logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 26/11/2014 lúc 09:41:04(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
"Sự hoài nghi về lòng trung thành khi chưa 'có lửa để thử vàng' thì cũng có thể sai lầm. Vì vậy, nếu vấn đề hòa hợp và hòa giải dân tộc không được nghiêm chỉnh thảo luận giữa những người, tuy từng cầm súng bắn nhau trong chiến tranh nhưng biết tôn trọng giá trị của nhau thì dân tộc sẽ mãi mãi mắc mưu chia rẽ của Cộng sản. Do đó vấn để khẩn trương và quan trọng của đất nước hiện nay là làm thế nào đoàn kết được trong - ngoài giữa người Việt Nam cùng lý tưởng để đấu tranh loại đảng CSVN ra khỏi độc quyền lãnh đạo, để Việt Nam có dân chủ tự do và để cứu được dân tộc ra khỏi đói nghèo, chậm tiến và lạc hậu chứ không phải là lúc tranh luận về lòng yêu nước ai hơn ai..."

Vấn đề làm sao mà người Việt Nam có thể quên đi quá khứ, xóa bỏ hận thù do chiến tranh gây ra để đoàn kết xây dựng đất nước đã được viết trong “Hiệp định chấm dứt Chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” do 4 bên tham chiến: Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam ký kết tại Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973.


Từ đó đến nay (2014) đã 41 năm mà người Việt Nam ở hai bờ chiến tuyến vẫn còn xa cách như khi chiến tranh chưa kết thúc ngày 30/04/1975 phải có nguyên nhân.


Lỗi này, trước hết và duy nhất phải quy kết vào trách nhiệm của đảng và nhà nước Cộng sản mang danh Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa ở miền Bắc và những người Việt miền Nam đi theo Cộng sản được đại diện bởi Chính phủ Lâm thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam, hay Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam
Tại sao?

Bởi vì Hiệp định Paris đã nói rõ trong Chương IV về “VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN TỰ QUYẾT CỦA NHÂN DÂN MIỀN NAM VIỆT NAM” gồm những Điều rất rõ như sau:


Điều 9:


Chính phủ Hoa Kỳ và Chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng Hòa cam kết tôn trọng những nguyên tắc thực hiện quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam dưới đây:


a) Quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm và phải được tất cả các nước tôn trọng.


b) Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của miền Nam Việt Nam thông quan tổng tuyển cử thật sự tự do và dân chủ, có giám sát quốc tế.


c) Các nước ngoài sẽ không được áp đặt bất cứ xu hướng chính trị hoặc cá nhân nào đối với nhân dân miền Nam Việt Nam.


Điều 10:


Hai bên miền Nam Việt Nam cam kết tôn trọng ngừng bắn và giữ vững hòa bình ở miền Nam Việt Nam; giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng thương lượng và tránh mọi xung đột bằng vũ lực.


Điều 11:


Ngay sau khi ngừng bắn, hai bên miền Nam Việt Nam sẽ:


– Thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc, xóa bỏ thù hằn, cấm mọi hành động trả thù và phân biệt đối xử với những cá nhân hoặc tổ chức đã hợp tác với bên này hoặc bên kia;


– Bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân: tự do cá nhân, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do tổ chức, tự do hoạt động chính trị, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại, tự do cư trú, tự do làm ăn sinh sống, quyền tư hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh.


Điều 12:


a) Ngay sau khi ngừng bắn, hai bên miền Nam Việt Nam sẽ hiệp thương trên tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, tôn trọng lẫn nhau và không thôn tính nhau để thành lập Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc gồm ba thành phần ngang nhau (các bên ký kết hiểu với nhau gồm có: Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, Lực lượng thứ ba – hay phe Dương Văn Minh--, Chính phủ Cộng Hòa miền Nam Việt Nam). Hội đồng sẽ làm việc theo nguyên tắc nhất trí. Sau khi Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc nhậm chức, hai bên miền Nam Việt Nam sẽ hiệp thương để thành lập các hội đồng cấp dưới. Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ ký một hiệp định về các vấn đề nội bộ của miền Nam Việt Nam càng sớm càng tốt, và sẽ làm hết sức mình để thực hiện việc này trong vòng chín mươi ngày sau khi ngừng bắn có hiệu lực, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân miền Nam Việt Nam là hòa bình, độc lập và dân chủ.


b) Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc có nhiệm vụ đôn đốc hai bên miền Nam Việt Nam thi hành Hiệp định này, thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc, bảo đảm tự do dân chủ. Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do và dân chủ như đã nói trong Điều 9(b) và quy định thủ tục và thể thức của cuộc tổng tuyển cử này. Các cơ quan quyền lực mà cuộc tổng tuyển cử đó sẽ bầu ra sẽ do hai bên miền Nam Việt Nam thông qua hiệp thương mà thỏa thuận. Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc cũng sẽ quy định thủ tục và thể thức tuyển cử địa phương theo như hai bên miền Nam Việt Nam thỏa thuận.


Điều 13:


Vấn đề lực lượng vũ trang Việt Nam ở miền Nam Việt Nam sẽ do hai bên miền Nam Việt Nam giải quyết trên tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, không có sự can thiệp của nước ngoài, phù hợp với tình hình sau chiến tranh. Trong số những vấn đề hai bên miền Nam Việt Nam thảo luận có các biện pháp giảm số quân của họ và phục viên số quân đã giảm. Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ hoàn thành việc đó càng sớm càng tốt.


Điều 14:


Miền Nam Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, độc lập. Miền Nam Việt Nam sẵn sàng thiết lập quan hệ với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị và xã hội trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau và nhận viện trợ kinh tế, kỹ thuật của bất cứ nước nào không kèm theo điều kiện chính trị. Vấn đề nhận viện trợ quân sự sau này cho miền Nam Việt Nam sẽ thuộc thẩm quyền của chính phủ được thành lập sau tổng tuyển cử ở miền Nam nói trong Điều 9(b).


Sự thật phũ phàng


Trên giấy trắng mực đen là như thế với chữ ký cam kết của 4 bên gồm: Bộ trưởng Ngoại giao William P. Rogers (Hoa Kỳ), Trần Văn Lắm (Việt Nam Cộng Hòa), Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh (Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa) và Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thị Bình (Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam).


Nhưng trong thực tế trên chiến trường vào thời điểm này, ngót 300,000 quân đội miền Bắc vẫn hành quân trên lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa trong khi Quân đội Hoa Kỳ và đồng minh phải rút hết khỏi miền Nam Việt Nam.


