logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 09/12/2014 lúc 09:36:36(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
UserPostedImage
Dân biểu Mike Rogers nói, 'Họ không cần biết chính xác, hoặc đúng sai; họ chỉ cần tin là đúng và họ sẽ lợi dụng điều đó. Chúng tôi biết chắc guồng máy tuyên truyền của Nhà nước Hồi giáo sẽ làm như vậy. Đây sẽ là một cơ hội bằng vàng đối với họ'

Ủy ban Tình báo Thượng viện theo dự trù sẽ phổ biến một phúc trình về các kỹ thuật tra tấn của CIA tại các trại tù bí mật mà nay đã đóng cửa. Tòa Bạch Ốc ủng hộ việc phổ biến phúc trình có thể trong ngày hôm nay, thứ Ba, bất chấp những cảnh báo từ một số giới chức và các nhà lập pháp rằng điều này có thể gây bất lợi cho Mỹ trên thế giới.

Phúc trình sắp được công bố sẽ hé lộ những chi tiết khủng khiếp về các kỹ thuật thẩm vấn khắc nghiệt của CIA tiếp theo sau các cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 ở Hoa Kỳ.

Thượng nghị sĩ Dân chủ Dianne Feinstein, chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện, cho biết như sau:

"Mục đích của cuộc duyệt xét này là để khám phá những sự thật đằng sau chương trình bí mật này, và kết quả theo tôi là gây sốc. Phúc trình phơi bày sự tàn nhẫn và sự tương phản hoàn toàn với những giá trị của chúng ta trong tư cách một quốc gia."

Một số giới chức chính phủ và thành viên Quốc hội lo ngại rằng các nhóm cực đoan sẽ sử dụng những gì mà phúc trình phơi bày để tăng cường cho các mục tiêu bài Mỹ.

Dân biểu Mike Rogers, thuộc Ðảng Cộng hòa, đại diện bang Michigan, phát biểu như sau:

"Họ không cần biết chính xác, hoặc đúng sai; họ chỉ cần tin là đúng và họ sẽ lợi dụng điều đó. Chúng tôi biết chắc guồng máy tuyên truyền của Nhà nước Hồi giáo sẽ làm như vậy. Đây sẽ là một cơ hội bằng vàng đối với họ."

Quân đội Hoa Kỳ đã đặt hàng ngàn binh sĩ trong tình trạng cảnh giác cao trong lúc chờ phúc trình 6.000 trang được công bố, đề phòng các phái bộ của Hoa Kỳ ở nước ngoài bị tấn công.

Dân biểu Rogers nói:

"Việc này chắc chắn sẽ kích động bạo lực, và có thể sẽ phải trả giá bằng những sinh mạng."

Chính quyền của cựu Tổng thống George W. Bush đã bị chỉ trích nặng nề khi một số chi tiết bị tiết lộ về các kỹ thuật tra tấn tàn nhẫn được sử dụng tại các nhà tù bí mật của CIA ở nước ngoài, tiếp theo sau các cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001. Sau đó các nhà tù bí mật đã bị đóng cửa.

Nhưng phúc trình mới này theo trông đợi sẽ cho thấy rằng chương trình tra tấn đó vẫn tiếp tục ngay cả sau khi được chứng minh là không có hiệu quả. Cựu giám đốc CIA Michael Hayden bác bỏ các cáo buộc trong phúc trình, khi ông nói chuyện trong chương trình Face the Nation trên kênh truyền hình CBS:

"Phải là một người có trí tưởng tượng rất phong phú mới có thể nói rằng trong suốt một khoảng thời gian kéo dài sau đó, chúng tôi không ngừng lừa dối mọi người về một chương trình chẳng mang lại một tí hiệu quả nào."

Tổng thống Barack Obama hồi trước đây trong năm thừa nhận rằng một số kỹ thuật được sử dụng có thể lên tới mức tra tấn:

"Chúng ta có tra tấn một số người. Chúng ta đã làm những điều đi ngược lại với giá trị của chúng ta."

Tòa Bạch Ốc nói Tổng thống Obama ủng hộ việc Ủy ban Tình báo Thượng viện phổ biến phúc trình này.

Người phát ngôn Josh Earnest của Tòa Bạch Ốc nói:

"Chính quyền mạnh mẽ ủng hộ việc phổ biến bản tóm lược đã được giải mật của phúc trình này. Tổng thống Obama ngay ngày đầu hay ngày thứ hai sau khi nhậm chức đã tiến hành những bước bằng quyền hành pháp để chấm dứt sử dụng các kỹ thuật thẩm vấn mà sẽ được mô tả rõ hơn trong phúc trình."

Tin tức báo chí cho biết phúc trình sẽ mô tả chi tiết những kỹ thuật thẩm vấn khủng khiếp như không cho ngủ, và “waterboarding” làm cho người bị thẩm vấn có cảm giác như bị chết đuối.

Theo VOA
nga  
#2 Đã gửi : 09/12/2014 lúc 09:42:51(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
CIA hỏi cung 'hung bạo' nghi phạm
UserPostedImage

CIA đã tiến hành các cuộc hỏi cung "hung bạo những nghi phạm khủng bố sau các cuộc tấn công 9/11ở Hoa Kỳ, một phúc trình của Hoa Kỳ cho biết.

Phần tóm lược báo cáo của Ủy ban Tình báo Thượng viện nói rằng CIA đã làm người Mỹ hiểu sai về tính hiệu quả của "các cuộc hỏi cung tần suất mạnh".

