logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 26/11/2014 lúc 09:23:09(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Vào lúc 8 giờ 30 sáng ngày 26 tháng 11 một cuộc tọa đàm mang tên “Cơ chế Liên Hiệp Quốc về bảo vệ người bảo vệ nhân quyền” đã được tổ chức tại nhà thờ Thái Hà do nhóm công tác UPR của LHQ phối hợp với các nhóm diễn đàn xã hội dân sự tổ chức.

Có đại diện của 7 đại sứ quán và một của EU tham dự cuộc tọa đàm. TS Nguyễn Quang A là một trong các diễn giả trong buổi tọa đàm. Nhà báo tự do JB Nguyễn Hữu Vinh cho chúng tôi biết thêm chi tiết như sau:

Hôm nay có 7 đại diện các sứ quán và một đại diện liên minh Châu Âu (EU) cũng đến để dự buổi tọa đàm hôm nay. Ngoài ra do hai tổ chức và một diễn đàn xã hội dân sự tổ chức. Thành phần tham dự rất nhiều gồm tổ chức các hội đoàn dân sự và những hội khác nhau. Một số thành phần liên quan có quan tâm đến vấn đề bảo vệ nhân quyền của Việt Nam tham dự khá đông.


Bên UPR kết hợp với các Diễn đàn xã hội dân sự để tổ chức buổi hội thảo hôm nay với chủ đề là Bảo vệ những người bảo vệ quyền con người vì thực tế là số người bảo vệ quyền con người Việt Nam thời gian vừa qua bị nhiều sách nhiễu, rất nguy hiểm cho bản thân của họ cũng như gia đình họ. Cuộc hội thảo bàn về bảo vệ cho họ như thế nào.

Theo như chúng tôi biết ban tổ chức có gửi thư chính thức mời Bộ Công an cử người tham dự nhưng không nhận được hồi âm. Nhà báo Nguyễn Hữu Vinh cho biết về tin này:

Buổi tọa đàm theo tôi được biết đã có gửi thư mời Bộ Công an cũng như các bộ phận công an đến tham dự buổi hội thảo đó. Thư mời gửi bằng đường bưu điện hẳn hoi. Công an không tham dự buổi tọa đàm mà họ chỉ tham dự các phần việc ở bên ngoài như canh giữ người tham gia hội thảo, kềm chế hay đến nhà theo dõi, rình rập….


Đây là lần đầu tiên một cuộc tọa đàm quy tụ đông đảo người tham dự bao gồm các sứ quán ngoại quốc như vậy. Nội dung cuộc tọa đàm đụng tới vấn đề rất nhạy cảm nhưng chính quyền vẫn chưa có biện pháp nào đối phó bởi vấn đề nhân quyền vẫn luôn luôn là chủ đề được các sứ quán ngoại quốc nhắc nhở nhiều nhất.
Theo RFA
song  
#2 Đã gửi : 26/11/2014 lúc 09:32:56(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tọa đàm về người bảo vệ nhân quyền ở VN

UserPostedImage
Buổi tọa đàm nhân quyền ngày 26/11 có sự tham gia của nhiều đại diện từ các tòa đại sứ quán nước ngoài ở Hà Nội

Một buổi tọa đàm về chủ đề bảo vệ 'Người bảo vệ nhân quyền' đã được hai nhóm xã hội dân sự trong nước hợp tác tổ chức tại nhà thờ Thái Hà, Hà Nội sáng 26/11.

Trong thông cáo về nội dung chương trình, hai tổ chức Diễn đàn Xã hội Dân sự và Vietnam UPR Working Group cũng mời cả đại diện từ phía Bộ Công an Việt Nam và công an TP. Hà Nội đến tham dự.

Tuy nhiên, trả lời BBC ngày 26/11, một trong các diễn giả chính tại buổi tọa đàm, cho biết chỉ có một số an ninh được cử theo để theo dõi và gây khó khăn cho ông trên đường đến buổi tọa đàm.

Tiến sỹ Nguyễn Quang A cũng nhận định tình hình nhân quyền tại Việt Nam trở nên "tồi tệ hơn" sau kỳ UPR.

Mục tiêu của buổi tọa đàm là nhằm "phổ biến và giám sát" quá trình thực thi những khuyến nghị trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về Nhân quyền (UPR) hồi tháng Sáu, thông cáo viết.