Từ đó Quân lực Việt Nam Cộng Hòa phải tiếp tục chiến đấu một mình với sự viện trợ rất hạn chế về vũ khí và lương thực của Hoa Kỳ.


Theo các tài liệu của Quốc tế phổ biến trên Internet thì vào năm 1973, Việt Nam Cộng Hòa có 450.000 quân chủ lực và hơn 700.000 quân địa phương và dân vệ. Quân Đội Cộng sản Nhân Dân Việt Nam có 525.000 quân (Hoa Kỳ ước đoán 500.000-600.000), kể cả lối 220.000 trong số đó đang có mặt ở miền Nam.


Tuy nhiên về hỏa lực thì quân đội Cộng sản có số lượng gấp 3 lần hơn vũ khí và đạn được của quân đội miền Nam vì Liên bang Sô viết do Nga cầm đầu và Trung Cộng vẫn tiếp tục đổ súng đạn và lương thực vào miến Bắc để vượt Trường Sơn vào tiếp tế cho chiến trường miền Nam.


Ngược lại vì ràng buộc bởi Hiệp định Paris 1973, chính phủ Hoa Kỳ đã bị Quốc hội hạn chế viện trợ cho miền Nam Việt Nam từ 2 tỷ mỗi năm xuống còn 600 triệu, sau ngày ký Hiệp định Paris 1973.


Sau đó số tiền này bị chận lại ở Quốc hội khi phía Mỹ thấy tình hình mất Việt Nam Cộng Hòa vào tay quân đội miền Bắc không còn cứu vãn được nữa, sau cuộc tấn công của lực lượng miền Bắc vào thành phổ Ban Mê Thuột ngày 10 tháng 3/1975, mở đầu cho Chiến dịch Tây Nguyên mang “mật danh Chiến dịch 275”.


Hành động tiếp tục chiến tranh xâm lăng miền Nam ngay trong lúc đàm phán để sau này miền Bắc chà đạp lên quyền tự quyết của nhân dân hai bên miền Nam ghi trong Hiệp định Paris 1973, đã được Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hà thuộc Viện Lịch sử Đảng xác nhận trong bài viết “Hoạt động quân sự trên chiến trường miền Nam 1968-1973” vào dịp Kỷ niệm 40 năm ngày ký Hiệp định Paris về Việt Nam của Tạp chí Thế giới-Việt Nam (The World & Vietnam report) thuộc Bộ Ngoại giao Hà Nội ngày 31/01/2013.


Ông viết: "Ngày 23/3/1972, Bộ Chính trị thông qua phương án của Quân ủy Trung ương, quyết định mở cuộc tiến công chiến lược năm 1972, lấy Trị Thiên làm hướng tiến công chủ yếu. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là hướng phối hợp.


Ngày 30/3/1972, quân ta nổ súng ở Trị Thiên, mở màn cho cuộc tiến công chiến lược 1972. Ngày 2/5/1972, ta giải phóng tỉnh Quảng Trị. Đây là thắng lợi quân sự rất quan trọng, có ý nghĩa trong năm bản lề 1972 có nhiều sự kiện quân sự, ngoại giao lớn đan xen. Đó là hai chuyến thăm Trung Quốc (2/1972), Liên Xô (5/1972) của Tổng thống Mỹ Nixon gây chia rẽ và bất lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Đó là việc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân, thả mìn, thủy lôi phong tỏa các cảng, cửa sông, cửa biển của miền Bắc từ 6/4/1972 với quy mô và cường độ ác liệt hơn trước, gây khó khăn cho vận chuyển tiếp tế cho miền Nam cả đường bộ và đường thủy.


Cuộc tiến công chiến lược ở Trị Thiên và Đông Nam Bộ, Tây Nguyên đã giành được những thắng lợi rất quan trọng song cũng chịu nhiều tổn thất hy sinh (đặc biệt là trận chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị 81 ngày đêm, từ 25/6 đến 16/9/1972), đã tạo điều kiện cho đấu tranh ngoại giao thu được kết quả. Đoàn đàm phán Việt Nam tại Hội nghị Pari đã chủ động có bước đột phá, đưa ra bản dự thảo Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (10/1972), đẩy Mỹ vào thế bị động, lúng túng, phải đi vào đàm phán thực chất.


Đặc biệt, quân và dân miền Bắc, chủ yếu là Hà Nội, Hải Phòng, đã đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược bằng máy bay B52 trong 12 ngày đêm cuối năm 1972 của Mỹ, làm nên trận "Điện Biên Phủ trên không". Đây là thắng lợi quân sự lớn nhất, góp phần quyết định buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pari ngày 27/1/1973, rút hết quân Mỹ và quân đồng minh của Mỹ về nước, mở ra thời cơ chiến lược để quân và dân ta tiến lên "đánh cho ngụy nhào" vào mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của dân tộc.”


Hệ lụy của chiến thắng


Nhưng nhóm chữ “giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước” đã nói lên được điều gì?


Thứ nhất, đó là hành động tự nhổ bọt vào chữ ký của hai Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh và Nguyễn Thị Bình.


Thứ hai, nó đã gây ra tình trạng chia rẽ và hận thù dân tộc do đảng CSVN gây ra cho nhân dân miền Nam Việt Nam.


Hàng loạt những chủ trương trả thù quân nhân Việt Nam Cộng hòa, công chức, các chính đảng Quốc gia và Văn nghệ sĩ miền Nam đã được thi hành để đem hàng trăm ngàn con người vào các trại tập trung tù đầy khổ cực được mệnh danh “Cảo tạo” giả đạo đức. Nhiều ngàn người đã chết mất xác tại các trại tập trung lao động khổ sai này.


Thứ ba, khi Thủ tướng Võ Văn Kiệt nói vào năm 2005 rằng: "Chiến thắng của chúng ta là vĩ đại, nhưng chúng ta cũng đã phải trả giá cho chiến thắng đó bằng cả nỗi đau và nhiều mất mát. Lịch sử đã đặt nhiều gia đình miền Nam rơi vào hoàn cảnh có người thân vừa ở phía bên này, vừa ở phía bên kia, ngay cả họ hàng tôi cũng như vậy. Vì thế, một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn” thì ông đã nghỉ hưu, không còn tác động gì đến lớp người cầm quyền nữa.


