logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 08/12/2014 lúc 10:00:55(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nguyễn Quang Lập: Một khí phách lớn
UserPostedImage
Nhà văn Nguyễn Quang Lập (blogger Quê Choa)

Có những nhà văn, nhà báo trong chế độ cộng sản Việt Nam muốn hệ thống chính trị thay đổi theo hướng dân chủ hoá để xã hội Việt Nam tử tế hơn, giảm bớt bất công và tệ nạn tham nhũng, cựa quyền làm mục rữa bộ máy nhà nước và uy tín lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN).

Những người này không thuộc giới đối lập, bất đồng chính kiến, cũng không đứng trong hội đoàn hay nhóm tranh đấu nào.

Họ đưa ra những cảm xúc, nhận định mang tính phản biện về các sự kiện xảy ra để dư luận có cái nhìn đúng mực. Họ không có tư tưởng chống đối nhà nước xã hội chủ nghĩa, bởi vì bản thân họ có những liên hệ mật thiết, một quá trình phục vụ, thậm chí là những người lính đã cầm súng bảo vệ chế độ. Nếu ý tưởng của họ muốn"dùng cán bút làm đòn xoay chế độ", thì cái sự "xoay" này cũng chỉ là mong ước một sự chuyển đổi chủ trương, chính sách tích cực của ĐCSVN.

Lực lượng này khá đông, chúng ta có thể kể đến môt số người nổi bật, như nhà báo Trương Duy Nhất, nhà văn Phạm Viết Đào, nhà nghiên cứu Hán Nôm Nguyễn Xuân Diện (blogger Chú Tễu), nhà báo Phạm Chí Dũng, nhà báo Nguyễn Hữu Vinh (tức blogger Anh Ba Sàm), giáo sư Hồng Lê Thọ (tức blogger Người Lót gạch) và nhà văn Nguyễn Quang Lập (blogger Quê Choa), v.v...

Nhà văn Phạm Viết Đào vừa mới ra tù, nhà báo Trương Duy Nhất đang thụ án tù hai năm, nhà báo Nguyễn Hữu Vinh đã có cáo trạng và chờ ngày xét xử, giáo sư Hồng Lê Thọ vừa mới bắt 10 ngày nay và và nhà văn Nguyễn Quang Lập bị bắt ngày 6 tháng 12 năm 2014. Tất cả đều bị cáo buộc vi phạm điều 258 Bộ Luật Hình Sự, tức là "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân".

Những người nói trên đây khi đặt bút viết đã thiết lập cho mình một hành lang an toàn, không hẳn vì họ sợ hãi, mà vì sự tồn tại.

Nhà văn Nguyễn Quang Lập (Bọ Lập) viết:

"Bọ Lập không có khả năng và trình độ để khai dân trí, chấn dân khí nhưng lại có khả năng dùng blog Quê Choa làm con thuyền chuyên chở SỰ THẬT đến với dân. Làm anh nhà văn luôn mồm nói về nhân nghĩa, về cái tâm, về sống vì dân viết vì dân vân vân và vân vân… vô lẽ lại đắp tai cài trốc trước lời kêu gọi khẩn thiết của tiền nhân? Thế thì hèn quá! Thế thì thà vứt bút đi về nhà ôm đít vợ còn hơn suốt ngày ngửa mặt ngóng chờ giải thưởng nọ danh hiệu kia, không thèm biết đến dân tình khốn nạn thế nào, đất nước điêu đứng ra sao. Sống thế khác gì an phận làm con chó giữ nhà cho chủ, mong chờ chủ xón ra giải thưởng nọ danh hiệu kia để vui sướng vẫy đuôi liếm láp?

Bọ Lập từ trước đến nay không theo ai không chống ai, và sẽ không theo ai không chống ai, vì đó không phải việc của nhà văn. Trước sau bọ Lập xin làm một người lái đò nhỏ chở con thuyền SỰ THẬT đến với dân, chỉ vậy thôi, không có gì khác.

Nhân đây cũng xin báo: Bọ Lập xin rút tên mọi hội hè đoàn thể mà bọ đã có tên trước đến nay, từ Hội nhà văn đến Văn đoàn độc lập, từ Hội sân khấu đến Hội điện ảnh v.v. Bọ Lập không thích và chả phục Cao Hành Kiện nhưng rất mê câu nói này của ông: Sáng tạo văn học là một hoạt động đơn độc mà không một phong trào nào, một phe nhóm nào có thể giúp được, ngược lại nó rất dễ bị những thứ đó giết chết. Chỉ khi nhà văn là một cá nhân biệt lập, không thuộc về một phe nhóm, trào lưu chính trị nào thì hắn mới có được tự do hoàn toàn".

Nhưng cái ranh giới an toàn mà nhà văn Nguyễn Quang Lập đặt ra quá mong manh truớc một mục tiêu lớn là chuyên chở sự thật đên với nhân dân, trong khi chế độ cộng sản được xây dựng trên bạo lực và dối trá. Chỉ chuyển tải sự thật thôi cũng đã đi ngược lợi ích sống còn của nó.

Blog Quê Choa đã đạt tới hơn 100 triệu lượt bạn đọc truy cập, con số khá ấn tượng và dĩ nhiên gây khó chịu cho nhà cầm quyền. Chỉ cần một sự thật được chuyển tới nhiều triệu bạn đọc sẽ có khả năng lột trần sự dối trá của bộ máy tuyên truyền của chế độ ở quy mô rộng. Nó có sức công phá khó lường. Trong màn đêm bưng bít, nhồi sọ của nhà cầm quyền, nói thật cũng chính là thắp lên một ngọn đèn, là "khai dân trí, chấn dân khí", một yếu tố quan trọng của tiến trình dân chủ.

Chính ông cũng hiểu được điều này và đã nhận định rằng, "Muốn khai dân trí, chấn dân khí trước tiên và trên hết phải cho dân biết SỰ THẬT. Chỉ có cách đó, không có cách nào khác".

Nhà văn Nguyễn Quang Lập đã từng tham gia quân đội từ 1980 - 1985, sau khi rời quân ngũ ông có thời gian làm báo. Ông là hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Hội Điện ảnh Việt Nam và Hội Nhà báo Việt Nam.

Ông là nhà văn có tài, là cây bút biên kịch nổi tiếng trong giới điện ảnh, cộng thêm kinh nghiệm báo chí, viết Blog, ông thực sự là tham gia vào mặt trận truyền thông của xã hội. Mặc dù sau tai nạn giao thông, sức khoẻ có hạn, nhưng ông viết rất khoẻ, dường như blog Quê Choa cập nhật liên tục mọi vấn đề thời sự nóng bỏng đang diễn ra ở Việt Nam và đôi khi cả của thế giới. Có nhiều bài của do nhà văn viết với ngôn ngữ bình dân, hài hước mà thuyết phục, nhưng cũng nhiều bài ông đăng lại lấy từ các nguồn khác, kể cả các bài lấy từ báo chí của nhà nước, tạo ra một dòng thông tin đa chiều. Nội dung các bài hầu hết chừng mực, ôn hoà, nếu không nói là có tính xây dựng.

Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh nhận xét:

"Bọ đau đáu với nổi đau của người dân đang đứng trước họa xâm lăng phương Bắc, Bọ đau với nổi đau người dân oan mất đất, người dân bị xử oan sai. Bọ căm phẫn trước nạn tham ô nhũng nhiễu gây tổn hại cho đất nước. Những lần ngồi với chúng tôi Bọ nói tại sao đất nước chúng ta đủ các điều kiện để nhanh chóng vươn lên giàu mạnh mà lại cứ lẹt đẹt thua kém thiên hạ như thế này. Bọ rất hy vọng vào chuyện các lãnh đạo sẽ sớm giác ngộ, hy sinh lợi ích riêng, lợi ích bè nhóm để thay đổi chính sách đưa đất nước đi lên cho nhân dân bớt lầm than".

Tôi ngỡ ngàng và ngạc nhiên khi biết tin ông Nguyễn Quang Lập bị bắt. Một người có cái tâm của một người tử tế, đàng hoàng và nỗi day dứt trước xã hội đầy rẫy bất công, tham nhũng, đạo đức xuống cấp nghiêm trọng, như ông - thật đáng quý giữa một rừng bút nô của chế độ. Ông đã làm theo tiếng gọi trách nhiệm của một trí thức có lương tri.

