logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 14/12/2014 lúc 08:30:52(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Kính thưa quý vị độc giả,
Câu chuyện mà tôi kể ra đây xảy ra đã lâu lắm rồi. Tất cả những người trong cuộc đều đã trở thành thiên cổ. Họ đã ra đi

và nằm xuống ba tấc đất lạnh lẽo, vùi sâu nỗi ngậm ngùi thân phận và cả cái bi kịch bẽ bàng mà họ đã trải qua.

Đó là câu chuyện của ông nội, bà nội tôi và em của ông nội, tức người mà bà nội tôi gọi là em chồng. Mẹ tôi kể rằng, gia

đình bố tôi ở một xóm nghèo miền núi xa lắc của tỉnh Thanh Hóa. Chúng tôi – các con của bố – chưa từng một lần được

trở về quê nội dù đầu đã hai thứ tóc. Khi chúng tôi lớn lên, trưởng thành, lập gia đình, có con có cái, đem thắc mắc ấy

định hỏi bố thì mẹ tôi xua tay ra hiệu là chúng tôi không được nhắc đến chuyện quê quán với ông. Thế là gia đình tôi

không có khái niệm gì về ông nội bà nội, bởi vì bố tôi chưa bao giờ nói với các con về chuyện tổ tiên, dòng họ. Không

bao giờ ông kể về các bậc sinh thành hoặc cho chúng tôi về thăm quê hương bản quán lấy một lần. Bố tôi đã từ bỏ

Thanh Hóa, vào tận Đắc Lắc sinh nhai, lập nghiệp.

Sau khi vào Đắc Lắc khá lâu bố tôi mới gặp mẹ tôi, người con gái cùng làng cũng theo gia đình vào trong này sinh sống.

Họ hàng bên ngoại của chúng tôi – tức phía mẹ tôi – thì hầu hết đã vào đây từ lâu. Còn bên nội – tức phía bố tôi – chỉ

duy nhất có bố tôi một thân một mình đến đây lập nghiệp. Mẹ tôi nói bố tôi bắt buộc phải lựa chọn cuộc sống đơn độc

nơi đất khách quê người, bởi vì có một chuyện bẽ bàng trong gia đình mà khi lớn lên, ông phải bỏ anh em, bỏ họ hàng,

làng mạc, ra đi biệt xứ. Cho đến khi xuôi tay nhắm mắt ông cũng không có ý định tìm về cội nguồn. Ông nằm lại trên

mảnh đất đỏ của vùng núi đồi Ban Mê Thuột với nỗi im lặng lạnh lùng mà theo mẹ tôi thì đó là sự im lặng sắt đá chứa

đựng nhiều nỗi buồn phiền, tủi hận. Và cũng chỉ sau khi bố tôi mất, mẹ tôi mới kể cho chúng tôi nghe câu chuyện đau

lòng của bên nội tôi – cụ thể là ông nội bà nội và ông chú nội của chúng tôi – để giải tỏa những băn khoăn, thắc mắc mà

lâu nay chúng tôi đã không dám hỏi.

Mẹ tôi kể câu chuyện này cũng đã khá lâu, giờ đây mộ bà đã xanh cỏ, lại đến lượt tôi không kể với các con tôi mặc dầu

đôi khi tôi cũng ngậm ngùi trong lòng. Tuy nhiên, có lẽ tôi may mắn hơn bà, bớt bị tổn thương hơn bà, bởi vì câu chuyện

đã xảy ra quá lâu, những người trong cuộc thuộc các thế hệ trước đã trở về với đất. Lũ hậu duệ sau này – con, cháu,

chắt, chút, chít – có lẽ không cần biết tới quá khứ tủi buồn của cụ kỵ chúng. Vả lại, trong đời sống hiện đại mà mọi thứ

lướt nhanh trên internet thế này, các quan hệ trở thành cá nhân hơn, vị kỷ hơn, những chuyện đời xửa đời xưa của cụ kỵ,

có lẽ chúng chẳng cần quan tâm. Mà giả thử có biết thì có lẽ chúng cũng coi như chuyện chẳng liên quan gì đến mình.

Tôi thấy, bọn trẻ bây giờ sống gần như vô cảm đối với thế giới xung quanh, trước những gì không thuộc về cá nhân

chúng. Thế nên, tôi đã chọn cách viết lại câu chuyện này như để trút bớt nỗi ưu tư mà mẹ tôi đã chia sẻ với tôi, để rồi giờ

đây tôi phải gánh nó một mình với nỗi muộn phiền, ray rứt.