Bởi vì lời nói, tuy tâm huyết, có suy tư của một người Lãnh đạo gốc miền Nam đã từng mất vợ và con trong cuộc oanh kích của máy bay trên một nhánh sông gần Bình Dương đã quá muộn, không sao hàn gắn được vết thương chiến tranh mà người miền Nam là nạn nhân.


Thứ bốn, danh từ “giải phóng” miền Nam của bộ đội Cộng sản miền Bắc Cộng sản, vì vậy sẽ không bao giờ có thế trả hết nợ đối với hàng chục ngàn phụ nữ Việt Nam đã bị Hải tặc cưỡng hiếp rồi quăng xác xuống biển hay bắt đi bán cho các động Mãi Dâm trong vùng Đông Nam Á. Ngàn người dân bình thường khác, trong đó có vô số trẻ em, người già cũng đã chết chìm trên Biển Đông trên đường trốn Cộng sản tìm tự do sau ngày ngày 30/04/1975.


Tuy nhiên người dân ở miền Bắc và ngay cả trong các vùng được gọi là “giải phóng” trong Nam khi còn chiến tranh cũng chẳng may mắn gì hơn đồng bào miền Nam. Họ cũng đã phải gánh chịu những mất mát khôn lường trong cuộc chiến 20 năm huynh đệ tương tàn bi thảm này.


Có ai biết được đã có bao nhiêu triệu bà mẹ mất con, người vợ mất chồng, hay thanh niên-thiếu nữ tuấn tú đã bỏ xác tại các chiến trường hay dọc đường Trường Sơn trên đường vào Nam?


Những nấm mồ hoang hay nắm xương khô của người dân Việt Nam-Bắc đã tan nát vào lòng đất Việt Nam đã nói lên được điều gì đối với những người còn sống hôm nay?


Vì vậy, ta không ngạc nhiên khi thấy ông Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nói vào năm 2005 rằng: “Đó là một vết thương chung của dân tộc cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm nó thêm rỉ máu. Cho nên tinh thần hòa hợp dân tộc phải được coi trọng. Chúng ta còn nhớ, sau ngày 30-4-1975, khi đồng chí Lê Duẩn vào Sài Gòn, vừa xuống thang máy bay, đồng chí nắm tay đưa lên cao, giọng đầy cảm xúc: “Đây là thắng lợi của cả dân tộc, không phải của riêng ai!”


Nhưng trong suốt 40 năm qua những người lãnh đạo CSVN từ thời Trường Chinh Đặng Xuân Khu đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là 6 người, thử hỏi họ đã làm gì để hàn gắn vết thương dân tộc, cải thiện đời sống cho dân hay vẫn tạo ra những bất công trong đời sống hàng ngày, kỳ thị kẻ thắng người thua và nuôi dưỡng hận thù để bảo vệ đặc quyền đặc lợi cho đàng CSVN?


Bằng chứng trong đời sống hiện nay, sau gần 30 năm được gọi là “đổi mới” (1986-2014), hai tầng lớp công nhân và nông dân là thành trì của “cách mạng vô sản” đã hy sinh xương máu giúp cho đảng CSVN tồn tại và độc quyền cai trị đất nước lại vẫn là tầng lớp phải chịu thiệt thòi và kém may mắn nhất trong xã hội Việt Nam ngày nay.


Tương lai ở đâu?


Vậy tương lai của con cháu họ sẽ đi về đâu trong vũng bùn đói, nghèo, lạc hậu, chậm tiến và kéo dài xung đột địa phương trong khi Việt Nam đang mất dần biển đảo vào tay Trung Quốc ở Biển Đông?

Tình hình bế tắc này chỉ có thể mở ra bằng con đường duy nhất là Việt Nam phải có dân chủ và tự do và đoàn kết, hòa hợp, hòa giải dân tộc để xây dựng đất nước.


Những hành động bóp nghẹt tự do dân chủ, không cho dân được quyền nói lên suy nghĩ của mình và hạn chế những quyền cơ bản con người chỉ làm kiệt quệ sinh lực dân tộc và làm mồi cho ngoại bang cai trị bằng cách này hay cách khác, trực tiếp hay gián tiếp qua tay sai và bởi những lãnh đạo nhu nhược.


Lãnh đạo CSVN cần phải chui ra khỏi “vỏ sò của trí tuệ” lạc hậu chủ nghĩa để thấy đất nước và nhân dân đang đòi hỏi một cuộc Cách mạng xã hội để tự chủ, tự cường và bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ và tài nguyên của đất nước.


Nhà nước phải biết lắng nghe tiếng nói thiện chí và chấp nhận những đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân để xây dựng đất nước. Đảng CSVN không thế cứ nói “nhà nước ta là nhà nước pháp quyền, của dân, do dân và vì dân” mà lại tước đoạt quyền làm chủ đất nước của người dân như đã diễn ra trong quá khứ và đang xảy ra trên mọi lĩnh vực trong hiện tại.


Lãnh đạo đảng CSVN cũng phải biết không có gì trên cõi đời này tồn tại mãi mãi. Cuộc đời có sinh thì phải có tử như đã xẩy đến cho Thế giới Cộng sản do Nga lãnh đạo trong thời gian từ 1989 đến 1991 ở Mạc Tư Khoa và tại các nước theo Xã hội Chủ nghĩa Cộng sản Đông Âu.


Hai văn kiện “Cương lĩnh Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lện Xã hội Chủ nghĩa” (bổ sung và phát triển năm 2011) và Hiến pháp sửa đồi năm 2013 vẫn kiên định lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng (Cộng sản) của Hồ Chí Minh làm nền tảng xây dựng đất nước đang kéo đất nước lùi lại và ngăn chặn bước tiến của dân tộc.


Lãnh đạo đảng và nhà nước chắn phải biết rõ tại sao nhân dân Nga và hàng triệu người dân khác ở Đông Âu đã vùng lên lật đổ bạo quyền, phi dân chủ và độc tài để tự cởi trói và dân chủ hóa đất nước?
Bằng chứng của tư duy lạc hậu, tiếp tục cù nhầy để “cố đấm ăn xôi Trung Quốc” và tự trói mình chỉ tiếp tục tác hại đến tiền đồ của Tổ quốc mà thôi.


Đó chính là lý do mà mấy năm gần đây, các Tổ chức dân sự tự nguyện thành lập của nhiều tầng lớp nhân dân đã ra đời ở Việt Nam để dành lại quyền làm chủ đất nước.