Tuy nhiên, nhà văn Nguyễn Quang Lập đã nhầm. Không có hành lang nào tuyệt đối an toàn cả. Chế độ cộng sản không có khả năng nhìn nhận sự thật để phục thiện, thay đổi, mọi thứ có vẻ như được thả lỏng chỉ là mị dân, lừa bịp dư luận.

Bất kỳ một yếu tố nào mà chế độ thấy rằng có thể gây ảnh hưởng lớn lên ý thức chính trị khác luồng tuyên truyền đối với xã hội đều bị tiêu diệt. Huống hồ là ông, với hàng triệu người mến mộ! Cho dù ông là đứa con đẻ của chế độ, một cây bút tài năng, đã đóng góp không nhỏ cho nền văn hoá, nghệ thuật của đất nước. Bắt ông, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thể hiện sự hung hăng, rối trí, hèn nhát và bạc bẽo.

Dù sao ông cũng đã rất can đảm, ý thức trước hậu quả việc làm của mình, khi ông nói vợ lúc công an đưa ra khỏi nhà "Em yên tâm, nếu 9 ngày anh không về thì khoảng 3 năm". Đúng là một khí phách lớn!

© Lê Diễn Đức (RFA)

Sửa bởi người viết 08/12/2014 lúc 10:07:23(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#2 Đã gửi : 08/12/2014 lúc 10:04:05(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Bọ Lập, tôi sẽ sống như Anh!

Trong giới bloggers người Việt, người tôi có cảm tình nhất là Bọ Lập - Nhà văn Nguyễn Quang Lập, chủ blog Quê Choa. Lý do tôi thích Bọ Lập không phải vì do Bọ Lập là người nổi tiếng, cũng không phải vì Bọ Lập từng là văn nghệ sĩ của 4 Hội và càng không phải vì ông từng "thú nhận" trong một bài viết của mình rằng ông thích đọc các bài viết của tôi. Mà lý do tôi thích và quý Bọ Lập vì ông là một chiến sĩ thông tin một cách đúng nghĩa, một blogger đồng thời là một trí thức có trách nhiệm đối với đất nước.

Tin Bọ Lập bị bắt giữ không làm tôi bất ngờ, vì việc Bọ Lập sẽ bị bắt vì vi phạm điều 258 của Bộ Luật Hình sự là điều chắc chắn, hầu hết những người chơi blog tinh ý đều biết và đó là điều không cần phải bàn cãi. Ngay cả bản thân Bọ Lập cũng thừa biết chuyện này sẽ xẩy ra đối với mình trong một tương lai không xa. Điều đó có nghĩa là vì chơi blog ông sẽ phải chấp nhận bị bắt giữ và tù đày, đây là một sự đánh đổi. Đó chính là lý do Bọ Lập đã chọn slogan của blog Quê Choa của mình là "Đường xa mới biết sau này mà kinh". Đây là một câu trong chuyện Kiều của Nguyễn Du mà nguyên văn là: "Một mình lưỡng lự canh chầy / Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh". Qua đó để thấy Bọ Lập cũng đã từng trăn trở, lưỡng lự và rất nặng lòng. Không chỉ thế, ông cũng có rất nhiều tâm tư, thậm chí đã từng sợ khi nghĩ tới bạo quyền, tù đày mang lại khi cho ra đời blog Quê Choa, một trang thông tin đa chiều về các vấn đề thời sự chính trị, kinh tế, xã hội nhằm đưa sự thật đến cho người dân để mở mang dân trí.

Về tin Bọ Lập bị cơ quan an ninh bắt giữ vì vi phạm điều 258 Bộ Luật hình sự, có người cho rằng đó là động thái "dằn mặt" của nhà nước đối với giới bloggers, phân tích đó là có phần đúng nhưng chưa đủ. Nếu xét về tên tuổi các bloggers bị bắt giữ, đó là các bloggers như: Phạm Viết Đào, Trương Duy Nhất, Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sàm) hay mới đây là Hồng Lê Thọ và mới nhất là Bọ Lập thì thấy rằng các bloggers nói trên bị bắt giữ vì lý do "đăng tải bài vở có nội dung được cho là xuyên tạc, chống nhà nước". Nghĩa là phạm tội dùng blog để truyền tải thông tin gây bất lợi cho nhà nước. Và trên thực tế cho thấy hầu hết các blogges có tên trên, trừ Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào thì các bloggers còn lại rất ít viết các bài báo có nội dung xấu, chống nhà nước. Nói như vậy để thấy trong một thể chế chính trị chỉ có duy nhất một đảng theo chủ nghĩa Cộng sản về mặt hình thức như ở Việt nam. Ở đó một nhóm người giữ quyền lực và tự cho mình quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội, với phương châm độc quyền cả về vấn đề lãnh đạo tư tưởng của mọi tầng lớp trong xã hội thì việc độc quyền, kể cả bưng bít thông tin cũng như cản trở việc tìm kiếm tìm hiểu thông tin của người dân là chuyện đương nhiên. Vì thế việc các cá nhân sử dụng blog như một phương tiện tuyên truyền thông tin, với các tin tức đa chiều là điều bị coi là nguy hiểm, vì nó ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ.

Thời gian gần đây, blog Quê Choa của Nhà văn Nguyễn Quang Lập là một địa chỉ tìm đến để tìm hiểu tin tức của đông đảo người dân trong nước. Đặc biệt là kể từ khi Bọ Lập quyết định chuyển blog Quê Choa từ sử dụng dịch vụ của Wordpress sang dịch vụ của Google đã tránh được các sự cố kỹ thuật hay việc tấn công từ chối dịch vụ thì blog Quê Choa là một trang thông tin với số lượng truy cập lớn nhất trong các trang website lề trái. Với số lượng truy cập bình thường một ngày khoảng trên 200 ngàn lượt truy cập/ngày, ngày cao điểm có thể tới 450 ngàn lượt truy cập/ngày. Số lượng người truy cập tại cùng một thời điểm đến hàng nghin người, tới mức vì vấn đề an toàn của mình chủ nhân blog đã phải tự dỡ bó các công cụ đếm số lượng truy cập. Đây chính là lý do khiến chủ nhân blog Quê Choa từ lâu đã nằm trong tầm ngắm của cơ quan an ninh và vấn đề chỉ là thời điểm sẽ bắt khi nào? Thông qua sự thăng trầm của blog Quê Choa về mặt tin tức bài vở được đăng tải, cũng cho thấy điều đó. Đó là cường độ cũng như tính chất nhạy cảm của các bài viết được đăng tải trên blog này thì thấy, khi ở thế công, khi ở thế thủ làm cho chúng ta có cảm giác Bọ Lập đã phải vận dụng hết trí tuệ để khéo léo cố gắng kéo dài sự tồn tại của blog Quê Choa mà ông biết trước sau cũng bị chính quyền dẹp bỏ. Khoảng 10 ngày trở lại đây điều đó đã thể hiện rất rõ trên blog Quê Choa, hình như Bọ Lập đã có linh cảm.

Và cái ngày đó cũng đã đến, đó là ngày thứ 7 mùng 6 tháng 12 năm 2014, nhân viên an ninh đã đến bắt ông đi với “Lý do bắt quả tang đang tải bài vở đăng những nội dung được cho là xuyên tạc, chống nhà nước”. Theo vợ ông, bà Hồ Thị Hồng nói rằng: "Anh Nguyễn Quang Lập dặn, yên tâm, nếu sau 9 ngày không thấy về thì chắc khoảng 3 năm.", điều đó cho thấy khi bị bắt, Bọ Lập ở trong trạng thái tâm lý tốt vì hình như đã được chuẩn bị sẵn cho tình huống này. Bọ Lập đã bước vào lao tù thanh thản như trong tâm trạng của một người "vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng".

