logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 18/12/2014 lúc 07:22:13(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

Nữ nghệ sĩ Bích Sơn ở Sardinia Ct. Valencia, California, gọi điện thoại cho tôi, hỏi thăm tin tức về thi sĩ – soạn giả Kiên Giang Hà Huy Hà sau khi cô lên internet biết tin anh ấy mất. Cô Bích Sơn nhắc nhiều kỷ niệm vui liên quan đến Kiên Giang, Hữu Phước, Hà Triều, nhà văn Thanh Nam trong thời chúng tôi làm việc trong đoàn hát Thanh Minh – Thanh Nga trong hai thập niên 60, 70 của thế kỷ trước.

Chuyện đã xảy ra hơn 60 năm rồi, nhờ cô Bích Sơn nhắc kỷ niệm xưa, tôi nhớ lại những chuyện vui về anh thi sĩ gàn Kiên Giang, mà đã có thời người ta đồn là anh chàng thi sĩ “trồng cây si” Kiều nữ Bích Sơn.

Trong các thập niên 50, 60, 70, thời vàng son của các nghệ sĩ cải lương, rất nhiều nam, nữ nghệ sĩ cải lương trẻ đẹp, được khán giả ái mộ nhiệt liệt. Nam danh ca thì được các bà địa chủ, mệnh phụ phu nhân chiếu cố. Nữ nghệ sĩ thì được các công tử phong lưu, những nhà tư sản, những sĩ quan cao cấp và công chức quyền thế theo đuổi tán tỉnh.
Báo chí kịch trường và tin truyền miệng của các khán giả ghiền cải lương thường phóng đại chuyện các ông tư sản, các chủ hãng, các sĩ quan cao cấp chạy theo tán tỉnh nữ nghệ sĩ, tặng xe hơi, nhà lầu, hột xoàn, nữ trang quí giá. Và cũng có những chuyện kể giật gân như chuyện bà đại tá, bà trung tá đánh ghen…
Nhưng chuyện tình mộng mơ, ít được khán giả biết đến, ít bị dư luận báo chí là chuyện “trồng cây si” của các văn nhân, thi sĩ đối với các nghệ sĩ tài sắc. Nữ nghệ sĩ Bích Sơn được báo chí tặng cho danh hiệu Kiều nữ Bích Sơn, là người được các thi sĩ, văn nhân theo đuổi. Thay vì tặng nữ trang, hột xoàn, xe hơi, nhà lầu, các văn, thi sĩ nghèo tiền nhưng giàu tâm hồn tặng cho Kiều nữ Bích Sơn nhiều bài thơ, nhiều bài văn đăng báo ngợi khen để lấy lòng kiều nữ.

Nữ nghệ sĩ Bích Sơn là cháu gái của nữ nghệ sĩ tiền phong Bích Thuận. Cô Bích Sơn sanh năm 1937, theo cha mẹ di cư vào Nam sau năm 1954. Tôi quen biết Bích Sơn khi cô đi hát cho gánh hát Bích Thuận năm 1956, năm 1957 cô hát cho đoàn hát của ông bầu Tào Hơn. Lúc đó Bích Sơn là cô đào trẻ đẹp, ngâm thơ rất hay, cùng với nữ nghệ sĩ Ngọc An chia nhau thủ vai đào chánh, nên ông bầu Tào Hơn lấy tên hai nghệ sĩ làm tên bảng hiệu cho đoàn hát, Bích Sơn – Ngọc An.
Nữ nghệ sĩ Bích Sơn đẹp như một búp bê Nhựt Bổn. Mắt một mí làm cho đôi mắt của Bích Sơn càng thêm mơ mộng. Mái tóc dài buông xõa bờ vai, dáng đi khoan thai, nói năng dịu dàng, Bích Sơn giống như một cô nữ sinh trường áo tím hơn là một nữ nghệ sĩ cổ nhạc.

