logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 17/12/2014 lúc 10:15:51(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
UserPostedImage
Nhà văn Bùi Ngọc Tấn. Courtesy BuiNgocTan's blog

Vợ ông là bà Nguyễn Thị Ngọc Bích, cho Đài Á Châu Tự Do biết:

“Nhà tôi bị bệnh khối u ở phổi bây giờ nó di căn sang xương, nó đau xương lắm. Nhà tôi mất vào lúc 6 giờ 15 sáng ngày hôm nay 18 tháng 12. Ông ấy đau đớn làm ạ, nằm không yên không ngồi được. 10 giờ sáng mai thì liệm rồi 10 giờ sáng ngày kia sẽ đưa chôn, không hỏa táng”.

Nạn nhân “Xét Lại Chống Đảng”
Nhà văn Bùi Ngọc Tấn là một trong những nạn nhân của vụ án “Xét Lại Chống Đảng” và phải ngồi tù 5 năm trời.

Sau khi ra tù ông đã được “tẩy oan” và sau đó xuất bản tác phẩm Chuyện Kể Năm 2000.

Bùi Ngọc Tấn sinh năm 1934. Quê ông ở làng Câu Tử Ngoại, xã Hợp Thành, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Ông bắt đầu viết văn, viết báo từ 1954. Trước khi viết văn, ông là phóng viên báo Tiền Phong ở Hà Nội, viết với bút danh Tân Sắc.

Chuyện Kể Năm 2000
“Chuyện Kể Năm 2000” là một quyển sách nổi tiếng của Bùi Ngọc Tấn đã được dịch ra các ngôn ngữ Anh, Đức và Pháp.

Trong 600 trang sách của tác phẩm này Bùi Ngọc Tấn đã mô tả một trí thức bị chính quyền trấn áp và bắt giam cho thấy bộ mặt thật của guồng máy cai trị.

Chính vì vậy Hà Nội đã lập tức ngăn chặn, tịch thu toàn bộ cuốn sách ngay sau khi nó ra mắt vài ngày tại Việt Nam.

Bùi Ngọc Tấn đã nhận được nhiều giải thưởng của các tờ báo trong nước. Bên cạnh sự nổi tiếng của “Chuyện Kể Năm 2000”, ông cũng nhận được Giải Henri Queffenlec của Pháp vào năm 2012 cho tác phẩm “Biển Và Chim Bói Cá”.
Theo RFA
nga  
#2 Đã gửi : 17/12/2014 lúc 10:27:20(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Nhà văn Bùi Ngọc Tấn qua đời

UserPostedImage
Nhà văn Bùi Ngọc Tấn và vợ (Ảnh: Xuân Bình)

Tác giả 'Chuyện kể năm 2000', nhà văn Bùi Ngọc Tấn, người được ví như Solzhenitsyn của Việt Nam, vừa qua đời vì ung thư phổi ở tuổi 81.

Thân hữu xác nhận ông đã qua đời sáng thứ Năm 18/12 tại nhà con trai mình ở TP Hải Phòng sau một thời gian bệnh nặng.

Bùi Ngọc Tấn sinh năm 1934 tại Thủy Nguyên, Hải Phòng. Ông bắt đầu sáng tác từ năm 1954.

Ông từng làm báo trong vai trò phóng viên báo Tiền Phong và biên tập viên báo Hải Phòng Kiến Thiết.

Tuy nhiên ông được biết nhiều trong vai trò một nhà văn.

Năm 2012, ông được trao giải thưởng Henri Queffélec tại liên hoan 'Sách và Biển' ở Pháp cho tác phẩm "Biển và chim bói cá".

Tác phẩm này, do nhà xuất bản Hội nhà văn ở trong nước và công ty Nhã Nam ấn hành lần đầu năm 2009, tái bản năm 2010, viết dựa trên những gì ông trải nghiệm trong khi làm việc tại một xí nghiệp thủy sản.