Đối với riêng cá nhân tôi, Bọ Lập thực sự là một nhân tài, được biết ông vốn là một kỹ sư Vô tuyến điện Bách khoa, nhưng bằng tài năng của mình ông trở thành một nhà văn nổi tiếng với nhiều tác phẩm được bạn đọc người Việt trong và ngoài nước yêu thích. Không chỉ thế, ông còn là hội viên chính thức của 04 Hội tên tuổi như: Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Hội Điện ảnh Việt Nam và Hội Nhà báo Việt Nam. Nếu cũng như vô vàn các văn nghệ sĩ khác ở Việt nam hiện nay, ông sống theo kiểu ngậm miệng ăn tiền chụp giật để sống và làm giàu thì chắc hẳn Bọ Lập cũng sẽ có một cuộc sống sung túc, chấp nhận được như mấy bạn bè hiện nay của ông. Song, ông không nghĩ như bao kẻ tầm thường khác. Bọ Lập đã chọn cho mình một con đường riêng, vì sự tiến bộ và phồn vinh của đất nước, của dân tộc Việt nam thông qua việc chấn hưng dân trí như của cụ Phan Chu Trinh đã từng làm. Trong Tuyên ngôn Độc lập của Bọ Lập đã khẳng định rằng "Bọ Lập không còn trẻ nữa để chơi trò câu view, bọ cũng thừa nổi tiếng (trong nước) để không cần phải nổi tiếng hơn nữa, chỉ vì bọ nghe theo cụ Phan Châu Trinh: “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Đó là lời kêu gọi luôn đúng cho mọi thời, thời này càng đúng đắn và khẩn thiết... Bọ Lập không có khả năng và trình độ để khai dân trí, chấn dân khí nhưng lại có khả năng dùng blog Quê Choa làm con thuyền chuyên chở SỰ THẬT đến với dân.".

Điều đáng nói, chủ nhân blog Quê Choa là một người đang trong trạng thái tàn tật, bị liệt nửa người do tai biến về não sau một tai nạn giao thông. Hiện tại Bọ Lập vẫn chịu di chứng của việc liệt nửa người, nên đi lại rất khó khăn vẫn phải chống gậy để lết từng bước. Và rất ít người biết Bọ Lập - người chủ của blog Quê Choa có trên 120 triệu lượt truy cập trong vòng không đầy 3 năm, đã chỉ dùng một ngón tay của bàn tay lành lặn duy nhất của mình, bền bỉ như thế để đăng tải các bài viết trên blog của mình nhằm đưa thông tin trung thực và đa chiều đến bạn đọc. Đáng ngạc nhiên là, một người "tàn nhưng không phế" như Bọ Lập đã mang lại nỗi lo sợ của một chính quyền độc tài với trong tay muôn vàn họng súng, lưỡi lê, nhà tù... đó là: Sự thật. Điều mà các chính quyền độc tài sợ nhất.

Từ lâu, tôi đã có ý định viết về Bọ Lập với tư cách là một blogger của ông, song vì nhiều lý do nên tôi còn ngần ngại chưa dám viết. Vì sợ bản thân ông cũng như người khác nghĩ rằng tôi làm trò bốc "thối" hay là sự phong thánh cho người đang sống, điều tôi nghĩ một người khảng khái và tự trọng như Bọ Lập sẽ không thích điều đó. Tôi viết về Bọ Lập hôm nay bằng tất cả sự trân trọng của một con người với một con người. Đối với tôi Bọ Lập đáng kính phục, ông là một người trí thức đúng nghĩa có tâm đối với đất nước này, dân tộc này. Ông xứng đáng là đàn Anh của tôi

"Sống như Anh" tên một tác phẩm văn học có từ ngày xưa ca ngợi một tấm gương anh hùng trong chiến tranh. Đến bây giờ tuy là thời bình, song có lẽ chúng ta vẫn nên dùng câu đó để dành cho Bọ Lập, một chiến sĩ thông tin, một blogger đồng thời là một trí thức có trách nhiệm đối với đất nước. Đó cũng là để giáo dục ý thức trách nhiệm cho mỗi người trí thức chúng ta đối với vận mệnh đất nước của mình.

Bọ Lập ơi, tôi sẽ sống như Anh !

Ngày 06 tháng 12 năm 2014

Theo Blog Kami
xuong  
#3 Đã gửi : 08/12/2014 lúc 10:09:05(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
RSF phản ứng sau vụ bắt giữ Bọ Lập: VN cần tôn trọng công ước quốc tế
UserPostedImage
Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

Vụ Việt Nam bắt giữ chủ trang blog Quê Choa Nguyễn Quang Lập, blogger thứ nhì trong chưa đầy 2 tuần lễ, cho thấy Việt Nam đang đẩy mạnh chiến dịch trấn át giới bất đồng chính kiến, theo các hãng tin quốc tế.

Hãng tin AP hôm 7 tháng 12 nói rằng mạng internet là phương tiện duy nhất để những người bất đồng nói lên quan điểm của mình, bởi vì ở Việt Nam truyền thông hoàn toàn do nhà nước kiểm soát.

Hôm 29/11 một blogger khác ở TP. HCM, chủ trang blog Người Lót Gạch, Giáo sư Hồng Lê Thọ, một Việt kiều có quốc tịch Nhật, cũng bị cơ quan an ninh điều tra bắt giữ theo điều 258 Bộ luật Hình sự, cùng điều luật được sử dụng trong việc bắt giữ nhà văn, blogger Nguyễn quang Lập, người thường được bạn bè gọi là Bọ Lập.

Chiến dịch đàn áp giới blogger có dấu hiệu leo thang trong thời gian gần đây. Một trong những thành viên sáng lập Mạng Lưới Blogger Việt Nam (MLBVN), blogger Mẹ Nấm, tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, bị công an xã Vĩnh Thạnh, Nha Trang chặn bắt vào sáng hôm qua, 7 tháng 12, cùng với một nhóm 6 người khác.

Cô Như Quỳnh cho biết nhóm của cô bị bắt tại một quán ăn, sau khi cô chụp một tấm ảnh với một bảng hiệu ủng hộ nhân quyền trong một sinh hoạt cùng tham gia với Đại sứ Quán Đức để đánh dấu Ngày Quốc tế Nhân Quyền 10 tháng 12 sắp tới.

Nói chuyện với Ban Việt ngữ sáng hôm nay, cô Như Quỳnh giải thích:

“Cái hình này là tôi thực hiện để tham gia với Đại sứ quán Đức ủng hộ Ngày Quốc tế Nhân quyền. Những người tham gia thử thách này sẽ chụp hình của mình cùng với thông điệp là tôi ủng hộ nhân quyền vì một lý do cá nhân nào đó, rồi đưa lên trang của mình, cùng kêu gọi những người khác tham gia Ngày Quốc tế Nhân quyền sắp tới. Tôi thì không muốn chụp trong nhà, mà tôi muốn chụp trong một đám đông bởi vì tôi nghĩ đây là một ý kiến hết sức bình thường. Câu của tôi là “Tôi ủng hộ nhân quyền bởi vì nếu không có nhân quyền thì tự do và dân chủ không tồn tại.””

Blogger Mẹ Nấm cho biết cô chụp tấm ảnh này trước một ngôi chợ, và sau khi chụp xong, cô và nhóm bạn kéo nhau tới một quán ăn của một người bạn để ăn sáng, thì nhóm 6 người bị bắt. Cô Như Quỳnh kể tiếp:

“Rất đông công an ập vào quán, và yêu cầu chúng tôi phải về công an xã Vĩnh Thạnh để làm việc. Họ không giải thích lý do gì cả, cứ thế họ tịch thu giữ một số vật dụng cá nhân rồi đưa tất cả chúng tôi về công an xã làm việc, rồi sau đó đưa về công an thành phố Nha Trang, giữ ở đó đến 4 giờ chiều mới thả về.”

Tại trụ sở công an Nha Trang, cô Như Quỳnh cho biết các nhân viên tự lập biên bản và ký vào đó vì nhóm người không ai chịu ký tên vào tờ báo cáo của cảnh sát. Cô Như Quỳnh cho biết công an cáo buộc nhóm người là tập trung chụp hình trong quán cà phê, “có nội dung bất minh” và do đó được mời về công an xã làm việc.

Được hỏi trong tình hình hai chủ blog nổi tiếng vừa bị bắt giữ, blog Người Lót Gạch (29 tháng 11), và blog Quê Choa, Mạng Lưới Blogger sẽ phản ứng ra sao, và có kế hoạch gì để tự bảo vệ? Blogger Mẹ Nấm nói:

“Trong tình hình này, MLBVN nghĩ rằng cần phải có những hoạt động mạnh mẽ hơn. Sắp tới mạng lưới sẽ công bố để tất cả cùng hưởng ứng và phản đối điều 258 của Bộ Luật Hình sự, đã vi phạm cái quyền tự do ngôn luận.” Về phản ứng của các bloggers khác, cô Như Quỳnh nói cá nhân cô nhận thấy các bloggers khác không thấy sợ hãi, mà chỉ quyết tâm hơn trong nỗ lực vận động để được quyền tự do bày tỏ ý kiến.

