logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 02/12/2014 lúc 05:57:27(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Thời 1954-75, các nhà thơ ở miền Nam, với những mức độ khác nhau, đều hoài nghi, hơn nữa, phủ nhận toàn bộ những nền tảng ý thức hệ và thẩm mỹ trên đó Thơ Mới thời 1932-45 được xây dựng.

Trước hết là hình ảnh nhà thơ như một cái tôi cá thể.

Không còn nghi ngờ gì nữa, khí quyển văn hoá của thơ miền Nam vẫn là bầu khí quyển của chủ nghĩa cá nhân. Có điều, nếu chủ nghĩa cá nhân trong giai đoạn 1932-45 là một thứ chủ nghĩa cá nhân đầy tự tin và tự hào một cách ngây thơ thì chủ nghĩa cá nhân trong giai đoạn 1954-75, sau những năm kháng chiến hào hùng, khốc liệt, đầy ngang trái và đầy cay đắng, trở thành “phải chăng” hơn: cái “tôi” cá thể được hiểu như một cái riêng chứ không phải là một cái khác, càng không phải là một cái gì lớn lao, tuyệt đối. Nhà thơ không còn là “con chim đến từ núi lạ” (Xuân Diệu) mà chỉ là “một con chim bói cá / lặn tìm vuông đời mình” (Du Tử Lê), không còn đi những bước đi đặc dị: “Chân mình vẫn lạc dấu nghìn chân” (Trần Huyền Trân) mà chỉ muốn hoà hoãn với cuộc đời: “Tôi bây giờ sống thu thân / Sống cam phận nhỏ chia phần an vui” (Nhã Ca); không còn khệnh khạng: “Tôi: thù nhân của Số Nhiều” (Vũ Hoàng Chương) mà ý thức rất rõ trong cái riêng của mình có cái chung của nhân loại: “Tôi là một người là một đám đông” (Tô Thuỳ Yên).

Trước, nhà thơ tự coi mình như một kẻ có phẩm chất đặc biệt và cao cả, khác hẳn phàm trần, không thể có tri âm giữa trần, nên chỉ trò chuyện với vũ trụ, với trăng sao. Nay, ngược lại, nói như Thanh Tâm Tuyền, “người làm thơ... chỉ là tên ăn mày lẩn giữa đám đông khốn cùng với một mẩu tự do còn sót lại” (1) Chỗ đứng của nhà thơ là ở “giữa lòng cuộc đời”, như nhan đề một tập thơ của Quách Thoại. Thơ Thanh Tâm Tuyền: “Mỗi hoàng hôn tôi bước cùng đám đông / lòng khẩn cầu cách mạng”; thơ Tô Thuỳ Yên: “Tôi ra giữa công trường cất tiếng kêu oan”.

Thấp thoáng đâu đó, trong những câu thơ vừa dẫn, có chút ảnh hưởng của thơ thời kháng chiến chống Pháp chăng? Có thể. Chỉ có điều khác là: các nhà thơ kháng chiến, ngay cả trong những năm đầu, thường chỉ đứng trong đội ngũ. Còn các nhà thơ sau này lại đứng giữa cuộc đời, cái cuộc đời được thu gọn lại vào một biểu tượng: đám đông. Ở trong đội ngũ thì cần đồng phục. Ở giữa cuộc đời thì không.