Nếu năm 1975, Tổng Bí thư Lê Duẩn nói ngày 30/4/1975 là “thắng lợi của cả dân tộc, không phải của riêng ai” thì có lẽ không ai nghĩ ông đã nói dối vì sau đó cũng chính ông và Bộ Chính trị đã đưa ra quyết định đày đọa dân-quân Việt Nam Cộng hòa xuống tận bùn đen để cho “vượn nhảy lên bàn thờ”, xóa bỏ hệ thống kinh tế phồn thịnh của miền Nam và phá sạch nếp văn hóa nhân bản của 25 triệu người dân miền Nam.


Những nỗi đau oan nghiệt của đại đa số người dân hai miền Nam-Bắc nói mãi cũng không hết, nhưng làm gì để thay đổi mới là vấn đề của tất cả con dân Việt Nam trong và ngoài nước bây giờ.


Bởi lẽ nếu mọi người cứ ngồi nguyền rủa bóng tối mà mỗi người không đốt lên một ngọn nến hay ngọn đèn dầu thì biết đến bao giờ mới tìm ra ánh sáng ở cuối đường hầm?


Thông điệp đòi tự do và một chế độ dân chủ từ mấy năm qua đã bung ra ở Việt Nam bởi các Nhà báo độc lập, các nhà trí thức, cựu đảng viên, và một số tướng lĩnh trong Quân đội CSVN hoạt động Dân chủ, đấu tranh đòi quyền sống con người và bảo vệ nhân quyền.


Tuy kết quả vẫn còn hạn chế nhưng những người can đảm thành lập các tổ chức dân sự xã hội vẫn không nản chí và tiếp tục dấn thân, bất chấp bị công an, côn đồ khống chế, tấn công, xuyên tạc hay bị phạt tù bất công trong nhiều năm.


Họ rất cần sự tiếp tay của mọi người Việt Nam trong và ngoài nước để tạo thành một phong trào quần chúng đòi lại quyền làm chủ đất nước và xóa bỏ độc tài Cộng sản.


Trường hợp Điếu Cày Nguyễn Văn Hải


Một trong những người tù lương tâm này là Nhà báo tự do Điếu Cày Nguyễn Văn Hải. Ông mới bị trục xuất ra khỏi Việt Nam ngày 20/10/2014 sau 6 năm 6 tháng bị hành hạ, đày đọa qua 11 nhà tù từ Nam ra Bắc.


Một số đông đồng hương người Việt đã tự ý ra phi trường Los Angeles tối 2/10/2014 đón Ông trong không khí nồng ấm đầy tình người với nhiều Cờ Vàng 3 Sọc đỏ mang theo. Nhưng chỉ ít ngày sau, một làn sóng dữ của dư luận đã cáo buộc ông đã từ chối nhận lá cờ Vàng 3 Sọc Đỏ của Việt Nam Cộng hòa, và coi ông đã “không muốn đứng vào hàng ngũ những người đã đấu tranh cho ông và những người tù lương tâm khác.”


Tuy nhiên, câu chuyện đã không được nói đúng như những gì đã xảy ra khiến cho vấn đề “hòa hợp, hòa giải dân tộc” giữa người Việt ở 2 bờ chiến tuyến gặp nhiều khó khăn.


Trong cuộc phỏng vấn của Thông tín viên Mặc Lâm đài Á Châu Tự do (RFA) ngày 29/10/20134, Ông Ngô Chí Thiềng, người chứng kiến sự việc ngay từ đầu cho biết những gì ông thấy:


“Hôm đó tôi cũng có mặt ở đó để đi đón anh Điếu Cày. Nói thực ra là đồng bào rất háo hức rất nhiều người mang theo cờ. Cá nhân tôi không biết là có nên mang cờ theo hay không vả lại mình cũng nghĩ nhiều khi tế nhị nhưng khi tới nơi thì tôi thấy rất nhiều cờ. Trước khi anh Điếu Cày xuất hiện thì chúng tôi nói chuyện gặp gỡ nhau, đi tới đi lui vòng vòng.


Đùng một cái ông Điếu Cày và hai người Hoa kỳ trong Bộ ngoại giao đi theo với ông Điều Cày đi ra bằng một cổng khác, đi bọc hậu đàng sau lưng mình. Tất cả mọi người bu vô rất đông, người thì sờ anh Điếu Cày, người thì cầm bao thư đưa tiền, tôi biết chắc là anh Điếu Cày khi đó mệt mỏi lắm mà bà con người thì muốn sờ tay người thì muốn sờ lưng ổng, đập đập ổng muốn giúi cho ổng bao thư.


Người thì cầm cờ Mỹ người thì cầm cờ vàng…. Người cầm cờ vàng thì đưa lên thôi chứ không thấy người nào đưa vào mặt bảo ảnh cầm cả. Tôi chỉ đứng cách anh Điếu Cày chừng 4 người thôi. Lúc đó anh Điếu Cày quay sang bên trái của tôi còn anh Truật đưng ngay bên phải của anh Điếu Cày mới đưa lá cờ lên. Anh Điếu Cày lúc ấy chưa nhìn thấy. Trước khi giơ lá cờ thì anh Truật vỗ vai anh Điếu Cày nhưng anh ấy vẫn không quay lại anh Truật lại đưa lá cờ lên nhưng ngay khi ấy anh chàng Mỹ đi theo bảo vệ anh Điếu Cày rất vất vả đề đẩy những cánh tay ra ngoài tại vì họ sợ nhỡ có ai làm gì bậy bạ thì sao? Tôi thấy anh ta đẩy lá cờ qua tay phải của anh Điếu Cày thì anh Truật ảnh thấy vậy ảnh chỉ rút là cờ lại và ảnh cười.”


Mặc Lâm viết tiếp: “Ông Đinh Quang Truật, người cầm lá cờ đưa cho ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải thuật lại sự việc cũng giống với những gì mà nhân chứng kể, ông Truật nói:


Tên tôi là Đinh Quang Truật nguyên là cựu sĩ quan hải quân Quân lực VNCH. Tôi và một số anh em có mang theo một số cờ quốc gia và một ít cờ Mỹ, mục đích là tới có hình thức chào đón anh Điếu Cày cho nó được long trọng.