Phúc trình này nói hoạt động hỏi cung được quản lý kém và không đáng tin.

Tổng thống Obama trước đó nói rằng theo quan điểm của ông thì các kỹ thuật hỏi cung được dùng kể như việc tra tấn.

Phúc trình của ủy ban Thượng viện dài hơn 6000 trang và gồm vô số bằng chứng nhưng vẫn bị coi là tài liệu mật và chỉ công bố 480 trang dưới bản tóm tắt.

Việc công bố này bị trì hoãn trong bối cảnh có những bất đồng tại Washington về việc sẽ công khai những gì.

Tổng thống Barack Obama ngưng chương trình hỏi cung của CIA khi ông nhậm chức năm 2009.

Trong thời kỳ George W Bush làm tổng thống, trong chiến dịch chống al-Qaeda của CIA - được biết dưới tên Rendition, Detention and Interrogation - khoảng 100 nghi phạm khủng bố đã bị giam giữ tại "những địa điểm đen" bên ngoài nước Mỹ.

Những người này bị tra khảo bằng các hình thức như cho ngộp nước, đánh đập, chửi bới, giam ngoài trời lạnh và không cho ngủ.

Trước đó Nhà Trắng nói sẽ tăng cảnh báo an ninh tại các sứ quán và căn cứ ở nước ngoài trước khi ra phúc trình về cách thức thẩm vấn của CIA.

Một người phát ngôn của chính phủ Mỹ nói các đại sứ quán và cơ sở của Mỹ cần chuẩn bị tinh thần vì "có chỉ dấu" về "tăng nguy cơ" an ninh.

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã tổ chức điều tra về chương trình của CIA năm 2012 nhưng không đưa ra truy tố hình sự nào, gây tức giận trong các tổ chức quyền dân sự.

Cựu giám đốc CIA Michael Hayden nói với báo New York Times : "Chúng tôi không bảo vệ việc tra tấn. Chúng tôi bảo vệ lịch sử".

Bản phúc trình về CIA là thành quả của nhiều năm nghiên cứu của Ủy ban Tình báo thượng viện, hiện do phe Dân chủ nắm. Phe Cộng hòa tại đây cũng dự tính sẽ ra phúc trình riêng.
Theo BBC
phai  
#3 Đã gửi : 09/12/2014 lúc 06:34:01(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hoa Kỳ công bố phúc trình về biện pháp thẩm vấn của CIA
UserPostedImage
Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện Dianne Feinstein thảo luận về phúc trình mới, được công bố tại Thượng viện, 9/12/14.

Một báo cáo của Thượng viện Mỹ cho biết Cục Tình báo Trung ương (CIA) đã tra tấn những nghi can khủng bố sau những vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, trong khi tiến hành những cuộc thẩm vấn đi ngược lại những giá trị của đất nước.

Ủy ban Tình báo Thượng viện hôm thứ Ba công bố một báo cáo nói rằng nói CIA ngược đãi những tù nhân bị tình nghi tham gia hoạt động khủng bố và đánh lừa Quốc hội và người dân Mỹ về hiệu quả của những kỹ thuật tăng cường mà cơ quan này sử dụng để tra khảo, bao gồm nhốt vào không gian chật hẹp, không cho ngủ,và bịt mặt dội nước (waterboarding), một kỹ thuật khiến nghi can cảm thấy như đang chết đuối.

Phát biểu lúc công bố báo cáo, Thượng nghị sĩ Dianne Feinstein nói rằng "những người bị CIA câu lưu đã bị tra tấn, theo bất kỳ nghĩa thông thường nào của từ này."

"Nó cho thấy những hành động của CIA một thập niên trước là vết nhơ trên những giá trị của chúng ta và trên lịch sử của chúng ta," bà nói.

Tổng thống Barack Obama cho biết quan điểm của ông là "những phương pháp khắc nghiệt này không những bất tương xứng với những giá trị của chúng ta trong tư cách một quốc gia, mà còn không phục vụ cho nỗ lực chống khủng rộng lớn hơn hay lợi ích an ninh quốc gia của chúng ta." Tổng thống Obama nói ông sẽ "đảm bảo rằng chúng ta sẽ không bao giờ phải dùng tới những phương pháp đó thêm lần nữa."

Những kỹ thuật bị cấm
Khi nhậm chức vào năm 2009, Tổng thống Obama đã cấm sử dụng "những kỹ thuật thẩm vấn tăng cường," vốn đã được người tiền nhiệm của ông, George W. Bush, cho phép áp dụng sau những vụ tấn công năm 2001 làm thiệt mạng gần 3.000 người.

Báo cáo trình bày chi tiết nhiều vụ ngược đãi của CIA đối với những người bị tình nghi là khủng bố, và được mô tả là "tàn bạo hơn nhiều" so với những gì được tiết lộ trước đây. Theo báo cáo, CIA đã sử dụng những "bồn nước đá," bơm chất lỏng ngược lên trực tràng, và đe dọa làm hại người thân của những nghi can. Một người bị tình nghi là phần tử cực đoan đã chết cóng trong khi bị giam cầm.

Sau khi công bố báo cáo, giám đốc CIA hiện thời John Brennan thừa nhận cơ quan này "không phải lúc nào cũng đạt được tiêu chuẩn cao mà chúng tôi đề ra cho mình" trong việc thẩm vấn nghi can khủng bố một thập niên trước.