Ông còn nhiều tác phẩm được biết đến như tập truyện Những người rách việc, Rừng xưa xanh lá, Mùa cưới, Đêm tháng 10, Nhằm thẳng quân thù mà bắn, Nguyên Hồng thời đã mất, Một thời để mất, Một ngày dài đằng đẵng...

Solzhenitsyn của Việt Nam
Tuy nhiên tác phẩm gây chấn động nhất của Bùi Ngọc Tấn là 'Chuyện kể năm 2000' viết về hệ thống lao tù XHCN ở trong nước.

Nhà văn bị tù từ 11/1968 đến 3/1973 với tội danh “Tuyên truyền phản cách mạng” trong vụ án "Xét lại chống Ðảng, làm tay sai cho nước ngoài”. Cùng tội danh này có các thân hữu của ông như nhà văn Vũ Thư Hiên, nhà điện ảnh Huy Vân, nhà báo Vũ Huy Cương, nhà báo Kỳ Vân...

Sau khi ra tù, ông phải làm nhiều công việc để nuôi sống bản thân và gia đình.

'Chuyện kể năm 2000' được Bùi Ngọc Tấn khởi viết từ cuối năm 1990 và tiếp tục hoàn chỉnh gần 10 năm cho tới khi có cơ hội ấn hành vào đầu năm 2000 nhưng vừa in xong đã bị thu gom để hủy.

Cuốn sách một thời gian bị cấm đoán ở trong nước dù chỉ ghi lại thực tế chốn lao tù qua con mắt của một tù nhân.
Theo BBC
nga  
#3 Đã gửi : 17/12/2014 lúc 10:29:06(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
“Người bộ tộc tà-ru” đi về vùng đất tự do...

UserPostedImage
Bùi Ngọc Tấn (ở giữa) cùng bạn văn. (Ảnh Xuân Bình)

15 năm trước, Tết Canh Thìn, ra Hà Nội, tôi được nhà thơ Dương Tường - "nhà phát hành bí mật" của những tác phẩm ngoài luồng thời bấy giờ, dúi cho cuốn Mộng Du (tên cũ của Chuyện kể năm 2000), khi ấy còn là một bản đánh máy.

Những Tuấn, Ngọc, Già Đô, vẻ diễm lệ của nỗi cay đắng phận người ấy đã cùng tôi đi xuyên qua đêm giao thừa tưng từng nhất, để bước vào thiên niên kỷ mới.

Nhiều năm sau, khi những câu chữ và nhân vật đã mờ đi trong ký ức, tôi tự hỏi: Điều lớn nhất tôi nhận được từ cuốn sách ấy là gì? Phải chăng là một niềm tin vững chắc để dấn bước vào những vùng u tối nhất của đời sống, rằng nếu hấp lực của việc viết có đẩy mình tới đâu, thì vẫn có cách đi xuyên qua nghịch cảnh mà không đánh mất phẩm giá, dẫu có phải đối diện và trở thành nạn nhân của sự u tối và tàn bạo đến thế nào, thì nhất quyết không để sự ngu dốt vô minh nuốt chửng để trở nên cay nghiệt, hằn thù.

Sau 5 năm "thực tế sáng tác' trong tù, ông đã đem đến cho tôi và những nhà văn đi sau một kinh nghiệm tuyệt vời như thế.

2001, khi cuốn sách được in và bị thu hồi ngay sau đó, tôi lại bay ra gặp ông để thực hiện một cuộc phỏng vấn. Có lẽ đó là một trong những bài phỏng vấn dài nhất mà tôi thực hiện trong đời làm báo của mình. Đó cũng là lần đầu ông trả lời phỏng vấn. Trong căn gác nhỏ số 10 Điện Biên Phủ Hải Phòng, không gian cũ với mớ hồi ức ngồn ngộn, tất cả đống dữ liệu ấy khiến tôi bối rối, và hơn một lần cả tôi và ông đều nhầm, gọi tên ông và vợ ông theo nhân vật trong cuốn sách.

