logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 02/12/2014 lúc 06:36:41(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tác giả Johnny Nguyễn: Có người nói với tôi rằng bức hình này là biểu tượng của sự hy vọng trong vấn đề chủng tộc tại Mỹ.
PORTLAND, Oregon – Trong mấy ngày qua, một bức ảnh đã được lưu truyền từ Mỹ đến khắp thế giới, vì nội dung của bức ảnh này nói lên tinh thần cảm thông và sống hòa hợp trong lúc vụ bạo động vì chủng tộc tại Ferguson, Missouri đang gây căng thẳng giữa cộng đồng người da đen và cơ quan công lực người da trắng tại Hoa Kỳ. Có người đã cảm động đến rơi nước mắt khi thấy bức hình này. Không chỉ được phổ biến trên mạng, đài truyền hình quốc gia cũng chiếu lại tấm hình trong chương trình tin tức buổi chiều.
Tấm ảnh cho thấy một ông cảnh sát da trắng đang ôm một em trai da đen trong một cuộc biểu tình tại thành phố Portland, tiểu bang Oregon. Hình ảnh này được báo chí gọi là “cái ôm được chia sẻ khắp thế giới.” Tác giả của tấm ảnh độc đáo là một thanh niên Mỹ gốc Việt mang tên Johnny Hữu Nguyễn.
Vào cuối tuần qua, các cơ sở truyền thông địa phương đã cho biết thêm về Johnny Nguyễn. Trước khi bức ảnh được nổi tiếng khắp thế giới hôm thứ Sáu, 28 tháng 11, Johnny Nguyễn là một sinh viên trường đại học cộng đồng. Anh yêu thích chụp hình, từng chụp cả ngàn tấm nhưng không có một tấm hình nào của anh được đăng báo.
UserPostedImage
Cảnh sát viên Bret Barnum đang ôm em trai Devonte Hart, 12 tuổi trong một cuộc biểu tình tại Portland, Oregon, liên quan đến vụ bạo động tại Ferguson, Missouri. Chỉ trong vài ngày, tấm ảnh này đã được chia sẻ hơn 400,000 lần trên Facebook và được đăng lại trên 68,000 trương mục Tumblr. (Hình: Johnny Nguyễn)


Thế rồi nhờ có mặt đúng lúc trong một cuộc biểu tình tại Portland vào ngày thứ Ba, 25 tháng 11, một ngày sau khi đại bồi thẩm đoàn tại tiểu bang Missouri đưa ra phán quyết không truy tố cảnh sát viên da trắng bắn chết thanh niên da đen tại Ferguson, anh Johnny Nguyễn bắt được một hình ảnh gây xúc động cho nhiều người.
Trong hình, ông Bret Barnum, một cảnh sát viên đã làm việc cho ty cảnh sát Portland 21 năm, đã ôm em trai Devonte Hart, 12 tuổi. Em Devonne đã cầm một tấm bảng với hai chữ “Free Hugs” (Ôm Tự Do) trong lúc những người biểu tình khác đang phát biểu trước đám đông.
Giữa lúc nước Mỹ đang sầu khổ vì phải chịu đựng thêm những vụ nổi loạn vì hậu quả xung đột chủng tộc tại Ferguson, một thị xã phụ thuộc thành phố St. Louis, bức ảnh của Johnny Nguyễn đã mang đến một luồng gió cảm thông cho tất cả những ai muốn có một kết quả bình yên cho đất nước từ cuộc đụng độ ở Ferguson.
Johnny Nguyễn đã cho đăng bức hình mang nội dung với tình cảm tột mạnh trên mạng xã hội Instagram, tạo ra một làn sóng đầy thiện chí từ những người được thấy hình này và muốn chia sẻ với nhiều người khác. Từ đó hình được đưa lên nhật báo The Oregonian ở Portland lần đầu tiên và chương trình tin tức buổi chiều trên đài truyền hình quốc gia NBC.
Đại diện cho ý kiến của nhiều người, một người có biệt danh trên mạng là “npsepulveda” đã viết trên Instagram: "Đây là tấm ảnh sâu sắc nhất trong năm. Cám ơn bạn đã bắt được tấm ảnh này. Đất nước chúng ta đang tuyệt vọng và cần được những cái ôm như thế này.”

