần đại biểu các Vùng Đông Bắc Hoa Kỳ với chủ tịch Đăng Nguyên và các thành viên; Vùng Đông Nam Hoa Kỳ với văn hữu Vinh Hồ chủ tịch và các thành viên; Vùng Nam Hoa Kỳ với chủ tịch Túy Hà và các thành viên; Vùng Tây Bắc Hoa Kỳ với chủ tịch Nguyễn Thiếu Nhẫn và các thành viên; Vùng Tây Nam Hoa Kỳ với văn hữu Nguyễn Thị Mặt Nâu chủ tịch và các thành viên.
Sau khi văn hữu Nguyễn Hữu Của vừa dứt lời, một số văn hữu có mặt giương cao tấm bảng phản đối (OBJECTION) không công nhận Ban Chấp Hành Văn Bút Vùng Tây Nam Hoa Kỳ. MC liền mời các văn hữu giơ tay lên phát biểu. Không khí đại hội bắt đầu lộn xộn với những lời phát biểu đối nghịch nhau. Sau đó, nhà văn Yên Sơn yêu cầu Đại Hội giải quyết tư cách của phái đoàn Văn Bút Canada nhưng Đại Hội chưa có chủ tọa đoàn, chỉ có văn hữu Nguyễn Hữu Của và chủ tịch Vũ Văn Tùng nên việc giải quyết không ngã ngũ vì có quá nhiều người nêu ý kiến.
Sau khi lời qua tiếng lại không đi đến đâu, nhà văn Lâm Xương Yên nêu ý kiến dung hòa, ông đề nghị mỗi người có mặt hãy bỏ cái tôi của mình đi, hãy vì danh dự của những người cầm bút nên bỏ qua mọi bất đồng từ trước, mọi văn hữu có mặt cùng bầu cử để một trong hai liên danh nào đắc cử cũng được, liên danh nào đắc cử thì làm, liên danh thất cử thì để kỳ sau. Ý kiến đầy tính xây dựng của nhà văn Lâm Xương Yên không được đáp ứng. Vấn đề luẩn quẩn giữa đại biểu và văn hữu cứ lập lờ không rõ ràng.
Sau đó, một vài văn hữu đề nghị hãy theo đúng chương trình, bầu ra chủ tọa đoàn để điều hành Đại Hội. Nhưng việc đề cử người vào chủ tọa đoàn lại gặp chống đối mãnh liệt; một số cá nhân như ông Huỳnh Kim được đề cử bị nhà văn Phạm Trần Anh tố cáo là đã tuyên bố có lợi cho cộng sản trong vấn đề tự do tôn giáo tại VN, ông Huỳnh Kim không xứng đáng ngồi ở cương vị chủ tọa đoàn. Nhà văn Thy Vân còn khẳng định “Ông Huỳnh Kim không đủ tư cách là một nhà văn.”
Hàng chục ý kiến được nêu lên. Cuối cùng, nhà văn Vũ Văn Tùng yêu cầu những người không phải là đại biểu phải rời khỏi phòng họp, nhiều người phản đối. Văn hữu Nguyễn Thanh Huy nói, “Các anh điều hành buổi họp theo kiểu cộng sản, tại sao đại hội văn bút mà phải mời tới hai Security tới giữ an ninh?”
Ông yêu cầu các văn hữu không rời phòng họp theo yêu cầu của chủ tịch Vũ Văn Tùng.
Ông Huỳnh Kim nói, “ Ai không ra, gọi Security mời họ ra.”
Hai người Security bước vào phòng họp, và theo lời chủ tịch Vũ Văn Tùng, những ai ông không đọc tên không được ngồi lại nên chúng tôi cũng ra về dù chưa biết kết quả Đại Hội sẽ đi về đâu?
Có một điều cần minh xác giùm Ni Sư Thiền Viện Sùng Nghiêm. Quý Ni Sư là người tu hành, chân thật, không biết trước những lủng củng, xâu xé nhau của các ông bà cầm bút nên khi họ yêu cầu, vì lương tâm nhà tu hành, các Ni Sư cho mượn chỗ để tổ chức, không ngờ ban tổ chức làm các Ni Sư rất thất vọng, vì đã có những biểu hiện không tốt, quá ồn ào, mất trật tự ngay từ chiều hôm thứ Sáu, ngày 6 tháng12, 2014, khi xong việc không chịu dọn dẹp sạch sẽ, cửa không đóng bỏ ra về. Các Ni Sư đã cho mượn Free chỗ mà còn dám vào trách móc là Thiền Viện không cung cấp giấy vệ sinh để họ phải mang tới!
Được biết, vào lúc 9 giờ sáng Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2014, tại Thư Viện Việt Nam, liên danh Dấn Thân của nhà văn Yên Sơn sẽ mở cuộc họp báo về Văn Bút VN Hải Ngoại.


THANH PHONG
xuong  
#8 Đã gửi : 08/12/2014 lúc 06:12:40(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Văn Học Miền Nam 54-75 'chỉ 20 năm, nhưng vô cùng quan trọng'

WESTMINSTER, CALIFORNIA (NV) – Tám nhà văn, nhà thơ từ Úc Châu, Boston và các thành phố khác ở California tề tựu về tòa soạn Nhật báo Người Việt cho ngày đầu tiên của Hội Thảo 20 Văn Học Miền Nam 1954-1975.
UserPostedImage
Hội thảo 20 năm Văn học miền Nam. (Hình: Kalynh/Người Việt)

UserPostedImage
Hội thảo 20 năm Văn học miền Nam. (Hình: Trần Triết)

Nguyễn Hưng Quốc: VHMN, nền văn học “bất hạnh”

“Tổng quan văn học miền Nam 1954-1975” là nội dung phần khai diễn của nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc, đến từ Úc Châu.

Có ba điều được ông nhắc đến ngay khi bắt đầu phần thuyết trình. Điều đầu tiên ông gọi là “sự bất hạnh của văn học miền Nam.”

“Văn học miền Nam từ 54-75 là một trong những nền văn học bất hạnh nhất trong lịch sử văn học Việt Nam” khi tất cả những tác phẩm văn học đã in và xuất bản trước 75 đều bị tịch thu và tiêu hủy. Thay vào đó, họ chỉ thừa nhận văn học Việt Nam có một thành phần duy nhất là “văn học hiện thực XHCN do Đảng và nhà nước lãnh đạo.”

Văn Học Miền Nam (VNMN) bị cả một hệ thống truyền thông hùng hậu đả kích. Có hàng ngàn bài báo khác nhau nhằm mục tiêu duy nhất là mạ lụy xuyên tạc văn học miền Nam. Có rất nhiều cuộc hội thảo mang tầm vóc quốc gia chỉ với một mục đích duy nhất là phản lại văn học miền Nam.

Họ cho nền văn học miền Nam là “nền văn học sai lầm, độc hại, phản lại dân tộc, một tội ác.”

Ghi nhận thứ hai của ông, mặc dù bị trấn áp, VNMN vẫn tồn tại, trước hết là ở cộng đồng người Việt hải ngoại. Những tác phẩm của văn học miền Nam trước đó được bảo tồn bằng cách được tái bản, nổi tiếng nhất là Bộ Văn Học Miền Nam của nhà văn Võ Phiến.

Điều này, nhà văn Phạm Phú Minh, trong phần thuyết trình về “Tình hình xuất bản và phát hành tại miền Nam 1954-1975” sau đó cũng nêu lên: “Những tác phẩm ấy bị dấu diếm trong những gánh ve chai hoặc lưu lạc trong những tiệm sách cũ.”

Nhờ vậy mà có những người ở miền Nam được tiếp tục đọc những tác phẩm họ yêu mến.

“Một nền văn học lớn và lớn ở nhiều khía cạnh,” là điều ghi nhận thứ ba của nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc về tổng quan VNMN 1954-1975. Theo ông, nền văn học đó “lớn” từ sáng tác, nghiên cứu phê bình, dịch thuật cho đến những nhà văn tiêu biểu, những người có công khai phá kỹ thuật mới lạ, phong cách hay và độc đáo cho đến tận 40 năm sau.