Chính tôi cầm một số cờ đó tôi phân phát cho đồng hương tới đón anh Điếu Cày. Khi anh xuất hiện có một số bà con bảo tôi anh cố gắng anh đưa lá cờ cho anh ấy… thành ra tôi cũng cố gắng len lỏi đám đông đang vây anh Điếu Cày. Ngoài bà con vây anh Điếu Cày còn một số phóng viên của các đài và lúc đó anh đang tập trung trả lời phỏng vấn. Tôi vỗ vai anh ấy để anh chú ý và anh ấy hơi quay ngang về phía tôi một chút. Lúc ấy người nhân viên Bộ Ngoại giao bảo vệ cho anh ấy gạt tay tôi ra.
Trong lòng tôi nghĩ rất thành thật như thế này thái độ của anh Điếu Cày cũng như động tác của anh nhân viên Bộ ngoại giao thì tôi không coi đó là sự khước từ việc cầm lá cờ vì tôi nghĩ rằng lúc đó anh Điếu Cày được đồng bào vây kín như là nêm cối. Anh Điếu Cày có đưa tay lên để lấy lá cờ cũng khó vì lúc ấy anh đang tập trung trả lời phỏng vấn của các phóng viên.”


Câu chuyện giản dị chỉ có thế thôi, nhưng tiếng lành thì ít là tiếng dữ lại bay xa khiến cho có nhiều người Việt Nam ở Hoa Kỳ và một số nơi khác đã “tam quốc diễn nghĩa” với nhiều thêu vẽ làm cho vấn để nghiêm trọng và gây tranh cãi mất nhiều công sức của người tham gia.


Thậm chí có người còn đặt cả điều kiện tiên quyết “nếu không đứng chào cờ nghiêm chỉnh, không nhận lá cờ Vàng 3 Sọc Đỏ” thì sẽ không được tiếp xúc, dù anh Điếu Cày chỉ muốn đến để cảm ơn!


Và tại cuộc gặp gỡ đồng hương tại Washington D.C, tối ngày 23/11/2014, có một số người đã chất vấn anh Hải như “tra khảo” quyết liệt không kém như anh bị lấy cung tại các nhà giam Việt Nam!

Tôi ngồi nghe mà trong lòng nghẹn ngào để nhớ lại 4 trường hợp lịch sử đã xảy ra trong chiến tranh Việt Nam cũng liên quan đến “là cờ và lòng con người”.


- Trường hợp thứ nhất ở ngay trong Dinh Độc Lập thời Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, khi người Phụ tá Chính trị của Tổng thống là Vũ Ngọc Nhạ bị phát giác là “điệp viên của Cộng sản” gài vào Dinh để thu góp tin tức cho Hà Nội.


Chắc hẳn đã nhiều lần trong đời ở miền Nam thì Vũ Ngọc Nhạ, sau 1975 lên chức Thiếu tướng tình báo Cộng sản, đã đứng nghiêm chào lá Quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa!


- Trường hợp thứ hai là Nhà “siêu tình báo chiến lược” đội lốt Nhà báo Phạm Xuân Ẩn. Ông Ẩn cũng từng là Sĩ quan Quân đội Quốc gia Việt Nam rồi Việt Nam Cộng Hòa đã được gửi đi học tham mưu và báo chí ở Hoa Kỳ bằng tiền thuế của người dân miền Nam.


Nhà báo Phạm Xuân Ẩn làm cho nhiều báo ngoại quốc, nhưng lâu năm và được tín nhiệm nhất khi ông làm cho Tạp chí Times vì ông Ẩn có mối giao thiệp rộng rãi với Chính quyền VNCH và các Tòa Đại sứ ngoại quốc, quan trọng nhất là Hoa Kỳ tại Sài Gòn.


Cũng như trường hợp Vũ Ngọc Nhạ, ông Ẩn được phong hàm Thiếu tướng Tình báo CSVN sau 1975!


- Trường hợp thứ ba là Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, sinh năm 1923 là phụ tá Tổng tham mưu trưởng cuối cùng của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa sau khi Đại tướng Dương Văn Minh nhận chức Tổng thống từ tay Cụ Trần Văn Hương ngày 28/4/1975. Ông mang bí danh S7 hay Sao Mai là cơ sở của Ban binh vận Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam.


Chính tướng Hạnh là người đã thúc đẩy Tổng thống Dương Văn Minh quyết định kêu gọi Quân lực Việt Nam Cộng Hòa buông vũ khí đầu hàng quân Cộng sản ngày 30/04/1975, khi lá Quốc kỳ Nền Vàng 3 Sọc Đỏ của VNCH vẫn còn bay trên Dinh Độc Lập.


- Người thứ bốn liên quan đến Thượng tá Tám Hà của Quân đội CSVN đã bỏ hàng ngũ ra hồi chánh với Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa trước Cuộc tấn công miền Nam Tết Mậu Thân của Cộng sản.


Tài liệu của CSVN sau 30/4/1975 tiết lộ, những bí mật hành quân và tấn công vào đô thị miền Nam năm 1968 bị ông Tám Hà báo cáo với chính phủ VNCH đã gây thiệt hại to lớn cho quân CSVN trong thời kỳ ấy.


Hiển nhiên Thượng tá Tám Hà cũng đã rất nhiều lần đứng chào cả 2 lá cớ Mặt trận Giải phóng miền Nam và cờ Đỏ Sao Vàng.


Như vậy, thiết tưởng chuyện “trung thành với lý tưởng của lá cờ” của người cầm cờ hay chào cờ cũng chưa chắc ai đã trung thành hơn ai trong mặt trận đấu tranh tư tưởng.


Chỉ khi nào người ta phải đối diện với thực tế thì lương tâm mới hiện ra chăng, hay cũng có thể thay đổi tùy hoàn cảnh?


Tuy nhiên, sự hoài nghi về lòng trung thành khi chưa “có lửa để thử vàng” thì cũng có thể sai lầm. Vì vậy, nếu vấn đề hòa hợp và hòa giải dân tộc không được nghiêm chỉnh thảo luận giữa những người, tuy từng cầm súng bắn nhau trong chiến tranh nhưng biết tôn trọng giá trị của nhau thì dân tộc sẽ mãi mãi mắc mưu chia rẽ của Cộng sản.