Khi ấy, tôi chợt nhận ra (một cách cay đắng) rằng dù ở phương diện nhà văn - một chứng nhân, ông cố gắng đem đến cho bạn đọc một cách kể khách quan trong vẻ diễm lệ của sự thứ tha, sự hòa giải với nghịch cảnh, nhưng trong khía cạnh nạn nhân, 5 năm "thực tế bất đắc dĩ" ấy sẽ mãi ở lại trong ông, và không bao giờ ông ra khỏi nó.

Hơn một lần tôi định hỏi ông: "Con người chào đời với đôi bàn tay nắm chặt, như thể đang quyết tâm thực hiện một nguyện ước trong đời này nhưng khi ra đi thì ai cũng duỗi thẳng đôi tay, đó là viên thành nguyện ước hay buông xuôi bỏ cuộc?". Tôi biết ông sẽ chỉ trả lời bằng một nụ cười hiền, với những nếp nhăn như bị vò nhàu trên gương mặt dường như chưa bao giờ nếm trải hạnh phúc trọn vẹn.

Có lẽ Bùi Ngọc Tấn sinh ra với một cam kết bí mật: trải nghiệm, thấu cảm để viết về nỗi đau, cho nên hạnh phúc với ông vô cùng hiếm hoi.
Có lẽ Bùi Ngọc Tấn sinh ra với một cam kết bí mật: trải nghiệm, thấu cảm để viết về nỗi đau, cho nên hạnh phúc với ông vô cùng hiếm hoi. Ngay cả những ngày tháng cuối đời, khi cánh cửa nhà tù đã ở lại đằng sau hàng chục năm, ông cũng không ra khỏi lời cam kết đó. Sau 2 cuốn tiểu thuyết, nhiều tập truyện ngắn và bút ký, một cú địa chấn trong làng văn chương Việt đầu thế kỷ 21, một giải văn chương Pháp (Henri Queffenlec 2012), ông vẫn tự giam mình vào sứ mệnh của một nhà văn thay vì hưởng thụ thành quả. Thời Biến Đổi Gien, một tiểu thuyết - hồi ký có thể được xem là hậu "Chuyện kể năm 2000" sau nhiều lần viết đi viết lại đã ra mắt độc giả tại Đài Loan và Mỹ trong những ngày ông chiến đấu với bệnh tật.

Căn bệnh ung thư từ phổi di căn vào xương nhốt ông trong những cơn đau triền miên.

Nó đã mang ông đi lúc 6:15 sáng nay.

Hơn một lần tôi thầm ước: Ước gì ông chưa từng trải qua ngần ấy cay đắng, để văn chương ông không chỉ tích tụ thứ ánh sáng hiếm hoi của tình yêu, niềm hy vọng, sự thứ tha và lòng từ ái sau bao nhiêu nghịch cảnh cay đắng mà là thứ ánh sáng kỳ vĩ của niềm hạnh phúc tối thượng, nỗi kiêu hãnh làm người và ngùn ngụt năng lượng của một sinh linh tuyệt đối tự do.

Hè năm ngoái, gặp luật sư Lê Công Định tại Sài Gòn, ông ôm vai anh nói đùa: “Chúng ta là người của bộ tộc tà-ru.”

Có lẽ già làng của “bộ tộc tà – ru” đang đi về vùng đất tuyệt đối tự do, với sự thảnh thơi của người đã hoàn thành nhiệm vụ.

Vĩnh biệt ông, người hiền của văn chương Việt.

Phạm Tường Vân gửi cho BBC từ Sài Gòn

nga  
#4 Đã gửi : 17/12/2014 lúc 10:46:46(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Tác giả “Chuyện kể năm 2000” qua đời
Nhà văn Bùi Ngọc Tấn - tác giả cuốn tự truyện nổi tiếng "Chuyện kể năm 2000" vừa qua đời tại nhà riêng (Hải Phòng) lúc 5 giờ sáng nay, ngày 18 tháng 12 năm 2014.