Tuy nhiên theo ông, đứng về phương diện lý thuyết, kỹ thuật, chúng ta chỉ thấy được cái hay và lớn của VHMN với hai điều kiện: nhìn nó trong cả một quá trình phát triển của văn học miền Nam nói chung và phải so sánh với nền văn học miền Bắc trong cùng giai đoạn. Quan trọng là cả hai sự so sánh đó phải dựa trên vấn đề mỹ học chứ không dựa vào vấn đề chính trị.

Theo nhận định cá nhân của ông thì văn học hiện đại miền Nam có từ thập niên 1930 khi có sự xuất hiện của Tự Lực Văn Đoàn và phong trào thơ mới. Trước đó, từ cuối thế kỷ 19 trở về trước ông gọi là văn học trung đại. Từ cuối thế kỷ 19 cho đến đầu thập niên 1930 gọi là văn học cận đại, hay giai đoạn chuyển tiếp giữa văn học trung đại và cận đại.

Có ba đặc điểm nổi bật của giai đoạn trung đại ông muốn nhấn mạnh: tính chất nguyên hợp; tính chất quy phàm và tính chất phi ngã.

Nguyễn Hưng Quốc dẫn giải nhận định của nhà phê bình Hoài Thanh trong quyển Thi Nhân Việt Nam mà ông cho rằng “xuất thần,” đó là: “Tất cả văn thơ thời xưa và thời nay có thể bao quát trong hai chữ 'ta' cho văn học thời trước và chữa 'tôi' cho văn học thời nay.”

Chữ “tôi” và “ta” đó không chỉ là cách xưng hô mà nó là quan điểm và cách nhìn trong cuộc sống. Văn học thời chữ ta là văn học nhắm đến cộng đồng, văn học thời chữ tôi mang tính cá nhân chủ nghĩa.

“Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá lá chen hoa.” (Bà Huyện Thanh Quan)

Một cảm giác bơ vơ lạc lõng của con người khi đứng giữa cái mênh mông của trời và đất.

hay:

“Đi không há lẽ lại về không
Cái nợ cầm thư quyết trả xong.” (Nguyễn Công Trứ)

Những câu thơ nói lên ý chí của người trai thời Nho học nói chung.

Đây là ví dụ cho “nền văn học chữ ta,” một nền văn học hoàn toàn vượt qua tính chất phi ngã để nói lên cái tôi một cách đầy tự hào và sảng khoái.

Qua những câu thơ của TTKH, của Nhã Ca, của Vũ Hoàng Chương, Bùi Giáng, ông luận rằng: “Người ta nhìn số phận con người thông qua số phận của giới tính nói chung.”

Bên cạnh đó, nói về thơ miền Bắc từ 54-75, ông cho rằng: “Nó hoàn toàn xóa sạch cái tôi cá nhân chủ nghĩa, nó nhắm đến cái chung.”

Toàn bộ văn xuôi ở miền Bắc từ 54-75 đều tập trung đến hai đề tài lớn là tổ quốc và XHCN. Trong đó người ta ca tụng thành công của CNXH, con đường xây dựng CHXH.

Hai đặc điểm nữa của VHMN được Nguyễn Hưng Quốc đề cập đến là: “Nó xoáy sâu đến cái tôi cá nhân chủ nghĩa của từng người, khác với văn học miền Bắc là nhắm đến cái chung của tập thể, dân tộc.”

Từ đó, ông nói rằng “văn học miền Nam mới hơn văn học miền Bắc. Hay nói cách khác là văn học miền Bắc lạc hậu hơn so với văn học miền Nam ít nhất nửa thế kỷ.”

Những nhà văn nhà thơ ở miền Bắc sau này khi nhìn lại nền văn học của họ cũng phải thốt lên rằng đó là một nền văn học vô nhân đạo, xóa bỏ cái thâm tình giữa con người với con người. Họ đã tự lừa dối mình trong giai đoạn 54-75.

Nguyễn Hưng Quốc còn trích dẫn rất nhiều những câu thơ, và cả tiểu thuyết để nói rằng “nền văn xuôi của miền Bắc được xây dựng trên nền mỹ học của bạo động, ca ngợi hành động giết người kể cả những đồng chúng của họ.”

Ngược lại, ở miền Nam, không có một câu thơ bài văn nào ca ngợi và xem đó là anh hùng. Họ không xem “đường ra trận hôm nay đẹp lắm.”
UserPostedImage

Nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc. (Hình: Kalynh/Người Việt)



Đặc điểm thứ ba là VHMN phát triển theo xu hướng đa dạng hóa trong khi văn học miền Bắc chỉ có một chữ “mục.” Nó chỉ có một sự lãnh đạo đó là Đảng Cộng Sản; một tổ chức duy nhất đó là Hội Nhà Văn Việt Nam; một thế giới quan duy nhất là chủ nghĩa Mac Lenin; một lý tưởng duy nhất là chống phá miền Nam, một phong cách duy nhất là giản dị, thậm chí giản đơn.

Luận điểm cuối cùng nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc cho rằng VHMN 54-75 không những đa dạng hơn văn học miền Bắc cùng thời mà còn đa dạng hơn cả thời kỳ 30-45.

Bùi Vĩnh Phúc: Chỉ 20 năm nhưng vô cùng quan trọng

Để phân tích về chữ “phẩm” và ý nghĩa của VHMN 54-75, giáo sư Bùi Vĩnh Phúc nói rằng “phải rất nhiều thế hệ mới nói hết được.”

“Đó là một thành tựu, đóng góp của văn học Việt Nam cuối thế kỷ 20. Trong 20 năm nhưng sự tồn tại của nó rất quan trọng. Nó chia sẻ những thân phận và tình cảm của con người, gần gũi với nền văn học thế giới.”

Trong thời gian ấy, miền Bắc cũng có một nền văn học riêng, mang giá trị riêng, nằm trong một cái khung kiểm soát về văn hóa và tư tưởng. Nó mang tính sử thi, tô hồng cuộc chiến trong âm hưởng và giai điệu.

Ông luận rằng nền văn học đó đã tự chặn đứt nhịp cầu nối tiếp với nhân loại.

Từ năm 75 đến nay, những người ông gọi là “cầm chịch” nền văn học ở Việt Nam bằng cách vô thức hay hữu thức chỉ cản nhận văn học thời kỳ đó chỉ là những tiếng khải hoàn, tiếng reo hò thúc quân, tiếng trống trận. Về hình ảnh thì chỉ có những bộ đồng phục là chủ yếu.

Trong tất cả những tài liệu nghiên cứu, học tập không có sự có mặt của VHMN, nếu có chỉ được nhắc đến với tính cách chiếu lệ. Giai đoạn đó đã xuất hiện Nhân Văn Giai Phẩm ở miền Bắc nhưng nó bị
“bóp nghẹt.”

Nói về phẩm tính của nền văn học này, ông khẳng định người ta phải thấy sự cưu mang của nó cho dù là trong tiếng đạn bơm, gào thét trong bóng tối về thân phận con người.

Bốn phẩm tính nổi bật của giai đoạn văn học này, theo giáo sư Bùi Vĩnh Phúc:

Một nền văn học phát triển liên tục từ thời tiền chiến.

Một nền văn học mang tính liên thông với thế giới.

Một nền văn học mang tính nhân bản và nhân văn.

Một nền văn học khai phong, đa sắc và đa dạng.

Trần Doãn Nho: VHMN, rừng hoa bạt ngàn

Nhà văn, nhà giáo Trần Doãn Nho nói về “Tính văn học” trong văn học miền Nam.

“Nền văn học đô thị” là cách mà nhà văn Trần Doãn Nho gợi tả về văn học miền Nam. Vì theo ông, nền văn học đó “bị nhìn trên một nhãn quan hạn chế, giới hạn trong tiêu chuẩn dân tộc, giai cấp.”

Tác giả, nội dung, hình thức là ba đối tượng được ông dùng để nói về tính văn học của VHMN.

Theo ông, nội dung của tác phẩm giai đoạn này có tính nhân bản, bi kịch và hiện thực. Các tác phẩm VHMN có tính người, có khóc, có đau thương, có sự dằn vặt của chia lìa. Bài thơ “Chuyến hành quân đầu đời” của Huy Văn là một dẫn dụ.