Thưa quý vị độc giả,
Sau khi cha tôi mất, mẹ tôi đã gọi tôi – đứa con gái cả của bà – về nhà bà trong một ngày trời Tây nguyên trở gió, mây

đen vần vũ, những cây khộp già trước ngõ vặn mình buồn bã. Mẹ ngồi trên chiếc phản gỗ, dựa lưng vào vách, nước mắt

chảy ra từ lúc nào trên đôi má sạm đen vì tuổi tác. Bà nói, sở dĩ bố tôi, một người cao lớn, đẹp trai, lập gia đình muộn,

mà lại lấy mẹ – một phụ nữ nhỏ bé, xấu xí, gần như quá lứa lỡ thì – là bởi bố tôi có một mặc cảm nặng nề, không thể

ngẩng mặt lên với đời được. Bố sống lặng lẽ giữa những rẫy cà phê, bốn mùa cặm cụi chẳng dám nhìn ai hoặc chuyện

trò với ai.

Khi gặp mẹ tôi, cũng là người cùng quê Thanh Hóa, mặt mũi nhan sắc kém cỏi, cũng làm rẫy cà phê như mình, cũng lủi

thủi, cô đơn với tuổi xuân đã lỡ, hình như bố thấy tự tin hơn, mặc dầu bố rất đẹp trai, siêng năng cần mẫn, lại là người có

sức lực mà nhiều cô gái lao động đang mơ ước được lấy làm chồng. Đến lúc trung niên, bố đã chọn mẹ, gắn liền cuộc

sống với người con gái lỡ thì, thua kém ông mọi mặt.
Mẹ trở thành vợ của bố. Đẻ sòn sòn cho bố năm mặt con đủ cả trai lẫn gái. Các con dần dần khôn lớn, bố mẹ cũng đã có

hai cái rẫy cà phê rộng hàng chục héc ta. Cuộc sống đã đầy đủ, bấy giờ bố mới chịu hé răng giải thích cho mẹ biết tại

sao hồi lấy nhau, trong cái đám cưới của bố mẹ chỉ có một mình bố là chú rể mà không hề có họ nhà trai. Bố cũng tiết lộ

tại sao chẳng bao giờ bố nói đến chuyện đưa mẹ và các con về quê cúng vái tổ tiên, thăm nom họ hàng. Tất cả chỉ vì mẹ

của bố – tức bà nội chúng tôi – cùng lúc là vợ của ông nội tôi mà cũng là vợ của ông chú nội chúng tôi – tức hai anh em

ruột – và cùng sinh con cho họ. Số phận của bà nội tôi quá éo le, đến khó tin được.

Theo lời bố tôi kể lại, bà nội tôi rất đẹp, kết hôn với ông nội tôi từ những năm kháng chiến chống Pháp. Ông bà ở với

nhau được ba năm, đẻ được hai mặt con thì ông nội tôi bị gọi vào bộ đội, đi chiến đấu ở chiến trường đông-bắc. Bà nội

tôi là cô gái đảm đang, có nghề nuôi tằm, dệt vải. Bà không phải làm ruộng chân lấm tay bùn mà chỉ dệt vải, rồi hằng tuần

đem những tấm vải đó ra chợ huyện bán để mua thóc, gạo nuôi con. Khi ông nội vào bộ đội, bà mới 18 tuổi. Ngày xưa

15 tuổi đi lấy chồng là chuyện bình thường. Nạn tảo hôn thời trước rất phổ biến. Ông nội tôi đi được 3 năm thì gia đình

nhận được giấy báo tử. Hai mươi mốt tuổi bà nội tôi đã góa chồng, một nách hai đứa con dại.

Bà nội tôi đẹp lắm. Nhan sắc của bà nức tiếng khắp vùng. Gái hai con, mới 21 tuổi đã góa chồng, trên đầu mái tóc còn

xanh với vành khăn trắng. Biết bao nhiêu kẻ rập rình, chòng ghẹo. Người muốn lấy bà về làm vợ chính thức cũng có,

người muốn lấy bà về làm lẽ cũng có. Đàn ông làng trên xóm dưới kể cả kẻ chợ đều tìm đến nhà cụ nội tôi để xin cầu

hôn. Bà nội tôi lúc đoạn tang mới 24 tuổi, tự biết mình không thể thủ tiết được nên chủ động xin bố mẹ chồng cho ra ở

riêng để tiện nuôi tằm dệt vải và lo cho cuộc sống của mấy mẹ con.