Hơn nữa, cái tôi cảm xúc cũng không còn giữ được vị thế uy nghi như trước. Trong phong trào Thơ Mới, các nhà thơ coi sự đa cảm và nhạy cảm là đặc sản của những thiên tài nên cố sức phô bày cảm xúc trong thơ. Ai cũng muốn khoe khoang, như Tế Hanh: “Tôi là triệu phú rất nhiều yêu”, như Nguyễn Bính: “Tôi như một kẻ sa lầy trong yêu”, như Xuân Diệu: “Tôi không biết, không biết gì nữa cả / Chỉ yêu nhiều là tôi biết mà thôi”. Có điều, bị chi phối bởi quan điểm thẩm mỹ chỉ coi là đẹp những gì nhẹ nhàng thơ mộng, cảm xúc của họ, do đó, cũng dừng lại ở mức độ nhẹ nhàng và thơ mộng. Yêu, thường chỉ là yêu thầm. Nhớ, thường chỉ là nhớ xa xôi. Buồn, thường chỉ là buồn vô cớ. Cái dằn vặt của Vũ Hoàng Chương, cái khắc khoải của Thâm Tâm, của Trần Huyền Trân, cái phẫn uất của Nguyễn Vỹ, cái thống thiết của Chế Lan Viên, của Hàn Mặc Tử, một phần không nhiều so với toàn cảnh Thơ Mới, phần khác, quan trọng hơn, tất cả đều bị dịu lại, đằm xuống vì những điệu thơ có vần, có nhịp, mềm mại và ngân nga. Cảm xúc trong Thơ Mới, do đó, dần dần bộc lộ nhiều khuyết điểm rõ rệt: trước hết là đơn điệu, sau nữa, cùng với những cơn địa chấn dữ dội của đất nước, của lịch sử, trở thành giả tạo. Tâm hồn con người không còn thanh bình và êm ả như xưa. Trên khắp đất nước đang ầm ầm lửa đạn, trong khắp thành phố đang ầm ầm những tiếng động cơ: chiến tranh và xu hướng đô thị hoá gấp gáp khiến cho tâm hồn con người cũng nổi gió, nổi bão. Ý thức thẩm mỹ ở cả hai miền đều đổi khác. Nói như Bùi Giáng, “chúng ta đứng trước những phong ba, linh hồn chúng ta mang những ưu tư khắc khoải. Thơ trữ tình, thơ yêu đương vớ vẩn nhớ nhung kia [tức Thơ Mới], chúng ta bỏ trôi mất hút, không một chút bận tâm.” (2)

Gắn liền với sự khắc khoải, cảm xúc thường bị đẩy đến mức cực đoan. Người ta không còn thầm thì than thở nữa. Hoặc người ta chịu đựng hoặc người ta gào thét. Chịu đựng thì như trường hợp của Quách Tấn: đối diện với sự bất hạnh, ông không khóc, ông không nói; mọi cảm xúc đều bị ghìm nén lại; “nhất nhất cái gì cũng quạnh quẽ, hiu hắt, tịch mịch” (3). Gào thét thì như trường hợp Thanh Tâm Tuyền: “Tôi không ca ngợi tình yêu, tôi nguyền rủa tình yêu. Mỗi tiếng, mỗi lời viết ra tôi đều thấy nó chứa đựng những hận thù, khinh bỉ, dày vò, đớn đau, tuyệt vọng, nhơ nhuốc, dối trá, hằn học, trơ trẽn, bệnh hoạn, xấc láo, tàn bạo, cục cằn, tủi hổ, yếu đuối, bất lực, chết chóc nghĩa là tất cả những thứ mà tình yêu loại trừ.” (4)

Đằng sau những lời lẽ ít nhiều có tính cường điệu ấy, có một sự thật mà Thanh Tâm Tuyền đã nhạy bén phát hiện ra được: tâm hồn con người đã thay đổi hẳn. Rải rác trong nhiều bài viết khác nhau, Võ Phiến đã phân tích những sự thay đổi ấy. Ông gọi thế hệ 1954-75 ở miền Nam là “thế hệ sỗ sàng”: “sỗ sàng, thẳng thừng, cynique, khinh mạn, phũ phàng v.v..., hàng loạt những tiếng như thế thường được dùng để chỉ định thái độ của thế hệ này” (5). Bất cứ thái độ nào được miêu tả ở trên cũng đều xuất phát từ ý thức hơn là từ cảm xúc.