Tính bi kịch của VHMN nằm trong cuộc sống cá nhân, trắc trở giàu nghèo, xa cha me, vợ chồng. Và hơn nữa đó là sự chia cách của đất nước do chiến tranh. Tính bi kịch này không còn là một hình ảnh tiêu biểu, mà với ông, nó trở thành “một câu hỏi lớn về thân phận của con người trong chiến tranh.” Nó phơi bày trần trụi bi kịch của con người. Cho nên, nó luôn là một thao thức, một câu hỏi trong từng tác phẩm.

Về tác giả, ông nói rằng những người cầm bút giai đoạn này là “những người viết như một hành vi đi tìm tự do.” Đối với họ, là nhà văn hay nhà thơ chính là một lựa chọn tự do.

Về hình thức, ông khẳng định “VHMN là một rừng hoa bạt ngàn với các xu hướng khác nhau. Đó chính là sự đa dạng.”

VHMN dưới cái nhãn quan của nhà văn Trần Doãn Nho là một kính vạn hoa, soi rọi từng ngóc ngách của cuộc sống.

Du Tử Lê: Nền văn học nhân bản

Trong chưa đầy nửa giờ, nhà thơ Du Tử Lê đã khắc họa một nền VHMN phong phú, nhiều màu sắc với ba thành phần chính: nhà văn nhà thơ gốc Bắc, gốc Trung và gốc Nam Bộ.

Tất cả những nhà thơ nhà văn đó, theo nhận định của ông, họ không bị bắt buộc hay nhận chỉ thị phải viết theo cái này cái kia. Những tác phẩm của họ mang tính nhân bản, toát lên cái tôi trần trụi. Cái tôi của họ khác hẳn với cái tôi trong thơ văn thời tiền chiến.

Ông ca tụng 20 nhà văn nữ của VHMN xuất hiện nổi bật thời đó. Đặc biệt, nhà thơ Nhã Ca hoàn toàn “nói không” với tính dục trong những tác phẩm của bà.

Một đặc điểm của VHMN 54-75 được nhà thơ Du Tử Lê đề cao đó là sự thay đổi cách viết, mà điển hình là nhà văn Mai Thảo.

Ông ca ngợi VHMN đã dám “xóa bỏ vạch phấn” mà văn học tiền chiến không chạm đến, đó là đả kích tôn giáo trong tác phẩm.

Hoàng Ngọc-Tuấn: Cần thiết của sự “tự tin”

Là nhà phê bình, cũng là nhà soạn nhạc đến từ Úc Châu, Hoàng Ngọc-Tuấn nói về “ảnh hưởng của Tây phương trong thơ miền Nam.”

Ông nhận định rằng đó là những ảnh hưởng có nhiều giá trị tích cực, thể hiện qua cả lối viết và ý tưởng, trong tác phẩm thơ văn cũng như trong phê bình văn học.
Theo ông, những ảnh hưởng ấy “đến từ rất nhiều học thuyết và trường phái khác nhau của văn học và triết học Âu-Mỹ.”

Bên cạnh đó, vẫn có một số phản đối đến từ những người bảo thủ hoặc mang thành kiến văn hóa. Cá nhân ông cho rằng, khi con người, đất nước tự tin, vững mạnh thì không lo sợ những ảnh hưởng từ bốn phương trên thế giới. Các nhà cầm bút có sự tự tin và tài năng thì họ sẵn sàng thân hóa mọi ảnh hưởng và biến chúng thành những nét mới trong tác phẩm của mình. Và từ đó, con người ở khắp nơi trên trái đất có thể cảm nhận và nhìn thấy, nghe thấy mình trong đó.

Ông kết rằng, chính sự thân hóa này đã mang đến rất nhiều tác phẩm có giá trị, giúp cho nền VHMN tự do, đi trước văn học miền Bắc XHCN nhiều thập kỷ.



Phạm Phú Minh: VHMN tạo nên một truyền thống

“Sách viết ra mà không có nhà xuất bản coi sóc, in ấn, không có nhà phát hành phân phối để tới tay người dân mua về đọc và thưởng thức, thì coi như cuốn sách đó chưa hiện hữu trong đời sống của một quốc gia, của một cộng đồng,” nhà văn Phạm Phú Minh đã nói như thế trong phần thuyết trình về tình hình xuất bản và phát hành tại miền Nam trước 1975.

Ông cho biết công việc này trước 1975 hoàn toàn là hoạt động của tư nhân. Cho đến thời gian từ 1954-1975 thì sách xuất bản phải được kiểm duyệt. Sau khi kiểm duyệt xong thì công việc xuất bản hoàn toàn theo các quy luật thị trường.

Một hình thức xuất bản khác mang tính điển hình cho giai đoạn này mà ông cho là sẽ rất thiếu sót nếu không nhắc đến, đó là các tiểu thuyết “feuilleton” trên báo hàng ngày. Đây là dạng những tiểu thuyết dài, đăng nhiều kỳ trên báo. Truyền thống này, theo nhà văn Phạm Phú Minh, đã được giữ mãi trong báo chí miền Nam, ngày càng phong phú và đa dạng cho đến 30 tháng Tư, 1975.

Trịnh Thanh Thủy: Ý thức nữ quyền trong sáng tác

Nhà văn nữ duy nhất trong buổi hội thảo đầu tiên về 20 năm văn học miền Nam, Trịnh Thanh Thủy nói về “ý thức nữ quyền trong tác phẩm của các nhà văn nữ từ 54-75.”

Theo bà, những nhà văn nữ của giai đoạn văn học đó “viết và tư duy như một phụ nữ” khi họ “dùng ngòi bút của mình để bày tỏ lập trường cá nhân. Đối với Trịnh Thanh Thủy, họ “viết bằng mực máu nhỏ từ tim.”

Nhã Ca, Túy Hồng, Lệ Hằng, Nguyễn Thị Thụy Vũ là những nhà văn nữ mà Trịnh Thanh Thủy nhắc đến “như một hiện diện của những bông hoa rực rỡ.” Những bông hoa đó tỏa một mùi xạ hương rất âm tính trong khu vườn văn học.

Buổi hội thảo còn tiếp tục một ngày nữa, Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2014.


Kalynh Ngô/Người Việt

nga  
#9 Đã gửi : 08/12/2014 lúc 11:34:52(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Văn Học Miền Nam và di sản văn hóa để lại \

\WESTMINSTER, CALIFORNIA (NV) - Hội thảo 20 năm văn học miền Nam (VHMN) ngày thứ hai diễn ra ở tòa soạn nhật báo Việt Báo. Đây có thể nói là cuộc gặp gỡ của hai thế hệ về một nền văn học vẫn còn đậm dấu ấn đến ngày nay.

Đỗ Quý Toàn: 'Ảnh hưởng Nguyễn Đức Quỳnh'

UserPostedImage
Nhà thơ/Nhà báo Đỗ Quý Toàn. (Hình: Kalynh/Người Việt)

UserPostedImage
Hội thảo tại tòa soạn Việt Báo. (Hình: Trần Triết)

Ông chọn nói về Nguyễn Đức Quỳnh bằng một bài thuyết trình, mà không phải là thuyết trình vì ông trân trọng gọi đây là “Tưởng nhớ Nguyễn Đức Quỳnh.”

Nguyễn Đức Quỳnh chỉ ký tên trong sách xuất bản trước 1965. Sau đó ông ký rất nhiều bút hiệu khác nhau như Hoài Đồng Vọng, Hà Việt Phương, Vương Thương Thương, Hoài Nam Hoài... Tác phẩm cuối cùng của ông là Ai Có Qua Cầu (1957) với bút danh Hoài Đồng Vọng.

Ông “tưởng nhớ” Nguyễn Đức Quỳnh qua những lời của nhận định của các nhà văn, nhà thơ giai đoạn đó:

Nguyễn Mạnh Côn từng nói: “Anh Quỳnh mất là chấm dứt một thế hệ những người theo đuổi mộng tưởng vĩ đại.”

Vì sao? Ở thời đại đó, đại họa của dân tộc Việt Nam là chủ nghĩa Marxism. Những người đi tìm mộng tưởng vĩ đại như Nguyễn Đức Quỳnh, Trần Mạnh Côn, Lý Đại Nguyên... tìm cách xây dựng một hệ thống tư tưởng nào thay thế cho chủ nghĩa này, gọi là “vượt Marx.”