Do đó vấn để khẩn trương và quan trọng của đất nước hiện nay là làm thế nào đoàn kết được trong- ngoài giữa người Việt Nam cùng lý tưởng để đấu tranh loại đảng CSVN ra khỏi độc quyền lãnh đạo, để Việt Nam có dân chủ tự do và để cứu được dân tộc ra khỏi đói nghèo, chậm tiến và lạc hậu chứ không phải là lúc tranh luận về lòng yêu nước ai hơn ai./-

(11/014)
Phạm Trần
song  
#2 Đã gửi : 26/11/2014 lúc 09:43:09(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Điếu Cày nên hành động
Những gì thuộc về con người đều không xa lạ đối với tôi - Triết gia Térence (190-159 B.C).


Đa nguyên là gì?

Một trong những bản chất căn bản của con người là tính tư hữu của cá nhân trên mọi lĩnh vực. Đó là nguồn cội của đa nguyên, nhưng thuở hồng hoang, con người chưa phát hiện bản chất vốn có sẵn do tạo hóa ban tặng. Cùng với đà phát triển, từ đó loài người dần định hình và xác nhận tính đa nguyên, rồi tạo ra một hệ thống học thuật liên quan.


Đa nguyên nghĩa là chấp nhận tính đa dạng, muôn mặt, mọi sắc thái của con người. Trong chính trị, đa nguyên nghĩa là xác nhận tính phong phú về các mối quan tâm và niềm tin phổ quát. Đa nguyên, nói một cách giản dị, không vì tôn quan điểm của mình mà đè bẹp quan điểm của người khác, dù dưới bất kỳ hình thức hay cương vị nào. Vì lẽ đó, điều 19 khoản 1 trong "Công ước quốc tế về các quyền dân sự & chính trị" (ICCPR) nói rõ:


Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp.


CSVN từ nhận định sai lầm cơ bản và gần như không hiểu biết gì về "tính đa nguyên", nên họ đã đi ngược lại quy luật tiến hóa của xã hội loài người, bằng cách bóp chết nó hay ít nhất "định hướng" theo chuẩn "đơn nguyên" của họ. Thực tế đã chứng minh rất nhiều [1].


Tuy nhiên, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào về (vũ trụ và) con người cũng đều có ngoại lệ. Chính vì lẽ đó, mới xuất hiện những từ ngữ: anh hùng, phi thường, vĩ đại v.v... [2] để tôn vinh và ghi ơn những Con Người, biết gạt bỏ những tư hữu cá nhân bình thường để mưu cầu lợi ích cho dân tộc, quê hương và cho cả nhân loại.


Suy nghĩ từ buổi "gặp gỡ đồng hương"


Ngày 24/11/2014, Bản tin Hoa Thịnh Đốn (thuộc đài SBTN?) đã tổ chức buổi "gặp gỡ đồng hương" giữa blogger Điếu Cày và người Việt hải ngoại (NVHN) tại vùng Hoa Thịnh Đốn [3]. Buổi "nói chuyện" diễn ra trong 1 giờ 36 phút.


Sau lễ chào cờ, ông Võ Thành Nhân cho biết, mục đích "buổi gặp gỡ" là để người Việt trong và ngoài nước cảm thông, san sẻ và hợp lực để giải thể chế độ CS sao cho hiệu quả. Sau khi kết thúc, sẽ có một tiệc trà nhằm để mọi người quây quần hàn huyên tâm sự thêm.


Sau khoảng 10 phút đầu "cuộc nói chuyện", tinh thần "đồng hương" dần bị xao lãng và chuyển qua những tình tiết gây căng thẳng, lẽ ra không đáng có.


Vài vị cao niên là cựu quân nhân thuộc quân lực VNCH, thay vì đặt câu hỏi, họ dùng 2 phút (theo quy định) để giãi bày phần lớn những tâm tư và cảm xúc trước... Điếu Cày - một tù nhân lương tâm vừa đến Mỹ - sau khi bị CSVN tống khứ - được 1 tháng (!) Điều này có nghĩa Khách thể (các vị cựu quân nhân) và Chủ thể (Điếu Cày) đã so le trong cuộc "nói chuyện".


Nói cách khác, Khách thể đã chọn lầm Chủ thể để giãi bày thông qua những lời chỉ trích. Bởi Điếu Cày sinh năm 1952, ông buộc phải nhập ngũ 1970, khi 18 tuổi, dù muốn hay không. Điếu Cày cũng chưa bao giờ là đảng viên ĐCSVN và chỉ là một anh bộ đội quèn.


Những năm tháng đó, rất nhiều gia đình miền Bắc, phải hứng chịu mọi ngược đãi man rợ từ CS, nếu như gia đình có con trai mà không "đăng lính". "Một người làm cả họ chịu" là vậy [4]. Ngay cả hiện nay, chế độ gọi là "nghĩa vụ quân sự", đông đảo bạn đọc cũng nhận thấy, không có mấy thanh niên nào "khí thế lên đường thi hành nghĩa vụ thiêng liêng đối với tổ quốc" - như CS luôn rêu rao. Hiện nay, giới công an (nhấn mạnh công an quèn như CSGT) muốn lấy vợ lấy chồng cũng vẫn còn phải xin phép "đảng" như cách đây nhiều chục năm về trước. Có ai không thấy "ớn lạnh" về tính "sắt máu" của CS?


Nói chi tiết như trên để thấy, việc lên án và mạt sát nặng nề sẽ dễ dàng nhận đồng thuận phần lớn, một khi, trước mặt các vị cựu quân nhân quân lực VNCH là những người CS đã và/hoặc đang giữ cương vị lớn, quan trọng, chi phối, điều khiển toàn bộ nhân lực, tài lực, vật lực trong cuộc cưỡng chiếm quốc gia VNCH, hoặc những "người thừa kế" chính thức với cương vị cấp cao (ví dụ 16 ông (bà) trong Bộ Chính trị đương thời) từ cuộc cưỡng chiếm đầy tráo trở, lật lọng khởi từ hiệp định Paris 1973 với "chiến thắng" phi chính nghĩa, vô nhân đạo cùng hành xử đê hèn đối với quân - cán - chính VNCH thông qua nhiều hình thức trả thù và đày đọa.


Do đó, có thể hiểu được và hoàn toàn cảm thông được những giãi bày đầy uất ức với tâm trạng giằng xé, ngập tràn nỗi niềm của các vị cựu quân nhân quân lực VNCH. Đó là một tâm lý bình thường trong một sinh lý bình thường của con người, như triết gia Térence đã phát hiện và công nhận từ trước khi Chúa ra đời. Hình ảnh chất chứa oan trái nhiều năm và chỉ chờ cơ hội tuôn trào ra là điều dễ nhận thấy trong Khách thể nói trên. Chỉ duy, tâm trạng đó không được kiểm soát (self-control) - đây cũng là điều bình thường nốt.