Ở miền Nam, trong bài “Nhân nghĩ về hội hoạ”, viết năm 1956, Thanh Tâm Tuyền lên tiếng chống lại chủ nghĩa tình cảm trong văn học nghệ thuật:

“Tôi cho không có cái định nghĩa văn chương nghệ thuật nào ấu trĩ hơn là cái định nghĩa này: văn chương nghệ thuật là sự phô diễn những xúc động ở trong lòng của con người. Định nghĩa ấy dẫn đến trong hội hoạ, hoạ phái trừu tượng vô hình dung, trong văn chương, một thứ văn chương lải nhải tình cảm (sentimentalisme) - dù là tình cảm lành mạnh đi lên và gì gì nữa - Nghệ thuật là hành động siêu việt hoá con người trong chính đời sống thực của nhân loại. Những tác phẩm tầm thường là những tác phẩm chịu trói trong những cái vụn vặt tủn mủn hời hợt của đời sống.” (6)

Trước đó một năm, năm 1955, trong bài “Nỗi buồn trong thơ hôm nay”, Thanh Tâm Tuyền miêu tả chân dung nhà thơ mới: “hắn bước sâu vào ý thức thăm thẳm muốn xô động tới những giới hạn siêu hình.” (7)

Có thể nói: trung tâm của Thơ Mới là cái tôi cảm xúc; trung tâm của thơ sau 1954, đặc biệt ở miền Nam, là cái tôi ý thức. Nếu Thơ Mới được xây dựng trên sự dào dạt của cảm xúc thì thơ sau 1954 được xây dựng trên sự khắc khoải, sự dằn vặt của ý thức. Các nhà Thơ Mới đặt mình chủ yếu trong mối quan hệ với thiên nhiên, với gia đình, bạn bè, người yêu để lắng nghe và ghi nhận những tiếng động khẽ khàng trong hồn mình; các nhà thơ sau 1954 đặt mình chủ yếu trong mối quan hệ với lịch sử, với thân phận con người nói chung để nhận diện những cơn lốc khốc liệt trong hồn mình và trong đời mình. Các nhà Thơ Mới nỗ lực tạo dựng, bằng hoài niệm hoặc bằng mơ ước, một thế giới khác lúc nào cũng bềnh bồng trong sương khói và thoang thoảng chút hương hoa; các nhà thơ sau 1954 chỉ bận tâm với việc thám hiểm vào chính cái cuộc đời họ đang sống, cái núi lửa đang thiêu đốt họ.

Các nhà Thơ Mới chấp nhận cuộc đời bằng thái độ ung dung tự tại và phần nào thoả mãn của họ nhưng quay lưng lại với cuộc đời bằng những giấc mộng miên man về một cõi vô biên nào đó; các nhà thơ sau 1954 từ chối tính chất đương nhiên của cuộc đời bằng những phản kháng, những giãy giụa gào thét nhưng lại chấp nhận đối diện cuộc đời như một thực tại không thể tránh khỏi và như một đối tượng cần đào sâu của ý thức, từ đó, của chính thơ ca.

Những sự khác biệt trên dẫn đến những sự khác biệt khác có ý nghĩa quyết định: trong khi các nhà Thơ Mới làm thơ như những thi sĩ, nghĩa là những kẻ đang sống trong thế giới của cái đẹp, của mộng mơ, các nhà thơ sau 1954 làm thơ như những người thường không phải là thi sĩ, nghĩa là những kẻ đang sống giữa thế giới đầy bão bùng, đầy bụi bặm của hiện thực. Các nhà Thơ Mới quan niệm nhà thơ là những kẻ sáng tạo, một thứ tạo hoá con con; các nhà thơ sau 1954 quan niệm nhà thơ chỉ là người hục hặc tra vấn cuộc đời và tâm hồn mình, người đi lượm nhặt những mảnh vỡ trong nhận thức và trong cảm xúc để lắp ghép, tô bồi lại thành một tác phẩm nghệ thuật.