Họa sĩ Thái Tuấn thương tiếc ông với những lời “Cái chết của anh Quỳnh là một thiệt thòi cho những người làm văn nghệ.”

Nhà văn Mặc Đỗ thốt lên rằng “chúng ta đã mất một người Việt Nam có gốc Việt chắc chắn và người có kiến thức rộng như chân trời.”

Trước năm 1945, sự đóng góp nhiều nhất của ông là khi ông cộng tác với nhóm Hàn Thuyên cùng những nhà văn như Nguyễn Đình Lạp, Đặng Thai Mai, Trương Tửu... Những sáng tác của ông trong lúc này làm thay đổi hẳn cách nhìn về xã hội và văn chương của nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Tác phẩm của ông viết về tuổi trẻ nhưng đó là tuổi trẻ của dấn thân, tranh đấu chứ không mang màu sắc lãng mạn của Tự Lực Văn Đoàn.

Đó là Mình Với Ta (1930); Bốn Biển Không Nhà (1930); Thằng Kình (1942); Thằng Phượng (1941); Sách Đã Vào Lò (1943) và Thằng Cu So (1941).

“Ai có qua cầu” mà ông gọi là Tâm Bút là một tác phẩm đặc biệt. Qua đó, ông muốn nói rằng giới trí thức tiểu tư sản là giai cấp sẽ chế ngự thế giới. Nhà thơ Đỗ Quý Toàn đã “độc diễn” hai nhân vật Bóng Cao và Bóng Thấp qua một đoạn ngắn của Ai Có Qua Cầu để minh chứng cho người nghe cái đặc biệt, cái thâm thúy trong tác phẩm của Nguyễn Đức Quỳnh.

Sau năm 1954, ông ảnh hưởng rất nhiều đến báo chí, đặc biệt là tờ Đời Mới. Ông gần như “bao sân” toàn bộ những trang báo của Đời Mới.

Đỗ Quý Toàn xác nhận không chỉ có riêng mình mà cả một thế hệ những người cầm bút thời kỳ đó đều có một ảnh hưởng ngấm ngầm từ cách nói chuyện với ông, đọc những bài viết của ông. Họ ảnh hưởng cái ý thức và trách nhiệm của người làm văn nghệ qua từ “định phận.”

Người làm văn nghệ phải định phận của mình là nói lên tiếng nói của lương tâm và xã hội mà không tranh giành với người làm chính trị. Ông khẳng định “Đó là sự ảnh hưởng không có sách nào chứng minh được, chỉ biết chắc chắn là có.”


Trần Thanh Hiệp: Sáng Tạo 'độc lập và chống lại đường lối Cộng Sản'


Ông, một trong bốn người đồng sáng lập tờ Sáng Tạo.

“Kể chuyện tâm tình” là phong cách ông chọn cho phần diễn thuyết của mình để mọi người hiểu rõ về nhóm Sáng Tạo và tạp chí Sáng Tạo đã đóng góp những gì cho nền VHMN 54-75.

Về nhóm Sáng Tạo, ông nói rằng thật sự không có nhóm Sáng Tạo, mà chỉ là “có sự liên hệ giữa những người sáng lập ra báo Sáng Tạo, những người đối với nhau thân mật như anh em, bạn bè.”

Như lời nhà văn Mai Thảo đã nói: “Giữa đất trời nhau.” Giữa đất và trời thì không có ranh giới. Tất cả là hữu duyên và hòa làm một.

“Giữa đất trời nhau” đó, họ gặp nhau, làm tờ báo, ấn hành một tạp chí hàng tháng chuyên về văn học nghệ thuật, không đi theo đường lối thương mại.

Đó là tạp chí Sáng Tạo.

Sự hội tụ của những người này, theo ông là hoàn toàn ngẫu nhiên trong tình hình của đất nước, ngẫu nhiên trong cuộc việc gặp nhau, và ngẫu nhiên cả trong việc chọn Sài Gòn là nơi ra đời.

Cái ngẫu nhiên theo tình hình đất nước mà ông nói chính là làn sóng di cư vĩ đại từ Bắc vào Nam của hơn một triệu người. Từ đó, những người như ông, Nguyễn Sỹ Tế, Doãn Quốc Sĩ, Thanh Tâm Tuyền... đã gặp nhau, thỏa thuận cố gắng cùng ra một tờ báo có tiếng nói chung.

Dẫn giải câu nói của nhà văn Mai Thảo: “Sài Gòn, thủ đô văn hóa của Việt Nam,” luật sư Trần Thanh Hiệp nhấn mạnh rằng ông và các bạn của ông ấn hành tờ Sáng Tạo nhằm bao hàm ý nghĩa lựa chọn một đất mới để xây dựng một nước Việt Nam mới, tự do dân chủ chứ không độc tài Đảng trị như ở miền Bắc.

Quan trọng không kém trong phần thuyết trình của mình, ông khẳng định Sáng Tạo là “Một tờ báo độc lập, tự do, không nhận viện trợ từ nơi nào và từ chính quyền nào,” ông khẳng định.

Sở dĩ luật sư Trần Thanh Hiệp đề cập điều này vì ông muốn nhắc lại một luồng dư luận nói rằng “tạp chí Sáng Tạo nhận trợ cấp từ phòng thông tin Mỹ và Hoa Kỳ tài trợ cho sự ra đời của tạp chí này.”

Ông có nhắc lại những ngày tháng đầu tiên thành lập tờ báo, những người đồng sáng lập đã làm việc, viết không đòi hỏi tiền nhuận bút. Thậm chí, “đầu tiên chúng tôi in nhờ tờ báo Hòa Bình của ông Vũ Ngọc Cát và chính chúng tôi mang đi bán.”

Và cũng chính từ nơi này, Sáng Tạo nhận được tập bản thảo 'Đêm giã từ Hà Nội” của Mai Thảo.

Sự hiện diện của các ông, của tờ báo Sáng Tạo chính là sự lựa chọn một chính thể không độc tài, chính thể thật sự dân chủ tự do. Chính thể đó sẽ đấu tranh chống lại chế độ cộng sản Đảng trị, toàn trị.

Nói một cách khác, 40 năm sau, luật sư Trần Thanh Hiệp khẳng định: “Minh định của tờ báo Sáng Tạo là chống lại đường lối của chế độ cộng sản.”

Đinh Từ Bích Thúy và Đặng Thơ Thơ: Trách nhiệm của trí thức và khái niệm Mẹ, di sản cho con

Nhà văn Đinh Từ Bích Thúy (ĐTBT) chọn truyện ngắn “Khi Từ Thức Về Trần” của Bình Nguyên Lộc để thuyết trình về trách nhiệm của người trí thức. Bên cạnh đó, các truyện ngắn của Viên Linh, Dương Nghiễm Mậu, Nhã Ca và Trùng Dương được nhà văn Đặng Thơ Thơ (ĐTT) chọn để phân tích về khái niệm Mẹ và di sản cho con.

Nội dung thuyết trình của hai nhà văn nữ khá trùng khớp nhau, như Đặng Thơ Thơ có nói rằng “đều có liên hệ về dự cảm cho tương lai của VHMN.”

ĐTBT chọn “Từ Thức về trần” cho phần diễn thuyết của mình và cho rằng tác giả đã tiên đoán được những gì xảy ra cho người miền Nam sau biến cố 1975.

“Từ Thức” theo bà là từ chối sự thức tỉnh. Và bà liên tưởng đến truyện “Trang tử nằm mơ thấy bướm.”

Huyền thoại Từ Thức theo bà có thể áp dụng vào hành trình di dân của người Việt Nam chống Cộng Sản sau 1975. Và câu hỏi của nhân vật Phi trong câu chuyện này có thể áp dụng cho người Việt Nam tỵ nạn.

Bệnh mất trí nhớ của nhân vật chính trong truyện theo bà có thể là biểu tượng cho lối thoát ra khỏi vòng kiềm tỏa của số mệnh và giai cấp.

