logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 13/12/2014 lúc 10:35:22(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Dân Hàn quốc biểu tình phản đối việc Trung Quốc hồi hương người tỵ nạn Bắc Triều Tiên- REUTERS /Kim Hong-Ji

Yeon Mi Park chỉ mới 9 tuổi, khi cùng với tất cả dân làng bị buộc phải chứng kiến một vụ hành quyết công khai một người thân bị kết tội đã xem các đĩa DVD phim cấm – theo lời kể của cô tại Washington. Bên cạnh cô, anh thanh niên Joseph Kim thuật lại anh đã thấy cha mình suy sụp và qua đời trong trận đói thập niên 90 tại Bắc Triều Tiên, bị Liên Hiệp Quốc lên án là vi phạm nghiêm trọng nhân quyền.

Hai người trẻ Bắc Triều Tiên tị nạn đã kể lại cặn kẽ câu chuyện của mình trong tuần này, nhân một buổi lễ đặc biệt tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, nhân Ngày Quốc tế Nhân quyền. Trước các nhà ngoại giao Mỹ, các hiệp hội và báo chí, họ đã mở hé sự thật về các điều kiện sống khủng khiếp ở Bắc Triều Tiên, đất nước mà họ đã bỏ trốn cách đây nhiều năm để đến Mỹ tị nạn.

Yeon Mi Park, năm nay 21 tuổi, gốc gác từ thành phố Hyesan, thủ phủ tỉnh Ryanggang ở miền bắc, gần biên giới Trung Quốc. Cô là con gái một viên chức chính phủ, nên vào thời đó gia đình cô sống ổn định và an toàn.

Nhờ ở gần Trung Quốc, vào cuối thập niên 90 và đầu những năm 2000 cô bé có được một cửa số nhỏ nhìn ra thế giới bên ngoài, thông qua các DVD phim Trung Quốc, Nga và Mỹ được bán lén lút. Cho đến khi mẹ của một trong những người bạn cô bắt gặp cô bé sở hữu các đĩa phim cấm. Tội này có nguy cơ lãnh án tử hình và bị hành quyết công khai.

Cha cô, để cố tìm cách sống sót qua trận đói, đã buôn lậu một số hàng hóa giữa Bắc Triều Tiên và Trung Quốc. Park phân tích bằng tiếng Anh : « Ý tưởng về thị trường rất quan trọng vì ngay khi bắt đầu ra buôn bán, chúng ta nghĩ về mình như một cá nhân, và đây là mối đe dọa lớn cho một chế độ toàn trị ». Nhưng năm 2004, cha cô bị bắt và đày đi trại cải tạo. Cô thầm thì : « Chúng tôi không còn có tương lai ».

Bắt đầu một cuộc chạy trốn kéo dài và khủng khiếp
Đầu tiên là trốn sang Trung Quốc cùng với người mẹ. Một thương nhân trông thấy, đe dọa sẽ giải giao hai mẹ con cho công an. Người này đề nghị quan hệ tình dục với cô bé để đối lấy sự im lặng với ông ta. Yeon Mi Park chỉ mới 13 tuổi. Cô thở dài : « Mẹ tôi đã đề nghị cho ông ta hãm hiếp, để bảo vệ tôi ». Cả khán phòng sững sờ.

Người cha, được thả khỏi trại cải tạo, xoay sở để đoàn tụ với vợ con ở Trung Quốc, nhưng bệnh ung thư phổi đã đưa ông sang thế giới bên kia. Yeon Mi Park và mẹ cùng nhập chung với một nhóm người tị nạn khác, hướng về Mông Cổ.

« Chúng tôi đã băng qua sa mạc Gobi, tránh được công an Trung Quốc, các vụ bố ráp và thú hoang, nhìn sao trên trời mà định hướng. Chúng tôi muốn được sống như những con người ». Cô gái kể lại với một nụ cười rạng rỡ, tuy vẫn không nói vì sao cô đến được đất Mỹ.

Người đồng hương Joseph Kim của cô, 24 tuổi, cũng đã chịu rất nhiều đau khổ.

Anh chỉ mới 12 tuổi khi cha anh bị chết đói. Mẹ và em gái bỏ trốn sang Trung Quốc, Kim ở lại một mình. Anh thanh niên kể : « Đây không chỉ là chuyện riêng của tôi mà là của hàng triệu người Bắc Triều Tiên. Nạn đói là một sự sỉ nhục, thiếu vắng hoàn toàn hy vọng ».

