logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 15/12/2014 lúc 06:42:37(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Srdja Popovic, một nhà hoạt động xã hội của phong trào “Otpor” tại Serbia vào tháng 11 năm 2011 đã phát biểu trong một cuộc hội thảo của tổ chức TEDxKrakow tại thành phố Crakow, Ba lan, như sau:

“Nếu ta nghiên cứu các cuộc thay đổi xã hội khác nhau suốt trong 35 năm vừa qua, từ độc tài đến dân chủ, ta sẽ thấy rằng trong số 67 trường hợp khác nhau, thì trong 50 trường hợp cuộc đấu tranh, bất bạo động là sức mạnh thay đổi chủ chốt.”


Tuy nhiên, không phải tất cả các cuộc cách mạng bất bạo động đều đạt được kết quả. Từ kinh nghiệm thực tiễn của các cuộc cách mạng lật đổ chế độ Cộng Sản tại Đông Âu trong vòng 25 năm qua cho thấy sự thành công phụ thuộc vào một số yếu tố cơ bản, nhưng quan trọng nhất là áp lực tranh đấu của xã hội đủ mạnh để buộc nhà đương cục phải nhân nhượng và cuối cùng hai bên, đối lập và nhà đương cục, tìm kiếm được thỏa thuận về một lộ trình tiến tới dân chủ trong hòa bình.

Chúng ta có thể nêu ra những ví dụ điển hình về vài cuộc cách mạng bất bạo động không thành công.

Có tiếng vang nhất phải nói đến cuộc biểu tình đòi tự do dân chủ của sinh viên Trung Quốc trên quảng trường Thiên An Môn vào tháng 6 năm 1989. Nhìn thấy nguy cơ biến động từ Đông Âu, nhà cầm quyền Cộng Sản Trung Quốc đã điều động quân đội với xe tăng nghiền nát cuộc biểu tình trong biển máu.

Cuộc Cách Mạng Jeans (Jeans Revolution) với hàng ngàn người tham gia ở Belarus trong bối cảnh của cuộc bầu cử tổng thống năm 2006, để phản đối cuộc bầu cử gian lận và các sai phạm khác. Thuật ngữ Jeans xuất phát từ một cuộc biểu tình chống lại chính sách của Tổng Thống Alexander Lukashenko. Lá cờ trắng-đỏ-trắng được sử dụng bởi phe đối lập bị Lukashenko cấm sử dụng. Một trong những nhà lãnh đạo của phong trào thanh niên lấy chiếc áo sơ mi Jeans của mình giơ lên và thông báo đây sẽ là lá cờ của họ.

Alexander Lukashenko không nhân nhượng và cáo buộc các các đối thủ về kế hoạch nổi dậy được phương Tây hỗ trợ giống như ở các nước Ukraine và Georgia và đã thẳng tay đàn áp. Các ứng viên đối lập đều bị bắt. Cảnh sát tuyên bố phe đối lập gây mất ổn định tình hình, sẽ bị đối xử như những kẻ khủng bố và họ có thể chờ những án tử hình.

Năm 2011, không thiếu những người cho rằng mùa Xuân Ả Rập là niềm hy vọng dân chủ của những đất nước bị cai trị bởi bàn tay sắt của các nhà độc tài trong những thập kỷ gần đây. Nhưng khi cuộc cách mạng đường phố loại bỏ được các nhà độc tài thì tiếng nói lại chuyển về phía các phe nhóm Hồi Giáo cực đoan và sự cuồng tín lan rộng. Trừ Tunesia, nơi các phe thỏa thuận thành lập được một chính phủ liên minh đoàn kết dân tộc lãnh đạo đất nước, các nước còn lại rơi vào tình trạng tranh giành quyền lực hỗn loạn.

Cuộc biểu tình hòa bình ở Hông Kông, một trong những trung tâm tài chính của thế giới vào cuối tháng 9 năm nay khởi xướng ban đầu bởi ba giáo sư của tổ chức “Chiếm Trung Tâm Với Tình Yêu Và Hòa Bình” (Occupy Central with Love and Peace). Họ hy vọng có thể huy động được 10 ngàn người và sẽ chiếm thành phố trong vài tuần. Kết quả đã vượt qua những giấc mơ tưởng như hoang đường nhất. Sinh viên đại học, lực lượng chủ yếu, đã tham gia bền bỉ, can trường kéo dài cuộc biểu tình suốt 75 ngày, vào lúc cao điểm lên tới 100 ngàn người.

Đây là một cuộc biểu tình được xem là gương mẫu nhất về tính chất bất bạo động, có lẽ chỉ có thể có ở Hồng Kông. Sinh viên cầm dù che mưa cho cảnh sát, họ thu gom rác thải và phân loại, và dưới ánh sáng của đèn cầy trong các túp lều được dựng lên trên đường phố họ học hành chuẩn bị cho kỳ thi, là những hình ảnh gây xúc động cả thế giới. Joshua Wong (Hoàng Chi Phong), người sinh viên 18 tuổi, một trong những thủ lĩnh của cuộc biểu tình được tạp chí Times chọn làm khuôn mặt trẻ có ảnh hưởng nhất, “The Person of the Year 2014.” Phóng viên từ khắp mọi nơi đổ về Hồng Kông theo dõi, đưa tin và hy vọng. Âm vang của cuộc biểu tình đã vượt ra khỏi biên giới Hồng Kông, trở thành một sự kiện thời sự nóng của truyền thông quốc tế.

