logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 21/12/2014 lúc 07:59:12(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Con cò là một loài chim quen thuộc với đồng ruộng, quê hương Việt Nam. Trong khung cảnh màu xanh của trời, của đồng lúa, của dòng sông, cánh cò trắng lượn lờ, bay bổng, nổi bật lên bầu trời trong xanh, nhẹ nhàng phơi phới. Người ta lấy hình tượng con cò sải cánh để đo chiều dài của ruộng đồng mênh mông: “ruộng cò bay thẳng cánh”. Cò cũng còn là biểu tượng của một sự thanh thoát, hòa bình:

“Một đàn cò trắng phau phau
Ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm”.

Trong văn chương bình dân, người ta thường ví von con cò với hình ảnh một người con gái:

“Con cò lặn lội bờ ao
Phất phơ hai dải yếm đào gió bay”.

Trong ca dao, với thể hứng, con cò vẫn có sự liên hệ tới một người con gái:

“Con cò mà mổ con trai
U ơi, u lấy vợ hai cho thầy”

“Con cò trắng bạch như vôi
Có ai làm lẽ chú tôi thì làm”

Con cò mang theo theo một số kiếp vất vả, dù là bay bổng thênh thang, vẫn canh cánh bên lòng bổn phận của một người mẹ:

“Con cò bay bổng bay la
Bay qua cửa miếu, bay ra cánh đồng
Cha sinh mẹ đẻ tay không
Cho nên bay khắp tây đông kiếm mồi
Trước là nuôi cái thân tôi
Sau nuôi đàn trẻ, nuôi đời cò con”.

hay:

“Con cò lội bãi rau xanh
Đắng cay chịu vậy, than rằng cùng ai.”;

“Cò má, cò trắng, cò hương
Ba con cò ấy nắng sương đêm ngày”.

Với nông dân, con cò vẫn là con vật gần gũi nhất:

“Con cò, cái vạc, cái nông
Sao mầy gặm lúa nhà ông, hỡi cò
Không không tôi đứng trên bờ
Mẹ con cái vạc đổ ngờ cho tôi”.

Trong nghề dệt tằm tơ, cực nhọc cần mẫn, thì con cò (dù là con cò bằng gỗ của khung dệt) vẫn hiện diện bên con người: “con cò mấp máy suốt đêm thâu” (thơ HXH).
Đôi khi con cò lại hóa thân làm người thiếu phụ đảm đang, cần mẫn và không kém phần cực nhọc như trong thơ của Tú Xương để nói về người vợ tảo tần của mình:

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.”

hay trở thành biểu tượng của chinh phụ của một thời đất nước loạn ly

“Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non
Nàng ơi ở lại nuôi con
Để anh đi trẩy Lạng Sơn Cao Bằng!”

Trong kho tàng ca dao có một bài lục bát sáu câu nói về con cò, mà ngày xưa trong sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư, chúng ta đã thuộc nằm lòng:

“Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi, ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con!”

Trong bài học thuộc lòng nầy ngày xưa, chúng ta còn nhớ tới phần đại ý của bài (do các ông Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc… biên soạn) đã nói rằng: “Bài này mượn chuyện con cò mà ngụ ý luân lý rất cao. Con cò sa xuống nước, người ta bắt được sắp đem làm thịt, mà nó vẫn xin nấu bằng nước trong, để cho chết vẫn được trong sạch. Cũng như người nghèo khó đi làm ăn lỡ sa cơ thất thế, bị gặp phải tai nạn, nhưng bao giờ cũng giữ lấy lòng trong sạch, không làm điều gì ô uế”.

