logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 13/12/2014 lúc 07:08:37(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Các chế độ Cộng Sản đã có thời tự hào nói đến “Ðảng là trí tuệ, danh dự và lương tâm của thời đại,” nhưng ngày nay thì không còn ai bị đánh lừa bởi những lời tuyên truyền đó. Nhưng nếu trên địa cầu này hiện nay có một quốc gia nào có thể nói đại diện cho lương tâm của nhân loại thì quốc gia đó hẳn phải là Hoa Kỳ.

Dĩ nhiên không một quốc gia nào có thể xứng đáng được với tiêu chuẩn đạo đức lý tưởng của chính mình, và chỉ có một số rất nhỏ có đủ bản lãnh đạo đức để đem những sự thiếu sót của mình ra trước công chúng. Hoa Kỳ là một trong những số những quốc gia hiếm có đó.

Sáu ngày sau cuộc tấn công 11 tháng 9 năm 2001, Tổng Thống George W. Bush ký một sắc lệnh mật cho phép Cơ Quan Trung Ương

Tình Báo CIA quyền bắt và bỏ tù những nghi phạm khủng bố có liên hệ với al-Qaeda. Nhưng sắc lệnh đó không nói gì về việc họ bị cầm tù ở đâu cũng như CIA phải làm gì trong việc hỏi cung họ. Trong những tuần lễ sau đó, trong khi đống tro tàn của World Trade Center vẫn còn chưa tắt hẳn, Hoa Kỳ tung ra chiến dịch quân sự tấn công vào Afghanistan. Các viên chức của CIA vội vàng tìm cách thực hiện sắc lệnh của tổng thống. Lúc đầu các viên chức của cơ quan đã chọn một con đường khác hẳn con đường mà sau cùng họ theo.

Lúc đó họ đã nghĩ đến một hệ thống nhà tù trong đó các tù nhân được hưởng những quyền và bảo vệ không khác gì những tù nhân trong các nhà tù liên bang cũng như quân sự. Những điều kiện trong các nhà tù này cũng sẽ tương đương với các nhà tù canh phòng cẩn mật nhất trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Hỏi cung sẽ được thực hiện theo đúng Chỉ Nam Chiến Trường của Quân Ðội Hoa Kỳ, vốn cấm lối hỏi cũng gây đau đớn và có tính cưỡng bức. Các luật sư của CIA viết vào tháng 11 năm 2001 là mọi sự trong các nhà tù này sẽ “được làm sao đáp ứng được những đòi hỏi của Luật Pháp Hoa kỳ và luật lệ liên bang về thủ tục hình sự.”

Phản ứng sơ khởi này, được tiết lộ trong hồ sơ mà Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện phổ biến tuần vừa qua, cho thấy là mọi sự có thể xảy ra khác hẳn. Công nhận là mình không có kinh nghiệm cai quản tù nhân, CIA đã tính đến chuyện nhờ Cơ Quan Quản Trị các nhà tù Liên Bang - Bureau of Prisons giúp để điều hành các cơ sở này. Một memo của ông J. Cofer Black, người cầm đầu ngành chống khủng bố của CIA, đã phác họa một hệ thống các nhà tù bí mật nhưng hoạt động theo đúng tiêu chuẩn của các nhà tù của Hoa Kỳ. CIA quay sang tìm cách thúc đẩy Ngũ Giác Ðài cho họ xây dựng các nhà tù bên trong các căn cứ quân sự Hoa Kỳ ở hải ngoại. Nếu được thành lập trong các căn cứ này, nó sẽ phải theo đúng luật lệ của Bộ Quốc phòng. Nhưng cựu luật sư cố vấn của CIA John Rizzo nói Bộ Trưởng Quốc Phòng Donald Rumsfeld từ chối cho phép Ngũ Giác Ðài thành kẻ canh tù cho CIA. Ông Rizzo giải thích là sau khi ông Rumsfeld từ chối, cơ quan lúng túng đi tìm một giải pháp khác.

Lúc đó, Chỉ Nam Hoạt Ðộng của CIA tuyên bố là cơ quan không “tra tấn, đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo, và nhục mạ hay trừng phạt hay bắt giữ lâu dài mà không đưa ra cáo trạng và xét xử.” Nhưng các luật sư của cơ quan bắt đầu tìm kiếm một cách khác, tuy rằng chưa rõ nó là gì. Hôm 26 tháng 11 năm 2001, một dự thảo memo đã nêu ra nhiều chiến thuật - lạnh quá mức, giảm thiểu các cảm giác, không cho ngủ, và nhục mạ, và bắt đầu bàn thảo về các biện minh pháp lý. Cũng xin nhấn mạnh là những biện pháp đó bị cấm ở các nhà tù liên bang và quân đội.