CIA phản bác
Ông Brennan nói CIA đã "rút kinh nghiệm từ những sai lầm này." Ông phản bác kết luận của Thượng viện cho rằng các cuộc thẩm vấn không có hiệu quả, mà ngược lại nói rằng các cuộc thẩm vấn đó "đã giúp ngăn chặn những kế hoạch tấn công, bắt giữ những kẻ khủng bố và cứu được mạng người."

Nhưng Thượng nghị sĩ John McCain, người đã bị tra tấn trong khi bị giam giữ ở miền Bắc Việt Nam bốn thập kỷ trước, bác bỏ quan điểm đó.

"Tra tấn đưa tới thông tin sai lệch nhiều so với tình báo hành động," ông nói.

Cựu giám đốc CIA Michael Hayden phủ nhận CIA nói dối về chương trình của mình. Ông nói rằng việc công bố báo cáo này sẽ làm cho những nước từng hợp tác với Washington trong cuộc chiến chống khủng bố ít có khả năng sẽ lại hợp tác trong tương lai.

Đặc vụ CIA phụ trách thẩm vấn, Jose Rodriguez, tuần trước viết trên báo Washington Post rằng nói việc thẩm vấn "không mang lại giá trị tình báo nào là sai trái vô kể; Đó là nỗ lực bất lương nhằm viết lại lịch sử."

Các cơ sở ngoại giao và quân sự của Mỹ ở nước ngoài đã tăng cường an ninh hôm thứ Ba trước khi báo cáo được công bố.

Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Josh Earnest nói với các ký giả hôm thứ Hai rằng "những bước thận trọng" đã được thực hiện để tăng cường an ninh tại các cơ sở của Mỹ trong trường hợp xảy ra biểu tình bạo lực, mặc dù thông tin chung chung về những kỹ thuật thẩm vấn đã được biết tới nhiều năm qua. Ông Earnest cho biết ông Obama tin rằng điều quan trọng là người dân Mỹ cần có cái nhìn rõ ràng nhất có thể vào chính xác những gì đã xảy ra.

Báo cáo của Thượng viện là tài liệu đầu tiên ghi nhận việc CIA bị cáo buộc tra tấn những nghi can khủng bố al-Qaida trong Cuộc Chiến Toàn cầu Chống Khủng bố, theo cách gọi của chính quyền Bush.
Theo VOA
phai  
#4 Đã gửi : 10/12/2014 lúc 06:39:17(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nội dung chính bản phúc trình về CIA
UserPostedImage

Ủy ban Tình báo Thượng viện Hoa Kỳ vừa ra báo cáo về bản phúc trình chương trình điều tra thẩm vấn của cơ quan tình

báo Hoa Kỳ CIA, là chương trình do các quan chức ngành tình báo Hoa Kỳ thiết lập sau các cuộc tấn công khủng bố hồi

11/9/2001.

Bản phúc trình đầy đủ dài 6.000 trang, được tóm tắt lại trong 525 trang với 20 nội dung chính được nêu bật.

BBC tóm tắt nội dung dưới đây:

Ủy ban của Thượng viện đã kết luận những gì?
1) Việc CIA sử dụng "những kỹ thuật thẩm vấn nâng cao" không phải là các biện pháp hiệu quả để đạt được tin tình báo

hoặc thái độ hợp tác của các đối tượng bị bắt giữ.

2) Việc CIA chọn dùng các kỹ thuật thẩm vấn nâng cao là dựa trên những lập luận không chính xác về tính hiệu quả của

chúng.

3) Các cuộc thẩm vấn mà CIA thực hiện đối với những người bị giam giữ là tàn bạo và tồi tệ hơn nhiều so với những gì

CIA trình bày trước các nhà lập pháp và các đối tượng khác.

4) Điều kiện giam giữ tệ hại hơn nhiều so với những gì CIA trình bày trước các nhà lập pháp và các đối tượng khác.
UserPostedImage

5) CIA đã lặp đi lặp lại việc cung cấp thông tin thiếu chính xác cho Bộ Tư pháp, cản trở quá trình phân tích pháp lý về

Chương trình Giam giữ và Thẩm vấn của CIA.

6) CIA chủ động né tránh hoặc cản trở việc giám sát của quốc hội đối với chương trình này.

7) CIA đã cản trở việc giám sát hiệu quả và ra quyết định của Nhà Trắng.

8) Hoạt động và công tác quản lý của CIA đối với chương trình là phức tạp và trong một số trường hợp là cản trở sứ

mệnh an ninh quốc gia của các cơ quan khác.

9) CIA cản trở việc giám sát của Văn phòng Tổng thanh tra CIA.

10) CIA đã phối hợp trong việc tiết lộ các thông tin cho truyền thông, gồm cả những thông tin thiếu chính xác về tính hiệu

quả của các kỹ thuật thẩm vấn nâng cao của CIA.

11) CIA tuy chưa chuẩn bị sẵn sàng nhưng đã bắt đầu thực hiện Chương trình Bắt giữ và Thẩm vấn từ hơn sáu tháng

trước khi được giới chức chuẩn thuận.

12) Việc điều hành của CIA và hoạt động của Chương trình Bắt giữ và Thẩm vấn đã có những sai sót nghiêm trọng trong

suốt thời gian thực hiện, đặc biệt là trong 2002 và đầu 2003.