Người ta nói tới con cò là một con vật sinh hoạt (kiếm ăn) ban ngày, cò mà đi ăn đêm là trái ngược, có một điều gì đó không ổn, khó khăn, nghịch cảnh. “Đậu phải cành mềm” là gặp phải cảnh ngộ không may, nên phải “lộn cổ xuống ao”. Khi đã sa cơ thất thế, tất phải cầu cứu, dù đó là kẻ qua đường, độc ác hay lương thiện. Người vớt cò không phải để cứu cò mà để vặt lông cho lên bếp. Dù sự việc đã như vậy, sự chết là sự cùng, nhưng chết sao để khỏi mang tiếng, làm xấu hổ cho lũ cò con: “đừng xáo nước đục, đau lòng cò con”.
Câu chuyện và ý nghĩa đơn giản như vậy mà các ông nhà văn thuộc xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mãi cho đến năm 1989, vẫn còn mang nặng đầu óc tranh đấu giai cấp, thủ cựu, đen đặc lại nghĩ ra những ý nghĩa của bài con cò méo mó “vô sản” như sau:

“Vậy “cành mềm” và “ao” ở đây cũng chỉ là biểu tượng nốt. Nó chính là lưới pháp luật của chính quyền phong kiến quan liêu từ thượng đỉnh cung đình đến ngóc ngách hương thôn xưa kia; nó là thứ luật pháp co giãn như “cành mềm”; như kiểu ao chuôm tù đọng, méo mó và bẩn thỉu – nó là đời sống xã hội phong kiến, độc ác và bần cùng….
Còn “ông” ở đây là ai? – Có nhà văn, bạn tôi đã giải thích đấy là một ông già nào đó đi kéo vó đêm, hoặc lão phú ông chủ ao, cò bị nạn kêu với ông ấy. Tôi nghĩ không thể vớ vẩn như thế. Mà “ông” ở đây đích thị là nhà nước phong kiến – những kẻ nắm giữ quyền binh và chịu trách nhiệm đời sống mọi mặt của xã hội.”

Ông Hoàng Cát đã viết như thế trên tuần báo Văn Nghệ, một tuần báo của của Hội Nhà Văn có giấy phép của nhà nước (Một bài ca dao xưa đòi quyền sống tốt đẹp, Báo Việt Nam, số 18, 1989), lại lên mặt dạy đời rằng: “Hiểu bài ca dao ở ý nghĩa xã hội như vậy, ta mới thấy hết tầm vóc của ca dao…”

Trong một bài ca dao con cò khác:

“Cái cò mày mổ cái tôm
Con tôm quặp lại, mà ôm cái cò
Cái cò mày mổ cái trai
Cái trai quặp lại, mà nhai cái cò”.

Đây là một loại ca dao ẩn dụ, tục thanh, thanh tục như những vần thơ của Hồ Xuân Hương, mà ta tìm thấy rất nhiều trong ca dao:

“Nực cười cái sự con cò
Đương đêm trở dậy đi mò con trai.”

hay:

“Con trai mày há miệng ra
Con cò nó mổ muốn tha thịt mày
Con cò mày mổ cái trai
Cái trai quặp lại muốn nhai cái cò.”

Ở vùng văn Liễu Đôi (tỉnh Nam Hà) có một câu chuyện Cò Ca, Diệu Trai bằng lục bát, trong này cò lại đóng vai phái nam, kể chuyện như sau:

“Cò ta mới bước thẳng lên,
Nàng đang ngon giấc ở trên sập vàng
Ai ơi, ai có bàng hoàng
Thân nàng dầy đặc, mỡ màng để ra
Nhìn quanh chỉ có mình ta
Cò liền mới mổ để mà ghẹo chơi
Không ngờ trai khép ngay thôi
Trời ơi, trời hỡi! Họa này oan gia!
Cò Ca cố rút mỏ ra
Càng giãy thì lại càng dà chặt hơn”

Trong phần sưu tập thơ nôm Nguyễn Khuyến (1971 – Nxb Văn Học) lại có bài Cò Trai như sau:

“Trai đâu chẳng biết tính con cò
Mày hở hang chi nó mổ cho
Chưa hẳn mu dầy không khép kín
Đã toan mỏ nhọn chực ăn to
Hãy về bãi biển cho êm thấm
Mặc kệ bên sông nó gật gù
Cò trắng dẫu khôn đành gác mỏ
Trai già chờ lúc lại phơi mu.”

