logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
coi  
#1 Đã gửi : 19/12/2014 lúc 09:30:20(UTC)
coi

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 217

UserPostedImage
Một phu "xích lô" đang kéo xe chở khách du lịch có cắm lá cờ Mỹ trên đường phố La Habana, 18/12/2014.
REUTERS/Enrique De La Osa

« Todos somes americanos », tựa đề bài xã luận hôm nay của Le Monde, cũng là câu nói của Tổng thống Mỹ Barack Obama khi tuyên bố nối lại quan hệ với Cuba « Chúng ta đều là người châu Mỹ ».

Cũng giống như chuyến đi đến nước Trung Quốc cộng sản của ông Richard Nixon năm 1972, việc ký kết hiệp ước hòa bình ở trại David giữa Israel và Ai Cập năm 1978 đối với ông Jimmy Carter, Cuba sẽ được gắn liền với Barack Obama đến mãi mãi về sau.

Quyết định của Tổng thống Mỹ loan báo hôm thứ Tư 17/12/2014 từ Phòng bầu dục của Nhà Trắng, về việc lập lại quan hệ với đảo quốc của Fidel Castro sau hơn nửa thế kỷ quan hệ Mỹ-Cuba băng giá, theo Le Monde, là sáng suốt, can đảm và lịch sử.

Sáng suốt bởi vì, cũng như chính ông Obama đã nói: « Không thể cứ tiếp tục cùng một chính sách suốt hơn năm thập kỷ và hy vọng sẽ có được kết quả tốt hơn ». Chiến lược của Hoa Kỳ đối với Cuba vẫn bất di bất dịch trong khi toàn thế giới đang thay đổi, ngày càng tỏ ra không hiệu quả. Fidel Castro, nhường ngôi lại cho người em năm 2008, đã sống sót qua mười một đời Tổng thống Mỹ khác nhau. Cấm vận của Hoa Kỳ mà người Cuba gọi là blocus, không chỉ làm cho người dân vất vả, nhưng nhất là đã giúp cho quyền lực Castro đóng vai nạn nhân của đế quốc yankee, và thoải mái ngự trị với ý thức hệ chống Mỹ.

Sáng suốt, cũng vì các hành tinh ngày nay đã xoay ngang với nhau để thay đổi mục tiêu nhắm đến. Sự suy sụp của nền kinh tế Cuba sau khi Liên Xô, nước cưu mang La Habana sụp đổ, đã khiến chế độ phải dè dặt tiến hành một số cải cách. Rồi Venezuela của Hugo Chavez, giàu nguồn lợi dầu lửa, đã cứu viện Cuba. Nhưng đến lượt Venezuela lại chìm đắm vào một cuộc khủng hoảng sâu sắc, và việc mở cửa kinh tế Cuba ngày nay trở nên cần thiết : các biện pháp giảm nhẹ trừng phạt về thương mại và tài chính do ông Obama loan báo diễn ra vào thời điểm thiết yếu để hỗ trợ lãnh vực tư nhân và các doanh nghiệp non trẻ của Cuba.

Quyết định của người đứng đầu Nhà Trắng là can đảm. Nếu điều này từ lâu vẫn được người châu Âu coi là tốt đẹp, thì đối với bên kia bờ Đại Tây Dương vẫn là một thử thách lớn lao. Vận động hành lang rất hiệu quả của những người Mỹ gốc Cuba, được nuôi dưỡng bằng mối oán hận sâu sắc của một thế hệ bị cuộc cách mạng Castro tước đoạt, đã khiến nhiều đời Tổng thống Mỹ liên tiếp không dám đụng vào hồ sơ này, ngoài một vài sửa đổi thực tế nho nhỏ.

Bản thân ông Obama, hồi năm 2008 đã cam kết sẽ thay đổi chính sách đối với Cuba, đã đợi đến sáu năm trời mới dám thực hiện. Ông chọn lựa chiến thuật nhảy vọt thay vì đi từng bước, và ông có lý. Đã hẳn là Obama có được thuận lợi nhờ sự thay đổi trong cộng đồng người tị nạn Cuba ở Hoa Kỳ, mà đa số sinh ra sau cuộc cách mạng năm 1959, ít bị ảnh hưởng bởi ý thức hệ hơn các thế hệ trước và ủng hộ việc xích lại gần với cố quốc. Nhưng Tổng thống Obama còn phải lao vào cuộc chiến với Quốc hội để đạt được việc bỏ cấm vận, và cuộc chiến này sẽ rất gay go.

Cuối cùng, sáng kiến của Nhà Trắng mang tính lịch sử, vì từ bỏ chiến lược thay đổi chế độ, thay vào bằng một chiến lược tinh tế hơn, đó là hỗ trợ cho xã hội công dân và các lực lượng thay đổi ngay trong dân chúng. Chính sách này từng tỏ ra công hiệu đối với một số chế độ cộng sản khác, chủ yếu sẽ được thực hiện thông qua các công ty công nghệ thông tin Mỹ, sẽ hoạt động trên lãnh thổ Cuba. Đây là một trong những biện pháp quan trọng được ông Barack Obama và Raul Castro loan báo.