Truyện dài Gia Tài Người Mẹ của Dương Nghiễm Mậu; Đêm Nghe Tiếng Đại Bác của Nhã Ca; Người Con Gái Tuổi Mèo của Trùng Dương là những tác phẩm ĐTT mượn để nói lên khái niệm “Mẹ” và “di sản cho con.”

Bà cho rằng “di sản cho con” là di sản về ý thức hệ, giai cấp, di sản hậu thuộc địa, và di sản về một căn cứ bị xâm lược hóa.

Bà nói về Mẹ như một ẩn dụ của dân tộc. Và ý thức hệ của dân tộc đó được ẩn dụ qua hình ảnh nhiều đời chồng của nhân vật trong truyện.

Những khái niệm bà dùng cho bài thuyết trình của mình như mẹ là nguồn yêu thương bảo bọc, hy sinh vô điều kiện, kết nối anh em trong gia đình, cũng là biểu tượng của quê hương đất nước.

Gia tài theo định nghĩa thông thường là thứ có thể sở hữu sau khi mẹ chết đi.

Bằng cách đọc và phân tích cho người nghe những đoạn trong tiểu thuyết Thị Trấn Miền Đông, Gia Tài Của Mẹ, ĐTT muốn nói lên một di sản đã bị dị hóa, đó là di sản căn cước. Họ xa lạ với chính cơ thể mình, màu da mình, gia đình mình.

“Đó là di sản nặng nề nhất.”

Trong “Thị Trấn Miền Đông,” với ý niệm về mẹ, cái chết của mẹ, ám ảnh về hồn ma của mẹ, cách người con kế thừa gia tài của mẹ ra sao... thì khái niệm của mẹ đã bị thay đổi.

Bên cạnh đó, bằng cách phân tích nhân vật, bà còn nêu lên một sự thay đổi trong ý thức xã hội lúc đó.

UserPostedImage
Nhà văn Đặng Thơ Thơ. (Hình: Trần Triết)


“Nữ luôn bị đẩy về phía chịu khuất phục, thiệt thòi. Sự hiện hữu của giới tính nữ bị coi là phản quy ước, không đồng bộ.”

Trong Đêm Nghe Tiếng Đại Bác của Nhã Ca, chiến tranh được nhìn trong thế giới quan của người phụ nữ, người mẹ, người tình. Từ đó, “gia tài của mẹ” chính là sự nuôi dưỡng và bồi đắp.

Bà ghi nhận theo quan điểm cá nhân rằng, linh hồn của đất nước chính là nền văn học của nó. Và “Miền Nam đã chết thì linh hồn của nó cũng chết.”

Câu hỏi lớn nhất và chưa có lời giải đáp, theo bà, cũng chính là hình ảnh cái hộp rỗng trong phần cuối của truyện dài “Gia Tài Của Mẹ.”


Trương Vũ, Ngự Thuyết: Sáng Tạo 'đặc biệt', Thanh Tâm Tuyền 'tiên phong'


Cá nhân ông cho rằng trong 20 năm 1954-1975, sự đóng góp của Sáng Tạo là đóng góp của một tập thể đến giờ vẫn còn được ghi lại rất rõ nét.

Ông nêu ra bốn đóng góp nổi bật nhất của tạp chí Sáng Tạo nhằm nhìn lại vị trí đặc biệt của Sáng Tạo đối với văn học miền Nam và cả nước:

Một phác họa về miền Nam trước khi Sáng Tạo ra đời.

Cách ra đời và đóng góp của Sáng Tạo vào sự phát triển của VHMN.

Những cọ xát mang tính tích cực lẫn tiêu cực.

Nhận định nhỏ về vài tác giả tiêu biểu của Sáng Tạo với những nét đặc thù của họ.

Ông kể ra những biến cố đã ảnh hưởng sâu đậm vào tân tư của các thanh niên, thành phần tri thức trẻ ở miền Nam, đặc biệt là thành phần mới di cư từ miền Bắc. Ngay cả thanh niên miền Nam cũng choàng tỉnh sau thời gian sống khá lặng lẽ, nhất là sau mùa thu 1945. Niềm tin của họ sau đó được củng cố bằng chính từ những sự kiện mang tính tiêu cực từ phe XHCN.

Theo ông, có những va chạm nhỏ giữa người miền Nam và người miền Bắc mới di cư nhưng chỉ xảy ra trong thời gian rất ngắn. Sau đó là sự hội nhập vừa có tính bổ sung vừa có tính kích động. Không còn những mặc cảm lệ thuộc.

Tờ tạp chí có ảnh hưởng nhất đến thanh niên Sài Gòn lúc đó là tờ Đời Mới.

Tạp chí Sáng Tạo ra đời trong hoàn cảnh một bên là không khi sôi động về tâm lý và xã hội được giới trẻ ủng hộ. Một bên là thái độ lặng lẽ của giới văn nghệ sĩ đã thành danh.

Càng về sau, cách dấn thân của văn nghệ sĩ hai miền càng khác nhau. Và thêm nữa, phản ứng của quần chúng, đặc biệt của giới cầm quyền cũng hoàn toàn khác nhau.

Ông nói rằng “cách Sáng Tạo được xem là nét đổi hướng của VHMN. Lúc đó miền Bắc chứng kiến sự bùng nổ của Nhân Văn Giai Phẩm.”

Từ số đầu tiên ra đời tháng 10-1956, những cây bút chính của Sáng Tạo như Mai Thảo, Ngọc Dũng, Duy Thanh, Thanh Tâm Tuyền có một số công trình tạo cho mình trí đặc biệt ở VHMN. Đó là những tác phẩm như “Đêm Giã Từ Hà Nội” của Mai Thảo; tập thơ “Tôi Vẫn Còn Tự Do” của Thanh Tâm Tuyền; những cuộc triễn lãm hội họa của Duy Thanh và Ngọc Dũng...

Trong suốt 30 năm liên tiếp, Sáng Tạo không ngừng khám phá và cỗ võ trong các tác phẩm của mình, mà điển hình là các sáng tác của Thanh Tâm Tuyền và Duy Thanh.

Ông nhận định sự xuất hiện thơ Thanh Tâm Tuyền như “một hiện tượng trong thơ ca.” Trong một thời gian dài, khi nghĩ đến sự phá vỡ trong văn học, người ta nghĩ đến Thanh Tâm Tuyền hơn là Mai Thảo. Đó là chủ trương phá vỡ trong nghệ thuật với tất cả sự nhiệt tình.

Thanh Tâm Tuyền đến với độc giả thơ miền Nam vào thời điểm mà người ta chỉ biết đến Xuân Diệu, Huy Cận hoặc những nhà thơ tiền chiến khác.

Nhà văn Trương Vũ gọi sự xuất hiện thi pháp thơ của Thanh Tâm Tuyền là “đột ngột, vừa phũ phàng vừa hấp dẫn.”

Đọc giả bị quyến rũ. Sự tìm tòi của họ bị kích động bởi những câu:

'tôi thèm giết tôi
loài sát nhân muôn đời
tôi gào tên tôi thảm thiết
thanh tâm tuyền
bóp cổ tôi chết gục
để tôi được phục sinh'

Từ đó, miền Nam bắt đầu có những bài thơ lạ lùng.


Phùng Nguyễn: VHMN 'bị CS loại bỏ'


Tự nhận định đề tài của mình là một đề tài buồn, theo ông, trong nước, tình hình văn học gần như tuyệt vọng.

Những chướng ngại trên con đường về, trực tiếp hay gián tiếp đến từ chính sách bôi nhọ trù dập khủng bố từ nhiều thập kỷ qua. Trong bài thuyết trình của mình, ông điểm qua vài chướng ngại đó cùng với những sự kiện văn học xảy ra có liên quan.

Ông dẫn lời của nhà văn Phạm Phú Minh có nói rằng đảng Cộng Sản có một dường lối văn nghệ được chỉ thị từ Liên Xô và Trung Cộng. Những gì không phù hợp với đường lối này đều bị phê phán là lạc hậu, cấm đoán và tiêu hủy.

Ông luận rằng: “Nền văn học không Cộng Sản thì không được phép tồn tại trong đất nước thống trị bởi đảng Cộng Sản.” Và đó là lý do sau năm 1975, nền VHMN hoàn toàn bị loại bỏ ra khỏi văn học Việt Nam.