Thời gian gần đây, Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh liên tục bị sách nhiễu, chặn bắt giữa đường, và đôi lúc bị tịch thu giấy tờ tuỳ thân hay vật dụng cá nhân như điện thoại…

Trong tháng 11, cô đã nhiều lần bị cơ quan an ninh điều tra tỉnh Khánh Hòa triệu tập làm việc về các phát biểu và bài viết trên blog và trang Facebook của cô.

Ngày blogger Bọ Lập bị bắt, giáo sư toán học Ngô Bảo Châu viết trên facebook cá nhân của ông: “Thương Bọ Lập quá. Theo cái đà này, chắc phải chịu khó viết blog.”

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Ban Việt ngữ -VOA, ông Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách Ban Á Châu -Thái Bình Dương thuộc Tổ chức Ký giả Không Biên giới (RSF) nói về xu hướng gia tăng các vụ bắt bớ bloggers ở Việt Nam.

Ông Benjamin Isrmail nói nếu Việt Nam muốn chứng tỏ mình thành thật khi ký kết các công ước quốc tế và cam kết tôn trọng nhân quyền thì Việt Nam phải ngưng các hành động sách nhiễu và bắt bớ các blogger.

Ông Benjamin Ismail nói xu hướng đàn áp giới bất đồng của Hà Nội đã bắt đầu từ khi ông Nguyễn Phú Trọng lên lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam. Ông Trọng được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam thứ XI vào ngày 19 tháng 1 năm 2011. Theo ông Ismail, dưới quyền lãnh đạo của ông Trọng, số nhà báo và blogger tự do bị bắt không ngừng gia tăng.
Theo VOA
xuong  
#4 Đã gửi : 08/12/2014 lúc 10:20:17(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Thư gửi giới văn nghệ sĩ về việc nhà văn Nguyễn Quang Lập bị bắt
Thưa quý vị,


Thú thật, tôi đắn đo rất nhiều khi viết lá thư này, bởi tôi chỉ là một thường dân, đang sống tại Sài Gòn.


Tôi ngần ngại khi viết lá thư này, cũng vì không quen biết gì nhà văn Nguyễn Quang Lập. Thậm chí, bộ phim "Đời Cát" do hai nữ tài tử: Hồng Ánh và Mai Hoa thủ diễn, tôi cũng chỉ nhớ vài phút phim
  • , nhưng tôi biết bộ phim nổi tiếng vì được giải vàng Liên hoan phim Châu Á-Thái Bình Dương, do ông Lập biên kịch.


    Tôi tần ngần trên bàn phím để viết lá thư này gửi đến giới văn - nghệ sĩ, trong đó gồm cả ca sĩ, nhạc sĩ, kịch sĩ, họa sĩ v.v... đặc biệt những vị đạt được danh hiệu NSƯT và NSND.


    Tôi loay hoay tìm ý tưởng sao cho giản dị mà thuyết phục trước những người làm nghệ thuật chuyên nghiệp, khi phải viết lá thư này, bởi tôi không phải là người thuộc về "thánh đường nghệ thuật" - ngày xưa chỉ ghé qua chốc lát, rồi tôi lặng lẽ ra đi vì biết mình không có may mắn và không có "duyên" thuộc về chốn đó.


    Thật ra, tôi muốn viết thư gửi đến quý vị từ lúc hai nhạc sĩ trẻ bị bắt và kêu án: Việt Khang (4 năm tù giam và 2 năm quản chế) và Trần Vũ Anh Bình (6 năm tù giam và 2 năm quản chế). Cả hai vị nhạc sĩ trẻ này đều bị kết tội theo điều 88 Luật Hình sự. Lý do tôi đã không viết thư vào lúc bấy giờ, vì cảm thấy bản thân quá đường đột và sỗ sàng với thành ngữ "đũa mốc đòi chòi mâm son", nó sẽ biến tôi trở nên lố bịch trong mắt quý vị. Dù trong thâm tâm, tôi chỉ mong, tiếng nói của giới văn nghệ sĩ - những người thuộc về công chúng, với hàng trăm ngàn người hâm mộ trên mọi lĩnh vực nghệ thuật, đó như là "sức mạnh mềm", sẽ trở thành động lực, ít nhất hỗ trợ tinh thần cho hai nhạc sĩ trẻ nói trên. Tiếng nói có trọng lượng đáng kể xuất phát từ hàng ngàn văn - nghệ sĩ tên tuổi với hàng trăm NSƯT, NSND có thể góp phần giảm bớt, một chút án tù quá tàn nhẫn cho hai nhạc sĩ trẻ vô tội.


    Tôi giật mình, từ ngày Việt Khang và Anh Bình chịu thân tù tội, ba năm thôi! Mỗi phận đời dân Việt biến đổi thật khó lường.


    Tình hình thời cuộc và kinh tế - chính trị của Việt Nam 3 năm qua, tàn tạ trên mọi mặt, có lẽ quý vị cũng phần nào cảm nhận ít nhiều.


    Hôm nay, tôi cầm lòng không đặng mà viết lá thư này vì nhìn thấy "Đơn xin tại ngoại" của vợ nhà văn Nguyễn Quang Lập được đăng [**] trên trang web nhà văn Nguyễn Quang Vinh - em trai ruột của ông, trong có đoạn mà tôi cảm thấy thật bùi ngùi (trích): "...Khi cơ quan điều tra bắt và tạm giữ chồng tôi thì anh đang trong tình trạng cơ thể suy nhược, da bị lở loét. Lúc chuẩn bị hành lý cho anh, do không được phép mang nhiều, nên hơn nửa ba lô là đựng các loại thuốc khác nhau...".


    Quý vị có lẽ cũng biết, ông Lập bị tai nạn xe cộ dẫn đến chấn thương sọ não, liệt nửa người cách đây trên 10 năm và từng định tự tử để nhẹ gánh cho gia đình, nhưng ông đã kiên trì vượt qua bằng nỗ lực phi thường để cuối cùng có thể tự xoay xở một phần trong sinh hoạt cá nhân, dù rất yếu ớt.


    Tôi không dám lạm bàn về chuyên môn nghệ thuật, ở đây, với tư cách một blogger, tôi chỉ hy vọng quý vị cùng nhau lên tiếng bằng một văn bản hay một hình thức nào đó phù hợp với quý vị để:


    - Chia sẻ nỗi đau buồn và an ủi gia đình nhà văn Nguyễn Quang Lập trong lúc này.


    - Đòi hỏi nhà chức trách chấp nhận để ông Lập tại ngoại hầu tra. Việc này cũng hoàn toàn nằm trong phạm vi pháp luật.


    - Xa hơn, đòi hỏi nhà chức trách phải thực hiện đúng trình tự tố tụng và nội dung hình sự, bởi dư luận chỉ trong 2 ngày đã phân tích, đánh giá, cho thấy nhà chức trách hoàn toàn sai phạm nghiêm trọng về hình thức và cố tình lợi dụng luật pháp, bắt giữ một cách thô bỉ và vô cớ công dân Nguyễn Quang Lập để khủng bố tinh thần của ông và gia đình.


    Thưa quý vị,


    Dù chỉ "dạo chơi" trong "thánh đường nghệ thuật", tôi biết rất rõ, những nghệ sĩ đích thực luôn dung chứa những tâm hồn nhạy cảm, cao thượng và thánh thiện.


    Tuy nhiên, dưới chế độ độc đảng toàn trị, toàn bộ các lĩnh vực nghệ thuật đã bị "chính trị hóa" mãnh liệt, dẫn đến hầu hết mọi sáng tác và biểu diễn trở nên khô cằn, mất sức sống của hơi thở thời đại hôm nay. Cũng chính chế độ phi nhân này làm thui chột cả nền văn hóa và làm mai một cách sống "Tình Nghệ Sĩ" đầy ắp tính nhân văn - ít nhất đối với đồng nghiệp.


    Không biết tôi có nên đặt chút hy vọng nào vào quý vị hay không?


    Xin nhớ, tôi không hề quen biết gì nhà văn Nguyễn Quang Lập.


    Vì không hy vọng gì lắm vào lời đề nghị này, nên quý vị văn - nghệ sĩ cho phép tôi "lợi dụng dân chủ", tức "phạm" vào điều 258 của người CS để xin chửi quý vị một câu:


    Đù má! Nghệ sĩ gì mà lạnh lùng bạc bẽo thấy mẹ!