Từ nay bị mất đi kẻ thù quan trọng nhất, chế độ Castro sẽ nhận ra rằng internet và Western Union là những vũ khí có uy lực còn mạnh mẽ hơn tất cả các hình thức cấm vận trên Trái Đất này.

Cơ hội để Cuba ra khỏi chủ nghĩa cộng sản
Nhật báo cánh tả Libération trong bài xã luận mang cái tựa ngắn gọn : « Thiếu thốn », bắt đầu bằng một câu chuyện tiếu lâm đen. Đảng Cộng sản lên nắm quyền tại sa mạc Sahara. Một năm sau, chưa có gì xảy ra, nhưng sau hai năm, xảy ra nạn thiếu cát !

Câu chuyện tiếu lâm chống cộng đã có từ lâu này, chuyển sang vùng vịnh Caribê, minh họa rất rõ những gì đã diễn ra tại Cuba. Sau khi lên nắm quyền, Fidel Castro thay vì chọn lựa một nền dân chủ và kinh tế hỗn hợp, đã áp đặt cho đất nước mình phiên bản nhiệt đới của chủ nghĩa cộng sản Liên Xô. Sau năm mươi năm, kết quả nhìn chung là thảm hại.

Mặc cho một vài thành công quý giá – trình độ giáo dục cao, chính sách y tế bình đẳng, bảo đảm việc làm nhờ chế độ bao cấp, nền kinh tế Cuba luôn luôn phải chịu đựng cảnh thiếu thốn và nạn tham nhũng, dưới sự cai trị của tầng lớp quan lại. Cuba bị lệ thuộc vào Liên Xô cũ, rồi gần đây là Venezuela, và đến lượt Venezuela cũng gặp khó khăn. Để tránh phá sản, chế độ đành phải thương lượng bỏ cấm vận với kẻ thù Yankee. Người Mỹ rốt cuộc cũng hiểu ra rằng chính sách cô lập Cuba không đi đến đâu cả.

Cuba nay có được một cơ hội lịch sử. Chế độ La Habana có thể lợi dụng để đạt được một án treo. Cuba cũng có thể tiến hành một tiến trình dần dà ra khỏi chủ nghĩa cộng sản, khi để cho khu vực tư nhân có sáng kiến, và xã hội có thể thở được một ít không khí tự do. Như thế Raul Castro có thể đạt đến thành công, trong khi ông anh Fidel đã thất bại.

Những người âm thầm kiến tạo hòa bình
Cũng liên quan đến hồ sơ quan hệ Hoa Kỳ - Cuba, bài xã luận của nhật báo công giáo La Croix nhấn mạnh đến góc độ « Những người kiến tạo hòa bình » và ở trang trong cho biết « Vatican đã hành động như thế nào, với sự tin cậy của cả hai nước ».

Tờ báo bình luận, phải cần đến hơn nửa thế kỷ để cho hai quốc gia vốn thậm chí từng sẵn sàng sử dụng đến vũ khí nguyên tử, quyết định nối lại quan hệ ngoại giao. Nhưng con đường bình thường hóa mới chỉ bắt đầu. Các tù nhân, bị giam giữ quá lâu, đã được trả tự do, các bài diễn văn đã được đọc lên, các địa điểm đặt tòa đại sứ đã được bàn đến. Một số biện pháp kinh tế cũng đã được loan báo, dãn bớt gọng kềm và đem lại cho người dân Cuba một ít không khí trong lành. Nhưng vẫn còn rất nhiều việc phải làm.

Đối với Tổng thống Barack Obama, là cần phải thuyết phục cho được Quốc hội Mỹ, nhất là phe Cộng hòa, rằng cần dỡ bỏ cấm vận, đưa Cuba ra khỏi danh sách kẻ thù của Hoa Kỳ. Còn Raul Castro phải dành cho đồng bào mình thêm nhiều quyền cá nhân và tập thể. Tự do hóa kinh tế vẫn chưa đủ để ông ta có thể chứng minh thiện chí đối với các « đối tác » mới : mỗi ngày Trung Quốc đều chứng tỏ cho chúng ta thấy rằng chủ nghĩa tư bản năng động nhất không hẳn đi kèm với các tiến bộ dân chủ cũng như việc tôn trọng nhân quyền.

La Croix nhấn mạnh đến vai trò của giáo hội công giáo ở Cuba lẫn Vatican. Từ thời Đức Giáo hoàng Gioan 23, Ngài đã can thiệp vào cuộc khủng hoảng tên lửa giữa Kennedy và Khrouchtchev, cho đến Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo đệ nhị năm 1998 và Benedicto 16 năm 2012. Và nay đến lượt một vị Giáo hoàng khác người Achentina, tham gia cho đến khi đạt được thỏa thuận cuối cùng. Tờ báo vinh danh sự kiên trì của những người đi kiến tạo hòa bình.