Nhưng có lẽ cũng có thể hiểu được là mặc dầu chính CIA đã có những chiến thuật hỏi cung khác, như điều được gọi là “fireside chats” tức là nói chuyện thân mật, để tìm thông tin và chính các chuyên gia của cơ quan tin là tra tấn chỉ dẫn đến những thông tin không tin cậy được, CIA, trong cấp bách của những biến cố chiến trường đã giao cho hai tâm lý học gia hợp đồng là các ông James Mitchell và Bruce Jessen thực hiện một bản phúc trình. Hai ông này đã làm trong chương trình thoát hiểm cho các phi công Hoa Kỳ để đối phó với bị bắt và bị tra tấn. Hai ông chưa từng có kinh nghiệm làm người hỏi cung hay hiểu biết gì về al Qaeda, nhưng từ cuối năm 2001 hay đầu năm 2002, CIA thuê họ để tổ chức hỏi cung các tù nhân tình nghi al-Qaeda.

Những hành động do công ty của hai ông này thực hiện ở những nhà tù bí mật ở ngoại quốc kể cả trấn nước, không cho ngủ, tát sỉ nhục, và cho ăn qua đường ruột, đã là những hành động phản lại các giá trị truyền thống của nền dân chủ Hoa Kỳ. Qua việc chỉ trích chương trình của CIA trong bản phúc trình, Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện đã làm cho những người bênh vực cơ quan tức giận và làm cho những kẻ thù của Hoa Kỳ thích thú. Nhưng mặc cho có những vấn đề, việc phổ biến chiến thuật của CIA là điều tối cần thiết bởi nó là bước khởi đầu để đi tới sửa đổi.

Bản phúc trình chứng minh là ngược lại với những điều mà CIA đã nói với Quốc Hội, với Tòa Bạch Ốc và với công chúng, các cuộc hỏi cung kiểu này hầu như không cung cấp bao nhiêu thông tin tình báo hữu ích.

Sự phản đối đã ngay tức khắc và ồn ào. Ðúng, đã có những sai lầm, các tay tình báo lý luận, nhưng sau ngày 9/11 đe dọa của một cuộc tấn công nữa có nghĩa là tin tức tình báo là tối cần thiết. Chương trình của CIA có sự chấp thuận pháp lý và nhân dân Hoa Kỳ đã đòi hỏi được bảo vệ bằng mọi giá, và đó là lúc mà người ta bàn luận đến tra tấn. Thực ra, CIA không hung hăng bằng những con diều hâu như Phó Tổng Thống Dick Cheney. Ðiều quan trọng, theo những kẻ chống lại bản phúc trình, chương trình hỏi cung tăng cường này đã cung cấp những tin tức tình báo có giá trị.

Những người chống lại bản phúc trình tuy vậy đã không hiểu bài học của bản phúc trình này. Ngay cả nếu những kỹ thuật mà CIA dùng có hợp pháp đi chăng nữa, nó là nhằm lấy thông tin qua việc sử dụng đau đớn vật chất và tinh thần. Gọi nói là cái gì khác ngoài tra tấn cũng chỉ là tự đánh lừa mình. Tra tấn có thể mang lại thông tin nhưng nó chẳng khác gì đi chơi với quỷ. Một chính sách tra tấn chính thức làm hại người tra tấn và những người có nhiệm vụ kiểm soát. Quốc Hội và Tòa Bạch Ốc muốn né tránh trách nhiệm cho những hành động tàn nhẫn làm nhân danh họ nhưng trong bầu không khí lúc đó, họ không thể và cũng không muốn lên án chúng. Nếu CIA đánh lạc hướng các vị dân cử, họ làm vậy vì các chính trị gia làm ngơ. Mọi người đều có dự phần, kể cả những vị dân cử Dân chủ này đang chối từ trách nhiệm.

Tra tấn của các viên chức Hoa Kỳ cũng làm hỏng chính sách của Hoa Kỳ trên trường quốc tế, ngay cả khi nó được che chở bởi những ý kiến của các luật sư của Bộ Tư Pháp. Những người Hồi Giáo bị tra tấn đã nuôi dưỡng chính sự khủng bố mà nó muốn ngăn cản. Hơn thế, một siêu cường vốn tuyên bố là các lý luận đạo đức là nền tảng cho viễn ảnh toàn cầu của mình về nhân quyền và dân chủ không thể từ bỏ những tiêu chuẩn đó trong việc đi tìm một sự an ninh tuyệt đối mà không thể nào có được. Những chế độ độc tài sung sướng chào đón chính sách tra tấn của Hoa Kỳ và coi đó như là một sự cho phép họ muốn làm gì thì làm. Ðối với những đối thủ như Nga hay Trung Cộng, điều này, cùng với sự nghe lén của cơ quan NSA, đã chứng tỏ là Hoa Kỳ cũng giả dối như tất cả những ai khác.

Bản phúc trình của Thượng Viện chắc chắn sẽ làm cho việc trở lại tra tấn khó xảy ra. Tổng Thống Barack Obama, ngay sau khi nhậm chức, đã cấm tra tấn. Dĩ nhiên những nhà tù mật và những hành động kinh khủng xảy ra ở đó không xứng đáng với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, mặc cho các quốc gia độc tài sung sướng, và mặc cho những tranh cãi nội bộ ồn ào, chúng ta đừng quên một điều, khác hẳn với các quốc gia khác trên thế giới, Hoa Kỳ dám đối diện với bề mặt trái của mình. Ðó là điều tại sao dầu cho có những lúc sai lầm, Hoa Kỳ vẫn đáng là tiêu biểu cho lương tâm của nhân loại.

Lê Phan

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.076 giây.