Sự vắng mặt của VHMN làm cho văn học miền Bắc lên ngôi chính thống, tồn tại trong vai trò “múa gậy vườn hoang.” Lâu dần, dẫn đến một sự chấp nhận văn học Việt Nam có xuất xứ từ văn học miền Bắc.

Ông đề cập đến vấn đề kiểm duyệt, in ấn ở miền Nam qua điều luật 5.2. Và ông cho rằng đây cũng nằm trong những chướng ngại lớn đối trên đường về lại quê hương của VHMN theo con đường chính thống.

Ngày càng có nhiều tác phẩm xuất bản trong nước theo cách kiểm duyệt của chế độ Cộng Sản và được dùng làm tài liệu nghiên cứu cho các công trình khoa học. Do đó, sự sai lệch thông tin chính trị là điều không tránh được.

Cá nhân ông cho rằng câu hỏi về hay không về của các tác phẩm VHMN theo ngã chính thống là một câu hỏi không dễ trả lời.


Trang Đài Glassey Trần Nguyễn: Cái nhìn hậu chiến


Bằng cái nhìn của một thế hệ hậu chiến, bà đề cập bốn vấn đề chính trong bài thuyết trình của mình:

40 năm VHMN thất thủ từ cái nhìn của thế hệ hậu chiến.

Một số hệ quả văn học và ngôn ngữ với thế hệ hậu chiến.

Mồ côi nhưng không chấp nhận mồ côi .

Phản ứng sắc tộc trong thế hệ ngoại biên nhất là tiếng mẹ đẻ trong quá trình sáng tạo.

Tuy nhiên, theo bà, thất thủ không có nghĩa là bị hủy diệt. Ngược lại chính trong sự bức chế đó, những nguồn sống mới vươn lên, một nền văn học mới được ươm mầm.

Bà nói rằng “Giới trẻ cầm bút hải ngoại có bắt được nhịp cầu với quá khứ để tiếp tục bồi thố cho văn chương Việt trong thế kỷ 21 trên thế giới hay không là tùy thuộc vào những văn chương cụ thể mà họ nhận được từ thế hệ đi trước.”

Thay mặt giới trẻ văn chương Việt Nam toàn cầu, bà xin được đón nhận nền văn học miền Nam


Kalynh Ngô/Người Việt

phai  
#10 Đã gửi : 11/12/2014 lúc 06:48:02(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tác giả và người đọc trong thơ miền nam 1954-75
Trong lời đề từ bài thơ “Ông phó cả ngựa”, Lê Đạt đưa ra nhận xét: “Người đọc thời trước là một người đọc tương đối thụ động tìm lý giải một ý đã có sẵn. Người đọc thời nay là một người đọc tích cực cùng tham dự phát nghĩa với nhà thơ. Người đọc phần nào đồng tác giả với người viết.” (1)

Trong đoạn văn của Lê Đạt, chữ “thời trước” ám chỉ thời Thơ Mới; chữ “thời nay” ám chỉ thời của thơ hiện đại chủ nghĩa. Tôi cho, ở đây, Lê Đạt đã tiếp cận được bản chất của vấn đề. Là, dòng thơ hiện đại chủ nghĩa tại Việt Nam, ở cả hai miền Nam và Bắc, đều là loại thơ khả tác (scriptible; the writerly), khác hẳn dòng thơ lãng mạn chủ nghĩa thời 1932-45 vốn là loại thơ khả độc (lisible; the readerly). Cả hai thuật ngữ này tôi đều mượn của Roland Barthes (2). Theo Barthes, giống như sự diễn giảng của Lê Đạt ở trên, trong khi loại thơ khả độc là loại thơ ở đó người đọc chỉ là những kẻ tiêu thụ thụ động, luôn luôn được dẫn dắt để tiếp nhận, loại thơ khả tác là loại thơ ở đó người đọc được khuyến khích làm một người sản xuất, cùng với tác giả tham gia vào việc sáng tác, bằng cách, ít nhất là nối liền các chỗ đứt quãng và lấp đầy các chỗ còn trống trong bài thơ.

Sự tham gia của người đọc chỉ có thể thực hiện được với điều kiện: tác giả phải giấu mặt hay ẩn mình đi. Hiện tượng giấu mặt, ẩn mình của tác giả là một hiện tượng có ý nghĩa đặc biệt trong thơ sau 1954. Nó gần với tính chất phi ngã của thơ hiện đại Tây phương. Chúng ta biết một trong những đặc điểm quan trọng nhất của thơ Việt Nam thời trung đại cũng là tính chất phi ngã. Có điều tính chất phi ngã trong thơ trung đại và thơ hiện đại hoàn toàn khác nhau. Tính chất phi ngã trong thơ trung đại là hậu quả của chế độ phong kiến, nền nông nghiệp lạc hậu và ba hệ thống triết học lớn của Đông phương: Nho giáo, Lão giáo và Phật giáo; tất cả đều phủ nhận cá nhân, coi cá nhân như một mảnh vụn trong cộng đồng, trong xã hội hoặc trong vũ trụ; cái riêng, do đó, bị tan biến trong cái chung. Tính chất phi ngã trong thơ hiện đại, một chủ trương do Flaubert và sau đó, Leconte de Lisle thuộc nhóm Parnassians tại Pháp vào cuối thế kỷ 19 đưa ra, được Mallarmé và nhất là T.S. Eliot hoàn chỉnh, nâng lên thành một lý thuyết (3), ngược lại, hoàn toàn là một sự chọn lựa tự giác: nhà thơ tự nguyện lùi lại sau, tự bôi xoá mình đi để bài thơ hiện hữu như một cái gì độc lập, khách quan. Nói cách khác, trong thơ trung đại, nhà thơ là một cái tôi vắng mặt, chưa tự ý thức; trong thơ hiện đại, đó là một cái tôi giấu mặt một cách tự giác và có chủ đích.

Nhưng khi tác giả tự nguyện ẩn mình, bài thơ sẽ trở thành một tồn tại độc lập thay vì chỉ là một tấm gương phản ánh một cái gì khác hay cái loa biểu hiện một tâm tình gì khác ở ngoài nó. Tính tự trị (autonomy) của bài thơ, nhờ thế, tăng lên. Và khi tính tự trị chiếm ưu thế, các yếu tố hình thức sẽ chiếm vị trí trung tâm của tác phẩm, cái vị trí, theo truyền thống, thường dành cho nội dung hay chủ đề. Yếu tố hình thức ấy, ở hội hoạ là hình thể và màu sắc; ở tiểu thuyết là kỹ thuật kể chuyện; ở thơ là ngôn ngữ. Chủ nghĩa hiện đại, do đó, thực chất là một thứ chủ nghĩa hình thức và một thứ chủ nghĩa duy mỹ.

Hệ quả thứ hai của việc tác giả tự nguyện ẩn mình là tính chất truyền cảm của thơ sẽ giảm xuống. Khác với các nhà thơ miền Bắc, hầu hết các nhà thơ miền Nam, một cách tự giác hay không, đều từ chối sử dụng nhạc điệu như một phương tiện để chinh phục, khuất phục người đọc. Trong phong trào Thơ Mới cũng như trong thơ của Hoàng Cầm, Lê Đạt ở miền Bắc, với mức độ nhiều ít khác nhau, chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng, đặc biệt của Verlaine, nhạc điệu rất được coi trọng, có thể nói là được coi trọng nhất; trong thơ miền Nam, nói như Thanh Tâm Tuyền, tuy nó vẫn là một yếu tố cần thiết nhưng không còn là một yếu tố quyết định nữa (4). Hầu hết các nhà thơ miền Nam, trong những năm đầu, tức vào cuối thập niên 1950, hăm hở làm thơ tự do, từ đầu thập niên 1960 về sau, dần dần quay lại các thể thơ cách luật, nhưng các thể thơ cách luật ấy, dưới ngòi bút của họ, khác hẳn các thể thơ cách luật cũ: thứ nhất là họ thường bỏ niêm; thứ hai là họ thường ngắt theo nhịp lẻ, nhịp 3/4, tức nhịp thất ngôn truyền thống hơn là thất ngôn Đường luật; thứ ba là mật độ các thanh trắc tăng lên; thứ tư là tần số xuất hiện của các từ láy, các từ đệm ngày một thưa thớt dần; cuối cùng, thứ năm là hệ thống vần cũng lỏng lẻo hơn: các nhà thơ có khuynh hướng ưa chuộng vần thông hơn là vần chính:

Anh sẽ chép thơ trên thời gian

Lời thơ toàn những chuyện hờn ghen

Vì em hay một vừng trăng sáng

Đã đắm trong lòng cặp mắt em?