Giọng ca cổ nhạc của Bích Sơn còn mang hơi hướm của người sinh trưởng ở miền Bắc, vì vậy khi đoàn Bích Sơn – Ngọc An hát tuồng Ngưu Lang – Chức Nữ của soạn giả Kiên Giang Hà Huy Hà, thì anh chàng soạn giả kiêm thi sĩ này khai thác tối đa giọng ngâm thơ Tao Đàn, lối ngâm Sa Mạc và lối ngâm thơ tứ tuyệt của Bích Sơn thay cho các bài bản nhỏ gác vọng cổ để tạo một phong cách diễn xuất ca ngâm mới cho đôi nữ nghệ sĩ tài sắc Bích sơn, Ngọc An.
Nhờ lối ngâm thơ Tao Đàn gác cho ca vô vọng cổ mà khán giả đổ xô đến xem tuồng Ngưu Lang – Chức Nữ và đây cũng là một dịp cho các tờ báo có trang kịch trường khen ngợi hai cô đào trẻ Bích Sơn, Ngọc An trong phong cách mới khi ca câu vô vọng cổ.

Nữ nghệ sĩ Bích Sơn càng được nổi tiếng hơn khi cô ca bài nhạc Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím, thơ của Kiên Giang, nhạc sĩ Huỳnh Anh phổ nhạc. Năm 1958, khi hát bài đó trên sân khấu Đại Nhạc Hội Chúa Nhựt, tổ chức tại rạp Nguyễn Văn Hảo, Kiều nữ Bích Sơn mặc chiếc áo dài màu tím thang nhạt, trên ngực cài một đóa hoa trắng, tóc xõa ngang vai, vóc dáng mảnh mai ngây thơ, giọng ca buồn man mác. Toàn khán trường lắng nghe lặng im như chia sẻ nỗi đau của thi nhân khi mất người yêu trong chiến tranh:

Tôi xin nhắc vài câu thơ của thi sĩ Kiên Giang, người đã vinh danh Kiều nữ Bích Sơn qua thơ nhạc:

Lâu quá không về thăm xóm đạo
Từ ngày binh lửa xóa không gian
Khói bom che lấp chân trời cũ,
Che cả người thương, nóc giáo đường.
Mười năm trước em còn đi học
Áo tím điểm tô đời nữ sinh
Hoa trắng cài duyên trên áo tím
Em là cô gái tuổi băng trinh.
……………………………..
Từ lúc giặc ruồng vô xóm đạo
Anh làm chiến sĩ giữ quê hương
Giữ màu áo tím người yêu cũ
Giữ cả lầu chuông, nóc giáo đường.
……………………………………………
Lâu quá không về thăm xóm đạo
Không còn đứng nép ở lầu chuông
Nhưng khi chuông đổ anh liên tưởng
Người cũ cầu kinh giữa giáo đường
“Lạy chúa! Con là người ngoại đạo
Nhưng tin có Chúa ở trên trời
Trong lòng con, giữ màu hoa trắng
Cứu rỗi linh hồn con, Chúa ơi!!!”

Nữ nghệ sĩ Bích Sơn có đạo Công giáo. Cô theo nghề hát cải lương nên những khi cúng giỗ Tổ, cô cũng theo tập tục của gánh hát, cô đốt nhang, khấn vái và lạy bàn thờ Tổ cùng với các nữ nghệ sĩ Thanh Nga, Ngọc Giàu, Ngọc Nuôi… Những ngày Chúa nhựt và ngày lễ Công giáo, Bích Sơn đi rước lễ, đọc Kinh thánh ở nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Kỳ Đồng.
Bốn câu thơ sau: (lúc đó chưa ai biết đến cô N. ở Rạch Giá, người có đạo Công giáo và là người yêu trong mộng của thi sĩ)

Lạy Chúa! Con là người ngoại đạo,
Nhưng tin có Chúa ở trên trời,
Trong lòng con, giữ màu hoa trắng
Cứu rỗi linh hồn con, Chúa ôi!!!

Có một dạo, các ký giả kịch trường và nghệ sĩ đồn ầm lên thi sĩ Kiên Giang si mê Kiều nữ Bích Sơn. Thi sĩ Kiên Giang không xác nhận mà cũng chẳng đính chánh, anh ta cứ làm thơ khen tặng Kiều nữ Bích Sơn trên báo, còn trên thực tế Kiên Giang chẳng có hành động nào chứng tỏ là yêu Bích Sơn, ngoài những bài thơ khen ngợi kiều nữ.