Trong kỳ UPR hồi giữa năm nay, phía Việt Nam đã chấp nhận các khuyến nghị từ Luxembourg, Na Uy và Tunisia về việc "công nhận, bảo vệ và bảo đảm môi trường hoạt động cho những người bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam", thông cáo cho biết thêm.

BBC: Xin ông cho biết một số diễn biến chính trong buổi tọa đàm sáng nay?

Tiến sỹ Nguyễn Quang A: Số người dự cuộc tọa đàm sáng nay là trên 70 người, trong đó có một đại diện của khối Liên hiệp châu Âu, bảy đại diện từ các đại sứ quán của Hoa Kỳ, Anh quốc, Úc và nhiều nước khác.

Khi tôi chuẩn bị lên xe buýt thì có 10 an ninh quận Long Biên xúm lại ngăn chặn. Tôi vẫy taxi thì họ đuổi taxi đi.

Tôi chỉ còn cách duy nhất là đi bộ và họ bám theo tôi suốt từ nhà đến nhà thờ Thái Hà.

Tuy nhiên diễn biến trong phòng tọa đàm rất suôn sẻ. Chương trình đã bắt đầu đúng giờ và kết thúc vào lúc 12 giờ trưa theo kế hoạch.

BBC: Mục tiêu trước mắt cũng như dài hạn của những buổi tọa đàm thế này là gì, thưa ông?

Tiến sỹ Nguyễn Quang A: Mục tiêu cuộc tọa đàm thực chất là để giới thiệu cho công chúng Việt Nam, những người trong bộ máy công quyền hiểu rõ những người bảo vệ nhân quyền là ai, có những quyền gì và nghĩa vụ của nhà nước là ra sao.

Mục tiêu dài hạn của chúng tôi là giúp những cuộc tọa đàm ôn hòa, mang tính xây dựng và phổ biến kiến thức được tổ chức nhiều hơn nhằm củng cố sức mạnh cho xã hội dân sự tại Việt Nam.

Khi xã hội dân sự phát triển lên và có nhiều hoạt động như thế thì chính quyền sẽ hiểu rằng các hoạt động này là tốt cho đất nước, không phải do các thế lực thù địch xúi giục để làm hại đất nước.

Khi đã hiểu ra thì người ta có thể sửa đổi các quy định pháp luật để những hoạt động như vậy không còn gặp những trở ngại như ngày hôm nay.

BBC: Khi chính quyền không công nhận những tổ chức dân sự độc lập thì điều đó gây những khó khăn gì cho những 'Người bảo vệ nhân quyền' trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình, thưa ông?

Tiến sỹ Nguyễn Quang A: Có nhiều loại nhân quyền, như quyền của người khuyết tật, quyền người nhiễm HIV, quyền phụ nữ, dân tộc thiểu số, quyền làm kinh tế.

Nếu là những tổ chức bảo vệ cho các quyền đó thì họ có thể đăng ký hoạt động đàng hoàng ở Việt Nam.

Tuy nhiên những người bảo vệ quyền tự do ngôn luận, bảo vệ quyền tù nhân thì bị chính quyền coi là nhạy cảm và gây khó khăn, có muốn đăng ký cũng không được.

Những lời nói của Thủ tướng trong đầu năm và suốt thời gian vừa qua thì có nhiều điểm nghe rất hay. Nếu làm được những gì đã nói thì rất tốt.Tiến sỹ Nguyễn Quang A
Họ coi những tổ chức đó là bất hợp pháp.

Trong khi đó quy định của Liên Hiệp Quốc quy định không phân biệt giữa các tổ chức đăng ký hay không đăng ký và nhà nước phải tạo thuận lợi cho bất cứ tổ chức nhân quyền nào.

Tại phiên UPR vừa rồi, chúng tôi đã gặp Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc và đại diện các nước EU, tất cả đều tôn trọng và công nhận chúng tôi, rất đáng tiếc chúng tôi lại không được công nhận ở chính nước mình.

Tuy nhiên theo đúng như tinh thần chung thì chúng tôi coi chúng tôi là những tổ chức hợp pháp, không quan trọng là có đăng ký hay không.

Chúng tôi sẽ kiên trì đấu tranh ôn hòa để thuyết phục họ rằng nếu họ để các tổ chức dân sự như chúng tôi được đăng ký thì điều đó sẽ chỉ có lợi cho đất nước và cho chính bản thân họ.

Tất nhiên là trong thời gian vẫn bị xem là bất hợp pháp thì hoạt động của chúng tôi sẽ còn nhiều khó khăn.