Bố mẹ chồng đồng ý cho con dâu ra riêng, nhưng ngược lại, người em trai của chồng lại nằng nặc đòi bố mẹ đừng cho

chị dâu và hai cháu ra sống riêng. Ông 22 tuổi, kém chị dâu 2 tuổi, còn độc thân và yêu chị dâu say đắm từ lâu, nên nói

với bố mẹ và xin chị dâu cho mình được thay anh trai đã qua đời để chăm sóc chị dâu và hai cháu.

Cuộc sống thật éo le, lúc đầu thì ông bà phản đối kịch liệt vì không thể chấp nhận cho em chồng lấy chị dâu cho dù anh

trai đã mất. Ngay chính chị dâu cũng khước từ thứ tình cảm rồ dại của người em chồng. Bà kiên quyết bước ra khỏi nhà

chồng, làm hai gian nhà tranh ở cuối thôn và đưa hai con về ở. Trong khi những gã đàn ông khác ngày đêm rình rập và

tán tỉnh để hy vọng rước được người phụ nữ góa bụa xinh đẹp mới 24 tuổi đó về làm vợ, thì người em chồng cũng thi

gan với họ để chinh phục cho bằng được trái tim chị dâu, luôn luôn canh chừng để chị dâu không lọt vào tay kẻ khác.

Hai người đều còn trẻ tuổi. Em chồng thì thanh niên trai tráng. Chị dâu thì thiếu vắng hơi ấm của chồng từ lâu trong khi

tuổi xuân vẫn còn đang hừng hực. Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén. Bà đã không cưỡng nổi con tim mình trước người

em chồng kém bà hai tuổi, đẹp trai, có sức lực cũng như người anh ruột đã qua đời.

Bố mẹ chồng lúc đầu can ngăn, nhưng lâu dần thấy hai chị em thương yêu nhau thật tình, lại thấy hai đứa cháu nội được

chú chăm sóc đúng nghĩa máu mủ ruột thịt, nên rồi dần dần cũng đồng ý, cho phép em trai trông nom chị dâu, thay anh

làm cha các cháu. Câu chuyện tình cảm ấy sau đó cũng được họ hàng, làng xóm chấp nhận. Bố mẹ chồng làm mấy

mâm cơm đơn giản, cúng cấp gia tiên, xin phép họ hàng, một lần nữa cho con dâu lại về làm dâu, lấy con trai thứ của

mình.

Cuộc sống, theo lẽ tự nhiên, không có đau khổ nào là vĩnh viễn, không có sự mất mát nào là mãi mãi không đền bù

được. Người phụ nữ góa bụa ấy với người em chồng yêu nhau thắm thiết, sống rất hạnh phúc, dần dần có thêm hai đứa

con, cũng lại một trai một gái. Chồng chí thú làm ăn, yêu thương cả bốn đứa trẻ cùng chung máu mủ của mình, không hề

phân biệt. Vợ vẫn nuôi tằm dệt vải, kể cả có tài dệt lụa, cứ tới chợ phiên mỗi tháng thì đem những tấm lụa tuyệt đẹp do

tự tay mình dệt nên ra chợ bán. Lúc ấy đang trong thời chiến tranh, chỉ có các lái buôn mới dám mua lụa mà thôi, họ mua

với giá rất cao để đem bán lại cho các “tiểu thư” con nhà giàu ở Hà Nội.

Ông chú nội tôi có nghề làm thợ mộc. Tay nghề của ông rất giỏi nên ông thường đi khắp làng trên xóm dưới với người

đệ tử tay nghề cũng khá và rất chăm chỉ, chịu thương chịu khó. Dần dần, ông chú và bà nội tôi có của để dành, cất được

ba gian nhà ngói sang trọng thay cho hai gian nhà tranh vách đất lúc trước. Nói chung, cái gia đình gồm hai người lớn và

bốn đứa trẻ của ông chú và bà nội tôi sống rất êm đềm, hạnh phúc.

Cuộc sống của bà nội tôi với người em trai chồng trong cuộc hôn nhân thứ hai này đang bình yên hạnh phúc thì ông nội

tôi đột ngột khoác ba lô trở về. Ông bị thương nặng trong một trận chiến, đơn vị tưởng ông đã hy sinh nên gửi giấy báo

tử về nhà. Nào ngờ ông được bà con người dân tộc cứu sống rồi đưa vào trại thương binh ở hậu tuyến. Những vết

thương ở đầu của ông nội tôi rất nặng, trí nhớ lúc có lúc không, trong hoàn cảnh chiến tranh loạn lạc ông chưa có điều

kiện để tìm về với gia đình. Mãi đến khi bệnh tình đã đỡ, trí nhớ đã hồi phục, lúc ấy ông mới nhớ lại để tìm đường trở về

quê nhà.