Mục đích chính của nhà tổ chức đã nói rõ, đó là cuộc "gặp gỡ đồng hương" với mục tiêu rõ ràng, đồng thời được ghi hình và truyền rộng rãi, tức đã mang tính chất công luận, không còn ý nghĩa "đồng hương" tâm sự riêng hay chê trách lẫn nhau (những điều không đại diện phổ quát). Ý kiến này, tôi nêu lên không có nghĩa cần giấu giếm hay gạt bỏ những lời chỉ trích, lên án, mạt sát CSVN, nhưng xin nhấn mạnh, Khách thể đã:


- Không đúng về đối tượng.
- Không đúng trong bối cảnh và hoàn cảnh.
- Không đúng mục đích nhà tổ chức đề ra.
- Không quan tâm đến tính đa nguyên.


Tuy nhiên, bà Kim Oanh (người phụ nữ mặc áo dài tím) rất tinh tế và nhạy bén khi đến lượt phát biểu, bà nhắc đi nhắc lại, bà đến với tư cách cá nhân không đại diện cho ai, như nhắn gởi tế nhị cho các vị cựu quân nhân VNCH và hành động khoác scarf biểu tượng Cờ Vàng lên cổ Điếu Cày, cùng những lời nói đặc trưng cho tính bao dung và độ lượng của Phụ Nữ Việt Nam, đã xua bớt đi không khí căng thẳng. Phải công nhận, Phụ Nữ Việt Nam thật tuyệt vời trong nhiều tình huống giữa "cánh đàn ông" với nhau. Xin bày tỏ lòng cảm kích và hoan hô bà Kim Oanh với nghĩa cử giản dị.


Điếu Cày cần cân nhắc?


Trong bài "Từ blogger Điếu Cày đến Hoa Kỳ phần 1", tác giả viết bài đã đề nghị độc giả chấm điểm Điếu Cày, nhằm giúp anh khắc phục những khuyết - nhược điểm và để bình thường hóa con người anh, đó chính là xóa dần những nghi ngờ chính đáng [5] trong cộng đồng NVHN, cũng nhằm nắn lại những luận điệu bóp méo của những người tấn công vô căn cứ, không chỉ riêng Điếu Cày.


Qua "buổi gặp gỡ đồng hương", tôi xin phép đưa ra vài nhận định về những điểm anh Điếu Cày cần cải thiện, bằng tinh thần xây dựng và luôn ủng hộ anh cũng như ủng hộ các TNLT khác [6]


1. Những cuộc phỏng vấn, hội luận, tọa đàm v.v... diễn ra khá dày đặc, so với 1 tháng, khi Điếu Cày đến Mỹ. Đối với một người tù kiên cường trong chế độ CS, nhất định về sức khỏe cần dành thời gian chữa bệnh và tịnh dưỡng, tập thể dục nhẹ hợp lý. Do đó, có vẻ các cơ quan truyền thông quốc tế "quá nhiệt tình" khi "khai thác" Điếu Cày?


2. Từ ý trên, dẫn đến, nội dung từ các tổ chức truyền thông xoay quanh Điếu Cày gần như lặp đi lặp lại: quan điểm & nhìn nhận của cá nhân, vai trò cá nhân trong đấu tranh hiện nay, mục tiêu, hay xoay quanh CLBNBTD và về... "vụ lá cờ". Có thể nói, những ai quan tâm cũng sẽ thấy quanh đi quẩn lại, chủ đề chỉ gói gọn như thế.


3. Anh Điếu Cày, vì thế cũng chưa hợp lý hóa thời gian 1 tháng ít ỏi vừa qua. Tôi trộm nghĩ, có vẻ vì đáp lại lòng thương mến của đông đảo quần chúng, anh khó nói lời từ chối? Nói cách khác, anh đã làm việc hơi quá sức đối với sức khỏe. Có vẻ như anh bị "trôi" đi theo nhu cầu? Vì thế, sự chuẩn bị xuất hiện trước công chúng về nội dung trình bày, cho thấy chưa đủ chiều sâu và nhạt dần cho những lần xuất hiện về sau.


4. Một điều nữa, dù là hình thức, nhưng khá quan trọng: Kỹ năng như một diễn giả trước công chúng, có lẽ anh chưa bao giờ được cung cấp kỹ thuật đó và cũng do đó nó dễ bị mài mòn dần qua nội dung không mới, cũng như dễ gây cảm giác nhàm cho giới quan sát và đông đảo độc giả. Mặc dù, với nhận xét cá nhân, tôi thấy Điếu Cày có năng khiếu trở thành diễn giả và hùng biện. Tuy nhiên, trong nghệ thuật trình bày, còn những chỗ anh cần được giúp đỡ, đặc biệt không nên đưa ra những câu chữ không sát nghĩa (như vụ lá cờ trong hội luận lần đầu tiên với SBTN) và một số kỹ năng khác (lợi thế của Điếu Cày là chiều cao lý tưởng, giọng nói ấm và khá rõ, nhưng dáng đi cần chỉnh sửa một chút, cách phát âm cần tròn chữ hơn, cách ngồi và diễn đạt cũng như nét mặt biểu lộ cảm xúc cần biết tiết chế v.v...)


5. Sự thiếu hụt thông tin không tránh khỏi trong gần 7 năm qua - một yếu tố khách quan. Điếu Cày không thể "ngốn" lượng thông tin ngồn ngộn như thế chỉ 1 tháng vỏn vẹn (đặc biệt chỉ riêng 2 tác phẩm Bên Thắng Cuộc và Đèn Cù, Điếu Cày cũng đủ ná thở). Với sự biến chuyển quá nhanh về tình hình VN và thế giới trong hơn 6 năm Điếu Cày đi tù, để tiếp nhận lượng thông tin của cả thời gian dài, một cách có hệ thống và phân loại chúng theo chủ đề, chẳng là việc dễ dàng chút nào. Có lẽ Điếu Cày cần một nhóm bạn (tôi nghĩ là khoảng 2 - 3 người theo dõi sát tình hình VN và thế giới trên mọi lĩnh vực) để giúp anh có thể nắm vững lại tình hình diễn biến gần 7 năm qua.