13) Hai chuyên gia tâm lý học được ký hợp đồng để thiết kế ra các kỹ thuật thẩm vấn nâng cao của CIA và là những

người đóng vai trò chính trong việc vận hành, đánh giá và quản lý Chương trình Bắt giữ và Thẩm vấn. Đến năm 2005,

CIA đã phân bổ ra ngoài phần lớn các phần việc liên quan tới chương trình.
UserPostedImage

14) Những đối tượng bị CIA bắt giữ đã bị áp dụng các kỹ thuật thẩm vấn chưa được Bộ Tư pháp chuẩn thuận hay tổng

hành dinh CIA cho phép.

15) CIA đã không thực hiện việc ghi nhận đầy đủ, chính xác số cá nhân mà CIA bắt giữ, và đã bắt giữ các đối tượng

không hội đủ các điều kiện pháp lý. Tuyên bố của CIA về số lượng những người bị bắt giữ và bị áp dụng các kỹ thuật

thẩm vấn nâng cao là không chính xác.

16) CIA đã không đánh giá chính xác tính hiệu quả của các kỹ thuật thẩm vấn nâng cao mà mình áp dụng.

17) CIA hiếm khi quở trách hoặc quy trách nhiệm cá nhân trong các vụ vi phạm lớn, nghiêm trọng, các hoạt động không

thích hợp; thất bại một cách có hệ thống và trong từng công tác quản lý.

18) CIA đã phớt lờ những lời chỉ trích nội bộ, các ý kiến chỉ trích, các phản đối liên quan tới hoạt động và công tác quản

lý Chương trình Bắt giam và Thẩm vấn.

19) Chương trình Bắt giam và Thẩm vấn của CIA không mang tính dài hạn và thực ra đã chấm dứt vào 2006 do các tiết

lộ không được phép trên truyền thông, do sự sụt giảm hợp tác từ các nước khác, và do những quan ngại về pháp lý và

giám sát.

20) Chương trình Bắt giữ và Thẩm vấn của CIA đã làm tổn hại tới vị trí của Hoa Kỳ trên thế giới, và dẫn tới các tổn thất

lớn khác về cả tiền bạc lẫn phi tài chính
Theo BBC

Sửa bởi người viết 10/12/2014 lúc 06:40:03(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

phai  
#5 Đã gửi : 10/12/2014 lúc 06:45:39(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tra tấn hay không tra tấn: Mỗi người nhìn một cách khác

Cuối cùng bản phúc trình đúc kết cuộc điều tra đã được công bố.

Sau cuộc tranh cãi lần cuối giữa các vị Thượng Nghị Sĩ thành viên của Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện, bản tóm lược dày gần 500 trang được phổ biến cho mọi người, trong đó ghi lại những điểm chính của bản phúc trình dầy hơn 6,000 trang nói về những phương pháp mang tính tra tấn mà Cơ Quan Tình Báo Hoa Kỳ từng sử dụng sau ngày 11 tháng Chín 2001 khi thẩm vấn những tên khủng bố hoặc những người bị bắt giữ vì nghi ngờ ủng hộ, tiếp tay với khủng bố.

Có thể nói những điểm được ghi trong bản tóm lược là những gì người dân Hoa Kỳ đều đã biết qua những buổi điều trần của các viên chức đặc trách an ninh, tình báo Hoa Kỳ trước Thượng Viện và Hạ Viện diễn ra trong 4 năm vừa rồi, để giải thích tại sao lại phải áp dụng những kỹ thuật thẩm vấn như trấn nước, biệt giam, nửa đêm rọi đèn đánh thức tù nhân bắt phải khai báo tin tức v.v… Trong những buổi điều trần từng gây xôn xao dư luận đó, những viên chức đặc trách ngành tình báo nhất mực cho rằng họ không hề đi quá đà khi làm nhiệm vụ, trong khi những người chỉ trích lại nói rằng các thẩm vấn viên của CIA đã đi quá trớn, đôi khi tới mức không cần thiết, mà không đem lại được thêm kết quả gì hơn những gì tù binh đã khai báo.

Phe ủng hộ không bằng lòng với những lời chỉ trích vừa nêu, nhắc lại “sự kiện không thể chối bỏ” là sau ngày biến cố 11 tháng Chín 2001 xảy ra, nhờ vào những tin tức thu thập được sau những cuộc thẩm vấn mà Hoa Kỳ dập tan được biết bao nhiều âm mưu phá hoại của quân khủng bố, bảo vệ an ninh không chỉ cho nước Mỹ mà cho toàn thế giới, đồng thời giúp tiêu diệt được kẻ thù số 1 của nước Mỹ là trùm Osama Bin Laden. Một số người ủng hộ còn đi xa hơn, cho rằng giữa lúc an ninh quốc gia đang bị khủng bố đe dọa, trách nhiệm của tất cả mọi người là “phải làm những gì cần làm” để đảm bảo an ninh cho người dân. Quy luật này “được áp dụng cho mọi người, kể cả những nhân viên CIA lãnh trách nhiệm thẩm vấn bọn khủng bố” với mục đích càng tìm được nhiều tin tức do chúng khai càng tốt.

Bất kể những tiếng nói của phía bênh vực lẫn chống đối, một số chi tiết được ghi trong bản phúc trình do Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện công bố cũng khiến người đọc phải giật mình, chẳng hạn như:

1- Những cuộc thẩm vấn do CIA thực hiện đi quá xa so với những điều được Bộ Tư Pháp (dưới thời Tổng Thống George W. Bush) đã chấp thuận và quá xa so với những gì đã được công bố cho dân chúng biết. Thí dụ như thủ lãnh Abe Zubaydah bị thẩm vấn liên tiếp 17 ngày, trong thời gian đó bị trấn nước 183 lần, kể cả một lần hắn ta bị bất tỉnh, và CIA dự tính thiêu xác hắn ta nếu trường hợp hắn chết trong thời gian đang bị điều tra. Những chi tiết này không được nhân viên CIA báo cho cấp trên, Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện tìm thấy trong những emails trao đổi giữa nhân viên thẩm vấn và nhân viên đặc trách y tế của CIA.