BBC: Ông có thấy những cải thiện đáng kể nào về nhân quyền tại Việt Nam kể từ sau kỳ UPR vừa qua hay không?

Tiến sỹ Nguyễn Quang A: Những lời nói của Thủ tướng trong đầu năm và suốt thời gian vừa qua thì có nhiều điểm nghe rất hay. Nếu làm được những gì đã nói thì rất tốt.

Nhưng tôi vẫn chưa thấy có chuyển động có ý nghĩa gì về mặt nhân quyền cả.

Trước phiên kiểm điểm họ mềm dẻo đi một chút, và sau đó thì đâu lại hoàn đấy.

Vừa qua chúng ta chứng kiến việc bắt giữ ông Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh. Ngay cả Điếu Cày và Cù Huy Hà Vũ có được thả cũng bị đẩy sang Mỹ.

Bên cạnh đó, còn các vụ mới đây như phiên xử phúc thẩm các nông dân Dương Nội và hành hung ông Dương Minh Đức và nhiều người khác.

Tôi thấy rằng lời nói hay nhưng không đi đôi với việc làm, và dường như tình hình nhân quyền sau phiên UPR lại tồi đi.
Theo BBC
song  
#3 Đã gửi : 26/11/2014 lúc 06:14:54(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Lại có thêm 1 ngày an ninh Hà Nội lộng quyền

UserPostedImage

Như SBTN đã đưa tin, ngày 26/11/2014, Buổi tọa đàm với chủ đề “Cơ chế của Liên hợp quốc về bảo vệ Người bảo vệ nhân quyền” sẽ diễn ra vào hồi 8h sáng tại Nhà thờ Giáo xứ Thái Hà (Dòng Chúa Cứu thế), Hà Nội.

Ngay từ đêm ngày 25/11, rạng sáng ngày 26/11/2014, an ninh CSVN đã bắt đầu sách nhiễu các nhà hoạt động nhân quyền từ Nam ra Bắc, nhằm ngăn chặn họ tới buổi tọa đàm bằng con đường gọi điện thoại khủng bố, chặn gác ở cửa nhà. Có trường hợp nhiều nhất là 10 nhân viên mật vụ canh giữ, ít nhất cũng là 3 tên. Nhân viên mật vụ chặn cửa nhà của nhiều nhà hoạt động cho tới 12h trưa ngày 26/11 – tức thời gian kết thúc buổi tọa đàm mới rút đi. Mặt khác, tối ngày 25/11, một toán ô hợp công an, dân phòng, mật vụ đã xông vào Nhà thờ GX Thái Hà để gây khó dễ và bố trí nhiều mật vụ vây xung quanh nhà thờ cho tới tận khi buổi tọa đàm kết thúc.

Tuy gặp phải sự ngăn chặn, nhưng nhiều nhà hoạt động đã vượt qua vòng vây, hoặc đã lánh nhà từ trước để có thể tới được buổi tọa đàm. Đặc biệt, TS Nguyễn Quang A – người đại diện ban tổ chức buổi tọa đàm, gửi thư mời Bộ Công an CSVN và Sở Công an Hà Nội, đã được phía Công an CSVN đáp lại tấm chân tình bằng cách ngăn cản ông tới buổi tọa đàm ngay giữa đường, tại chốn đông người qua lại gần nhà thờ giáo xứ Thái Hà. Sau đó, TS Quang A đã đấu tranh kịch liệt với sự hỗ trợ của một số nhà hoạt động khác, sự xuất hiện của viên chức ngoại giao nước ngoài và sức ép của người dân đi qua, ông đã tới được buổi tọa đàm, tuy có muộn, nhưng vẫn kịp phát biểu tại đây.

Trước đó, phía an ninh CSVN đã cố thuyết phục TS Quang A can thiệp để hoãn buổi tọa đàm, nhưng TS Quang A không chấp thuận, bởi các lý do phía an ninh CSVN đưa ra là vi hiến.