Hơn mười năm ly biệt, ngày ông nội tôi khoác chiếc ba lô cũ sờn, đứng lặng trước bàn thờ của chính bản thân mình.

Nghe mọi người cho biết mọi chuyện bây giờ đã thay đổi, người vợ bây giờ đã trở thành em dâu, mặt ông sắt lại, quai

hàm nghiến chặt, đôi bàn tay gầy guộc run run gỡ tấm ảnh của mình trên bàn thờ xuống, đưa cho bố mẹ, tức các cụ nội

tôi, và nói khe khẽ: “Cha cất đi, con còn sống đây”. Bà cụ nội tôi khóc ngất, lúng túng không biết ăn nói làm sao. Hàng

xóm láng giềng nghe tin “người chết” trở về, kéo đến rất đông tự lúc nào, đầy cả nhà trong nhà ngoài. Xóm giềng đến,

phần vì mừng cho ông nội tôi sống sót trở về, mừng hai cụ nội tôi may mắn không bị mất đi đứa con trong chiến tranh,

nhưng phần khác cũng là tò mò muốn biết ông nội tôi sẽ ứng xử ra sao trước hoàn cảnh hiện tại, khi vợ trở thành em dâu

mà bản thân mình thì còn sống sờ sờ ra đó. Đắng cay hơn nữa, vợ mình lấy ai không lấy lại lấy ngay chính em trai của

mình, khác nào hai anh em cùng chung một vợ.

Chuyện vui mà lại hóa thành buồn, mừng mà hóa ra khó ăn khó nói. Hàng xóm láng giềng lại càng tò mò muốn biết khi bà

nội tôi dẫn các con – bốn đứa tất cả – từ bên nhà riêng, tức ngôi nhà ngói ba gian mới xây cất, sang mừng “chồng cũ”

trở về thì hai bên sẽ xử sự ra sao. Lại còn ông chú nội tôi, tức người em trai của ông nội tôi nữa, ông sẽ ăn nói thế nào

trước người anh trai giờ còn sống sót.

Hình như bà nội với ông chú nội tôi e ngại, mãi đến nửa đêm chờ xóm làng về hết mới dám dắt nhau tới nhà hai cụ nội tôi

“trình diện”. Hai con của ông nội bà nội tôi, chính là bố tôi và một người cô nữa, thì đã đến từ sớm sau khi hay tin cha còn

sống trở về. Bố tôi lúc đó khoảng 14, 15 tuổi, cũng đã bắt đầu hiểu chuyện, và biết hoàn cảnh trớ trêu hết sức bẽ bàng

của những người lớn.

Tôi nghe mẹ tôi kể rằng bà nội tôi và ông chú nội tôi quỳ xuống chân ông nội tôi mà khóc. Bốn đứa trẻ – con của hai

người đàn ông cùng máu mủ với cùng một người đàn bà – thì đứng nép trong góc nhà tò mò nhìn. Gương mặt những

đứa trẻ cả lớn lẫn nhỏ đều rất lo lắng. Hình như chúng cũng cảm nhận được hoàn cảnh nghiêm trọng đang diễn ra trong

căn nhà của ông bà nội mình.

Mẹ tôi nói rằng nghe bố tôi kể, ông nội tôi cố làm ra vẻ bình tĩnh, đỡ vợ và em trai đứng dậy, dắt ngồi vào bàn nói chuyện,

rót nước mời uống. Bố tôi bảo trong cuộc gặp gỡ hôm ấy, ông nội nói ông không oán trách gì bà nội mà cũng không oán

trách người em trai, tất cả mọi việc trớ trêu đều do hoàn cảnh mà ra, ông chỉ đề nghị chính ông sẽ nuôi hai đứa con lớn

(tức bố tôi và cô tôi) để tạo điều kiện cho vợ chồng người em trai với hai đứa con còn nhỏ của họ được tự do, không bị

phiền hà, ông có nghề đan lát cộng với trông nom ruộng vườn, sẽ đủ sức nuôi con.

Bố tôi bảo tính ông nội tôi rất dứt khoát, ông nói rõ ràng rành mạch rằng hoàn cảnh bắt buộc phải như thế, khiến ông chú

và bà nội tôi không dám có ý kiến gì khác. Sau khi hai người đứng dậy ra về, ông nội tôi bảo bố tôi với cô tôi ở lại nhà cụ

nội tôi với ông, không về bên kia nữa, các thứ quần áo, đồ đạc thì sẽ đem sang sau.