Trăng tròn
Sương khuya dầm ướt lá trầu,
Cho mùi cau lứa, đậm màu môi son
Trăng qua mười sáu, hết tròn
Tuổi em mấy chục vẫn còn xuân xanh
Gió mưa làm xác xơ cành
Gốc còn rễ tốt… trái lành còn thơm.
Nước đi rồi nước về nguồn
Trăng còn mười sáu em còn ngây thơ
Chiến tranh tàn phá mộng mơ
Chỉ riêng Kiều nữ còn mơ trăng tròn.
(Kiên Giang, 1965)

Bà bầu Thơ nghe các ký giả khen Bích Sơn, tuy ca cổ nhạc không hay bằng các nghệ sĩ Saigon nhưng Bích Sơn có giọng ngâm thơ tuyệt vời, cô hát cải lương cũng rất có nét và lại là đào trẻ đang ăn khách nên bà bầu Thơ nhờ ký giả Nguyễn Ang Ca và thi sĩ Kiên Giang mời Bích Sơn về ký hợp đồng hát trên sân khấu Thanh Minh (1960).
Bích Sơn về đoàn Thanh Minh – Thanh nga, vở hát đầu tiên của cô là tuồng Áo Cưới Trước Cổng Chùa, do Kiên Giang soạn. Tuồng ăn khách nhờ cốt truyện thơ mộng, nữ nghệ sĩ Thanh Nga vai Xuân Tự rất dễ thương. Út Trà Ôn vai Mạc Thiên Tứ, anh ca vọng cổ hay khỏi chê, ngoài ra còn phải kể thêm sức hút của giọng ngâm thơ tuyệt vời của nữ nghệ sĩ Bích Sơn trong vai Phương Thành.

Lúc đó, thi sĩ Kiên Giang vẫn thường sáng tác thơ, đăng báo tặng kiều nữ. Nhưng Bích Sơn là con nhà gia giáo, được sự chăm sóc chu đáo của nữ nghệ sĩ Bích Thuận, một người lão luyện trong đời sống của các nghệ sĩ, nên Bích Sơn chỉ dùng nụ cười e ấp dễ thương của cô để đáp lại mọi cách tỏ tình hay những lời gọi mời của các văn nhân, thi sĩ và khán giả ái mộ.

Thái độ và phong cách hành xử của Bích Sơn rất lễ độ, cung kính đối với bầu gánh và các ông soạn giả. Với các diễn viên đồng nghiệp cô tỏ ra thân mật nhưng giữ khoảng cách với các nam diễn viên. Do đó, không ai có thể thân mật hơn hay có thái độ suồng sã với Bích Sơn.

Một hôm đoàn hát Thanh Minh – Thanh Nga dọn vô rạp Thủ Đô, không biết ai viết mấy câu thơ trên trang giấy học trò, dán trên vách ngay chỗ để tủ làm tuồng của Bích Sơn:

Đi đâu mà chẳng lấy chồng?
Người ta lấy hết, chổng mông mà gào,
Gào rằng: Đất hỡi! Trời ơi!
Sao không thí bỏ cho tôi chút chồng?
Ông trời ngoảnh lại mà trông:
“Mày hay kén chọn, ông không cho mày!

Bích Sơn ngâm lớn mấy câu thơ đó, mọi người trong gánh hát cười rân lên. Bích Sơn gỡ tờ giấy có bài thơ, dán lại trên tấm kiếng trong tủ làm tuồng của cô. Không ai biết Bích Sơn vui hay buồn, thi sĩ Kiên Giang thì đính chánh là anh không bao giờ làm cái chuyện kỳ cục đó.
Hôm sau, cũng ngay chỗ tủ làm tuồng của Bích Sơn, ai đó dán một bài thơ khác, có mấy câu như sau:

