logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 21/12/2014 lúc 12:04:50(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Mỹ quên rằng Liên Xô tan vỡ là do chiến thắng của ngoại giao, “chót lưỡi đầu môi” chứ không phải bằng vũ lực, Mỹ quên rằng Liên Xô tan rã là do họ tự cải tổ (cải cách cải tổ) để hòa nhập vào một thế giới phương Tây, để hy vọng Mỹ và phương Tây sẽ coi họ là đối tác trong các quyết định lớn của quan hệ quốc tế. Nhưng gần như cả thập niên 90, họ đã thất vọng, Mỹ và phương Tây luôn lừa dối, xúc phạm Nga, đặt Nga trong mối quan hệ quyền lực, có nghĩa là Mỹ lãnh đạo mà Nga lệ thuộc. Đáng tiếc là tình thế Nga không giống như Đức, Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2.

Luôn căm thù và sợ nước Nga, một đối thủ tiềm tàng, vũ khí trang bị đang đầy mình chưa quỵ hẳn, nên Mỹ hành xử theo lối của kẻ thắng cuộc thời trung cổ “đào tận gốc trốc tận ngọn” buộc Nga phải và chỉ có thể là một quốc gia lệ thuộc: NATO vẫn phát triển về phía Đông, sát biên giới Nga.

Phương châm của Mỹ là bất cứ ai cũng có thể trở thành thành viên NATO nhưng trừ Nga, đã biến châu Âu thành một liên minh quân sự hùng hậu duy nhất trên thế giới để chống Nga. Đây là minh chứng hùng hồn cho sự căm thù Nga của Mỹ, sự luôn sợ Nga của Mỹ, đây là một “đòn đánh dưới thắt lưng” của Mỹ nhằm vào Nga sau chiến tranh lạnh.

Rõ ràng là, không những sau chiến tranh lạnh mà lịch sử nước Nga, văn hóa Nga, chưa bao giờ biết đến có kẻ nào đè đầu cưỡi cổ. Hitler, Napoleon…đã nếm đủ sự ngạo mạn khi tiến về phía Đông mà quên lời răn từ Bismarck, ông tổ ngoại giao thiên tài của Đức thế kỷ 19: “Lạy chúa, đừng tiến về phía Đông”…thì ngày nay Nga đương nhiên không thể chấp nhận một trật tự thế giới kiểu Mỹ.

“Định lý” nguy hiểm!

Có một điều là nếu như Nga và Mỹ xảy ra chiến tranh nóng thì không có kẻ thắng và kẻ bại mà thế giới sẽ bị hủy diệt. Vì thế, kẻ nào gây ra hay có ý định gây ra thì hoặc là kẻ đã già nua sắp kề miệng lỗ, không con cháu, thân thích…có ý nghĩ “nếu tao chết thì cả thế giới phải chết theo” hoặc là một kẻ tâm thần, hoang tưởng, chứ một người bình thường, muốn sống, có nhu cầu hạnh phúc không ai có tư tưởng và hành động như vậy.
Hàng loạt lá chắn tên lửa của Mỹ giăng ra ở châu Âu để ngăn chặn tên lửa Nga bay sang đất Mỹ là một sự ngộ nhận rất nguy hiểm hay là ẩn chứa điều gì khác?

Hơn ai hết, các nhà quân sự Mỹ có thể biết nó chắn được hay không khi mà hệ thống lá chắn dù đạt tỷ lệ 99%, một tỷ lệ nằm ngoài rất xa trí tuệ của người Mỹ, thì nước Mỹ vẫn chẳng còn gì ngoài bụi phóng xạ. Trong khi đó, chắc chắn Nga cũng bị no đòn từ Mỹ và hậu quả còn tệ hơn Mỹ rất nhiều. Đáng mừng là cả Mỹ và Nga đều nhận thức được điều đó không phải từ bây giờ, cho nên trái đất tránh được sự hủy diệt.

Vì vậy, kịch bản một cuộc so găng giữa Nga và Mỹ chỉ là tưởng tượng, nhưng sự nguy hiểm của tình thế này ở chỗ: Mỹ có thể tấn công ai mà Mỹ thù ghét, thì Nga cũng không dám làm gì và ngược lại, Nga có thể tấn công ai thì Mỹ cũng chẳng dám làm gì Nga.

Đây là một “định lý” cho các nước nhỏ, lân bang phải ghi nhớ khi “làm bài”, tránh quá tả hoặc quá hữu, trong quan hệ để chuốc họa vào thân.

