logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 04/12/2014 lúc 09:26:20(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Người Thượng Tây nguyên đã từng chạy sang tỉnh Ratanakiri để lánh nạn cách nay một thập niên

Tình cảnh của người Thượng ở vùng Tây Nguyên của Việt Nam một lần nữa lại thu hút sự chú ý của quốc tế, hơn một thập niên sau một chiến dịch đàn áp thô bạo chống nhóm sắc tộc thiểu số sinh sống tại cao nguyên trung phần Việt Nam.

Tờ báo The Diplomat hôm thứ Năm đăng một bài báo nêu lên hoàn cảnh của nhóm ít nhất 13 người đã chạy sang Campuchia, và vẫn đang bị chính quyền nước này truy lùng và đe doạ trục xuất về Việt Nam.

Cách đây một thập niên, thế giới đã biết tới người Thượng sau khi có thông tin về chính sách đàn áp đối với họ tại vùng Tây Nguyên, đặc biệt là việc tịch thu đất đai truyền thống của họ để biến thành những đồn điền trồng cà phê, và chính sách bất khoan dung về tôn giáo trong bối cảnh đa số người Thượng theo một hình thức của Đạo Tin Lành.

Tình cảnh của họ một lần nữa lại được chú ý sau khi ít nhất 13 người băng rừng chạy sang Campuchia, và đang ẩn trốn trong các khu rừng ở Đông Bắc Campuchia trong các điều kiện vô cùng khó khăn, để tránh bị nhà chức trách sở tại bắt và trục xuất về nước, như đã đe doạ, trong khi Hà nội tăng sức ép với Phnom Penh để buộc những người chạy nạn phải trở về.

Báo The Diplomat viết, thái độ của Hà nội đối với hoàn cảnh đáng thương của các nhóm sắc tộc thiểu số của Việt Nam thật là “tai ác”, xét vì Việt Nam mới chiếm được một ghế trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc cách đây hơn một năm. Việc Việt Nam được nắm chiếc ghế này trong nhiệm kỳ 3 năm, bên cạnh Trung Quốc và Nga, đã bị nhiều người lên án là “không thích hợp”, và đã có những lời cảnh giác rằng sự hiện diện của các nước này gây phương hại tới uy tín của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Cách đây 2 hôm, ngày 2 tháng 12, Cao Uỷ Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc, UNHCR, đã lên tiếng cảnh báo Campuchia chớ nên cưỡng ép nhóm 13 người Thượng phải hồi hương.

Người phát ngôn của UNHCR Babar Baloch tuyên bố: “Việc cưỡng ép các cá nhân ấy phải trở về Việt Nam, trái với ý nguyện của họ, là một hành động vi phạm các nghĩa vụ pháp lý quốc tế mà vương quốc Campuchia đã tình nguyện tham gia.” Ông nói thêm rằng nhóm người này đã ra dấu hiệu cho thấy họ muốn xin tỵ nạn ở Campuchia.

Ít nhất một người trong nhóm này nói rằng ông đã bỏ chạy khỏi Việt Nam sau khi bị đe doạ bắt giữ vì ông ủng hộ Hội Degar, tức Hội Người Thượng Tây Nguyên có trụ sở ở Hoa Kỳ.

Báo Pnom Penh Post số ra hôm nay tường thuật rằng các đại diện của Liên Hiệp Quốc chiều hôm qua đã tới tỉnh Ratanakkiri để thẩm định tình hình về nhóm người tỵ nạn đang trốn tại đây, nhưng dường như các giới chức địa phương đã từ chối, không gặp đại diện của Liên Hiệp Quốc.

Chuyến đi của họ diễn ra giữa lúc Pnom Penh ngày càng bị đả kích nặng nề hơn về đáp ứng của họ trước tình cảnh của 13 người Thượng theo đạo Tin Lành đã bỏ chạy khỏi Việt Nam để tránh bị đàn áp tôn giáo.

Ông Chhay Thy, phối hợp viên của nhóm bênh vực nhân quyền Adhoc đã găp các đại diện Liên Hiệp Quốc hôm qua, cho biết họ đã tìm gặp tỉnh trưởng địa phương để tìm cách hợp tác với nhà chức trách địa phương để giúp nhóm người tỵ nạn, nhưng tỉnh trưởng Thong Savon đã từ chối gặp họ.

Báo Pnom Penh Post nói họ không liên lạc được với ông Thong Savon, nhưng tư lệnh cảnh sát vùng Nhuong Koeun nói ông không hay biết về sự có mặt của các đại diện Liên Hiệp Quốc, và ông đang bận với những công việc khác.

Cả Cao Uỷ Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc và Cao Uỷ Nhân quyền đều viết thư cho chính phủ Campuchia, kêu gọi giới hữu trách Campuchia hãy cho phép nhóm người Thượng nộp hồ sơ xin tỵ nạn. Bất chấp những lời kêu gọi đó, ông Koeun nhất mực đòi trục xuất họ về Việt Nam, nếu họ được tìm thấy.

Hôm thứ Hai, ông Koeun nói:

“Cảnh sát tỉnh chúng tôi đã đề ra những biện pháp để tìm nhóm người này trong rừng, bởi vì chúng tôi đã nhận được thông tin là họ đang lẩn trốn trong tỉnh này. Đây là thông tin không chính thức. Để kiểm chứng tin này, tôi đã điều một số nhân viên đi kiếm họ trong rừng. Nhưng cho tới nay, chưa thấy tung tích nào của họ. ”

Ông này nói “về mặt pháp lý, những người này là những di dân bất hợp pháp. Họ chỉ được coi là người tỵ nạn, nếu họ trốn chạy để tránh một cuộc chiến tranh lớn.”

Trường hợp người Thượng Tây Nguyên chạy từ Việt Nam sang Campuchia lánh nạn gây chú ý về quan hệ giữa Hà nội và Pnom Penh.

Ông Kok Ksor, Hội trưởng Hội Degar, chỉ trích rằng Thủ Tướng Campuchia Hun Sen bị Hà nội kiểm soát.

Việc lập lại tình huống đã xảy ra cách đây hơn một thập niên khi hàng trăm người Thượng bị cưỡng bức phải trở về Việt Nam, và sau đó bị ngược đãi, theo tờ Diplomat, chỉ phương hại tới uy tín của Campuchia hơn nữa dưới con mắt của cộng đồng quốc tế.

Campuchia là một trong chỉ có 2 nước ở Đông Nam Á ký kết các công ước quốc tế về người tỵ nạn, và theo tinh thần các công ước này, có nghĩa vụ phải đưa các trường hợp tỵ nạn ra trước các giới thẩm quyền để quyết định quy chế tỵ nạn của họ. Bên cạnh đó, Pnom Penh còn có nghĩa vụ phải đối xử tử tế với những người xin tỵ nạn.
Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.063 giây.