2- Cơ Quan CIA không báo cáo rõ con số khủng bố bị giam giữ ở những nhà giam bí mật đặt tại Âu Châu và Á Châu. Báo cáo của CIA gửi cho Hội Đồng An Ninh Quốc Gia cho hay “số tù binh không quá 100 người” trong khi con số thật sự là 119 người, trong đó khoảng 20 tù binh thuộc diện “tình nghi”, tức không nhất thiết phải áp dụng những biện pháp mạnh khi thẩm vấn. Phúc trình của Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện nhắc lại chuyện chính Phó Tổng Thống Dick Cheney, người ủng hộ việc phải áp dụng mọi biện pháp miễn để moi được tin tức, từng có lần gặp trở ngại về ngoại giao khi lên tiếng khẳng định với một nhà lãnh đạo đồng minh rằng “chúng tôi không hề giam giữ tù binh trên lãnh thổ nước ông”, nhưng sau đó tài liệu tình báo cho thấy quốc gia mà ông Cheney nhất định nói không là một trong những nước CIA bí mật lập trai giam để nhốt khủng bố.

3- Ngay chính Tổng Thống George W. Bush cũng không được báo cáo về những kỹ thuật mà nhân viên CIA đã thực hiện khi thẩm vấn những tên khủng bố bị bắt, cho dù Tổng Thống Bush là người lên tiếng biện hộ cho họ và thẳng thắn nói rằng ông “nhận lãnh mọi trách nhiệm” vì đã chấp thuận cho CIA làm những gì “họ thấy cần thiết phải làm” để “bảo vệ an ninh quốc gia và sự an toàn cho người dân”. Tài liệu được ghi trong bản phúc trình của Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện cho thấy mãi đến năm 2006 ông mới được CIA và nhân viên Tòa Bạch Ốc báo cáo lần đầu tiên về “kỹ thuật thẩm vấn”, ghi thêm trong buổi họp đó, vị nguyên thủ quốc gia lên tiếng than phiền rằng “ông thấy khó chịu, bực bội khi nhìn thấy hình ảnh tù binh bị xiếng xích treo lên tường, tù binh không được mặc quần áo mà chỉ được mang tã (diaper), và tù bình phải tự lê lết vào cầu tiêu, nhân viên điều tra đứng yên không giúp họ”. Một số hình ảnh Tổng Thống Bush nói đến, trước đó, được phổ biến trên mặt báo cũng như trên màn ảnh truyền hình, và Tổng Thống Hoa Kỳ trông thấy khi đọc báo hoặc xem TV.

4- Ngay chính những nhân vật quan trọng trong chính phủ như ông Ngoại Trưởng Collin Powell hay ông Tổng Trưởng Quốc Phòng Donald Rumsfeld cũng không được CIA thông báo những chuyện đã làm và đang làm, mãi tới năm 2006 ông Powell và ông Rumsfeld mới được biết. Dẫn chứng được đưa ra là email của ông John Rizzo (đặc trách pháp lý cho CIA) viết rằng “bên Tòa Bạch Ốc nhất định không cho nhiều người biết vì không muốn chuyện này bị lộ ra ngoài”. Trong một email khác, ông Rizzo viết rằng “bên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia nói đủ cho chúng tôi hiểu rằng họ không muốn cho Ngoại Trưởng Powell biết chuyện” vì Tòa Bạch Ốc “lo ngại ông Powell sẽ nổi giận khi biết chuyện này”.

Trước khi công bố bản phúc trình, Thượng Nghị Sĩ Chủ Tịch Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện Diane Feinstein gọi “những việc CIA đã làm một thập niên trước đây là một vết nhơ cho lịch sử và cho những giá trị cao quý của nước Mỹ”. Trình bày trước diễn đàn Thượng Viện, Bà Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ đại diện cho tiểu bang California nói thêm rằng công bố bản phúc trình này là “một bước quan trọng” để cho thế giới thấy Hoa Kỳ là một quốc gia “tôn trọng luật pháp” không chấp nhận những hành động mà bà gọi là sai lầm, không chỉ sai lầm về luật pháp mà còn không đúng với cả lương tâm cũng như tìm cách dấu nhẹm không thông báo đầy đủ cho các viên chức thẩm quyền biết. Vẫn theo bà Feinstein, kỹ thuật thẩm vấn tù binh mà CIA thực hiện “kinh hoàng hơn những gì mà (CIA) đã cho người dân biết”, gọi đó là hành động cố ý “cung cấp tin tức sai lạc cho dân chúng”.

Tổng Thống Barack Obama cũng ủng hộ ý kiến công bố những sự thật cho mọi người cùng biết. Tháng Tám vừa rồi, nhà lãnh đạo đương thời của Hoa Kỳ nói thẳng “chúng ta đã tra tấn một số tù binh”, và trong bản tuyên bố do Tòa Bạch Ốc phổ biến sau khi bản phúc trình được công bố, ông cho rằng điều quan trọng nhất “không phải là để tiếp tục tranh cãi (đúng sai)” mà ông hy vọng những điều được trình bày trong bản đúc kết điều tra của Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện giúp mọi người thấy được những sai lầm để không phạm phải. Phó Tổng Thống Joseph Biden cũng đưa ra lời tuyên bố tương tự, cho rằng “không một quốc gia nào làm những điều như nước Mỹ làm” khi nhìn nhận “đây là điều sai và chúng ta sẽ không bao giờ tái phạm”, bảo thêm “chúng ta đã làm sai, chúng ta công khai cho mọi người thấy điều đó” chứ không dấu diếm.