Giả thiết đặt ra khi Nga “bị dồn vào chân tường”, bất ngờ tấn công một nước thuộc thành viên NATO nào đó, Mỹ vào cuộc hay không? Dùng định lý trên để chứng minh thì kết quả là Mỹ sẽ không. Mỹ sẽ không nhưng Mỹ chỉ huy cho NATO ra trận.

Người Mỹ phải rút quân khỏi Apganixtan, người Mỹ không đưa quân bộ sang Iraq để chống IS…chứng tỏ người Mỹ biết sợ chết, biết sẽ là dại dột nếu đem quân xe đổi lấy quân tốt. Tuyên bố của Tổng thống Mỹ là rất khôn ngoan: “Thời các chiến dịch lớn của quân đội Mỹ ở nước ngoài đã qua”.

Rõ rồi, vậy là Mỹ chỉ thích coi các võ sỹ thi đấu, hô hào, cổ vũ, cá cược, bán găng tay thu tiền…chứ không muốn mình là võ sỹ trực tiếp thi đấu, huống chi thi đấu với một võ sỹ ngang cơ, với kết quả biết trước là cả hai đều gục trên sàn đấu, để cho kẻ khác thu tiền thì càng không.

Và do đó, dễ hiểu là một cuộc “chiến tranh lạnh” phiên bản mới 2.0 ra đời mà các nước Đông Âu là tân binh hăng hái đi đầu mới đây, đã vỗ béo cho các cụm công nghiệp quân sự Mỹ như thế nào.

Nga đang gặp nguy hiểm và sự nguy hiểm của Nga

Thành quả thắng lợi sau chiến tranh lạnh khi trở thành ngôi vị số 1 thế giới của Mỹ là vô cùng to lớn. Ở đây chúng ta chỉ đề cập đến 2 thành quả lớn mà Mỹ giành được là Trung Đông và đồng USD.

Bắt đầu từ năm 2001, Mỹ bình định Trung Đông đến nay đã thành công, điều này có nghĩa Mỹ hoàn toàn khống chế, làm chủ nguồn năng lượng dầu mỏ thế giới, trừ Nga và riêng Iran, Mỹ không bình định được thì Mỹ cấm thế giới mua dầu của Iran.

Và, đồng đô la trở thành một đồng tiền mạnh nhất, gần như là một đồng tiền chung của thế giới. Ngay Trung Quốc cũng mua trái phiếu Mỹ với số lượng hơn 4000 tỷ USD, đã “đem vàng ròng, mồ hôi, của mình để đổi lấy mấy tờ giấy lộn được in tinh xảo (USD) của Mỹ” thì dù có tuyên bố là trung tâm kinh tế thế giới, vượt Mỹ đi nữa thì “áo mặc vẫn phải chui qua đầu”.

Với hai lợi thế trên, Mỹ đã ra đòn với Nga. Mỹ không cấm thế giới mua dầu của Nga vì Nga không phải là Iran mà Mỹ “ra lệnh” đồng loạt hạ giá dầu mỏ. (Nhiều người cho rằng OPEC đứng đầu là Saudi Arabia, Iraq…đang hạ giá để bóp chết dầu đá phiến của người Mỹ. Thật là ngây thơ đến lú lẫn, hóa ra Mỹ bỏ ra bao nhiêu tiền của và máu ở Trung Đông là để có sự “cạnh tranh” đến lợi ích quốc gia Mỹ vậy sao?)

Cuộc chơi kiểu “thi đốt tiền đun sôi nước” như công tử Bạc Liêu đã khiến Nga khánh kiệt dần. Rõ ràng khi nguồn thu cho quốc gia từ bán dầu mỏ chiếm gần 50% thì khi giá giảm, thất thu là đương nhiên, kèm theo cấm vận, đồng tiền nội địa mất giá so với USD cũng là đương nhiên. Vấn đề là nền kinh tế Nga có sụp đổ hay không?

Những người sợ Nga, khi hay tin đồng Rup mất giá thì hoan hỉ, cho rằng Nga đang tuyệt vọng, tan rã đến nơi,…là đánh giá quá thấp người Nga. Đã có lúc họ phải “luộc dày da để cầm hơi” mà người Nga vẫn dạy cho Hitler một bài học đem xuống mồ thì hiện tại, chẳng có gì khiến họ phải gục ngã.

Giả sử, nếu như Nga đã tuyệt vọng thì điều gì sẽ xảy ra với một cường quốc quân sự hùng mạnh nhất nhì thế giới, dưới sự lãnh đạo của một vị tổng thống như V.Putin? Nên hiểu rằng, Liên Xô trước đây sụp đổ là họ tự nguyện cải tổ, nó khác với Nga hiện tại bị phương Tây cấm vận, OPEC bán phá giá dầu mỏ…là đòn đánh trực tiếp.