    Nguyễn Ngọc Già
    _________
    Ghi chú: Nếu quý vị không lên tiếng theo đòi hỏi của tôi, túc là chỉ có 2 lý do: 1) Quý vị để bụng đối với một kẻ cà chớn như tôi. 2) Quý vị quá đớn hèn và bất nhân với ngay chính đồng nghiệp của quý vị.

    Trong trường hợp quý vị không dám làm cái con mẹ gì hết, thì có ngon tố cáo Hữu Thỉnh, ông "lều văn" này chửi cả mả cha của CS đó, thưa quý vị!

    Nói ra, thì tôi dẫn cho thấy: youtube.com/watch?v=Tx5n6NpUikE.

  • Chỗ mà cô Hồng Ánh ngồi cởi áo ngoài bến sông, nhưng mà đưa lưng... về phía khán giả, sau đó nghiêng nghiêng với ánh sáng ngược. Đẹp. Tôi chỉ nhớ có vậy.

    [**] truongthonkhoailang.com/2014/12/tin-anh-lap.html

  • nga  
    #5 Đã gửi : 09/12/2014 lúc 09:47:35(UTC)
    nga

    Danh hiệu: Moderate

    Nhóm: Registered
    Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
    Bài viết: 1,657

    Cảm ơn: 1 lần
    Nguyễn Quang Lập: Một con thuyền

    UserPostedImage
    Nhà văn Nguyễn Quang Lập (bên trái ngoài cùng) được nhiều người trong và ngoài nước biết đến.

    Năm ngoái, anh Lập đề nghị tôi đứng tên phụ trách Quê Choa. Đó là thời điểm Nghị định 72 chuẩn bị có hiệu lực. Quê Choa đã tự điều chỉnh, như nhiều lần trước đó. Lúc chỉ đăng bài của chính Bọ. Lúc tạm đóng phần bình luận của độc giả, rồi mở lại, rồi đóng hẳn. Lúc thêm chế độ đánh giá bài, rồi lại bỏ. Lúc tạm dừng đăng bài, chỉ điểm tin từ báo chí nhà nước và một số hãng tin lớn quốc tế. Lần này, chủ trang thận trọng kèm lời ghi xuất xứ: “Bài của tác giả gửi Quê Choa” và tin cậy vào sự ủng hộ của bạn bè.

    Trang của anh, ngoài nội dung thông tin, còn có thể coi là một hàn thử biểu đo thời tiết chính trị ở Việt Nam. Thời tiết thoáng đãng hơn, không khí cởi mở hơn, Quê Choa xông pha hơn, đăng lại cả bài của những tác giả bị nhà nước Việt Nam khóa chặt trong danh sách đen. Mây mù bắt đầu kéo lên, Quê Choa nhẹ nhàng lui lại một bước, hai bước, có khi cả ba bước. Anh Lập là tất cả, chỉ trừ cực đoan.

    Tôi thật sự thấy vinh dự, nhưng đã từ chối. Quê Choa sẽ không còn là nó, nếu do một người khác điều hành, nhất là điều hành từ hải ngoại, dù chỉ trên danh nghĩa. Thành công của trang tin này gắn với chủ nhân của nó, một nhà văn nổi tiếng, sống trong nước, có một sự nghiệp sáng tác thuộc hàng đầu trong văn chương đương đại nước nhà.

    Tác phẩm của anh đứng trong dòng chính. Sách của anh bán chạy. Kịch của anh đắt hàng. Anh viết sinh động, hóm hỉnh, thiên về hướng dân dã mộc mạc, gần đây pha đậm chất khẩu văn tếu táo, vốn không phải sở thích lâu dài của tôi, song ở những trang xuất sắc nhất tôi có cảm giác rằng các mẩu kí ức vụn của anh về những mảnh đời đen trắng trong cái thời màu xám của chúng ta có thể diễn đạt nhiều hơn bao nhiêu nhận định, phân tích, nghiên cứu, tuyên ngôn hùng biện…

    Vấn đề đầu tiên của một nền báo chí độc lập cho Việt Nam là tiền đâu
    Nếu tôi không nhầm, anh cũng là đảng viên và giao du thân mật với một số nhân vật trong chính quyền. Một chức quan văn kha khá trong vô số các hiệp hội văn học nghệ thuật ở Việt Nam là chuyện trong tầm tay, ở đó anh hoàn toàn có thể trở thành mộtMạc Ngôn trừ đi phần huyễn giác huyền ảo thêm vào phần hài hước, một lúc nào đó cũng trúng cơ cấu Giải thưởng Nhà nước rồi bước vào sách giáo khoa, thêm vài giải thưởng trong khu vực nữa là mãn nguyện một sự nghiệp. Nhưng ngay từ đầu, trong những buổi trò chuyện đầy cảm hứng ở thời Đổi Mới hai mươi lăm năm trước, tôi đã nhận ra không lầm rằng anh sẽ chẳng bao giờ trở thành một quan chức văn nghệ, dù chỉ quan chức hờ chờ phát biểu lấy lệ và sổ hưu. Anh trở thành một blogger.

    Chuyển Quê Choa sang Berlin thì vô nghĩa, dù hai phần ba người Việt ở đây nói giọng bọ, tôi đùa. Chuyển Ba Đình sang Boston hợp lí hơn, giới quý tộc đỏ – hoặc đã chuyển màu huyết dụ – nhập hộ khẩu ở duyên hải miền Đông Hoa Kỳ ngày càng đông đảo. Nhưng giọng người bạn cách nửa vòng trái đất thì đầy lo ngại. Chỉ cần nó phạt hành chính, hôm nay vài chục triệu, ngày mai vài chục triệu, mình viết văn chứ có buôn cổ phiếu đâu. Rồi nó gọi lên gọi xuống, mình chân tay người ngợm thế này, đứng lên ngồi xuống còn vất vả, rồi làm khổ cả gia đình… Tôi gợi ý, thuê máy chủ bên này, kĩ thuật viên bên này, lỡ có sự cố gì thì Quê Choa vẫn tồn tại.

    Song lại nhận ra rằng đề nghị đó cũng vô nghĩa nốt. Quê Choa gắn với bọ Lập. Không có tác nhân hội tụ là anh, Quê Choa chỉ còn là cái xác trên một server an toàn. Tôi bảo, trăm triệu thì không có ngay, chứ chục triệu chẳng lẽ mấy trăm ngàn độc giả của anh không góp được để trả tiền phạt? Rồi cũng lại nhận ra, đó là chuyện không tưởng. Chúng ta có thể chờ đợi tất cả ở người Việt – và ở đây đang nói đến những người còn quan tâm đến thế sự thời cuộc -, chỉ trừ sự đóng góp cụ thể và bền bỉ về tài chính. Tất cả, dù chia rẽ trong mọi quan điểm, đều đồng thuận trong tinh thần hưởng thụ miễn phí. Tự do, dân chủ, nhà nước duy pháp quyền là những thứ rất tốn kém. Vấn đề đầu tiên của một nền báo chí độc lập cho Việt Nam là tiền đâu. Chừng nào còn né tránh nó, chúng ta còn giầm chân trong giới hạn cuối cùng mà những thành tựu thiện nguyện và tài tử có thể đạt tới. talawas trước kia đã đi hết giới hạn đó.
    Phương án này, phương án kia. Song chúng tôi biết rằng cuối cùng vẫn không có gì khác. Anh biết rằng tôi không thể nhận lời. Tôi biết rằng anh không thể không tiếp tục. Ừ, để mình tính, dám làm thì dám chịu, hi vọng tình hình khá lên, anh Lập kết thúc vụ âm mưu xuyên biên giới, giọng thì cười nhưng người thì không.

    Tình hình có vẻ khá lên, với sự ra đời liên tiếp trong một thời gian ngắn của Ban Vận động thành lập Văn đoàn Độc lập Việt Nam và trang Văn Việt, Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam và trang Việt Nam Thời báo. Cũng liên tiếp trong một thời gian ngắn, các nhà báo và nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Tiến Trung, Vi Đức Hồi, Đỗ Thị Minh Hạnh, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải và một số người khác được trả tự do trước thời hạn. Quê Choa dường như bình an. Anh Lập còn tuyên bố rút hẳn khỏi tất cả các hội văn nghệ mà anh là thành viên, để tập trung vào trang blog đã trở thành địa chỉ truy cập hàng đầu của báo chí tự do, làm một cá nhân độc lập, một “người lái đò nhỏ chở con thuyền sự thật”, vẫn ôn hòa và thận trọng như xưa.