Mẹ tôi nói, bố tôi kể với mẹ tôi rằng sau khi bà nội với ông chú nội tôi đã về, xóm láng đã im ắng, hai cụ nội tôi đã tắt đèn

đi ngủ, bấy giờ bố tôi mới nghe hình như có tiếng ông nội tôi khóc. Tiếng khóc nức nở, đau đớn, tủi hận, giống như đã cố

gắng chịu đựng mà không sao kiềm chế được. Đó là lần đầu tiên mà cũng là lần cuối cùng bố tôi thấy ông nội tôi khóc.

Thì ra, ông nội tôi vẫn còn yêu bà nội tôi nhiều lắm. Không yêu sao được, bà nội tôi còn trẻ, lại rất đẹp, và có tài ươm tơ

dệt lụa, siêng năng cần mẫn, ít người được như vậy, biết bao nhớ nhung khắc khoải, bây giờ trở lại bỗng dưng hóa thành

người anh chồng…

Từ ngày ông nội tôi trở về, cuộc sống của bà nội với ông chú nội tôi không còn bình yên. Hai người con đã tương đối lớn

của ông nội tôi với bà nội – tức bố tôi với cô tôi – đã dọn sang ở hẳn với cha ruột bên nhà ông bà nội lúc ấy đã cao tuổi.

Cái đại gia đình gồm ba thế hệ dường như bị chia xẻ vì những đứa trẻ không còn được ở chung với nhau nữa. Ông chú

nội tôi phần vì thương anh ruột, phần vì buồn cho số phận trớ trêu của anh và của chính bản thân mình, nên thường lấy

cớ đi làm xa, có khi vắng nhà cả tháng. Hễ về là ông luôn dặn bà nội tôi nhớ qua lại chăm sóc người anh chồng và hai

đứa con bên đó, đừng để mặc ba bố con tội nghiệp.

Ông nội tôi có nghề đan lát rổ rá, bện chổi và làm ống trúm lươn rất khéo nên cũng kiếm được tiền. Ông ở trong cái chái

bên cạnh nhà chính để việc đan lát được thuận tiện, còn việc ăn uống thì ăn chung với bố mẹ và hai con. Nhà các cụ nội

tôi có ruộng đất, vườn tược, mặc dầu không nhiều nhưng cũng đủ ăn. Có đồng ra đồng vào, ăn uống đầy đủ, mà thực ra

cũng mới ngoài 40 tuổi, dần dần trông ông nội tôi cũng tráng kiện, da dẻ hồng hào, có sức lực chứ không còm cõi như

lúc mới trở về. Đặc biệt, ông nhất định ở vậy trông nom vườn tược, bố mẹ già và hai đứa con, không đi bước nữa cho dù

nhiều người muốn mai mối, giới thiệu cho ông một vài đám để ông có người bầu bạn, phòng khi trái gió trở trời. Hễ ai nói

đến chuyện giới thiệu ông đều gạt đi, nói lảng sang chuyện khác. Ông vẫn còn thương yêu bà nội tôi chăng?

Về phần bà nội tôi, người ta nói “tình cũ không rủ cũng đến”, bà là người nghiêm trang đứng đắn nhưng cái tình vợ

chồng thắm thiết ngày xưa, mới ba năm đã đứt đoạn, vì thương chồng cũ và nhớ các con, thường ban đêm bà mới dám

đến thăm, chăm sóc, thu vén cho chồng và hai con. Các cụ nội tôi lần lượt già yếu mà qua đời. Mình ông nội tôi ở nhà.

Hai đứa con dù đã lớn cũng chỉ ở tuổi mười sáu mười bảy, cần có bàn tay người mẹ vỗ về, an ủi. Lẽ đời, chuyện tình

cảm càng rơi vào hoàn cảnh éo le thì càng dễ thành mềm yếu. Các cụ ta có câu: “Trai thương vợ cũ, gái nhớ chồng

xưa”, ở hoàn cảnh của ông nội bà nội tôi thì khó mà nói là cứng rắn được.