(Nguyên Sa)

Với một nhà thơ có chút kinh nghiệm, chả có gì khó khăn cả cái việc tránh những vần chênh vênh như gian, ghen và em ở trên. Nguyên Sa không làm. Chỉ vì ông không thích. Thế thôi. Chủ yếu là ông không thích những câu thơ tròn trịa quá, những điệu thơ luyến láy và êm ả quá. Đây cũng là tâm lý phổ biến một thời. Người ta thích cành, lá hơn là hoa. Người ta thích sự gai góc hơn là sự mượt mà. Ai cũng cố làm cho câu thơ trở thành sần sùi, khúc khuỷu. Thơ của họ có cái gì như gập ghềnh, như trắc trở. Võ Phiến gọi là giọng “dấm dẳng”, giọng “khục khặc” (5).

Vấn đề là: Để làm gì, những điệu thơ khúc khắc như thế? Có lẽ có ba lý do chính: một là, để tước bớt đi ma lực của nhạc điệu cho khía cạnh nhận thức của thơ khỏi bị khía cạnh cảm xúc lấn át; hai là, để, qua đó, thơ hợp với tâm trạng của họ hơn, nghĩa là gần với đời thường, với hiện thực hơn; ba là, để thực hiện nguyên tắc “dân chủ” trong việc cộng tác: người ta không thể, một mặt, kêu gọi người đọc tham gia vào việc tìm kiếm hoặc tạo dựng ý nghĩa của bài thơ; mặt khác, lại tìm cách làm tê liệt người đọc bằng những điệu ru quá du dương và quá trầm bổng. Cả ba lý do trên, rút lại, có cùng một đặc điểm: nỗ lực hoà giải giữa thơ và hiện thực, giữa nhà thơ và người đọc thơ.

Theo mạch luận lý ở trên, chúng ta có thể gọi thơ hiện đại chủ nghĩa là một nền thơ dân chủ. Nhưng chính ở đây lại xuất hiện một vấn đề: tại sao vô số người đọc lại cảm thấy thơ hiện đại chủ nghĩa tối tăm, khó hiểu, không thể tiếp cận được? Điều này không những xảy ra tại miền Nam trước năm 1975 hay trong cả nước sau năm 1975 mà còn diễn ra hầu như ở mọi nơi trên thế giới. Từ năm 1941, Delmore Schwartz ghi nhận: “đặc điểm được bàn cãi nhiều nhất của thơ hiện đại chính là sự tối tăm, khó hiểu của nó” (6). Tại sao? Ở đây, cần, như Vernon Shetley nhắc nhở, phân biệt khái niệm tối tăm và khái niệm khó hiểu. Khái niệm thứ nhất nằm trong văn bản, ở sự thiếu rõ ràng giữa các yếu tố từ vựng và ngữ pháp; khái niệm thứ hai nằm trong quan hệ giữa người đọc và văn bản ấy, ở sự lúng túng của người đọc khi xác định ý nghĩa chung của văn bản (7). Sự tối tăm thường dẫn đến sự khó hiểu, nhưng không phải sự tối tăm nào cũng khó hiểu cũng như không phải bất cứ sự khó hiểu nào cũng là một sự tối tăm. Có nhiều bài thơ tối tăm nhưng không khó hiểu; ngược lại, nhiều bài thơ khác rất khó hiểu nhưng lại chả có gì đáng gọi là tối tăm cả.

Nguyên nhân của sự tối tăm của câu thơ là tính chất đứt quãng: quan hệ giữa các hình tượng hay ý tưởng rời rạc, xa nhau; sự can thiệp của yếu tố tiềm thức và vô thức trong quá trình sáng tạo. Dùng một hình ảnh của Huy Cận (8), thơ, thoạt đầu hình thành trong cõi mờ mịt như những khối tinh vân trong vũ trụ: trong Thơ Mới, những tinh vân ấy được lọc qua ý thức để thành những mặt-trời-thơ, những hành-tinh-thơ; trong thơ sau 1954, tấm màn lọc ấy không còn, thơ nhiều khi mang nguyên dạng một khối tinh vân mênh mông mù loãng, bất định, rất khó nắm bắt.

Nguyên nhân của sự khó hiểu một phần nằm trong phương pháp sáng tác hiện đại chủ nghĩa, phương pháp ấy, nói như Allen Ginsberg, nhắm đến việc mở rộng hơn nữa phạm vi của ý thức (9), nói như Williams, chỉ trình bày những sự vật chứ không phải là những ý tưởng (10), nói như Joyce, chỉ muốn người đọc hiểu bằng những gợi ý chứ không phải là những lời phát ngôn trực tiếp (11).

Sự tối tăm và khó hiểu của phần lớn thơ hiện đại đòi hỏi người đọc, một mặt, nắm vững hoặc ít nhất quen thuộc phương pháp sáng tác mới, mặt khác, nhạy cảm và nhạy bén trong việc phát hiện các mối quan hệ tiềm ẩn bên trong văn bản. Nói cách khác, thơ hiện đại chủ nghĩa mời gọi người đọc tham dự vào quá trình sáng tác nhưng đồng thời nó lại đòi hỏi người đọc cũng là một nhà thơ hoặc đã được chuẩn bị để làm một nhà thơ. Do đó, cái gọi là tính chất dân chủ của thơ hiện đại chủ nghĩa thực chất là một thứ dân chủ đặc tuyển (elitism), chỉ dành cho một thiểu số. Thanh Tâm Tuyền, trong lời đề từ tập Tôi không còn cô độc, tuyên bố: “Ở đây tôi là vị hoàng đế đầy đủ quyền uy... để cai trị tôi có những luật lệ tinh thần mà người phải thần phục nếu người muốn nhập lãnh thổ”. Tô Thuỳ Yên, trong bài “Tôi,” từng viết: Tôi chỉ cất lời ngợi ca cho người sành điệu muốn nghe.

Đó là lý do tại sao, ở Việt Nam cũng như ở hầu khắp thế giới, số người đọc thơ, nhất là thơ hiện đại chủ nghĩa, càng lúc càng hiếm; ở một số nước, cơ hồ chỉ giới hạn trong các khuôn viên đại học. Vô tình, nó góp phần tạo nên khoảng cách mỗi ngày một xa giữa cái gọi là “văn hoá cao cấp” (high culture) và “văn hoá bình dân” (popular culture) trong xã hội. Đó cũng là lý do tại sao José Ortega quan niệm: trong khi các nhà thơ lãng mạn chủ nghĩa chủ yếu là những nhà thơ bình dân (popular poets), các nhà thơ hiện đại chủ nghĩa tự bản chất là những nhà thơ phản-bình dân (anti-popular) (12).
_______________

Chú thích:

1.Lê Đạt (1994), sđd, tr. 50.
2.Barthes, R. (1970), S/Z, Editions du Seuil, Paris; Richard Miller dịch ra tiếng Anh, Hill and Wang xuất bản tại New York, 1974.
3.Xem Houston, J.P. (1980), French Symbolism and the Modernist Movement: A Study of Poetic Structures, Louisiana State University Press, Baton Rouge, tr. 14-19.
4.Thanh Tâm Tuyền (1955), bđd.
5.Võ Phiến (1994), “Thơ tình Trần Dạ Từ”, bđd.
6.Dẫn theo Shetley, V. (1993), After the Death of Poetry, Duke University Press, Durham & London, tr. 1&2.
7.Shetley, V. (1993), sđd, tr. 5-6.
8.Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) (1986), sđd, tr. 33-34.
9.Berke, R. (1981), Bounds out of Bounds, Oxford University Press, New York, tr. 50.
10.Korg, J. (1979), sđd, tr. 178.
11.Korg, J. (1979), sđd, tr. 137.
12.José Ortega y Gasset (1968), The Dehumanization of Art and Other Essays on Art, Culture, and Literature, Princeton University Press, Princeton, tr. 5.
Theo Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc
phai  
#11 Đã gửi : 14/01/2015 lúc 06:47:52(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Ai bất hạnh hơn ai?