Các nhà Thơ Mới luôn luôn cô độc; các nhà thơ sau 1954, như Thanh Tâm Tuyền khẳng định, “[Tôi] không còn cô độc” nữa. Họ đồng nhất họ với thân phận con người nói chung, do đó, họ đỡ bơ vơ hơn, đỡ lạc loài hơn, nhưng ngược lại, họ lại bị dày vò hơn và nhiều đau đớn hơn: họ phải gánh cái gánh nặng của cả nhân loại. Nhã Ca buồn, trước hết, cũng buồn vì là... con gái: “Tôi làm con gái / Buồn như lá cây”; tự hào, trước hết, cũng tự hào vì là... đàn bà: “Tôi sẽ mát như trăng nhưng cũng nóng hơn lửa /... Bởi tôi là đàn bà”. Vũ Hoàng Chương không còn cay đắng vì, cùng với một ít người khác, do tài hoa cao ngất, độc đáo, không ai hiểu được, “bị quê hương ruồng bỏ, giống nòi khinh” mà não nề vì sự bế tắc trong khả năng nhận thức của con người: “Dấu hỏi (?) vây quanh trọn kiếp người / Sên bò nát óc máu thầm rơi”. Quách Thoại làm thơ là để “nói lời thơ đời nhân loại đau thương”. Nguyên Sa mang trong lòng cả nỗi buồn của thế kỷ: “Thế kỷ chúng tôi trót buồn trong mắt / Dăm bảy nụ cười không đủ xoá ưu tư”. Bùi Giáng mang trong lòng cả cái lạnh của kiếp nhân sinh: “Phiêu bồng sáu cõi thu trôi / Ngàn mưa nhỏ giọt trang đời lạnh ghê”. Việc dẫn chứng có thể kéo dài vô tận. Dĩ nhiên người ta có thể nêu ra một số nhà thơ khác, ở miền Nam, không bị quằn quại về vấn đề số phận. Như trường hợp của Phạm Thiên Thư, người được Võ Phiến nhận xét là “giữa một thời ác liệt đầy âm thanh và cuồng nộ, ông giữ được quân bình an lạc trong tâm hồn” (8). Có thể. Nhưng chỉ trong vài bài thơ của Phạm Thiên Thư được Võ Phiến tuyển, tôi ngạc nhiên bắt gặp hai câu này:

nay áo đã cuốn về thiên cổ
lá vàng bay lạnh nỗi niềm không
(Áo thu)

Lạnh. Nỗi niềm không. Chiếc lá như một kiếp người. Nó khác biết bao với chiếc “lá vàng trước gió sẽ đưa vèo” trong thơ Nguyễn Khuyến, những chiếc lá vàng, lá hồng từ tường bắc sang tường đông trong thơ Tản Đà, chiếc lá mơ rơi giữa rừng mơ trong thơ Nguyễn Bính. Tất cả những chiếc lá ấy, buồn có buồn, nhưng chỉ là nỗi buồn hiu hắt. Như một nỗi ngẩn ngơ. Thế thôi.

Cho nên, có thể nói, ở miền Nam, nhà thơ có tài nào, không nhiều thì ít, cũng bị ảnh hưởng bởi những băn khoăn, những khắc khoải siêu hình.

Theo Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc
_______________
Chú thich:

1.Thanh Tâm Tuyền (1955), “Nỗi buồn trong thơ hôm nay”, in trên Sáng Tạo số 31 (9.1959), tr. 1-6; sau, in lại trên Giai phẩm Văn (Saigon) số tháng 11.1973 (số đặc biệt về Thanh Tâm Tuyền), tr. 64-71; in lại trong Bốn mươi năm thơ Việt Nam 1945-1985 của Thi Vũ, Quê Mẹ, Paris, 1993, tr. 274-280.
2.Bùi Giáng (1969), Thi ca tư tưởng, Ca Dao, Saigon, tr. 33.
3.Võ Phiến (1990), “Thế cuộc”, Làng Văn số 71 (7.90), tr. 41.
4.Thanh Tâm Tuyền (1955), bđd.
5.Võ Phiến (1994), “Thơ tình Trần Dạ Từ”, Thế Kỷ 21 số 61 (5.94), tr. 59.
6.Thanh Tâm Tuyền (1956), “Nhân nghĩ về hội hoạ”, in lại trên Giai phẩm Văn số tháng 11.1973, tr. 74.
7.Thanh Tâm Tuyền (1955), bđd.
8.Võ Phiến (1991), Thơ miền Nam, tập 1, Văn Nghệ, California, tr. 60.
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.123 giây.