Buổi tọa đàm tuy bị phía an ninh CSVN cản phá nhưng vẫn diễn ra hết sức thành công, với sự có mặt của các diễn giả chính là anh Nguyễn Hồ Nhật Thành, anh Phạm Lê Vương Các, TS Quang A, cùng nhiều nhà hoạt động nhân quyền và giới chức ngoại giao tại Hà Nội: Tùy viên chính trị Đại sứ quán các nước Hoa Kỳ, Đức, Vương quốc Anh, Úc, Canada, ... Đặc biệt hơn, buổi tọa đàm có sự xuất hiện của 1 số “dư luận viên” trẻ, nhưng họ đã không thể phá rối buổi tọa đàm, mà còn có đối thoại ngoài lề với một số nhà hoạt động. Công an CSVN đã không cử đại diện tới tham dự, mà chỉ cử mật vụ tới cản phá – một hành động thể hiện rõ bản chất, thái độ của CSVN với vấn đề nhân quyền.

Qua những gì tai nghe, mắt thấy, giới chức ngoại giao tại Hà Nội lại có thêm những minh chứng sống động về thực trạng nhân quyền Việt Nam – cụ thể là về các quyền tự do đi lại, tự do hội họp, tự do ngôn luận, cũng như về sự bất an của các nhà hoạt động nhân quyền tại Việt Nam.

Tới buổi chiều, nhiều nhà hoạt động tới dự đám tang của cụ bà Nguyễn Thị Thành – thân mẫu của chị Thúy Hạnh – một người chị, em thân thiết của giới đấu tranh. Tại đám tang, nhiều nhân viên mật vụ CSVN xuất hiện để quan sát, theo dõi và bám sát nhóm các nhà hoạt động tới dự. Chúng không phúng viếng người quá cố, mà chỉ lăm lăm chiếc điện thoại để quay phim các nhà hoạt động tại đây – một sự thiếu tôn trọng vong linh người quá cố, cũng như toàn thể tang quyến. Điều đó thể hiện sự vô văn hóa, coi thường truyền thống “nghĩa tử là nghĩa tận” của những kẻ ra lệnh, và những kẻ chỉ vì “miếng cơm, manh áo” mà mù quáng thực hiện.

Với tất cả những việc làm trên, CSVN đã tự chứng minh rằng đây là một chính quyền “tiểu nhân”, bất chấp và chà đạp lên tất cả để giữ quyền lực độc tôn, nhằm mưu lợi bất chính. Cũng giống như kẻ cướp, chúng không bao giờ tự nguyện trả lại cho người dân mọi quyền tự do, dân chủ. Người dân phải đấu tranh, đòi lại những quyền đó cho bằng được, cùng với sự lên tiếng, hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.

Nhật Nam / SBTN
song  
#4 Đã gửi : 26/11/2014 lúc 07:03:58(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Người dân và nhà đương cục cần biết cơ chế bảo vệ người bảo vệ nhân quyền

VRNs (27.11.2014) – Sài Gòn – Sáng hôm qua, vào lúc 8 giờ 30 ngày 26.11.2014, tại nhà thờ giáo xứ Thái Hà, DCCT Hà Nội, Diễn đàn xã hội Dân sự và Nhóm làm việc UPR Việt Nam tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề: “Cơ chế của Liên Hợp Quốc về bảo vệ Người bảo vệ nhân quyền”.

Diễn giả thuyết trình gồm Ts Nguyễn Quang A, Blogger Phạm Lê Vương Các và Blogger Nguyễn Hồ Nhật Thành cho hơn khoảng 60 người tham dự, trong đó có sự hiện diện của Đại sứ quán đến từ các sứ quán như Úc, Mỹ, Thụy Điển, Liên minh EU và những người đấu tranh dân chủ đến từ các tổ chức Xã hội Dân sự [XHDS].

Ngay từ sang sớm, lúc 5 giờ, Ts Nguyễn Quang A đã rời khỏi nhà và ông phải mất 5 tiếng đồng hồ đi bộ 10 cây số để đến buổi tọa đàm, do an ninh mặc thường phục và công an mặc sắc phục đã gây khó khăn và cản trở không cho ông đến buổi Tọa đàm.

Chiều tối hôm trước ngày tổ chức Tọa đàm, Ts Nguyễn Quang A cho VRNs biết những nội dung chính được bàn luận: “Như trong giấy mời chúng tôi gửi cho Bộ Công An, Công an Tp. Hà Nội, cho các Sứ quán, các Tổ chức XHDS và các cá nhân khác thì nội dung chủ yếu xoay quanh Tuyên ngôn của LHQ về việc bảo vệ ‘Người bảo vệ nhân quyền’. Tuyên ngôn này ra đời theo một Nghị quyết của Đại hội đồng LHQ vào năm 1999, có 20 điều nói về ‘Người bảo vệ nhân quyền’ là ai, công việc họ làm là gì, họ nên làm như thế nào… Chủ đề chỉ xoay quanh bản Tuyên ngôn này, để cho công chúng VN cũng như các nhân viên công quyền hiểu rõ về những ‘Người bảo vệ nhân quyền’ và góp sức cho họ hoạt động một cách hiệu quả ở đất nước VN này.”
UserPostedImage
Toàn cảnh Tọa đàm, sáng 26.11, tại Thái Hà – Hà Nội

Huyền Trang, VRNs: Thưa Tiến sĩ Nguyễn Quang A, tiến trình của buổi tọa đàm này diễn ra như thế nào ạ?