Rõ ràng, trai cò ở đây nói về các con vật, ỡm ờ, lấy chuyện thanh là trai cò mà nói tới chuyện tục nam nữ như ta vẫn thường thấy các nhà nho hay nhân gian trong các câu đố, câu hát ai muốn hiểu sao thì hiểu. Trong câu chuyện “cò-trai” này cũng không dính líu gì tới chuyện “bạng duật tương trì, ngư ông đắc lợi” trong một ý nghĩa khác.
Và lẽ cố nhiên, theo sự phân tích chân chính của các nhà văn hóa, thì câu chuyện này lại không càng dính dáng chi tới giai cấp đấu tranh, hay sự tranh giành giữa các giai cấp phong kiến, thống trị như theo các nhận xét có lập trường giai cấp của các nhà phê bình văn học CS. Thường thường trong chế độ kìm kẹp văn hóa dưới thời Tố Hữu, hay Nguyễn Đình Thi, các nhà văn thường bày tỏ lập trường trung thành với giai cấp, với đảng, với hy vọng bài viết của mình là chiếc vé vào chiếu ngồi của Hội Nhà Văn, hay chứng chỉ phẩm hạnh của mình trong sự trung thành tuyệt đối với nhà nước.
Do vậy ta cũng chẳng ngạc nhiên chút gì đối với các phân tích, bàn luận về chuyện “trai cò” theo những cái nhìn thiên lệch, méo mó dưới đây:

– “Phản ánh sự áp bức tranh giành lẫn nhau giữa bọn phong kiến” – (Nguyễn Đăng Châu, Ca dao cũ và mới, BGD 1955)
– “Đây là gì? Nếu không phải là sự trả thù chân chính của tập thể nhân dân đối với bọn cầm quyền phong kiến dưới dạng tôm, trai chống lại cò” – (Cao Huy Đỉnh, Tìm hiểu tiến trình văn học nhân gian Việt Nam, Nxb Xã hội 1974).
– “Tôm mà quặp cò, trai mà nhai cò cũng trái với lôgich thông thường như châu châu đá cho xe nghiêng nhưng nhân dân ta đã thắng bọn thống trị, đó là sự thực từng xẩy ra trong các cuộc nông dân khởi nghĩa” – (Trương Chính và Tạ Phong Châu, Tiếng cười nhân gian Việt Nam, Nxb KHXH 1979).

Chỉ tiếc rằng những câu ca dao này phát xuất đã quá lâu trong kho tàng văn chương bình dân, nếu không các ông nhà văn mang nặng đôi kính “cận thị giai cấp” đã đem so sánh trai cò này với cuộc tranh đấu chống Mỹ cũng nên.
Không phải trong văn chương bình dân không có những câu mang “giai cấp tính” như mong nuốn của các nhà văn trung thành với chế độ CS, nhưng phần lớn chỉ mang tính cách than vãn tiêu cực như câu “mấy đời bánh đúc có xương, mấy giới trọc phú mà thương dân nghèo”… Còn như để phục vụ chế độ một cách tích cực và điên cuồng, các nhà làm văn hóa lại cho các thế hệ con em, nhất là trong các loại sách giáo khoa được biên soạn theo cung cách này, bắt thế hệ trẻ tuổi và nhân dân phải đeo một cặp kính màu đỏ chuyên chính để rồi nhìn đâu cũng thấy chuyện “giai cấp”, là có tội với tiền nhân và tổ quốc, vì văn hóa là muôn đời, mà chính trị chỉ là giai đoạn.

Để kết luận bài này, chúng tôi xin trích dưới đây một câu nói của Lê Duẩn trong bài “Xây dựng tư tưởng làm chủ tập thể trên lập trường của giai cấp vô sản, Nxb Sự Thật 1965), để thấy ông trùm này đã thò bàn tay “sở đoản” của mình vào văn học như thế nào, một câu mà các nhà văn hóa CS đã nâng niu trích dẫn ở mọi nơi, nhưng cho tới giờ này, chúng tôi vẫn chưa hiểu ông ta thực tâm muốn nói gì?: “Và nay mai dù cho đến khi chủ nghĩa cộng sản thành công thì câu ca dao Việt Nam vẫn rung động lòng người Việt Nam hơn hết”.
Chuyện Cộng sản thành công và chuyện ca dao (nói chung) hình như không ăn nhậu gì với nhau cả.

Huy Phương

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.096 giây.