Cứ giả sử trong một tình thế “tuyệt vọng”, một kẻ đang mang trên mình đầy đủ các thứ có thể phá vỡ tình thế tuyệt vọng đó thì kẻ đó có thử không, hay là cam chịu? Chắc chắn, nếu như người Nga đã “tuyệt vọng” thì cuộc chiến giữa Nga và Trung Đông hoặc Nga và NATO sẽ xảy ra. Đó là logic tự nhiên, là bản năng sinh tồn.

Có lẽ đây là điều mà nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới lo lắng nhất và hy vọng Mỹ và Nga đã có một vạch đỏ giới hạn cho cuộc chơi của họ.

Mỹ và Nga như đang vờn nhau bên miệng núi lửa, nhưng kẻ rơi xuống miệng núi lửa không phải, không bao giờ là họ, mà kẻ khác. Định lý trên luôn luôn đúng

Lê Ngọc Thống
Theo Đất Việt

Sửa bởi người viết 21/12/2014 lúc 12:14:35(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

nga  
#2 Đã gửi : 21/12/2014 lúc 07:47:41(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Ca ngợi đối thủ

Chưa một chính khách nào thật tình và nhiệt liệt ca ngợi Tổng Thống Mỹ Barack Obama bằng Tổng Thống Nga Vladimir Putin; trong suốt cuộc họp báo dài 3 tiếng đồng hồ trưa thứ Năm 12/18/2014, tại Moscow, ông Putin nói lảm nhảm hết chuyện này, sang chuyện khác, khiến nhiều phóng viên ngoại quốc nhận định là Putin đang đánh mất cái lập trường chủ động cố hữu, và rất đặc thù từ nhiều năm nay.
Với giọng thảm hại, ông phiền trách Liên Âu và Hoa Kỳ có thái độ thù nghịch đối với Nga, ông than thở, “Ngày đập tan bức tường Bá Linh, NATO nói là họ sẽ không bành trướng qua Đông Âu? Giờ này họ đến sát biên giới Nga. Họ không xây tường, nhưng những chèn ép đang xảy ra không là tường thì là cái gì?”
Trách Liên Âu và Hoa Kỳ bao vây Nga cũng là một lối nói sảng, vì Âu, Mỹ không hề siết Nga vào một cái vòng, mà ngược lại họ đang rút ra, tẩy chay kinh tế, đang xa dời Nga, không đầu tư vào thị trường Nga, không nhập cảng sản phẩm Nga, không xuất cảng sang Nga nữa.
Tổng Thống Obama chủ trương chiến lược đánh đòn kinh tế, từ sau việc Nga thôn tính Crimea của Ukraine; nước này cầu cứu, Mỹ không gửi quân đến, cũng không viện trợ vũ khí, mà mở mặt trận kinh tế, tạo áp lực buộc Nga phải ngưng cuộc chiến thôn tính lãnh thổ lân quốc Ukraine.
Nhiều người chê là ông Obama yếu, không dám đưa quân Mỹ qua Ukraine, như tổng thống Bush đã từng đưa quân Mỹ sang đánh Iraq, bắt sống tổng thống Iraq -ông Saddam Hussein- đem treo cổ.
Obama nói ông đánh đòn kinh tế; vũ khí kinh tế là một sáng tác mới của Obama, mới toanh đang còn trong vòng thử nghiệm. Putin và những lãnh tụ các quốc gia đối nghịch với Mỹ nói họ không sợ vũ khí kinh tế; ông Putin còn nói lãnh thổ Nga đủ lớn, tài nguyên Nga đủ nhiều, kỹ nghệ Nga đủ mạnh để tạo thị trường riêng cho kinh tế Nga.
Nhưng giờ này, ông nhận thức được kinh tế là một thứ vũ khí lợi hại không kém gì những loại bom, đạn điều khiển bằng điện tử ông chất đầy trong kho; vũ khí kinh tế còn nguy hiểm hơn, vì cả Nga lẫn Mỹ chưa nước nào chế ra được loại vũ khí tự vệ chống lại những cuộc tấn công kinh tế của đối phương, như họ đã chế ra loại hỏa tiễn chống hỏa tiễn.
Sáng thứ Tư 12/17 giá hối đoái là 68.25 đồng ruble đổi một mỹ kim, tối hôm trước giá mỹ kim còn ở mức 67.50, để rồi đột ngột vọt lên đến mức 80 rubles/1 mỹ kim.