Ts Nguyễn Quang A: Tiến trình hội thảo có một phần giới thiệu buổi tọa đàm do Blogger Nguyễn Hồ Nhật Thành trình bày. Một phần trình bày ngắn gọn của tôi về những ‘Người bảo vệ nhân quyền’ là ai. Blogger Phạm Lê Vương Các sẽ trình bày chi tiết hơn về Tuyên ngôn bảo vệ ‘Người bảo vệ nhân quyền’ của LHQ. Tiếp đến, Blogger Nguyễn Hồ Nhật Thành trình bày về thực trạng của những ‘Người bảo nhân quyền’ ở VN gặp khó khăn như thế nào, cách đối xử của nhà nước đối với họ ra sao. Sau đó, tôi nói về cơ chế kiểm định nhân quyền phổ quát liên quan như thế nào đến vấn đề bảo vệ những ‘Người bảo vệ nhân quyền’.

Huyền Trang, VRNs: Thưa Tiến sĩ, trong thư thông báo có đề cập rằng, “trong nhiều năm qua, người bảo vệ nhân quyền tại VN đã không được thừa nhận đúng mức vai trò cao cả của họ…” Theo ông, nguyên nhân vì sao dẫn đến tình trạng này ạ?

Ts Nguyễn Quang A: Nguyên nhân là do sự hiểu biết của chúng ta còn quá kém. Người dân không biết ‘Người bảo vệ nhân quyền’ là như thế nào. Chính quyền thì càng không muốn cho người dân biết về chuyện này, bởi vì chính quyền xem những người này là thế lực thù địch, thậm chí là phản động. Lẽ ra chính quyền phải tạo điều kiện giúp cho những người đó thực hiện theo đúng công việc của họ, theo đúng tinh thần của Tuyên ngôn bảo vệ ‘Những người bảo vệ nhân quyền’ của LHQ -đã ra đời cách đây 16 năm. Tôi tin chắc, VN với tư cách là một thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ [HĐNQ LHQ] cũng đã thông qua bản tuyên ngôn này. Chính trong tình trạng mọi người không hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của ‘Người bảo vệ nhân quyền’ và với sự bưng bít thông tin của nhà cầm quyền, cho nên người dân có thể bị hiểu lầm và chính quyền có cách đổ lỗi cho họ ['Người bảo vệ nhân quyền'], không tôn trọng họ, tuy họ là những người làm việc tốt cho xã hội.

Huyền Trang, VRNs: Thưa Ts Nguyễn Quang A, có người cho rằng, “các hoạt động của các tổ chức XHDS chưa đến được nhiều người dân, những người ở vùng xa, hẻo lánh nên chưa tác động được sự nhận thức của người dân để họ có thể biết và hiểu hơn về các hoạt động và vai trò của các tổ chức XHDS cũng như ‘Người bảo vệ nhân quyền’ “. Ông, bình luận như thế nào về điều này?

Ts Nguyễn Quang A: Ý kiến này là một ý kiến có lý, bởi vì các hoạt động của các Tổ chức XHDS nhất là các tổ chức XHDS độc lập phải hoạt động trong một khuôn khổ pháp lý rất nghiệt ngã, các phương tiện truyền thông của họ rất eo hẹp, các báo chí của Nhà nước thì ghẻ lạnh họ, chính vì vậy, tiếng nói của họ đến với dân chúng không được như mong muốn. Tuy vậy, các hoạt động của các trang mạng và truyền hình của Dòng Chúa Cứu Thế có một vai trò rất lớn, dần dần nhiều người hiểu rõ hơn về vai trò của các tổ chức XHDS. Tôi hy vọng, với việc làm trên tinh thần xây dựng xã hội và góp phần xây dựng đất nước thì các tổ chức XHDS ngày càng được cộng đồng tôn trọng, và sẽ phải đến một lúc nào đó các cơ quan công quyền phải chấp nhận cho hoạt động trong một môi trường cởi mở hơn. Chỉ trong trường hợp như vậy, tiếng nói của ‘Người bảo vệ nhân quyền’ mới thực sự vươn xa đến từng người dân. Lúc đó, họ mới có thể phát huy hết vai trò và chức năng của mình.