UserPostedImage
Johnny Nguyễn. (USA Today)

Johnny Nguyễn cũng bày tỏ ý kiến với mọi người qua Instagram: “Tôi muốn cám ơn tất cả những ai đã chia sẻ bức hình của tôi hôm nay!!! Các bạn đã giữ một vai trò rất lớn trong việc truyền bá một thông điệp về hy vọng và nhân bản như chúng ta được thấy qua cảnh sát viên Barnum và em Devonte Hart. Tôi cũng muốn cám ơn nhật báo The Oregonian đã đăng bức hình này đầu tiên và viết một bài báo cho thấy một câu chuyện quá hay đằng sau bức hình. Các bạn là những người tốt nhất. Tôi không thật sự dùng Twitter nhưng bây giờ tôi có lý do để dùng Twitter. Hãy xem những tin mới nhất về tôi qua Twitter @chambersvisuals! Hãy xem chương trình tin tức NBC Nightly News chiều nay lúc 6:30 giờ miền đông. Hãy ban phát tình thương, Johnny.”
Đó là những gì Johnny Nguyễn viết hôm thứ Sáu. Đến ngày Chủ Nhật vừa qua, anh kể lại câu chuyện chụp hình với trang tin Huffington Post, “Nhận thấy có một sự tiếp xúc quá hi hữu, tôi cảm thấy phấn khởi và biết mình phải bắt lấy tấm hình này. Tôi bắt đầu bấm máy, và rồi hai người bỗng ôm nhau. Tôi biết mình đã chụp hình một tấm ảnh rất đặc biệt, một hình ảnh có ni dung rất mạnh.”
Johnny Nguyễn cho biết bức hình đã được chia sẻ hơn 400,000 lần trên Facebook và được đăng lại trên 68,000 trương mục Tumblr.
Trong khi đó, nhật báo The Oregonian đã cho biết thêm về hai nhân vật trong hình. Cảnh sát viên Bret Barnum thấy em Hart cầm tấm bảng và kêu em lại gần để nói chuyện. Họ đã nói với nhau về các vấn đề biểu tình, học đường và cuộc sống.
Thế rồi ông Barnum hỏi ý em Hart về việc cho phép ông được ôm em, và đúng lúc đó Johnny Nguyễn bấm máy để rồi đưa hình lên mạng điện toán toàn cầu.
“Có người nói với tôi rằng bức hình này là biểu tượng của sự hy vọng trong vấn đề chủng tộc tại Mỹ,” Johnny Nguyễn nói với báo The Oregonian.
“Trước ngày đó, khi tôi tìm xem trên mạng tin tức về vụ Ferguson, tôi chỉ thấy toàn những hình ảnh bạo động và nóng giận, có khi thấy hình của sự thù hận và phá hoại. Đây là bức hình đầu tiên cho thấy một hình ảnh khác đáng lạc quan hơn. Nó cho thấy sự nhân bản,” Johnny Nguyễn nói.
Qua bài báo của The Oregonian, người ta được biết em Hart là con nuôi của cặp vợ chồng đồng tính nữ Sarah và Jen Hart.
Bà Jen Hart viết trên Facebook: “Con trai của tôi có một trái tim vàng, một tấm lòng nhân ái mà tôi chưa từng biết trong đời, nhưng nó cũng phải phấn đấu để sống mà không phải sợ hãi trước cảnh sát và những người không hiểu sự phức tạp trong mối quan hệ chủng tộc trong xã hội của chúng ta. Bức hình là một trong những kinh nghiệm xúc động nhất mà tôi từng kinh nghiệm trong vai trò của một người mẹ.”
Trên mạng, để củng cố cho thông điệp sống chung hòa bình, anh Johnny Nguyễn nhắc đến một câu mà Mục Sư Martin Luther King Jr. từng tuyên bố gần nửa thế kỷ trước: “Bóng tối không thể xua đuổi bóng tối; chỉ có ánh sáng mới làm được chuyện đó. Thù hận không thể đẩy lui thù hận; chỉ có hy vọng mới làm được điều đó.”
“Tôi nghĩ rằng bức hình của tôi đã làm được điều đó,” Johnny Nguyễn nói.
Theo báo Viễn Đông

Sửa bởi người viết 02/12/2014 lúc 06:40:26(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#2 Đã gửi : 05/12/2014 lúc 09:41:28(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nhiếp ảnh gia Mỹ gốc Việt kể về bức ảnh ‘biểu tượng hòa bình’
UserPostedImage
Bức ảnh cảnh sát Bret Barnum ôm em Devonte Hart được xem là một biểu tượng hòa bình ở Hoa Kỳ

Một bức ảnh do một người Mỹ gốc Việt trẻ tuổi chụp về khoảnh khắc một cảnh sát da trắng ôm ghì một thiếu niên da đen mắt đẫm lệ trong một cuộc biểu tình ở thành phố Portland, tiểu bang Oregon, vừa qua đã được coi là một “biểu tượng hòa bình” ở Hoa Kỳ.