Đây là một cuộc cách mạng mang đặc thù riêng. Mục tiêu của cuộc biểu tình không phải là lật đổ chính quyền, họ vẫn ý thức được sự cai quản của nhà cầm quyền Trung Ương Trung Quốc. Nhưng họ đòi Bắc Kinh tôn trọng các cam kết trong tuyên bố chung ký với Anh Quốc năm 1984 về Hồng Kông, rằng, trong 50 năm kể từ lúc Hồng Kông trở về với Trung Quốc vào năm 1997, người Hồng Kông có thể lựa chọn chính quyền riêng của họ, bảo đảm quyền tự trị cho thuộc địa cũ. Họ cũng đòi CY Leung (Lương Chấn Anh), trưởng quan Hành Chính Hồng Kông, được xem là người của Bắc Kinh, từ chức. Vào năm 2017, mô hình “một đất nước, hai hệ thống” sẽ không còn giá trị nữa khi các ứng viên vào chức trưởng quan Hành Chính Hồng Kông đều thông qua một hội đồng do Bắc Kinh kiểm soát.

Phong trào đã làm cho nhà cầm quyền Trung Quốc bất ngờ và thể nói họ phải đối diện với một sự kiện nghiêm trọng nhất từ vụ Thiên An Môn năm 1989.

Tuy nhiên, Bắc Kinh đã rất khôn ngoan. Họ hoạt động ngầm ở hậu trường thông qua chính quyền Hồng Kông, giải quyết cuộc khủng hoảng. Họ sử dụng bạo lực một cách vừa phải, cho phép cảnh sát trấn áp, nhưng chừng mực, các hành vi thô bạo vượt quá giới hạn của cảnh sát đều bị xử lý. Họ đã sử dụng một cách có hiệu quả phản ứng của “quân chúng tự phát” trong việc gây chia rẽ, tác động lên tâm lý chung của cộng đồng xã hội, lên những người dân bình thường, không quan tâm tới chính trị.

Bắc Kinh nhất quyết chơi bài rắn, không nhượng bộ, không đối thoại, khoanh vùng ảnh hưởng của cuộc biểu tình trong khu vực Hồng Kông. Cuối cùng bằng các biện pháp pháp lý thông qua tòa án, họ đã thành công trong việc dẹp bỏ cuộc biểu tình.

Paul Tse Wai-chun (Tạ Đình Phong) một luật sư đồng thời là dân biểu, đại diện cho hãng xe buýt tư nhân đã kiện lên tòa về việc người biểu tình gây khó khăn cho giao thông.

Tòa án đã thừa nhận lý lẽ của ông ta và quyết định gửi chấp hành viên được hộ tống bởi hàng trăm cảnh sát trong ngày Thứ Năm, ngày 11 tháng 12, tới làm sạch khu vực trung tâm Admirality, nơi sinh viên đang chiếm cứ trong thành phố lều.

Hai tuần trước, cũng bằng án lệnh của tòa, với một biện pháp cưỡng chế tương tự, cảnh sát đã dẹp người biểu tình tại khu thương mại Mongkok.

Mười ngày trước Alex Chow của Liên Đoàn Sinh Viên Hồng Kông kêu gọi sinh viên ồ ạt tập trung đến các tòa nhà chính phủ và ngăn chặn các hoạt động của chính quyền. Động thái này xem ra không khả quan, vì cảnh sát đã giải tán đám đông một cách hiệu quả bằng bạo lực. Một ngày sau đó, Chow đã thừa nhận sự thất bại. Sau thử nghiệm này, sự kết thúc của phong trào chỉ còn là vấn đề thời gian.

Bắc Kinh nhất định không chùn bước trước áp lực đường phố, mềm dẻo trong ứng phó bạo lực, làm tan chảy sự ủng hộ của dân chúng bằng phản ứng của “quần chúng tự phát,” giải quyết dẹp bạo loạn trên cơ sở pháp lý.

Trong khi đó lực lượng chủ yếu của cuộc cách mạng chỉ là lực lượng sinh viên (được một số trí thức và các nhà bất đồng chính kiến ủng hộ), sự nổi dậy không lan tỏa rộng khắp đất nước đến mức có thể làm rối loạn nền kinh tế. Sinh viên dường như không hề chống cự lại cảnh sát. Còn cư dân của thành phố thì cảm thấy mỏi mệt và muốn nó kết thúc. Đấy là những lý do đã dẫn đến thất bại của cuộc cách mạng ô dù.

Vốn là một hòn đảo thuộc địa, tinh thần dân chủ đã thấm vào đời sống hơn một thế kỷ, các xung đột chính trị của Hồng Kông chắc chắn vẫn tồn tại.

Từ nay tới năm 2017 sẽ còn nổ ra các cuộc biểu tình thị uy lớn nhỏ của quần chúng. Nhưng để Bắc Kinh thay đổi thái độ không phải là điều dễ dàng. Nếu tinh thần của cuộc cách mạng dù tái sinh như một số sinh viên hy vọng, thì những người lãnh đạo phải thay đổi hình thức và phương pháp. Trước hết phải vận động để có được sự hỗ trợ của mọi tầng lớp nhân dân của Hồng Kông.

Hơn nữa, các cuộc cách mạng thành công ở Đông Âu hay cuộc cách mạng mùa Xuân Ả Rập, tuy về thực chất là những cuộc xuống đường bất bạo động nhưng đều có tổn thất, hy sinh, máu đã đổ với hàng trăm người bị chết, hàng ngàn người bị thương và hàng ngàn khác phải ngồi tù. Chẳng có tự do dân chủ nào mà không phải trả giá cả.

Lê Diễn Đức

Sửa bởi người viết 15/12/2014 lúc 06:46:06(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.096 giây.