Lấy anh, em sắm sửa cho
Cái bị, cái bát, cái mo đuổi ruồi

Lần này thì Bích Sơn gân cổ mà chối là không phải cô viết mấy câu thơ đó còn thi sĩ Kiên Giang thì giận tím mặt. Anh biết là không phải Bích Sơn viết mấy câu thơ đó nhưng anh nghi trong giới văn nhân, thi sĩ, soạn giả trong đoàn có ai đó chướng mắt về cái vụ Kiên Giang thường làm thơ đề tặng Kiều nữ Bích Sơn nên viết hai câu đó để nói rằng nếu lấy Kiên Giang làm chồng thì giống như mang gông vào mình, chỉ còn một nước là theo anh để đi ăn mày!

Bây giờ nghĩ lại hai câu thơ: “Lấy anh, em sắm sửa cho/ Cái bị, cái bát, cái mo đuổi ruồi!” nó ứng vào nửa cuộc đời sau của Kiên Giang.

Trong năm 1972, thi sĩ kiêm ký giả Kiên Giang đã đội nón lá rách, mặc quần áo rách, vai mang cái bị theo nhóm “Nhà báo đi ăn mày” biểu tình phản đối ông Tổng thống Thiệu khi ông này ra một nghị định kiểm soát báo chí và hạn chế bán bông mua giấy in cho các nhà in in báo.

Cũng trong năm 1972, đoàn Thanh Minh – Thanh Nga rã gánh, Kiên Giang không còn viết tuồng cho gánh hát nào nữa. Anh mất tiền lương thường trực và không có chia 6% tiền bản quyền của gánh hát. Cuộc sống vô cùng chật vật, thiếu nợ khắp các quán cơm ở vài quận trong đô thành.

Năm 1975, đoàn Thanh Minh được lập lại, anh Kiên Giang về cộng tác với đoàn nhưng không còn được hưởng lương thường trực vì đoàn hát do nhà cầm quyền CS quản lý. Họ cấm soạn giả dưới thời VNCH hành nghề trong mười năm, do đó soạn giả Kiên Giang cũng không có tiền bản quyền như trước 1975.

Năm 1982, hai căn nhà của Kiên Giang ở quận 8 bị trưng thu làm cửa hàng hợp tác xã của quận 8, anh thưa gởi từ quận lên thành phố, không ai giải quyết, huyện binh huyện, phủ binh phủ, vậy là vợ chồng Kiên Giang mất nhà. Bà vợ bỏ đi mất, Kiên Giang sống lây lất ở hành lang của hí viện. Vài ba hôm lại bị đuổi đi nơi khác, có khi anh phải ngủ đình ở bên quận 8, có khi về cơ sở của Hội Sân khấu ở tạm vài hôm. Gia tài mang theo là cái túi đan bằng lá bàn, trong đó đựng bản thảo của những bài thơ do anh sáng tác.

Có lúc anh về đường Âu Dương Lân, quận 8, lấy cái chuồng heo của lối xóm cho, dùng vải tang của mẹ anh làm vách, lợp bằng mấy miếng tôn cũ cũng xin của người ta, làm chỗ ở tạm. Thi sĩ kiêm soạn giả Kiên Giang hơn mười năm không nhà, sống ăn nhờ ở đậu. Đúng như hai câu thơ tiên đoán về số mạng của anh.

Nhân Bích Sơn gọi điện thoại hỏi thăm về cái chết của thi sĩ Kiên Giang, tôi nhớ lại phần số không may của anh dường như đã được báo trước cách nay vài chục năm.
Bây giờ Kiên Giang đã yên nghỉ nơi nghĩa trang Bình Dương, không hiểu anh có linh thiên, hồn anh tự đọc lại những bài thơ do anh sáng tác, liên quan đến cuộc đời của chính anh không?

Anh mất rồi nhưng anh để lại cho đời ba tập thơ hay, không biết có ai ái mộ thơ Kiên Giang lại chịu để một phút giây hoài niệm về cuộc đời của anh thi sĩ gàn này không?

Một đêm mất ngủ vì nhớ bạn.
Nguyễn Phương, 2014
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.109 giây.