Huyền Trang, VRNs: Thưa Tiến sĩ, theo ông, giải pháp nào giúp người dân VN hiểu rõ hơn về vai trò của ‘người bảo vệ nhân quyền’, cũng như công việc họ đang làm?

Ts Nguyễn Quang A: Tôi nghĩ, thông qua các phương tiện truyền thông trên mạng hiện nay và qua cuộc tọa đàm này, chúng tôi hy vọng có thêm 50 người hiểu rõ hơn về những ‘Người bảo vệ nhân quyền’ là ai. Mỗi người lại cố gắng thuyết phục, trình bày cho ba người thân của họ, thì trong một thời gian ngắn chúng ta có được 150 người, những người này tiếp tục thuyết phục với cách như vậy thì số lượng người hiểu về ‘Người bảo vệ nhân quyền’ rất là nhiều. Tôi lạc quan về điều này. Cũng như, các trang mạng có các bài viết phân tích để cho mọi người thấy được rõ hơn về ‘Người bảo vệ nhân quyền’.

Tôi thấy việc hiểu biết của người dân về những ‘Người bảo vệ nhân quyền’ sau cuộc tọa đàm này có thể tăng lên, vì mục tiêu chính của chúng tôi là khởi động một quá trình tìm hiểu và học tập của người dân, kể cả những nhân viên công quyền. Chính vì vậy, chúng tôi đã chính thức mời đại diện của Bộ Công an và đại diện của Công an Tp. Hà Nội đến dự, họ đã nhận được giấy mời, nhưng rất là tiếc khi họ nói rằng, họ là nhân viên viên công quyền nên phải tuân theo các luật lệ hiện hành, cho nên họ không thể đến được bởi vì đối với họ buổi tọa đàm này không hợp pháp”.

Huyền Trang, VRNs: Thưa Tiến sĩ, cũng trong thông báo cho hay, nhà cầm quyền VN đã chấp nhận một số khuyến nghị về việc công nhận, bảo vệ, và đảm bảo môi trường hoạt động cho những ‘người bảo vệ nhân quyền’ tại Việt Nam, trong Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về Nhân quyền (UPR) tại Thụy Sỹ vào tháng 6/ 2014 vừa qua. Thế nhưng, gần đây nhất vào ngày 02.11, Ký giả Trương Minh Đức bị lực lượng côn đồ -mà ông khẳng định có sự chỉ đạo của nhà cầm quyền Bình Dương- đã hành hung tính mạng ông, hoặc trường hợp của ông Phạm Bá Hải cũng bị côn đồ hành hung… Vậy ông bình luận như thế nào về những lời cam kết của nhà cầm quyền trước LHQ? Tại sao nhà cầm quyền lại không thực hiện những cam kết này ạ?

Ts Nguyễn Quang A: Chính quyền VN đã hứa rất nhiều điều, nhưng trong thực tế họ không thực hiện hoặc thực hiện ngược lại. Đây là một điều mà chúng ta đã biết từ lâu. Liên quan đến những cam kết hay khuyến nghị trong số 182 khuyến nghị mà Nhà nước VN đã đồng ý trong phiên kiểm định kỳ phổ quát tháng 6 vừa qua, thì có 1 – 2 khuyến nghị liên quan đến việc tạo điều kiện bảo vệ ‘Người bảo vệ nhân quyền’. Tuy nhiên, như hai trường hợp thực tế đã được nêu trong câu hỏi, thì tôi có thể kể ra nhiều trường hợp khác nữa, thì đây là một điều mà chúng ta phải nói rõ cho nhân dân VN và thế giới biết. Chính vì thế, những cuộc bàn luận, cuộc tọa đàm phải lên tiếng, phải gây sức ép và đòi nhà đương cục phải thực hiện các cam kết mà VN đã cam kết từ năm 1999 khi LHQ ra tuyên bố này, cũng như những cam kết mà VN đã chấp nhận trong các khuyến nghị UPR vào tháng 6 vừa qua.

Huyền Trang, VRNs: Thưa Tiến sĩ, theo ông, thì các tổ chức xã hội nên làm gì để nhà cầm quyền dừng ngay việc ‘bạo hành tra tấn’ đối với những ‘người bảo vệ nhân quyền’?