Cuối cùng, ông nội tôi đã lặng lẽ chấp nhận sự chăm sóc của bà nội tôi dành cho bản thân ông và hai con. Một người đàn

ông mới ngoài 40 tuổi, độc thân, cường tráng; một người phụ nữ mới 38 tuổi, vẫn còn xinh đẹp mà ngày trước đã từng là

người vợ yêu thương thắm thiết của người đàn ông đó, họ thường gặp nhau vào ban đêm để tránh cặp mắt tò mò của

thiên hạ, “tình cũ không rủ cũng đến”, thật khó tránh được những sự gian díu mà trên nguyên tắc, có thể nói là trái với

luân thường đạo lý.

Cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra. Hàng xóm láng giềng nói tới nói lui. Bà nội tôi hóa liều, viện vào lý do trông nom

cho hai đứa con mà trở về gần gũi chồng cũ. Ông nội tôi cũng viện lý do nhà cửa cần có bàn tay chăm sóc, xếp đặt của

phụ nữ nên để mặc cho vợ cũ tới lui.

Về phần ông chú nội tôi, ông vẫn đi làm xa với người đệ tử. Những lần có giỗ ở nhà anh ruột và hai đứa cháu, ông trở về,

uống rượu say rồi khóc. Bà nội tôi vẫn nhẫn nhịn làm phận sự của người đàn bà trong gia đình có giỗ chạp. Suốt mấy

năm, bà qua lại giữa hai người chồng, một cũ một hiện tại. Theo lời bố tôi kể lại với mẹ tôi, những khi ông chú nội tôi đi

làm xa – mà ông luôn tìm cách đi làm xa – ban đêm bà vẫn ngủ lại với ông nội. Việc bà nội ngủ với ông nội, bố tôi chứng

kiến hết. (Mẹ tôi giải thích với tôi rằng, theo bà nghĩ, việc bà nội ngủ lại với ông nội có lẽ là để đền bù sự thiếu thốn tình

cảm cho người chồng cũ chứ bà là người nghiêm túc, chuyện xác thịt không phải là điều quan trọng).

Làng trên xóm dưới hết sức dị nghị về mối quan hệ vô đạo lý của bà nội tôi với hai người đàn ông là hai anh em ruột.

Mặc, thiên hạ muốn nói gì thì nói, bà nội tôi vẫn qua lại với người chồng cũ mà cũng không có điều gì tỏ ra thiếu bổn

phận đối với người chồng hiện tại mà sự thực bà cũng yêu thương, quý mến. Nói chung, bà ăn ngủ, chăm sóc cho cả hai

người.

Ông chú nội tôi, đi làm ăn xa, mỗi lần trở về nghe thiên hạ dị nghị – có người nói thẳng vào mặt là hai anh em lấy chung

một vợ giống như loài cầm thú – chắc cũng đau đớn lắm, nhưng không nói gì cả, chỉ dùng chén rượu tiêu sầu.

Đỉnh điểm của sự chê trách là sau đó bà nội tôi sinh thêm một người con thứ năm khi bà đã gần 40 tuổi. Người con đó

không biết là của ông nội tôi hay của ông chú nội tôi. Mặc lời đàm tiếu của khắp làng trên xóm dưới, bà nội tôi vẫn im lặng

nuôi con khôn lớn. Ông chú nội tôi vẫn khóc cùng chén rượu, còn ông nội tôi thì im như cục đá cục đất trước mọi việc.

Sau khi bà nội tôi sinh thêm em bé – đứa em không biết là cùng cha hay khác cha với mình – thì bố tôi không chịu nổi

những lời đàm tiếu nên bỏ đi xa. Ông đoạn tuyệt với gia đình, với quê hương làng xóm vì quá xấu hổ.

Bố tôi là người ít học, hơn nữa thời của bố tôi mọi quan niệm còn quá nặng nề. Bố không chịu đựng nổi hoàn cảnh trớ

trêu trong gia đình nên đã bỏ đi không bao giờ quay trở lại. Phải chăng bố tôi còn quá ấu trĩ với cái tư tưởng khắt khe, lạc

hậu? Nhưng phải chăng bố tôi cũng có cái lý của ông, bởi vì người ta sống ở đời thì phải tuân theo nguyên tắc nào đó,

nó là phong tục tập quán, nó là đạo lý, nó là cái nền nếp từ ngàn đời xưa vẫn ổn định trật tự xã hội. Điều này tôi không

hiểu rõ.

Chuyện đời éo le của bà nội tôi là như vậy. Cho đến khi nhắm mắt xuôi tay, bà vẫn không sao rửa sạch được mối hận

trong lòng người con lớn nhất của bà.
Đoàn Dự ghi chép
(Theo lời kể của Phạm Thị Mý, Đắc Lắc)

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.419 giây.