Ngân Hàng Trung Ương Nga -NHTƯN- trách nhiệm việc bảo vệ giá trị đồng ruble, và họ tỏ ra rất tận tụy làm tròn trách nhiệm đó; trong nửa đầu của tháng Chạp 2014, họ đã tung ra 10 tỉ mỹ kim mua đồng ruble vào, để ruble không mất giá; chỉ riêng ngày thứ Hai 12/15 họ đã sử dụng đến 2 tỉ mỹ kim, để mua, hầu giữ giá đồng ruble.
Chính phủ Nga đã nỗ lực đáng kể, nhưng trong tâm trạng hốt hoảng sợ đống bạc cầm trong tay, cất trong tủ, mất giá không mua được gì nữa, người Nga đem từng đống tiền ruble đổ vào thị trường, mua bất cứ vật dụng gì có giá; họ mua cả những thứ không cần đến.
Họ không có sự lựa chọn những món thực dụng và có giá như xe hơi, truyền hình, computer, vì những bãi xe, tiệm điện tử đóng cửa nghỉ việc chờ giá trị đồng ruble ổn định.
Mới vài tháng trước Tổng Thống Putin còn đầy tin tưởng nói với giới doanh nhân Nga là Nga đủ khả năng đối phó với đòn kinh tế của Mỹ và Liên Âu.
“Họ rút vốn ra, thì chúng ta bỏ vốn khác vào, không có gì quan trọng,” Putin nói, và mọi người tin lời ông, vì khoản ngoại tệ của NHTƯN rất lớn, lớn đến $400 tỉ mỹ kim; họ đã tung ra $10 tỉ, và sẵn sàng tung thêm ngoại tệ vào thị trường để giữ giá đồng ruble.
Nhưng đồng ruble vẫn không vững, vì đa số doanh nghiệp Nga đều sinh hoạt theo lề lối tín dụng -lề lối chung của thị trường thế giới- mua hàng trước, bán hết hàng rồi mới trả tiền. Giờ này, nguồn cung cấp bị phong tỏa, nợ cũ lại chưa trả, vay mượn NHTƯN không đủ nhanh chóng, không đủ linh động, nên thị trường Nga hết hàng.
Giám đốc điều hành Christopher Granville của tổ chức nghiên cứu thị trường Trusted Sources tại Luân Đôn, nhận định, “Ngân khố Nga có đủ tiền để tài trợ thị trường cho đến năm 2016 -khoảng thời gian khá dài, nhưng vẫn có hạn định, và vẫn tạo ngờ vực cho quần chúng tiêu thụ. Hơn nữa, một phần của số lưng vốn $400 tỉ cũng đã đầu tư dài hạn vào nhiều dịch vụ, không rút ra sử dụng ngay được.”
Kinh tế Nga lại lệ thuộc vào thị trường dầu hỏa -lợi tức bán dầu chiếm đến 50% tổng sản lượng quốc gia, và 60% số lượng hàng xuất cảng. Giờ này dầu thô trên thế giới mất giá đến trên 50%, trong lúc dầu Nga lại bị tẩy chay trên thị trường Âu Mỹ, gây thất thoát nặng nề trên lợi tức quốc gia; và vì không nhìn thấy lối thoát kinh tế, ảnh hưởng tinh thần của quân chúng càng quẫn hơn, khiến không tín nhiệm vào đồng ruble nữa.
Con số tín dụng giữa các thương gia Nga và thương trường thế giới lại rất cao, chỉ riêng trong tháng Chạp 2014 này, nhiều ngân hàng và doanh nghiệp Nga phải trả $30 tỉ tiền nợ đáo hạn; tổng số nợ phải trả sang năm lên đến $130 tỉ. Những công ty lớn như Gazprom, có nhiều khách tiêu thụ quốc ngoại nên có sẵn ngoại tệ, không phải lo thiếu tiền trả nợ tín dụng, nhưng đa số doanh nghiệp Nga không có thị trường xuất cảng, đang không có cách nào trả được nợ bằng ngoại tệ.
NHTƯN cũng được lệnh tài trợ những doanh nghiệp gặp khó khăn vì mất tín dụng của thị trường quốc tế. Nhiều doanh nghiệp đã apply xin tài trợ, và cũng đã được chấp thuận, nhưng không mấy ai tin là chuyện thương trường vô cùng phức tạp lại có thể giải quyết bằng những biện pháp hành chính đơn giản.