Cho tới nay, bức ảnh của nhiếp ảnh gia nghiệp dư gốc Việt Johnny Nguyễn đã được chia sẻ hàng trăm nghìn lượt trên mạng xã hội cũng như được các hãng thông tấn lớn đăng tải.

Anh Johnny nói với VOA Việt Ngữ:

“Chưa khi nào tôi lại cảm thấy mình được tiếp thêm nguồn cảm hứng từ nhiều người lạ đến vậy. Rất nhiều người đã chia sẻ bức ảnh của tôi, truyền đi thông điệp đầy tích cực và niềm hy vọng giữa bối cảnh phẫn nộ và đau khổ khắp đất nước về vụ Ferguson. Đúng là tôi rất vui”.

Cảnh sát viên Bret Barnum cho các hãng tin Mỹ biết rằng khi trông thấy Devonte Hart, 12 tuổi, cầm tấm biển “free hugs” (tạm dịch: ôm miễn phí) và khóc trước hàng rào cảnh sát dựng lên để ngăn chặn cuộc biểu tình ở Portland, ông đã gọi cậu bé gốc Phi lại và hỏi rằng ông có thể ôm cậu được không. Và anh Johnny đã ghi lại khoảnh khắc vàng, và đó là bức ảnh đầu tiên của anh được đăng báo.

Trong bối cảnh xảy ra nhiều cuộc biểu tình, thậm chí là bạo loạn, tại nhiều thành phố ở Mỹ về quyết định của bồi thẩm đoàn, không truy tố một cảnh sát viên da trắng bắn chết một thanh niên da đen không vũ khí ở Ferguson, tiểu bang Missouri, nhiều người cho rằng bức ảnh đã trở thành một điểm sáng, lay động lòng người.

Theo AP, Devonte là một trong sáu em nhỏ được ông bà Hart, một cặp vợ chồng da trắng, nhận nuôi. Bà Hart cho biết, một ngày sau phán quyết của bồi thẩm đoàn, gia đình bà đã cầm các biểu ngữ viết “free hugs” tới trung tâm thành phố Portland để truyền đi thông thông điệp về lòng nhân ái và sự yêu thương.

Bà cho biết người con trai nuôi của mình có tấm lòng vàng, nhạy cảm, và em đã nhiều lần đặt câu hỏi rằng liệu sau này khi lớn lên, em có gặp nguy hiểm vì màu da của mình hay không.

Anh Johnny Nguyễn kể về cuộc trao đổi ngắn với Devonte:

“Tôi thấy cậu bé ấy khóc, trên cổ có đeo tấm bảng “free hug”. Tôi hỏi cậu bé chuyện gì xảy ra vậy? Nhưng cậu ấy không trả lời, mà lại khóc, nên tôi đã ôm cậu. Khi ấy, tôi nhận thấy có một điều gì đó đặc biệt về cậu bé này. Tôi đi ra lề đường để cho cậu có một khoảng không gian riêng tư, và sau đó tiếp tục bấm máy”.

Dù bức ảnh đã khiến nhiều người xúc động, tờ The Guardian đăng một bài bình luận, nhận định rằng bức ảnh không phản ánh đúng thực tế về mối quan hệ sắc tộc ở Mỹ.

Thậm chí, tờ báo còn cho rằng, bức ảnh đã lừa dối người xem, vì cậu bé da đen có mang theo tấm bảng “free hug”, mời gọi mọi người ôm và cảnh sát viên đã hỏi xem ông có thể ôm cậu được không.

Tuy nhiên, anh Johnny bác bỏ điều đó:

“Không hề có sự sắp đặt hay dàn dựng nào. Mọi thứ đều chân thật, đúng như những gì tôi đã chứng kiến”.

Anh Johnny cho biết, anh không được đào tạo bài bản về chụp ảnh, mà chỉ tự nghiên cứu, đọc sách ở thư viện gần nhà cũng như học hỏi kinh nghiệm từ các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.

Theo nhiếp ảnh gia 20 tuổi, dù sống trong một gia đình gốc Việt, nhưng cha mẹ anh không áp đặt ý kiến của họ về những gì anh sẽ làm trong tương lai, và luôn ủng hộ bất kỳ những gì anh theo đuổi hết mình.

Anh cho biết, bất luận ý kiến của mọi người ra sao về bức ảnh gây tiếng vang, anh sẽ tiếp tục sáng tạo để mang tới những bức ảnh nhân văn.

Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.074 giây.