Ts Nguyễn Quang A: Tôi nghĩ các tổ chức XHDS có thể làm được rất nhiều việc: Thứ nhất, lên tiếng. Thứ hai, phải làm cho chính những người thi hành công vụ của Nhà nước hiểu rằng, họ đã vi phạm trắng trợn Luật pháp VN và vi phạm những cam kết mà VN đã cam kết với quốc tế. Chúng ta có thể tập hợp, giúp đỡ, bảo vệ những người bị bạc đãi như vậy. Chúng ta có thể dùng những cơ chế của HĐNQ LHQ để thu thập chứng cứ, bằng chứng vạch rõ những việc mà nhà chức chắc đã vi phạm. Chúng ta có thể yêu cầu các tổ chức quốc tế có những biện pháp lên tiếng, gây áp lực đối với chính quyền VN.

Tôi nghĩ bản thân những ‘Người bảo vệ nhân quyền’ ở VN, các tổ chức XHDS độc lập ở VN có thể hợp tác với nhau, ví dụ khi một người đi làm một công việc gì đấy thì có một vài người cùng đi để bảo vệ. Tất nhiên việc này không dễ thực hiện, nhưng kinh nghiệm cho thấy, nếu chúng ta hoạt động đơn lẻ thì dễ bị hành hung, và những biện pháp người ta [nhà cầm quyền] dùng côn đồ để chối bay những chuyện này. Nếu có hai ba người cùng đi để ghi lại hình ảnh, tiếng nói… làm bằng chứng, ghi lại bộ mặt của những người hành hung và tìm hiểu họ là ai, họ ở đâu… nếu họ là người của an ninh thì chúng ta vạch ra ông ấy không phải côn đồ mà ông ấy là công an. Tôi nghĩ, có rất nhiều biện pháp như thế ngăn chặn những người hành hung đối với những ‘Người bảo vệ nhân quyền’ ở VN.”

Huyền Trang, VRNs: Xin chân thành cám ơn Tiến sĩ Nguyễn Quang A

Huyền Trang, VRNs
song  
#5 Đã gửi : 27/11/2014 lúc 08:29:00(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
'Xã hội dân sự VN sẽ tiến triển mạnh'
UserPostedImage
Tiến sỹ Trần Tuấn lạc quan về triển vọng của xã hội dân sự ở Việt Nam

Mặc dù có khó khăn, xã hội dân sự ở Việt Nam đang tìm được chỗ đứng, phát huy vai trò của mình, theo ý kiến các nhà quan sát và hoạt động từ Việt Nam.

Xã hội dân sự đang khẳng định vai trò không những trong 'thực tiễn' mà còn trong 'tác động' tới sửa đổi, hình thành chính sách của nhà nước, vẫn theo ý kiến phát biểu tại cuộc Tọa đàm Trực tuyến trên Google Hangout của BBC hôm 27/11/2014.

Tiến sỹ Trần Tuấn, một nhà nghiên cứu về chính sách và phát triển cộng đồng thuộc Vusta (Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), nói với Tọa đàm:

"Chúng tôi thấy rằng trong những năm vừa qua đã có sự phát triển, chúng tôi gọi là gia tốc tăng lên ngày càng nhanh, đặc biệt trong 5 năm qua.

Còn về mặt lâu dài, chúng tôi nghĩ rằng chắc chắn Việt Nam sẽ phải chung bước với sự tiến bộ của thế giới văn minh này, có nghĩa là phát triển xã hội phải đứng trên trụ cột có nhà nước, có thị trường và có xã hội dân sựTiến sỹ, bác sỹ Trần Tuấn
"Vào khoảng hai năm gần đây, thấy rằng có sự phát triển, tiếng nói của xã hội dân sự bắt đầu dần đi vào, ngoài những vấn đề thực tiễn, nhưng đồng thời trong cả vấn đề chính sách, hoặc những tác động để thay đổi chính sách đã bắt đầu có được.

"Cho nên, trong trung hạn và dài hạn, chúng tôi nghĩ, trong thời điểm khoảng 3-5 năm tới sẽ thấy một sự thay đổi một cách mạnh mẽ hơn nữa của xã hội dân sự.