    Gần hai tháng nay, tôi để ý thấy Quê Choa chủ yếu đăng lại tin từ báo chí nhà nước và các hãng tin quốc tế, thỉnh thoảng có bài từ các blogger và Facebooker danh tiếng, song là những người không hề bị coi là persona non grata đối với chính quyền.

    Con thuyền của anh Lập, dập dìu sóng vỗ khi nào, là một con thuyền lẻ loi. Lật bởi sự tồi tệ của thể chế chính trị. Chìm bởi sự đơn độc của chính nó giữa vài ba con thuyền đơn độc khác. Đắm bởi sự bạc bẽo của phần lớn chúng ta
    Từ khi blogger Hồng Lê Thọ bị bắt, Quê Choa càng kiềm chế hơn. Song điều duy nhất có thể đoán trước ở một chế độ chuyên chế là sự không thể đoán trước của nó, kể cả sự sụp đổ. Và điểm tích cực duy nhất, nếu có thể dùng từ này, trong sự kiện anh Lập bị bắt, là nhận thức – vâng, nhận thức miễn phí cho tất cả, chỉ rất đắt cho anh và gia đình – rằng mọi bí quyết để an toàn tương đối trong một nhà nước chuyên chế là tuyệt đối vô nghĩa.

    Chúng ta lại đoán già đoán non vì sao người này bị bắt, người kia không. Chúng ta lại lần mò ranh giới an toàn giữa một bãi mìn. Chúng ta lại đi tìm tín hiệu từ những hộp đen. Chúng ta lại nghe ngóng thế cuộc trên thượng tầng quyền lực. Chúng ta lại đổ tất cả lên đầu Trung Quốc và đặt tất cả hi vọng vào Hoa Kỳ. Chúng ta lại cảm thán, bằng cả văn vần, về một con người đầy khí phách vừa lâm nạn. Và tất nhiên chúng ta cầu cho anh bình an.

    Vâng, bình an, nghe mà phát điên, nhưng chúng ta vẫn không thôi nói như thế. Điều duy nhất chúng ta không làm là những hành động cụ thể, ở quy mô đủ rộng để có một tác động thực. Hàng trăm nghìn độc giả của anh sẽ quen rất nhanh khoảng trống anh để lại trên không gian ảo, như hàng trăm nghìn độc giả của Anh Ba Sàm.

    Con thuyền của anh Lập, dập dìu sóng vỗ khi nào, là một con thuyền lẻ loi. Lật bởi sự tồi tệ của thể chế chính trị. Chìm bởi sự đơn độc của chính nó giữa vài ba con thuyền đơn độc khác. Đắm bởi sự bạc bẽo của phần lớn chúng ta.

    Nhà văn Phạm Thị Hoài (BBC)
    phai  
    #6 Đã gửi : 10/12/2014 lúc 06:49:36(UTC)
    phai

    Danh hiệu: Moderate

    Nhóm: Registered
    Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
    Bài viết: 13,123

    Cảm ơn: 4 lần
    Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
    Công an nói ông Lập ‘xin khoan hồng’

    Công an thành phố Hồ Chí Minh nói nhà văn Nguyễn Quang Lập đã “xin khoan hồng” và cam kết từ nay chỉ viết về “văn học nghệ thuật”.

    Trang web của cơ quan này nói an ninh đã làm việc với ông Lập vào hôm 10/12.

    “Ông Lập khẳng định khi bị bắt đến nay, tình hình sức khỏe và sinh hoạt bình thường.”

    Cũng trang web này tường thuật: “Ông Lập khai nhận hành vi vi phạm pháp luật của mình và xin được hưởng khoan hồng, sớm được tại ngoại.”

    “Ông Lập cam kết từ bỏ hoạt động vi phạm pháp luật để tập trung vào lĩnh vực văn học nghệ thuật, phục vụ xã hội.”

    Hiện chưa rõ hoạt động “vi phạm pháp luật” này cụ thể là gì.

    Nhà văn, blogger nổi tiếng này bị bắt chiều 6/12 tại nhà riêng ở TP. HCM.

    Vụ bắt giữ xảy ra một tuần sau khi một blogger khác ở TP. HCM, ông Hồng Lê Thọ, bị cơ quan An ninh điều tra bắt giữ theo điều 258 Bộ luật Hình sự.

    Khác với đa số cây bút bị bắt trước đây, nhà văn Nguyễn Quang Lập thuộc dòng chủ lưu trong giới văn chương Việt Nam, thường xuất hiện trên truyền thông và có nhiều tác phẩm được in chính thức.

    Mấy năm qua, ông còn có trang blog Quê Choa rất nổi tiếng, thu hút nhiều độc giả.
    Theo BBC
    phai  
    #7 Đã gửi : 11/12/2014 lúc 10:03:24(UTC)
    phai

    Danh hiệu: Moderate

    Nhóm: Registered
    Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
    Bài viết: 13,123

    Cảm ơn: 4 lần
    Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
    Công an Việt Nam : Blogger Nguyễn Quang Lập xin được tại ngoại
    UserPostedImage
    Nhà văn Nguyễn Quang Lập - DR


    Tải để nghe ông Phạm Xuân Nguyên - Hà Nội
    http://telechargement.rf...Xuan_Nguyen_11_12_14.mp3


    Trang thông tin điện tử của Công an Thành phố Hồ Chí Minh ngày 10/12/2014 đăng một thông báo ngắn cho biết nhà văn, blogger Nguyễn Quang Lập, mà hiện tình trạng sức khỏe rất kém, đã xin được tại ngoại, sau khi bị bắt giữ ngày 06/12/2014. Trả lời RFI Việt ngữ hôm nay (11/12) từ Hà Nội, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên cho rằng thông cáo nói trên của công an có thể là một tín hiệu cho thấy blogger Nguyễn Quang Lập sắp được thả ra.

    Thông báo của cơ quan công an địa phương trước hết cho biết ông Nguyễn Quang Lập « khẳng định khi bị bắt đến nay, tình hình sức khỏe và sinh hoạt bình thường ». Thông tin này có vẻ nhằm trấn an dư luận về tình trạng sức khoẻ của nhà văn Nguyễn Quang Lập, hiện đang bị liệt nữa người, di chuyển, cử động rất khó khăn.

    Thông tin đăng trên trang mạng của Công an Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định nhà văn Nguyễn Quang Lập, chủ trang blog Quê Choa, « đã khai nhận hành vi vi phạm pháp luật của mình và xin được hưởng khoan hồng, sớm được tại ngoại. ». Vẫn theo thông cáo trên, nhà văn Nguyễn Quang Lập còn cam kết « từ bỏ hoạt động vi phạm pháp luật để tập trung vào lĩnh vực văn học nghệ thuật, phục vụ xã hội. ».

    Trả lời RFI Việt ngữ hôm nay (11/12) từ Hà Nội, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên cho rằng thông cáo nói trên của công an có thể là một tín hiệu cho thấy blogger Nguyễn Quang Lập sắp được thả ra:

    Nhà văn Nguyễn Quang Lập đã bị bắt chiều ngày 06/12 tại nhà riêng của ông ở Sài Gòn, nhưng lệnh “tạm giữ hình sự” không nói rõ cho biết ông bị bắt vì tội gì, mà chỉ nói là Cơ quan An ninh điều tra công an thành phố Hồ Chí Minh đang tiếp tục “điều tra làm rõ hành vi vi phạm pháp luật” của ông để “xử lý theo quy định của pháp luật”. Theo bà Hồ Thị Hồng, vợ nhà văn Nguyễn Quang Lập, trả lời RFI ngày 06/12, công an đã bắt giữ và khám xét chồng bà chiếu theo điều 258 bộ Luật Hình sự Việt Nam, về tội “ lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước”.

    Vụ bắt giữ blogger Nguyễn Quang Lập gây rúng động dư luận không chỉ vì ông là một nhà văn nổi tiếng, mà còn ở chỗ là tình trạng sức khỏe của ông hiện rất kém do ông bị liệt nửa người và đang uống thuốc điều trị.