Các viên chức điều hành Cơ Quan Tình Báo CIA cho rằng bản đúc kết điều tra của Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện “quá sơ sài”, chỉ dựa vào những tài liệu trao đổi giữa các nhân viên của Cơ Quan “mà không hỏi trực tiếp những người liên hệ”. Ông Giám Đốc John Brennan nhìn nhận “quả đã có những sai lầm” khi thi hành công tác thẩm vấn, nhưng đồng thời cũng cho rằng bản phúc trình “không chú trọng đến những tin tức thật quan trọng mà chương trình thẩm vấn tù bình đã thu thập được”.

Về phía Cộng Hòa, Thượng Nghị Sĩ Saxby Chambliss chỉ trích các làm việc của Ủy Ban Tình Báo với đa số thành viên là người của Đảng Dân Chủ, nhấn mạnh ở diểm bản đúc kết điều tra “tạo nên cái nhìn sai lạc về vai trò của Cơ Quan CIA và những nỗ lực chống khủng bố mà các cơ quan khác của chính phủ đã làm” để bảo vệ an ninh cho quốc gia. Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa John McCain, người từng bị cộng sản Bắc Việt bắt giữ và tra tấn trong nhiều năm trời nói rằng theo kinh nghiệm của chính bản thân ông tra tấn tù nhân chẳng bao giờ đem lại kết quả tốt (nguyên văn: “I know from personal experience that the abuse of prisoners will offer more bad information than good”), nhưng bản tuyên bố chúng của 2 Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa Marco Rubio (Florida) và Jim Risch (Idaho) lại cho rằng bản phúc trình này “chẳng quan trọng và cũng chẳng hữu ích” (nguyên văn: “This report does not qualify as either serious or constructive.”)

Bản phúc trình đúc kết cuộc điều tra về chương trình thẩm vấn và kỹ thuật thẩm vấn do CIA thực hiện cũng nhắc lại 6 ngày sau biến cố 11 tháng Chín 2001, Tổng Thống George W. Bush ký sắc lệnh cho phép giam giữ khủng bố nhưng sắc lệnh đó không nói gì về chuyện thẩm vấn những tên khủng bố hoặc những kẻ bị tình nghi ủng hộ khủng bố. Trong quyển hồi ký Tổng Thống Bush cho biết từ năm 2002, ông đã biết chuyện CIA thẩm vấn những kẻ bị bắt và ông “hết lòng ủng hộ điều đó”, nhưng cả 2 vị giám đốc làm việc dưới quyền ông –là ông George Tenet và Porter Goss đều nói mãi đến năm 2006 “mới trình bày cho Tổng Thống biết những kỹ thuật mà chúng tôi (CIA) sử dụng khi thẩm vấn tù binh”. Chủ Nhật vừa rồi khi trả lời phỏng vấn của đài truyền hình CNN, Cựu Tổng Thống Bush không tiếc lời ca ngợi nhưng nhân viên của Cơ Quan CIA, gọi là là “những người yêu nước” và nếu bản phúc trình được tung ra hay được sử dụng để kết án họ “thì điều đó có nghĩa là chúng ta đã đi quá xa”.

Chương trình thẩm vấn tù binh được Tổng Thống Barack Obama hủy bỏ hồi 2009, ngay sau ngày ông đặt chân vào Tòa Bạch Ốc.

Nguyễn Văn Khanh
phai  
#6 Đã gửi : 11/12/2014 lúc 09:14:59(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Thế giới lên án việc CIA tra tấn tù nhân
UserPostedImage
Hàng rào kẽm gai bao quanh khu quân sự gần làng Stare Kiejkuty, một trong những nơi được cho là giam giữ tù nhân của CIA. REUTERS/Kacper Pempel/Files

Những lời kêu gọi từ hôm qua 10/12/2014 liên tục được đưa ra tại Hoa Kỳ và trên thế giới, đòi hỏi phải đưa ra tòa việc CIA sử dụng biện pháp tra tấn – một hồ sơ mà chính quyền Obama dường như cho là đã khép lại.
Vào lúc mà người Mỹ phát hiện bản báo cáo đáng lo ngại của Thượng viện về sự thô bạo của các cuộc thẩm vấn hàng mấy chục tù nhân của CIA, Bộ Tư pháp ngay lập tức cảnh báo rằng hồ sơ này sẽ không được mở lại. Một viên chức giấu tên của Bộ này cho biết « không có thông tin mới » nào được tìm thấy trong báo cáo công bố hôm thứ Ba 9/12, dựa trên một cuộc « điều tra chiều sâu » tiến hành năm 2009, do đó « duy trì quyết định ban đầu là không khởi tố hình sự ».

Tuy vậy, các chi tiết trong báo cáo của Ủy ban Tình báo Thượng viện, mô tả các tù nhân bị treo lên nhiều ngày trong bóng tối, bị ném vào tường, nhúng vào bồn nước lạnh giá, không cho ngủ…đã gây giận dữ trên toàn thế giới. Các tổ chức bảo vệ nhân quyền và các luật sư đề nghị Washington khởi tố các nhân vật liên can.