"Đặc biệt tiếng nói của xã hội dân sự trong vấn đề nghiên cứu, tác động chính sách và những vấn đề đi dần vào các lợi ích của người dân được đặt lên trên bàn để thảo luận trong vấn đề cân bằng lợi ích với các bên doanh nghiệp, cũng như bên về các lợi ích của nhà nước."

Triển vọng lâu dài
Tôi nghĩ vai trò hiện nay, lúc này đang cần là cần có sự đi đầu của những các nhà hoạt động dân sự, chúng tôi gọi là thực tiễn, để lấy thực tiễn buộc thay đổi chính sách và điểm thứ hai nữa là phải có sự vào cuộc của các nhà khoa họcTS. Trần Tuấn
Về triển vọng lâu dài của xã hội dân sự, nhà nghiên cứu cho rằng Việt Nam sẽ theo kịp bước của thế giới văn minh để có chỗ đứng cho định chế này.

Tiến sỹ Trần Tuấn nói: "Còn về mặt lâu dài, chúng tôi nghĩ rằng chắc chắn Việt Nam sẽ phải chung bước với sự tiến bộ của thế giới văn minh này, có nghĩa là phát triển xã hội phải đứng trên trụ cột có nhà nước, có thị trường và có xã hội dân sự.

"Trong đó tôi nghĩ vai trò hiện nay, lúc này đang cần là cần có sự đi đầu của những các nhà hoạt động dân sự, chúng tôi gọi là thực tiễn, để lấy thực tiễn buộc thay đổi chính sách và điểm thứ hai nữa là phải có sự vào cuộc của các nhà khoa học.

"Tôi nghĩ rằng đã đến lúc các nhà khoa học phải thể hiện mình, hay nói khác đi phải 'lột xác' so với trước. Bởi vì chúng ta thấy rằng trước đây so với bây giờ, thực tiễn bây giờ đòi hỏi các nhà khoa học phải gắn với thực tiễn hơn rất nhiều.

"Và nếu làm được việc đấy, cứ trước hết nhắm vào các vấn đề mà tôi cho rằng, chưa nói gì đến các vấn đề chính trị, thì ít nhất là vấn đề về an sinh xã hội, về vấn đề y tế, giáo dục v.v..., cũng đủ để mà xã hội dân sự, các tổ chức xã hội dân sự thể hiện được tiếng nói của mình."

'Không thể đảo ngược'
Không những chỉ là tiếp cận được với những nguồn thông tin kiến thức v.v..., mà còn có được những cái kỹ năng phát triển xã hội dân sự rất tốt, và có những mối liên kết vượt ra ngoài biên giới quốc gia, cho nên tôi nghĩ triển vọng đấy là không thể đảo ngược đượcTS. Lê Bạch Dương
Nhà xã hội học, Tiến sỹ Lê Bạch Dương, chuyên gia trong lĩnh vực phát triển xã hội, cho hay ông lạc quan về triển vọng của xã hội dân sự ở Việt Nam.

Ông nói với Tọa đàm của BBC: "Tôi khá là lạc quan, tôi nghĩ là xã hội dân sự đương nhiên sẽ tiếp tục phát triển, và điều kiện khách quan ở Việt Nam hiện nay cũng đang mở ra những cơ hội.

"Chẳng hạn Việt Nam hiện nay, đang hội nhập rất mạnh mẽ, tham gia rất nhiều những diễn đàn quốc tế song phương, đa phương, ký kết rất nhiều những công ước v.v...

"Rồi những nguồn thông tin toàn cầu thông qua hệ thống Internet, thông qua những tài liệu thông tin, những giòng di cư dịch chuyển, rồi người dân Việt Nam bây giờ cũng đi du lịch, rồi người nước ngoài vào Việt Nam và sự tham gia của những nhà tài trợ, những tổ chức quốc tế vào Việt Nam.

"Bên cạnh giúp cho Việt Nam phát triển về mặt kinh tế, về mặt thể chế, cũng có rất nhiều những chương trình khuyến khích, thậm chí đặt vấn đề bắt buộc phải có sự tham gia của người dân, tham gia của những tổ chức cộng đồng.

"Và bằng sự tham gia như vậy thì các tổ chức cộng đồng hay những tổ chức phi chính phủ, không những chỉ tiếp cận được với những nguồn thông tin kiến thức mà còn có được những kỹ năng phát triển xã hội dân sự rất tốt.

"Có những mối liên kết vượt ra ngoài biên giới quốc gia, cho nên tôi nghĩ triển vọng đấy là không thể đảo ngược được."
Theo BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.177 giây.