Cuộc hội thảo về 20 năm văn học Miền Nam được tổ chức tại toà soạn hai tờ nhật báo lớn ở California, Người Việt và Việt

Báo, trong hai ngày 6 và 7 tháng 12, 2014 vừa rồi, gây được tiếng vang khá tốt. Một trong những biểu hiện của tiếng vang

ấy được dội lên trong một bài viết ngắn của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn trên blog của ông. Một trong những

nội dung của bài viết là nhằm phản đối một quan điểm của tôi, trong bài thuyết trình “Văn học miền Nam trong tiến trình

hiện đại hoá của văn học dân tộc”, được trình bày trong cuộc hội thảo, trong đó, tôi nêu lên một nhận định: văn học Miền

Nam là một nền văn học bất hạnh nhất trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại.

Vương Trí Nhàn phản bác nhận định ấy bằng hai lý do: Một, nếu muốn dùng chữ “bất hạnh”, theo ông, cả văn học miền

Bắc cũng như hầu hết các nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa tại Trung Quốc và Liên Xô trước đây đều bất hạnh. Hai,

nếu hiểu bất hạnh theo nghĩa bị cấm đoán, theo Vương Trí Nhàn, “Cái đó có, nhưng tình cảnh đâu đến nỗi bi đát lắm, hiện

nay nó đang được khôi phục dần dần”.

Về ý thứ nhất, Vương Trí Nhàn nói đúng được một nửa. Nếu giới hạn trong quãng thời gian từ 1954 đến 1975, quả thực

văn học miền Bắc, cũng như mọi nền văn học hiện thực xã hội khác dưới các chế độ cộng sản nói chung, bất hạnh hơn

hẳn văn học miền Nam. Ở miền Nam, không có ai, chỉ vì một truyện ngắn vu vơ viết cho trẻ con như của Hoàng Cát, một

bài thơ ngắn nêu những nghĩ ngợi bâng quơ về khói bom như của Phạm Tiến Duật, một cuốn tiểu thuyết vô thưởng vô

phạm như “Vào đời” của Hà Minh Tuân… mà tác giả bị lên án kịch liệt; có người bị cấm xuất bản đến cả mấy chục năm. Ở

miền Nam cũng không hề có vụ án văn học nào như vụ Nhân Văn Giai Phẩm, ở đó, nhiều văn nghệ sĩ được xem là có tài

nhất trong thế hệ của họ bị đẩy đi lao động cải tạo trong nhiều năm và cuối cùng, bị cấm xuất bản trong suốt 30 năm. Ở

miền Nam, giới văn nghệ chưa bao giờ bị chính quyền khinh rẻ, coi như là “con nít” cần cầm tay chỉ đường như lời than

thở của Nguyễn Đăng Mạnh ở miền Bắc. Ở miền Nam cũng không có nhà văn hay nhà thơ nào ở tình cảnh vừa viết được

một câu trung lại phải vội vã viết một câu nịnh để tự thâm tâm lúc nào cũng thấy nhục nhã là mình “hèn” như lời kể của

Nguyễn Minh Châu ở miền Bắc.

Ai cũng biết miền Nam, trong thời kỳ 1954-75, không phải tự do hoàn toàn. Giới cầm bút vẫn đối diện với kiểm duyệt.

Trong nhiều tác phẩm, người ta thấy loang lổ những chỗ trống với dòng chữ “kiểm duyệt đục bỏ”. Tuy nhiên, hệ thống

kiểm duyệt ấy vẫn khác hẳn hệ thống kiểm duyệt ở miền Bắc trong cùng thời kỳ. Thứ nhất, ở sự chừng mực: phần lớn chỉ

đục bỏ vài chữ, vài câu hay vài đoạn chứ hiếm khi cấm cả tác phẩm. Thứ hai, việc kiểm duyệt chỉ nhắm vào từng tác

phẩm cụ thể chứ không phải là tác giả: Ngay cả khi tác phẩm bị cấm thì tác giả vẫn được tự do để viết tiếp. Thứ ba, mức

độ kiểm duyệt cũng rất nhẹ nhàng. Trong số các tác giả nổi tiếng ở miền Nam thời ấy, không có ai có tác phẩm bị cấm

xuất bản hoặc bị thu hồi cả. Thứ tư, chính quyền chỉ dừng lại ở biện pháp cấm ca tụng cộng sản nhưng không kiểm duyệt

những tác phẩm nhắm phê phán chính phủ và, quan trọng nhất, không bắt giới cầm bút phải viết như thế này hay như thế

khác.

Nhờ khá tự do như vậy nên ở miền Nam, nhiều cây bút ai cũng biết là cộng sản nằm vùng như Vũ Hạnh hoặc ai cũng thấy

là thân cộng như Nguyễn Ngọc Lan và Trương Bá Cần trong nhóm Đối Diện, vẫn xuất bản hết tác phẩm này đến tác phẩm

khác. Nhiều tờ báo và tạp chí không ngừng lên tiếng chống đối chính quyền vẫn tiếp tục được lưu hành.

Bởi vậy, Vương Trí Nhàn nói đúng khi cho không chỉ văn học miền Nam mà cả văn học miền Bắc cũng bất hạnh. Thật ra,

chính xác hơn, có thể khẳng định: văn học miền Bắc bất hạnh hơn hẳn văn học miền Nam.

Tuy nhiên, nếu chúng ta nhìn vào thời kỳ sau năm 1975 thì sao? Thì, hầu hết các cuốn sách hay tạp chí xuất bản trước đó

đều bị tịch thu và thiêu huỷ. Thì rất nhiều nhà văn và nhà thơ bị bắt đi tù hoặc cải tạo, có người (như Trần Dạ Từ, Tô Thuỳ

Yên, Phan Nhật Nam và Thảo Trường) bị giam giữ trên 10 năm; có người bị chết trong nhà tù hoặc chỉ được trả tự do khi

gần chết (như Hồ Hữu Tường, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Mạnh Côn, Nguyễn Hoạt, Dương Hùng Cường). Dù bị ở tù hay

không ở tù, sự nghiệp viết lách của tất cả các cây bút ở miền Nam cũng đều bị phủ định, hơn nữa, bị vu khống và miệt thị

là văn học tay sai, văn học nô dịch, văn học thực dân mới hay văn học Mỹ nguỵ, và gần đây nhất, văn học đô thị, chỉ thuộc

về đô thị mà thôi.

Khi nói văn học miền Nam là một nền văn học bất hạnh, tôi chỉ nhắm vào cái “hậu vận” sau năm 1975 ấy. Tôi thực tình

không hiểu nổi tại sao Vương Trí Nhàn, kẻ chứng kiến tất cả những đòn trả thù tàn bạo đối với văn học miền Nam sau

năm 1975 mà lại cho “Cái đó có, nhưng tình cảnh đâu đến nỗi bi đát lắm”. Vậy thế nào mới thực bi đát? Sách báo bị tịch

thu và thiêu huỷ; tác giả bị bắt bớ tù đày; cả một nền văn học kéo dài hai mươi năm bị xuyên tạc và nhục mạ…vẫn chưa

phải là “bi đát” sao?

Vương Trí Nhàn cho hiện nay nền văn học miền Nam “đang được khôi phục dần dần”. Tôi cũng biết như vậy. Hiện nay

một số tác phẩm của Dương Nghiễm Mậu, thậm chí, một vài tập tạp văn của Võ Phiến cũng đã được tái bản. Nhưng số

lượng tác phẩm được in lại so với cả hàng ngàn tác phẩm đã xuất bản trước đây chỉ là một vài giọt nước so với đại

dương. Chả lẽ chỉ vì vậy mà chúng ta có thể lạc quan cho tính chất bất hạnh của một nền văn học bị vùi dập đã thuộc về

dĩ vãng ư?

Theo Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc (VOA)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.801 giây.