    Trước nhà văn Nguyễn Quang Lập, một blogger khác là giáo sư Hồng Lê Thọ, 65 tuổi, Việt kiều Nhật về nước sinh sống, chủ trang blog Người Lót Gạch, cũng đã bị “tạm giữ hình sự” vào ngày 29/11 chiếu theo điều 258 bộ Luật Hình sự.
    Theo RFI
    phai  
    #8 Đã gửi : 11/12/2014 lúc 10:08:27(UTC)
    phai

    Danh hiệu: Moderate

    Nhóm: Registered
    Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
    Bài viết: 13,123

    Cảm ơn: 4 lần
    Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
    Bọ Lập đầu hàng?

    Sau năm ngày bắt giữ, nhà cầm quyền Việt Nam vừa cho biết vào ngày 10/12/2014, đúng ngày Quốc tế Nhân Quyền: “Ông Lập khai nhận hành vi vi phạm pháp luật của mình và xin hưởng khoan hồng, sớm được tại ngoại. Ông Lập cam kết từ bỏ hoạt động vi phạm pháp luật để tập trung vào lĩnh vực văn học nghệ thuật, phục vụ xã hội.” Đây rõ là một thông tin chưa đủ thông tin để tin.


    Song, nếu sự thật được bạch hóa sau này sẽ bẽ bàng đúng như thế, chúng ta cũng không nên quá ngạc nhiên hay phải sốc khi một nhà văn và là một nhà văn đang ốm với tuổi đã lên cao, không chịu nổi những áp lực của tù đày trong một xã hội vốn có các giá trị luân lý, đạo đức, niềm tin đang bị đảo lộn, tan nát.


    Chẳng phải chúng ta đã từng có không phải một mà là hơn hai con người là đảng viên một chính đảng, lại có những điều kiện về chính trị, xã hội, tuổi tác, sức vóc khỏe hơn ông Lập nhiều nhưng đã đầu hàng và đầu hàng một cách hùng biện, thẳng thắn, dứt khoát trước tòa và trên TV đó sao? Dĩ nhiên mọi thuận lợi cho một mục đích đều trở nên vô nghĩa khi ý chí đã về không hoặc mục tiêu đã bị chuyển đổi. Nhưng chúng ta cũng phải thấy lịch sử, dù là của nhiều người, nhiều thế hệ, mỗi bước chân của người đi trước, ít nhiều, đều để lại một vết hằn nào đó trên con đường và trong tâm trí của những người đi sau. Chưa kể, mỗi con người, chứ không phải thánh thần, đều là một tập hợp của vô vàn những yếu tố bất định, vô thường đầy bất trắc.


    Do đó, về tình cảm, và cả về lý trí, chúng ta cần và nên thông cảm cho những con người kiên cường nhiều năm mềm lòng vài phút. Nhưng để công bằng chúng ta cũng phải biết xót xa cho lý tưởng dân chủ nữa. Nếu không, ai sẽ là người bảo tồn danh dự cho lý tưởng cao đẹp đó. Những nhà độc tài chăng?


    Vì vậy theo tôi, tiết lộ thông tin hững hờ nói trên là một phản ứng khá thông minh của nhà cầm quyền. Vì dù thế nào không ai có thể loại bỏ được hoàn toàn mọi khả năng đã nhận tội, chưa nhận tội hay sẽ không nhận tội. Nói chung là làm dư luận hoang mang. Hoang mang luôn là món thuốc đơn giản mà công hiệu làm cho ý chí của đối phương, tuy không nói ra hoặc không thừa nhận, rất dễ bị rã rời. Dĩ nhiên, nhiều người sẽ không ưng ý với đánh giá rằng nhà cầm quyền hiện nay (khá) thông minh. Nhưng độc ác/khờ khạo, lương thiện/thông minh chưa bao giờ là những cặp đôi bắt buộc phải luôn dính liền với nhau. Chưa nói đến tinh thần dân chủ và nội lực trong đấu tranh là phải biết nhận ra và thừa nhận những ưu điểm của đối lập.


    Con người khó tránh được hết những xúc cảm hoang mang, sợ hãi, khóc than khi đối diện nghịch cảnh. Nhưng trong những trường hợp rối bời như thế, nghĩ kỹ, có lẽ không có gì tốt hơn bằng cách: Hãy xếp việc những thông tin hư thực (hoặc sự bẽ bàng nếu có) ra phía sau, tiếp tục đoàn kết, tập trung làm những gì thiết thực cho lý tưởng dân chủ cũng như cho quyền sống, quyền tự do của những con người bị bức hại, tù đày một cách bất công và tiếp tục vững tin vào lý tưởng dân chủ. Chỉ khi chứng tỏ chịu đựng được khắc nghiệt và vượt qua được thử thách, lý tưởng đó mới xứng đáng, mới đủ sức thuyết phục để toàn dân ủng hộ và đeo đuổi đến cùng.○


    (Năm ngày sau khi nhà văn Nguyễn Quang Lập, chủ blog Quê Choa bị bắt)
    Blog Phạm Hồng Sơn
    phai  
    #9 Đã gửi : 11/12/2014 lúc 10:45:45(UTC)
    phai

    Danh hiệu: Moderate

    Nhóm: Registered
    Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
    Bài viết: 13,123

    Cảm ơn: 4 lần
    Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
    Nhân nhà văn Nguyễn Quang Lập bị bắt, lạm bàn vài đặc tính của văn nghệ sĩ Việt Nam

    Văn nghệ sĩ (VNS) nhận biết cuộc sống bằng cảm tính nhiều hơn lý tính. Họ không chịu mở rộng hiểu biết sang triết học - một loại kiến thức cần thiết cho văn học (ngay cả hiện nay, rất nhiều tác phẩm triết học có giá trị đã được dịch và in thoải mái tại VN, mà nhiều người cũng không chịu tìm đọc). Bắt đầu từ công cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp, giành độc lập cho quốc gia, nhiều VNS đã tham dự bằng nhận chân chính xác về cả lý tính và cảm tính. Thời kỳ này, hầu hết VNS đã tản cư ra khỏi vùng chiếm đóng của thực dân Pháp, nhiều người gia nhập hàng ngũ Việt Minh, tích cực tham gia kháng chiến. Có người đã hy sinh như Nam Cao. Họ đã dùng rất hữu hiệu công cụ là tâm hồn tự do và giàu cảm xúc của mình để cổ vũ cho cuộc kháng chiến giành độc lập qua những tác phẩm thuộc nhiều lĩnh vực Văn học Nghệ thuật. Ai không muốn xung vào bộ đội khi đọc bài thơ “Tây tiến” của Quang Dũng?:


    Rải rác biên cương mồ viễn xứ
    Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
    áo bào thay chiếu, anh về đất
    Sông Mã gầm lên khúc độc hành...


    Hoặc cảm nhận tinh thần hy sinh, chịu đựng mất mát cá nhân vì lòng yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam trong cái đau xót mà vô cùng lãng mạn của thơ Hữu Loan:


    Nhưng không chết người trai khói lửa
    Mà chết người gái nhỏ hậu phương
    Tôi về không gặp nàng
    Mẹ tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối...


    Tuy nhiên cùng với thời gian, lòng yêu nước, sự hy sinh của lớp VNS thời kỳ chống thực dân Pháp đã bị đánh cắp. Một lớp VNS đương thời, sau này đã bị tổ chức Việt Minh, sau hiện nguyên hình là đảng CSVN tuyên truyền, lừa bịp dẫn đến hệ lụy là họ bị triệt tiêu hoàn toàn lý tính, triệt tiêu lý tưởng Chân-Thiện-Mỹ khi dùng ngòi bút. Họ trở thành những kẻ tuyên truyền, lừa bịp nhân dân tài ba hơn ĐCS (đỏ hơn cả đảng). Họ đã thành một công cụ cực ký hữu dụng, nguy hiểm của đảng CS độc tài. Nhiều người trong số họ đã hô hào bắn giết thật nhiều trong cải cách ruộng đất, đánh thật hăng trong nội chiến Bắc-Nam - với mỹ từ giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc - để xây dựng một hình thái xã hội không tưởng, bất công là chủ nghĩa CS. Đặc biệt trong số này có Tố Hữu, một bút nô cực kỳ hung hãn trong những bài thơ cổ võ bạo lực nhằm vào nhân dân và nô lệ nước ngoài, (sau này thành một nhân vật chính trị “ăn hại đái khai” trong những năm cuối 80, đầu 20 của thế kỷ trước:)


    Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,
    Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,
    Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng,
    Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt


    Ngay những ca từ dưới đây trong bài quốc ca của Văn Cao ta cũng thấy rợn người, vì cái bạo lực mà nó cổ võ:


    Thề phanh thây, uống máu quân thù
    Tiến mau ra sa trường...