Cuba và những vấn đề sắp tới
Nhìn chung, sự kiện Hoa Kỳ và Cuba bình thường hóa quan hệ vẫn là đề tài được báo chí Pháp hôm nay tiếp tục bàn tán sôi nổi. Le Monde chạy tựa trang nhất : « Obama chìa tay về phía Cuba », đăng lại tấm hình cái bắt tay đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch nước Cuba Raul Castro nhân dịp đến dự tang lễ ông Nelson Mandela ở Nam Phi ngày 10/12/2013.

Nhật báo công giáo La Croix nói về « Cuba và Hoa Kỳ, một bước khởi đầu mới », cho biết thông báo ngoạn mục về việc Washington và La Habana xích lại gần nhau được dè dặt đón nhận tại đảo quốc và trong cộng đồng người tị nạn Cuba, vì hãy còn nhiều trở ngại phải vượt qua.

Trang nhất của nhật báo Libération đăng ảnh các thiếu nhi Cuba quàng khăn đỏ trên bãi biển, giơ cao chân dung Fidel Castro, với dòng tựa « Cuba, những khả năng của một hòn đảo » và đặt câu hỏi : « Sự bình thường hóa quan hệ giữa Washington và La Habana có thể dẫn đến mở cửa chính trị và kinh tế của chế độ Castro ? »

Ở trang trong, tờ Le Figaro nhận xét, Obama trông cậy vào sự ủng hộ của dư luận Mỹ trong vấn đề Cuba ; còn nhật báo kinh tế Les Echos báo trước « Quốc hội Mỹ sẽ gây khó khăn cho việc bình thường hóa quan hệ với Cuba ».
Theo RFI
coi  
#2 Đã gửi : 19/12/2014 lúc 09:31:29(UTC)
coi

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 217

Cuba – Mỹ : Hơn nửa thế kỷ sống trong thù hằn
UserPostedImage
Ảnh tư liệu chup tổng thống John F.Kennedy lên truyền hình ngày 22/10/1962 tuyên bố cấm vận phong tỏa Cuba do vụ khủng hoảng tên lửa. REUTERS/Brian Snyder

Ngày 17/12 là một cái mốc lớn trong quan hệ Mỹ -Cuba. Nhân quan hệ hai nước đi vào bước ngoặt mới. Ngược dòng lịch sử để hiểu về cuộc chiến tranh lạnh kéo dài hơn hơn một nửa thế kỷ qua nay đang được khép lại.

Ngày 3 tháng Giêng năm 1961, quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Cuba bị cắt đứt. Chủ tịch Fidel Castro trở thành đồng minh của Liên Xô, biến hoàn đảo chỉ cách Florida có 150 km thành tiền đồn chống Mỹ và chủ nghĩa tư bản.

Tháng Tư năm 1961, 1400 kiều dân Cuba lưu vong tại Mỹ, được CIA huấn luyện và đưa về đổ bộ lên hòn đảo để lật đổ chế độ Castro. Trong chiến dịch mang tên "Vịnh con heo" này, Mỹ đã thất bại thậm chí có thể nói đã bị hạ nhục. Cuộc khủng hoảng lên đến đỉnh điểm vào năm 1962 khi nhờ hệ thống không ảnh, người Mỹ đã phát hiện thấy các tên lửa của Liên Xô được đặt tại Cuba đang hướng về nước Mỹ. Nguy cơ của một cuộc chiến tranh hạt nhân có thể nổ ra chưa bao giờ cận kề như khi đó.

Đáp trả vụ khủng hoảng tên lửa này, Hoa Kỳ ra lệnh cấm vận toàn bộ: Phong tỏa mọi quan hệ thương mại kinh tế, tài chính và ngoại giao đối với Cuba. Chế độ cộng sản Fidel Castro được xây dựng trên tình thần chống Mỹ kịch liệt từ đó.

Thế nhưng, sau sự kiện bức Tường Berlin năm 1989 kéo theo cả hệ thống Xã hội chủ nghĩa sụp đổ, Cuba mất nguồn tài trợ từ Liên Xô và rơi vào tình thế cô lập hoàn toàn. Đảo quốc nhỏ bé Cuba tồn tại được từ những năm 1990 nhờ vào nền kinh tế tự cung tự cấp. Fidel Castro đổ cho Mỹ đã gây ra nỗi khốn khổ cho Cuba.

Hàng nghìn người Cuba đã vượt biển qua Florida trên những con thuyền tồi tàn. Dười thời của cha con tổng thống Bush, các biện pháp phong tỏa, cấm vận Cuba lại càng được thắt chặt hơn. Việc đi lại và chuyển tiền giữa Hoa Kỳ và Cuba hầu như bị cấm hoàn toàn.

Đến năm 2008, cùng lúc ông Raul Castro lên thay thế người anh Fidel nắm quyền ở Cuba và tại Mỹ, ông Barack Obama đắc cử tổng thống . Những thay đổi trong quan hệ hai nước bắt đầu chớm nở. Tân Chủ tịch Cuba tỏ ý muốn thiết lập đối thoại bình đẳng và cho đến năm ngoái, một cái bắt tay nhanh chóng tại lễ tang Nelson Mandela tại Nam Phi đã như một dự báo cho việc cải thiện quan hệ hai nước.

Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.120 giây.