Kinh tế gia Lubomir Mitov -trưởng toán nghiên cứu kinh tài của tổ chức Institute of International Finance tại Âu Châu- nhận định, “Thay đổi trên thị trường Nga không xảy ra ngay hôm nay, hay tam cá nguyệt này, mà chỉ xảy ra vào hạ bán niên 2015; nhiều doanh nghiệp sẽ đóng cửa; sau đó tình hình mỗi ngày một tồi tệ hơn, nếu giá dầu thô vẫn không vượt trên $60, mỗi thùng.”
Số phận của đồng ruble cũng đen tối như vậy, bất chấp mọi nỗ lực của NHTƯN để bảo vệ trị giá của nó; phụ tá tổng trưởng Ngân Khố Nga -ông Alexei V. Moiseev- nói, “Nỗ lực tung ngoại tệ vào để cứu thị trường, là biện pháp không có một giới hạn nào là đủ, là thỏa mãn;” câu tuyên bố của ông nói lên tầm mức rộng lớn và gay go của vấn đề.
Viên chức trách nhiệm về chiến lược kinh tài Trung Âu, Đông Âu, Trung Đông và Phi Châu -ông Luis Costa- nhận định, “Nỗ lực của Nga để cứu đồng ruble đang có kết quả tốt, nhưng tạm thời;” trong lúc Benoit Anne, giám đốc ngân hàng Emerging Markets Strategy at Société Générale's corporate and investment bank, lại chỉ trích là những biện pháp “chữa cháy” của Nga không nằm trên bình diện toàn bộ, mà chỉ là những biện pháp vá víu, cục bộ, hư đâu, sửa đó.
Tâm trạng Putin cũng bối rối như tình hình thị trường của Nga; tính từ đầu năm đến nay, đồng ruble đã mất đến 45% trị giá so với đồng mỹ kim, và đang rơi tự do rất nguy hiểm; nhiều viên chức Nga gọi ảnh hưởng phối hợp của cuộc phong tỏa kinh tế Âu-Mỹ, và tình trạng mất giá của dầu thô là một trận cuồng phong.
Ngoại trưởng Liên Âu Federica Mogherini kêu gọi Nga thay đổi thái độ, thôi không gây hấn với Ukraine nữa, trả Crimea về với Ukraine, và trở lại cộng tác với thế giới trên cả hai bình diện thị trường và chính trường -lời kêu gọi khó đáp ứng.
Cái khó của Putin là sĩ diện, việc sát nhập Crimea vào lãnh thổ Nga giúp uy tín lãnh tụ của ông lên rất cao; giờ này trả Crimea trở về với Ukraine, ông không tránh được tiếng đầu hàng trước đòn kinh tế của Hoa Kỳ.
Ông tâm tình với các phóng viên tham dự buổi họp báo hàng năm của ông, "Người ta ví Nga là một con gấu; con người và con gấu có thể sống chung hay không? Con người sẽ tìm cách tròng vào cổ con gấu một sợi xiềng, rồi bỏ nó vào chuồng, rồi nhổ nanh, nhổ vuốt nó. Ngày nào Nga không còn khả năng nguyên tử, ngày đó, không ai buồn nhìn đến, nói đến con gấu nữa.”
Suốt cuộc họp báo dài ba tiếng đồng hồ, Putin lảm nhảm độc thoại, nhưng mọi người tin rằng, đến lúc bị dồn vào chân tường, không còn cách nào để phục hồi thị trường, con gấu Nga -dù vẫn còn đủ móng và nanh- sẽ trao trả Crimea cho Ukraine để trở lại sống hòa bình trong trật tự chung của thế giới.
Tuy nhiên cuộc khủng hoảng tiền tài và thị trường đang mang tính cấp bách; Putin không thể chần chừ quá lâu; mặt khác Obama lại vừa ký tăng cường thêm nhiều biện pháp phong tỏa mới, hầu thúc đẩy Nga sốt sắng hơn trong việc gia nhập sinh hoạt kinh tế và chính trị của thế giới.
Trong cuộc họp báo cuối năm, Putin không chỉ ca ngợi Obama, và đính chánh lời chỉ trích của dư luận Hoa Kỳ, cho là ông “xìu xìu, ển ển” không dám đối đầu với Nga, Iran, và IS; Putin còn cung cấp rất hậu hĩnh một lưng vốn chính trị, kinh tế cho bà Hillary Clinton, hoặc bất cứ ứng cử viên Dân Chủ nào khác tranh chức tổng thống Hoa Kỳ năm 2016.
NGUYỄN ĐẠT THỊNH
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.147 giây.