    Tuy nhiên... Cái may cho nền thơ ca nước nhà và một phần nào cứu vớt danh dự cho VNS, ngay thời gian này đã xuất hiện nhiều VNS tỉnh giấc sớm... Sớm nhất có thể kể đến nhóm Nhân văn giai phẩm, với những bài thơ, câu thơ thức tỉnh:


    Tôi ra đường không thấy phố thấy nhà
    Chỉ thấy mưa sa dưới hàng cờ đỏ
    ...


    Vào đời
    tất cả
    chỉ có vé: đồng hạng
    mọi thứ đặc quyền đều
    sặc sụa bất công...
    (Trần Dần)


    Anh công an nơi ngã tư đường phố
    Chỉ đường cho
    xe chạy
    xe dừng
    Rất cần cho luật giao thông
    Nhưng đem bục công an đặt giữa trái tim người
    Bắt tình cảm ngược xuôi
    Theo luật lệ đi đường nhà nước
    Có thể gây nhiều đau xót
    ngoài đời
    (Lê Đạt)


    Yêu ai cứ bảo là yêu
    Ghét ai cứ bảo là ghét
    Dù ai ngon ngọt nuông chìu
    Cũng không nói yêu thành ghét
    Dù ai cầm dao dọa giết
    Cũng không nói ghét thành yêu.
    (Phùng Quán)


    Sau thời kỳ khai sáng văn chương và tư tưởng của giới VNS lần thứ nhất bị đàn áp, hầu như VNS chấp nhận sáng tác cho đảng hoặc chịu bị bịt miệng, trốn tránh vào những đề tài an toàn, hoặc bỏ viết. Nhiều nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, biên kịch... vì muốn mua cái danh hão: nhà văn, nhà thơ đã bán linh hồn cho quỷ. Có thể coi đa số các VNS thời XHCN vì mù quáng đã trở thành tội đồ của dân tộc. Thời gian này những người không nằm trong tầng lớp cung đình, tránh được tiếng bút nô lại để lộ ra một đức tính nữa: Sự hèn nhát. Thấy đau khổ của đồng loại không mủi lòng, thấy việc thiện mà không làm. Họ trốn trong những bài thơ ca ngợi tình yêu, phong cảnh, đạo đức chung chung hoặc biến thành những nhà báo viết những bài lá cải... Vì cái hèn, họ là loại VNS đáng thương hơn đáng ghét.


    Tuy nhiên, cái hèn của họ dần ít đi, sự cam đảm của họ lớn dần theo sự thất vọng của họ vào ĐCS, và như ta đã thấy những năm gần đây họ đã không kêu gào cho ĐCS như trước nữa. Đặc biệt một nhóm văn nghệ sĩ đã tách ra khỏi đám VNS làng nhàng, đã lột xác:


    Đảng là cái ranh giới mỏng manh như sợi tóc
    Giữa chính nghĩa và gian tà, giữa trung thành và phản phúc
    ...


    Ta cứ tưởng đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sĩ
    Trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ
    Sự ngây thơ đẹp tuyệt vời và ngờ nghệch làm sao!
    ...
    Ta đã nhìn thấy những vết bùn trên đỉnh chín tầng cao
    (Việt Phương)


    Chưa cần cầm lên nếm, anh đã biết là bánh vẽ
    Thế nhưng anh vẫn ngồi vào bàn cùng bè bạn
    Cầm lên nhấm nháp.
    Chả là nếu anh từ chối
    Chúng sẽ bảo anh phá rối
    Đêm vui
    Bảo anh không còn có khả năng nhai
    Và đưa anh từ nay ra khỏi tiệc...
    Thế thì đâu còn dịp nhai thứ thiệt?
    Rốt cuộc anh lại ngồi vào bàn
    Như không có gì xảy ra hết
    Và những người khác thấy anh ngồi,
    Họ cũng ngồi thôi
    Nhai ngồm ngoàm...
    (Chế Lan Viên)


    Và Nguyễn Duy:


    Xứ sở từ bi sao thật lắm thứ ma
    ma quái - ma cô - ma tà - ma mãnh...
    quỉ nhập tràng xiêu vẹo những hình hài
    Đêm huyền hoặc
    dựng tóc gáy thấy lòng toang hoác
    mắt ai xanh lè lạnh toát lửa ma trơi
    ...
    Xứ sở linh thiêng
    sao thật lắm đình chùa làm kho hợp tác
    đánh quả tù mù trấn lột cả thần linh


    Giấy rách mất lề
    tượng Phật khóc Đức Tin lưu lạc
    Thiện - Ác nhập nhằng
    Công Lý nổi lênh phênh
    ...
    Xứ sở thông minh
    sao thật lắm trẻ con thất học
    lắm ngôi trường xơ xác đến tang thương


    Tuổi thơ oằn vai mồ hôi nước mắt
    tuổi thơ còng lưng xuống chiếc bơm xe đạp
    tuổi thơ bay như lá ngã tư đường


    Bịt mắt bắt dê đâu cũng đụng thần đồng
    mở mắt... bóng nhân tài thất thểu
    ...
    Xứ sở thật thà
    sao thật lắm thứ điếm
    điếm biệt thự - điếm chợ - điếm vườn...


    Điếm cấp thấp bán trôn nuôi miệng
    điếm cấp cao bán miệng nuôi trôn


    Vật giá tăng
    vì hạ giá linh hồn
    ...
    Vâng - đã có một thời hùng vĩ lắm
    hùng vĩ đau thương hùng vĩ máu xương
    mắt người chết trừng trừng không chịu nhắm


    Vâng - một thời không thể nào phủ nhận
    tất cả trôi xuôi - cấm lội ngược dòng
    Thần tượng giả xèo xèo phi hành mỡ
    ợ lên nhồn nhột cả tim gan.


    Khi hai hiểm họa lớn đang hàng ngày đè nặng lên vận mệnh Tổ Quốc và đời sống nhân dân. Nhà thơ Nguyễn Viện dồn dập nêu câu hỏi:


    1. Quốc hội Việt Nam người Tàu hay người Việt?
    2. Chính phủ Việt Nam người Tàu hay người Việt?
    3. Báo chí và Truyền hình Việt Nam quan tâm đến cái gì nhất:
    A- Bóng đá?
    B- Sexy show Hoàng Thùy Linh, Yến Vi?
    C- Tàu chiếm Hoàng Sa & Trường Sa?
    ...


    Sự tỉnh ngộ của họ rất tác dụng. Họ là tầng lớp biết sử dụng ngôn ngữ, biết sử dựng ký tự... Tiếng nói của họ vang xa hơn, thấm vào lòng người sâu hơn, không kém gì những nhà chính trị phản tỉnh. Chúng ta cảm phục, tôn vinh những VNS dũng cảm như Dương Thu Hương, Nguyên Ngọc, Bùi Minh Quốc, Trần Mạnh Hảo, Võ Thị Hảo, Nguyễn Quang Lập và nhiều VNS khác nữa... Đồng thời khuyến khích, trông chờ những VNS còn lại. Mong ngày càng nhiều VNS dùng khả năng trời phú để khai dân trí, chấn dân khí, đóng góp vào công cuộc dân chủ hóa đất nước mà rồi sớm muộn cũng nhất định thành công.


    Nhân viết về văn nghệ sĩ xin có mấy câu tặng nhà văn Nguyễn Quang Lập:


    Hôm qua ở phía bên kia
    Hôm nay trở giáo vượt sang bên này
    Những đêm giấc ngủ không đầy
    Những chiều bạc tóc nhìn mây, nhìn trời
    Lột xác đau lắm ai ơi!
    Lột xong trắng bụng thì chơi hết mình
    Nghệ An- Hà Tĩnh có gần?
    Không cho, tôi cũng xí phần QUÊ CHOA


    Đầu tháng 12 năm 2014
    Nguyễn Xuân Nghĩa
    Ai đang xem chủ đề này?
    Guest (2)
    Di chuyển  
    Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
    Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
    Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
    Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
    Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
    Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

    Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
    Thời gian xử lý trang này hết 0.729 giây.