Ngày nay Joseph Kim là sinh viên tại New York, sau khi chạy trốn qua Trung Quốc năm 2006. Anh bày tỏ hy vọng: « Tôi thành thật tin rằng tất cả chúng ta đều có thể giúp đỡ Bắc Triều Tiên thay đổi và mở cửa. Và khi điều đó diễn ra, dân tộc Bắc Triều Tiên mới có thể sống một cách xứng đáng ».
Theo RFI
song  
#2 Đã gửi : 14/12/2014 lúc 09:07:21(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,791

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Một người Mỹ sang Bắc Triều Tiên lên án Washington
UserPostedImage
Công dân Hoa Kỳ Arturo Pierre Martinez, 29 ans, trong buổi họp báo tại Bình Nhưỡng, 14/12/2014. REUTERS/KCNA

Bị Liên Hiệp Quốc lên án vi phạm nhân quyền, Bình Nhưỡng tìm cách trả đòn. Hôm nay 14/12, hãng tin chính thức KNCA tổ chức họp báo cho một công dân Mỹ 29 tuổi, xâm nhập bất hợp pháp, tố cáo chính sách nội trị và ngoại giao của Hoa Kỳ.
Theo hãng thông tấn Bắc Triều Tiên KNCA, một người Mỹ 29 tuổi, tự xưng là Arturo Pierre Martinez, gốc gác bang Texas, Hoa Kỳ, đã từ Trung Quốc sang Bắc Triều Tiên vào tháng 11 năm nay. Người thanh niên này nói rằng anh đã « thực hiện một cuộc hành trình đầy gian lao nguy hiểm để đến Bắc Triều Tiên với mục đích chuyển tải một số thông tin có giá trị lớn và gây phiền toái ». Anh tố cáo « nước Mỹ là một nước mafia, tóm thu tài nguyên nước ngoài ».

Trong cuộc họp báo, Arturo Pierre Martinez tự nhận đã xâm nhập bất hợp pháp vào Bắc Triều Tiên và cám ơn Bình Nhưỡng tiếp đón.

Từ Hoa Kỳ, trả lời phỏng vấn của đài CNN, bà mẹ của Arturo Pierre Martinez cho biết thần kinh con trai của bà không bình thường, bị triệu chứng hưng trầm cảm (bipolaire). Arturo Pierre Martinez đã một lần tìm cách vượt tuyến sang Bắc Triều Tiên bằng cách bơi ngang sông, nhưng bị biên phòng Hàn Quốc bắt được.

Sau khi bị trục xuất về Mỹ, con của bà bị đưa vào điều trị trong một bệnh viên tâm thần ở California.

Cũng theo lời giải thích của bà mẹ này thì con trai của bà rất « thông minh », thuyết phục được tòa án cho phép về nhà. Tuy nhiên thay vì về với gia đình thì anh mua vé máy bay qua Trung Quốc.

Vụ Arturo Pierre Martinez bị binh sĩ Hàn Quốc bắt được khi tìm cách vượt vỹ tuyến 38 đã được báo chí Hàn Quốc loan tải vào tháng 9.

Theo KCNA, Arturo Pierre Martinez cho biết là được ở trong một khách sạn tốt và được chế độ Bắc Triều Tiên đối xử tốt. Tuy nhiên anh có ý định xin tỵ nạn tại Venezuela.

KCNA tung tin này một ngày sau khi tại Washington, hai thanh niên nam nữ tỵ nạn Bắc Triều Tiên, nhân ngày Quốc tế Nhân quyền kể lại một phần tính chất bạo ngược của chế độ Bình Nhưỡng mà cả hai là nạn nhân và nhân chứng lúc tuổi còn thơ. Park Yeon Mi và Joseph Kim đã làm cử tọa gồm giới ngoại giao và báo chí Mỹ bàng hoàng xúc động.

Theo RFI
song  
#3 Đã gửi : 14/12/2014 lúc 09:25:48(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,791

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Một công dân Mỹ đến Bắc Triều Tiên, đả kích chính phủ Mỹ
UserPostedImageArturo Pierre Martinez, từ thành phố El Paso, bang Texas, phát biểu trong cuộc họp báo ở Bình Nhưỡng, Bắc Triều Tiên, ngày 14 tháng 12, 2014.

Một công dân Mỹ đã xuất hiện tại một cuộc họp báo ở thủ đô Bình Nhưỡng của Bắc Triều Tiên để đả kích các chính sách đối nội, đối ngoại và hồ sơ nhân quyền của Hoa Kỳ.

Ông Arturo Pierre Martinez, 29 tuổi, từ El Paso, bang Texas, nói với các phóng viên báo chí hôm Chủ nhật rằng ông đã nhập cảnh Bắc Triều Tiên bất hợp pháp và muốn tìm đường xin tị nạn tại Venezuela.

Ông Martinez nói rằng ông đã chấp nhận những rủi ro để tìm đường đến Bắc Triều Tiên để có thể mang đến cho Bình Nhưỡng một số thông tin hữu ích và đáng lo ngại mà ông nghĩ rằng chính phủ Bắc Triều Tiên sẽ rất quý.

Chưa rõ bằng cách nào mà ông Martinez đã đến được Bắc Triều Tiên và liệu ông có được cho rời khỏi nước này hay không. Các tin tức nói rằng Bình Nhưỡng cho hay là ông Martinez đã từ Trung Quốc đến Bắc Triều Tiên hồi tháng trước.

Bà Patricia Martinez, mẹ của ông Marinez, nói với đài truyền hình CNN rằng con trai bà mắc chứng rối loạn thần kinh, và đã đi sang Trung Quốc hồi tháng 11, không lâu sau khi được một bệnh viện tâm thần cho xuất viện. Bà nói trước đó con trai bà còn tìm cách bơi băng qua sông để vào Bắc Triều Tiên, nhưng đã bị bắt và trả lại về Mỹ để được đưa vào bệnh viện.
Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.071 giây.