Lễ viếng: 10 giờ sáng ngày 19.12.2014.
Lễ Truy điệu: 10 giờ sáng thứ bảy ngày 20 tháng 12 năm 2014.
Lễ An táng: Tại Nghĩa trang Ninh Hải, Hải Phòng.


Nhà văn, Bùi Ngọc Tấn sinh năm 1934, quê ở huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Ông bắt đầu viết văn, viết báo từ 1954 và là cây viết khá nổi tiếng khi còn trẻ.


Bùi Ngọc Tấn từng bị bắt và phải ở tù 5 năm (1968-1973) trong vụ án "Xét lại, chống Đảng", mà không được xét xử.


Wikipedia viết: “Theo ông (Bùi Ngọc Tấn) thì người hạ lệnh bắt ông, cũng như đuổi vợ ông khỏi trường Đại học trong thời gian ông bị cải tạo, ngăn chặn ông đi làm sau khi ra tù là giám đốc công an thành phố Hải Phòng Trần Đông. Khi bị bắt giữ, ông cũng bị tịch thu hơn nghìn trang bản thảo và sau này không được trả lại. Từ khi được xóa án, sau hai năm thất nghiệp, Bùi Ngọc Tấn được tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản Hoàng Hữu Nhân xếp vào làm nhân viên theo dõi thi đua khen thưởng ở Liên hiệp Xí nghiệp Đánh cá Hạ Long. Trong khoảng thời gian làm công việc này từ 1974 đến 1994, ông trở thành một "người ẩn dật" với văn chương, ngừng viết trong khoảng thời gian 20 năm này. Theo đài RFA, trong thời gian đó "ông không được phép viết lách gì, ngay cả nhật ký cũng thường xuyên bị công an văn hóa xét nhà, lục lọi tịch thu..."


Ông trở lại với bạn đọc qua bài "Nguyên Hồng, thời đã mất" đăng trên tạp chí Cửa biển tại Hải Phòng năm 1993”.


Một số tác phẩm chính đã được xuất bản từ năm 1995 trở lại đây: Một thời để mất, Những người rách việc, Một ngày dài đàng đẵng, Chuyện kể năm 2000, Rừng xưa xanh lá...


Một trong những tác phẩm văn học nổi tiếng sau này của Bùi Ngọc Tấn là cuốn tiểu thuyết “Biển và chim bói cá”, xuất bản năm 2008.


Tuy nhiên, nhắc tới Bùi Ngọc Tấn người ta nghĩ ngay tới “Chuyện kể năm 2000”.

Cuốn tự truyện này đã gây được sự chú ý của quốc tế và trở thành một trong những cuốn sách được giới bất đồng chính kiến trong nước quan tâm nhất. “Chuyện kể năm 2000” đã được dịch ra tiếng Anh, Đức và Pháp. “Theo tổ chức Phóng viên không Biên giới (RSF), câu chuyện 600 trang về người tù mang tên Tuấn mô tả lại cách “chính quyền Việt Nam trấn áp trí thức”. Chính vì vậy mà "Chuyện kể năm 2000" vừa in tháng Hai năm 2000 thì ngày 16 tháng 3, bộ Văn hóa-Thông tin đã ký quyết định số 395, đình chỉ, thu hồi và tiêu hủy cuốn này do nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành. (Wikipedia).


Ngoài các giải thưởng văn học trong nước, Nhà văn Bùi Ngọc Tấn từng nhận được một số giải thưởng quốc tế như: “Giải Henri Queffenlec (Pháp) năm 2012 cho tác phẩm Biển và chim bói cá”, giải Nhân quyền Hellman-Hammett do HRW trao tặng.


Bùi Ngọc Tấn cũng là Hội viên danh dự Hội Văn bút Quốc tế. Hội viên danh dự Hội Văn bút Canada.

CTV Danlambao
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.120 giây.