Đức tố cáo việc này « vi phạm nghiêm trọng các giá trị dân chủ », trong khi Liên hiệp châu Âu cho rằng các tiết lộ trên « cho thấy các vấn đề quan trọng về vi phạm nhân quyền của chính phủ Mỹ ». Báo cáo viên Liên Hiệp Quốc về nhân quyền Ben Emmerson đòi hỏi « Những người chịu trách nhiệm cần phải trả lời trước tòa án ».

Tân Tổng thống Afghanistan, Ashraf Ghani cho biết rất « tức giận », lên án các « hành động vô nhân đạo » đã nuôi dưỡng « vòng lẩn quẩn » bạo lực sau các sự kiện ngày 11/09/2001. Ngay cả Iran, thường xuyên bị Liên Hiệp Quốc đả kích về nhân quyền, cũng tuyên bố đây là « dấu hiệu của sự chuyên chế chống lại nhân loại ».

Báo cáo không nêu ra nước nào đã cho CIA đặt các trung tâm thẩm vấn, nhưng cựu Tổng thống Ba Lan Aleksander Kwasniewski ( nhiệm kỳ 1995-2005) lần đầu tiên đã xác nhận rằng CIA có tiến hành các cuộc hỏi cung thô bạo trên lãnh thổ nước mình, và mong muốn những người chịu trách nhiệm của Mỹ phải bị trừng phạt.

Tổng thống Litva, bà Dalia Grybauskaite khẳng định Litva sẵn sàng « chịu trách nhiệm », trong khi Viện Kiểm sát nước này điều tra về sự hiện diện của các trung tâm thẩm vấn bí mật CIA nếu có.

Bản báo cáo mà kết luận bị CIA phản bác, cho biết cơ quan tình báo Mỹ đã dùng các kỹ thuật thẩm vấn thô bạo, đôi khi không được chính quyền đồng tình. Một trong những người chủ trương là nhà tâm lý học James Mitchell khi trả lời phỏng vấn trang thông tin Vice nói : « Có vẻ hoàn toàn thiếu ý thức khi cho rằng việc tát Khaled Cheikh Mohammed (được cho là bộ óc tổ chức vụ tấn công ngày 11/9) là xấu, còn phóng hỏa tiễn Hellfire vào một gia đình đang đi picnic, sát hại trẻ em…là tốt ».

Cựu Phó Tổng thống Dick Cheney thời Tổng thống George W.Bush (2001-2009) – lúc CIA tiến hành tra tấn - còn đi xa hơn, khẳng định báo cáo của Thượng viện « đầy những thứ tầm phào ». Ông nói : « Tôi nghĩ rằng thật đáng tiếc khi báo cáo không hề hỏi han đến các nhân vật chủ chốt có liên quan đến chương trình ».

Tổng thống Barack Obama phản ứng : « Không có quốc gia nào hoàn hảo cả ». Ngoại trưởng John Kerry tuyên bố: « Chúng tôi đảm bảo trách nhiệm của mình trong thời kỳ khủng khiếp ấy, và chúng ta cần hãnh diện là đã làm được ».

Theo RFI
phai  
#7 Đã gửi : 11/12/2014 lúc 06:40:44(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nga ‘bàng hoàng’ về báo cáo tra tấn của CIA

UserPostedImage
Ông Konstanin Dolgov nói rằng những vụ ngược đãi nêu ra trong báo cáo không tương xứng với những tuyên bố của Mỹ là 1 'mô hình dân chủ.'

Nga cho biết họ "bàng hoàng" về báo cáo của Thượng viện Mỹ kết luận những biện pháp thẩm vấn nghi phạm khủng bố khắc nghiệt ngang như tra tấn của CIA, và nói báo cáo này chứng tỏ chính quyền Mỹ vi phạm nhân quyền có hệ thống.

Phái viên phụ trách nhân quyền của Bộ Ngoại giao Nga, Konstantin Dolgov, nói rằng những vụ ngược đãi nêu ra trong báo cáo không tương xứng với những tuyên bố của Mỹ là một "mô hình dân chủ."

Các nhà hoạt động nhân quyền đang kêu gọi truy tố những quan chức có dính líu đến hoạt động thẩm vấn của CIA sau những vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001. Tổng thống Barack Obama nói những vụ ngược đãi này là sai lầm khủng khiếp và đã cấm sử dụng những biện pháp gọi là "kỹ thuật thẩm vấn tăng cường" khi ông nhậm chức vào năm 2009.

Trong tháng 6, Hội đồng Phục hồi Quốc tế cho Nạn nhân Tra tấn (IRCT) ở Copenhagen nói rằng tình trạng tra tấn và ngược đãi ở Nga vẫn còn "phổ biến."

Tổ chức này nói rằng các nạn nhân bị tra tấn ở Nga bao gồm những nghi phạm hình sự, những người bất đồng chính kiến, các nhà hoạt động nhân quyền, các thành viên của những "nhóm không chính thức" và binh sĩ.

IRCT ước tính hơn 28 triệu người Nga – tức hơn 20% dân số cả nước – từng là nạn nhân tra tấn.

Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết những thành viên bị tình nghi thuộc những nhóm Hồi giáo vũ trang ở khu vực Bắc Caucasus nhiều bất ổn của Nga "gần như chắc chắn bị tra tấn," và rằng những vụ xét xử và kết án những người tình nghi này căn cứ "gần như hoàn toàn vào những chứng cứ có được do tra khảo để bảo đảm nghi can bị kết án."
Theo VOA

Sửa bởi người viết 11/12/2014 lúc 06:45:25(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#8 Đã gửi : 12/12/2014 lúc 09:52:22(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Giám đốc CIA: 'Một số nhân viên CIA vượt quá giới hạn thẩm vấn'
UserPostedImage
Giám đốc CIA John Brennan nói chuyện trong cuộc họp báo tại trụ sở CIA ở Langley, bang Virginia, 11/12/14

Giám đốc CIA đã bênh vực cơ quan tình báo này trong một cuộc họp báo hiếm hoi, sau khi Thượng viện công bố bản phúc trình cho rằng nhân viên CIA đã sử dụng tra tấn trong cuộc chiến chống lại khủng bố. Tuy nhiên, ông John Brennan cũng nói cơ quan này đôi lúc có khuyết điểm. Đây là một sự nhìn nhận được đưa ra vào lúc có những lời kêu gọi đòi CIA và nước Mỹ phải chịu tránh nhiệm. Thông tín viên Đài VOA Jeff Seldin tường thuật từ Washington.

Giám đốc CIA John Brennan đã lên tiếng bênh vực cho cơ quan của ông. Ông nói rằng cơ quan này luôn cố gắng làm việc đúng đắn trong khi phải đối mặt với những “sự lựa chọn vô cùng khó khăn.”

Tuy nhiên, ông công nhận là một số nhân viên “đã vượt quá giới hạn”:

“Trong một số trường hợp có giới hạn, các nhân viên của cơ quan đã dùng những kỹ thuật thẩm vấn không được cho phép, những kỹ thuật đáng kinh tởm và đáng bị mọi người phỉ nhổ. Và chúng tôi đã có khuyết điểm trong việc buộc một số nhân viên phải chịu trách nhiệm đối với những sai lầm của họ.”

Ông Brennan cũng nhắc lại lập luận là điều được gọi là “thẩm vấn mạnh tay” -- bao gồm trấn nước, không cho ngủ, có thể tạo nên một sự khác biệt:

“Những người bị giam, đối tượng của những kỹ thuật thẩm vấn mạnh tay, đã cung cấp những tin tức có ích, và được sử dụng trong cuộc hành quân cuối cùng chống lại bin Laden.”

Có mối liên hệ trực tiếp giữa những cuộc thẩm vấn này và việc hạ sát bin Laden, lãnh tụ của al-Qaida, hay không thì ông Brennan không nói đến.

Và việc bênh vực như vậy không làm chấm dứt những lời kêu gọi đòi CIA và những cơ quan khác phải chịu tránh nhiệm về những hoạt động này, những hoạt động mà Liên hiệp quốc xem là tra tấn.

Phát ngôn viên của Tổng Thư Ký Liên hiệp quốc Stephane Dujarric nói:

“Việc này nên là sự bắt đầu của một tiến trình. Vấn đề trách nhiệm là một vấn đề hết sức quan trọng.”

Việc buộc các giới chức dính líu tới tra tấn phải chịu trách nhiệm có lẽ rất khó xảy ra trên nước Mỹ. Ngày hôm qua, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Josh Earnest nói Bộ Tư pháp đã xem những chứng cứ trong phúc trình của Thượng viện. Ông nói:

“Những điều các công tố viên liên bang đã nói là họ không có đủ chứng cứ để truy tố bất kỳ một người nào.”

Ông Richard Kelsey, Phụ tá Khoa trưởng trường Luật George Mason, nói rằng tuy những nỗ lực quốc tế có thể được thực hiện, nhưng đó là một việc rất đỗi phức tạp:

“Những điều có thể làm được trên phương diện pháp lý luôn luôn đi ngược với những gì chúng ta có thể làm được trên thực tế và trên phương diện chính trị.”

Tuy có phần chắc sẽ không xảy ra, nhưng các cuộc điều tra mới tại những quốc gia có những nơi được gọi là “những địa điểm bí mật” do CIA điều hành, như Ba Lan, Romania và Afghanistan, có thể dẫn tới chỗ đưa vấn đề ra trước Tòa án Hình sự Quốc tế.

Về việc này, bà Jennifer Daskal, giáo sư Trường đại học American University và là một cựu viên chức Bộ Tư pháp, nói với đài VOA như sau.

“Nếu tôi là một giới chức bị nêu tên trong bản phúc trình là có tham gia vào sự phát triển và giám sát chương trình này, thì chắc chắn là tôi sẽ không tới các nước châu Âu trong thời gian tới đây.”

Phó giám đốc Human Rights Watch, bà Andrea Prasow, nói rằng cho dù phúc trình của Thượng viện có thể cho phép những người bị giam giữ theo đuổi những vụ kiện tại Hoa Kỳ, thì vấn đề này cũng không được đưa ra tòa án hình sự mà sẽ là một vụ kiện dân sự để đòi bồi thường:

“Hiện nay chúng tôi có 500 trang tài liệu, trong đó những vụ vi phạm được ghi nhận một cách đầy đủ và có rất nhiều chi tiết. Những người được nêu tên trong phúc trình, những nạn nhân được nêu tên trong phúc trình, có thể nộp đơn kiện và được tòa án phân xử.”

Tuy chưa có một vụ phân xử như thế, nhưng Hoa Kỳ và CIA đang phải đối mặt với một vụ xét xử bởi một tòa án là tòa án công luận.
Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.238 giây.