6. Việc Điếu Cày nhận lời viết blog cho RFA, có vẻ chưa phải là việc cấp thiết? Bởi người viết blog và facebook (đề tài chính trị - xã hội - biển đảo - nhân quyền v.v...) đã tăng trưởng rất nhanh trong suốt 6 năm qua. Nó đã khác quá xa so với 7 năm trước và có vẻ Điếu Cày không cần chú mục nhiều lắm với tư cách chỉ là một blogger? (Đừng tính chuyện cạnh tranh với tui à nha! hê hê hê!).


7. Quan điểm xuyên suốt của Điếu Cày: Truyền Thông & sử dụng nó kết nối trong ngoài nước để đưa sự thật tiếp cận ngày càng nhiều và nhanh đến dân trong nước. Suy cho cùng, khi dùng "Truyền Thông" như thế, nó chỉ là phương tiện, dù là phương tiện quan trọng nhất, đó không phải cứu cánh của Điếu Cày. Vai trò, khả năng và vị trí của anh đã khác quá nhiều, để đáp ứng sự mong mỏi của đông đảo người dân trong và ngoài nước. Mục tiêu của anh đặt ra phải lớn lao hơn, hữu hiệu hơn và thiết thực hơn theo kỳ vọng của đông đảo quần chúng trong và ngoài nước với tình hình hiện nay.


8. Và còn nhiều điều khác, không tiện trình bày công khai...


Kết

Tôi biết vài lĩnh vực, nhưng khổ nỗi cái nào cũng một chút. Âm nhạc? Một chút. Kinh doanh BĐS? Một chút. Kế toán- thống kê? Một chút. Quản trị nguồn nhân lực (human resource management)? Một chút. Xem Tử vi? Một chút. Năng khiếu viết (chửi CS)? Một chút v.v... Nên đời tôi mới ra một chút... xà bần như ngày nay.


Do đó, tôi nghĩ với một chút xà bần này, chỉ mong góp... một chút, làm cái nền cho những cá nhân/nhóm bạn/phong trào/hội đoàn/đảng phái liên kết rồi đi đến đoàn kết để làm cách mạng GIẢI PHÓNG DÂN TỘC x TỰ DO DÂN CHỦ thành công. Thành công đó, tất nhiên có "một chút xà bần" này hưởng. Ít nhất, tôi có thể hít thở không khí tự do dân chủ khi thoát đời nô lệ.


Hy vọng đông đảo độc giả, cả các vị cựu quân nhân quân lực VNCH và anh Điếu Cày đọc xong cùng cười (nhưng không xòa) mà nhận ra sự ý nhị phía sau những con chữ.

Nguyễn Ngọc Già
___________
Chú thích:


[1] Ví dụ về "tính đa nguyên" bị bóp chết trong lĩnh vực âm nhạc: Đông đảo người yêu chuộng âm nhạc nhận thấy, sau 1975, các ca sĩ hầu như hát cùng một kiểu phát âm (vocal), một giọng [đại đa số là tenor (nam), soprano (nữ)], một cách trình diễn, một âm sắc na ná như nhau mà người xem bình thường, khi không nhìn mặt, không thể phân biệt được người này với người kia.


[1] Ví dụ về "tính đa nguyên" bị bóp chết trong tiêu chuẩn nhan sắc phụ nữ VN: dạo này các cô gái Việt trong nước, hình như "chuẩn đẹp" phải: mặt V-line, mũi S-line? Do vậy, các người đẹp không khác những mannequin di động. Hãy nhìn các hoa hậu VN những năm sau này, ngày càng "nhạt nhòa" về nhan sắc và tri thức cũng không tạo ra được một bước chuyển nào khá hơn, kể cả vốn liếng Anh ngữ. Vì thế, mơ về một Hoa hậu Hoàn Vũ hay Miss World là cô gái VN, hãy còn quá xa vời.


Đưa ví dụ về âm nhạc, sắc đẹp nhằm mục đích để dễ dàng nhận được đồng tình từ đông đảo độc giả, bởi lĩnh vực ngỡ như xa xôi với tính đa nguyên - vốn tưởng chỉ tác động trên lĩnh vực chính trị (khô như ngói).


[2] Những từ ngữ mà người CS vốn dĩ lạm dụng và bóp méo quá nhiều và quá lâu, đến nỗi ngày nay những từ ngữ đáng trân trọng đó trở nên lố bịch, hay được nhắc đến trong những thể loại trào phúng, chấm biếm nhiều hơn là ngược lại chứng thực cho một cá nhân hay một nhóm người/hội đoàn/đảng phái/phong trào nào đó. Nó cũng là bi kịch cho chữ nghĩa Việt Nam! Vì chính những từ ngữ này bị mai một theo năm tháng, như một "chứng tích" cho tính chất suy đồi về đạo đức và vong bản về văn hóa của CSVN.


[3] http://www.youtube.com/watch?v=IiGam3ktvhw


[4] Hai người cậu trốn ngoại tôi đi tập kết, sau 75 vô Sài Gòn đã kể cho tôi nghe, sự thật là như vậy. Những lời lòe mị như trong "phim ảnh, sách báo" chỉ là mị dân. Thậm chí, sau 1975, cả thời gian dài, dù không phải bộ đội hay công an, chỉ cần làm trong "nhà nước", muốn kết hôn cũng phải "xin phép" tổ chức. Nhiều người ở SG sẽ làm chứng cho tôi, khi trong hôn lễ, chủ hôn hay có câu: "Được phép (hay được sự đồng ý) của tổ chức và gia đình, hôm nay chúng tôi...".Một thời điêu linh và đần độn đến man di mọi rợ của CS vẫn vương vãi trong ngành CA hiện nay!!!


[5] Nghi ngờ chính đáng là phương tiện khoa học cần thiết trong nghiên cứu và đấu tranh chính trị (cả lĩnh vực khoa học khác, nên các khoa học gia mới sáng chế ra các loại phép thử trong các lĩnh vực, để xác nhận tính chính xác hay chính đáng môn khoa học mà họ đang nghiên cứu), đặc biệt đối với thói bịp bợm của CS. Chỉ hy vọng độc giả quan tâm đến tính chất "NGHI NGỜ CÓ CĂN CỨ" và phân tích, nhận định theo logic học. Đó cũng là một thuộc tính của đa nguyên.


[6] Điều này không có nghĩa, cá nhân tôi (xin nhấn mạnh cá nhân tôi) nhìn tất cả những người ở tù hiện nay hay sống đời lưu vong đều là TNLT hoặc bất đồng chính kiến.
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.556 giây.