Mark Zuckerberg, người sáng lập Facebook nói đang "suy nghĩ" cách thể hiện "không thích" trên trang này
Facebook đang nghĩ tới việc sẽ đưa thêm một hình thức nào đó để có thể bấm “không thích” với các tin đăng trên trang này, người sáng lập Facebook, ông Mark Zuckerberg, nói.
Phát biểu tại một buổi Hỏi và Đáp ở California ông cho biết nó là một trong số những chức năng được yêu cầu nhiều nhất mà mạng xã hội này nhận được từ người sử dụng.
Ông cho biết mạng này cần tìm cách thứ để đảm bảo nó không bị biến thành cách để hạ thấp bài viết của người đăng tải.
Theo chính những số liệu của Facebook thì 4,5 tỷ “likes” được bấm mỗi ngày.
"Một trong những điều chúng tôi nghĩ tới trong một thời gian khá dài là tìm ra cách đúng nhất để mọi người có thể dễ dàng thể hiện những tình cảm khác nhau của mình," ông Mark Zuckerberg nói người nghe tại trụ sở chính của Facebook.
"Rất nhiều lần mọi người chia sẻ trên Facebook cả những khoảnh khắc buồn trong cuộc sống của họ. Thường thì người ta nói với chúng tôi rằng họ không cảm thấy thoải mái nhấn nút 'Thích' vì 'Thích' không phải là thích hợp.
"Một số người đã yêu cầu có nút “Không thích” vì họ muốn nói, 'Đó là điều không hay." Đó không phải là một điều mà chúng tôi nghĩ là tốt cho thế giới.
"Điều mà tôi nghĩ rất có giá trị là có rất nhiều tình cảm mà mọi người muốn bày tỏ."
“Thích” giảNút “Thích” của Facebook bị chỉ trích là một phương pháp mạng xã hội này dùng để thu thập dữ liệu về thói quen truy cập mạng của người dùng.
Hệ thống này cũng bị chỉ trích do một lượng lớn "những cái thích giả" - khi sự ưa chuộng một thương hiệu hay một nội dung nào đó được thổi phồng một cách giả tạo.
Facebook đã thực hiện việc chống lại hoạt động có tính thương mại được gọi là "tăng gia Thích" – các hoạt động kinh doanh mà với một giá tiền nhất định, sẽ cung cấp một số lượng lớn “thích” rất nhanh chóng. Nó sẽ được thực hiện qua rô bốt tự động, hoặc do một mạng lưới những người được trả một khoản tiền nhỏ cho mỗi nhấp chuột.
Một cuộc điều tra do BBC thực hiện hồi tháng 7 năm 2012 cho thấy một công ty giả, do BBC thành lập, có thể được hàng ngàn "thích" - mặc dù trên thực tế công ty này hứa hẹn cho bánh mỳ qua internet.
"Thích" giả có thể khiến các doanh nghiệp ngưng dùng Facebook, mạng xã hội này nói.
Xem xét kỹ hơn thì thấy nhiều "thích" dường như là từ các tài khoản không phải là của người thật. Hầu như không có bất cứ "thích" nào có nguồn gốc từ những nơi như Anh hay Mỹ - mà phần lớn có nguồn gốc từ những nơi như Philippines.
Facebook đã bắt đầu hành động pháp lý chống lại các công ty cung cấp "thích giả" hoặc các hình thức hoạt động kinh doanh ma trên mạng xã hội này.
Giới quảng cáo lo lắngBất kỳ phương pháp tăng cường nào giúp thể hiện tình cảm - đặc biệt là một cách tiêu cực - có thể sẽ làm cho các nhà quảng cáo lo lắng, ông Paul Coggins, giám đốc điều hành công ty quảng cáo Adludio, nói.
"Quan tâm lớn của Facebook là doanh thu," ông nói với BBC.
"Họ cần phải làm sao giữ cho các nhà quảng cáo hài lòng. Tôi cho rằng rất khó có chuyện họ sẽ đưa ra một nút để bạn có thể nói 'không thích'.
"Tôi nghĩ rằng họ sẽ mở rộng thành công vốn đã rất lớn của nút “thích”. Thay vì dùng cách thể hiện nhanh, có-không, mà như vậy nó hơi theo kiểu đen và trắng, tôi đoán là có thể họ sẽ xem xét để đưa ra một cái gì đó có sắc thái tình cảm hơn một chút. "
Ông Coggins gợi ý rằng các nút đó sẽ thể hiện người dùng cảm nhận ra sao hơn là một nút "không thích" trực diện.
Ông Guy Phillipson, giám đốc điều hành Cục Quảng cáo Internet của Anh cho biết các thương hiệu nay đã quen với việc bị công khai chỉ trích trực tuyến.
“Nếu các thương hiệu đưa ra một mặt hàng mà người ta không thích họ biế được điều đó rất nhanh. Nó là một điều hay, các nhà quảng cáo biết thêm về giọng điệu của quảng cáo hay liệu có phải họ đã đi quá xa.”
Theo BBC