logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 20/01/2013 lúc 11:31:35(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

Sau khi sách nhiễu và ngục tù đã không làm những người sử dụng mạng cá nhân (blogger) bất đồng chính kiến yên lặng, chính quyền CSVN đã bắt đầu đào tạo những công an tuyên truyền để xâm nhập vào những diễn đàn trực tuyến và ca ngợi chế độ.
Công an tuyên truyền của đảng CSVN đánh lộn trực tuyến với bloggers - Vietnam’s Propaganda Agents Battle Bloggers Online
Associated Press - Nguyễn Quốc Khải (Danlambao) dịch - Sau khi sách nhiễu và ngục tù đã không làm những người sử dụng mạng cá nhân (blogger) bất đồng chính kiến yên lặng, chính quyền CSVN đã bắt đầu đào tạo những công an tuyên truyền để xâm nhập vào những diễn đàn trực tuyến và ca ngợi chế độ.


Một người sử dụng mạng cá nhân tranh đấu cho dân chủ tại Hà Nội nói rằng: “những lý lẽ ưa chuộng của họ là: ‘câm miệng lại và tin tưởng chính quyền’. Họ không tham dự vào cuộc tranh luận căn cứ vào lý trí mà chỉ chú trọng vào việc đánh phá cá nhân và loan truyền những ngụy biện độc hại.”


Bà này nói tiếp với điều kiện được dấu tên: “Nếu tôi viết bất cứ điều gì gây chú ý, họ lập tức nhảy vào để ‘hướng dẫn công chúng’.”


Ông Hồ Quang Lợi, người cầm đầu cơ quan tuyên truyền tuần vừa rồi nói rằng thành phố Hà Nội có một đội ngũ gồm 900 cán bộ “tranh luận trên mạng” hay “uốn nắn công luận” [ở Việt Nam dân chúng gọi họ là công an mạng – viết tắt là CAM]. Những người này được giao phó trách nhiệm tuyên truyền cho đảng. Những lời bình luận này của Ông Lợi là sự thừa nhận đầu tiên rằng chế độ cộng sản Việt Nam đã sử dụng những cán bộ điều khiển trên mạng theo kiểu Trung Quốc.


Ông Lợi nói rằng những toán chuyên viên đã thiết lập 18 trang mạng và 400 khoản trực tuyến để theo dõi và điều khiển những cuộc thảo luận trực tuyến về mọi vấn đề từ chánh sách ngoại giao đến quyền lợi đất đai. Một câu bình luận tiêu biểu bênh vực chính phủ trên một diễn đàn trực tuyến viết như sau: “Không nghe những lời chống phá nhà nước của những bọn phản động ở nước ngoài. Bọn chúng được chế độ cũ thuê mướn để tuyên truyền và xúi dục bất ổn xã hội.”


Một lời bình luận khác, than phiền về một thế hệ trẻ “vô ơn”, nói rằng: “Nếu những thế hệ trước đã mất niềm tin vào nhà nước như các anh bây giờ, liệu các anh có nghĩ rằng các anh có thể ngồi đây dùng Facebook được không?”


Những người sử dụng mạng cá nhân tiếp xúc với AFP nói rằng họ không có thể ước đoán quy mô của chương trình bình luận trực tuyến của nhà nước hoặc chương trình này mở rộng khắp toàn quốc hay không.


Ông Lợi chỉ nói về chính quyền Hà Nội dùng công an mạng và không cho biết rõ 900 cán bộ này có phải là những nhân viên được trả lương hay không.


Nhưng một mẩu tin phổ biến vào ngày 26-12-2012 trên trang mạng chính thức của chánh quyền của thành phố HCM ở miền Nam đề cập đến vấn đề trả trợ cấp cho “nhà báo chuyên về quan điểm xã hội” – một mỹ từ khác để gọi những người bình luận trực tuyến của nhà nước.


Ông Phil Robertson thuộc Human Rights Watch nói với AFP vào hôm thứ Ba rằng: “Thực là vô cùng mỉa mai rằng những chính quyền độc tài như Việt Nam lại rèn luyện những đội quân vi tính để phổ biến những thông điệp thiên vị nhà nước.”


Ông Robertson nói thêm: “Chính quyền Việt Nam không thấy mâu thuẫn trong việc dùng sách nhiễu, kiểm duyệt, và bức tường lửa để thử và đàn áp những dư luận chống đối.”


Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới gán cho Việt Nam nhãn hiệu “kẻ thù của Internet.” Quốc gia này đã bắt giam hàng chục người dùng mạng cá nhân, bao gồm 15 nhà hoạt động riêng từ đầu năm 2013.


Việc chống án bởi ba người dùng mạng cá nhân nổi tiếng, gồm cả một trường hợp được Tổng Thống Barack Obama nêu tên, đã bị bác bỏ vào tháng 12.


Facebook thỉnh thoảng bị chặn lại và những lãnh tụ tối cao của chế độ cộng sản đả kích thường xuyên sự bất đồng chinh kiến trực tuyến.


Ông Carl Thayer, một chuyên viên về Việt Nam nói: “Chính quyền Việt Nam đã lỡ để ông thần lọt ra ngoài chai rồi. Họ khuyến khích sự nối kết truyền thông (và bây giờ) họ lại muốn đàn áp những cái mà không thể bị đàn áp được.”


Những người dùng mạng cá nhân đồng ý rằng những cố gắng của nhà nước, kể cả đội ngũ công an mạng, không có hiệu quả.


Một người dùng mạng cá nhân thứ hai ở Hà Nội nói với AFP với điều kiện dấu tên rằng: “Họ có thể nghĩ rằng họ thành công trong việc hướng dẫn dư luận, nhưng tôi nghĩ họ hoàn toàn sai. Dân không ngu xuẩn.”


Bà này nói tiếp: “Sự bất mãn với nhà nước lan tràn khắp nơi, nhưng chiến tranh trong nhiều thập niên vừa qua làm dân chúng mất mong muốn đối đầu với chính quyền. Họ không muốn bị lôi thôi vì bày tỏ quan điểm của mình một cách công khai. Nhưng trong thâm tâm, không ai vui vẻ cả.”


Hà Nội, 19-1-2013


oo0oo


Vietnam’s propaganda agents battle bloggers online


January 19, 2013, 5:05 am


HANOI (AFP) - After harassment and prison failed to silence Vietnam's dissident bloggers, the communist government started building an army of propaganda agents to infiltrate chatrooms and sing the regime's praises.


"Their favourite arguments are: 'shut up and trust the government'. They don't engage in rational debate. They go in for personal attacks and spreading poisonous fallacies," said one Hanoi-based pro-democracy blogger.


"If I write anything that attracts attention, they will jump in to 'guide the public'," she told AFP on condition of anonymity.


Hanoi's head of propaganda Ho Quang Loi said last week that the city has a 900-strong team of "internet polemicists" or "public opinion shapers" who are tasked with spreading the party line.


His comments were the first official admission that the communist regime employs a Chinese-style system of Internet moderators to control news and manipulate opinion.


The "teams of experts" have set up some 18 websites and 400 online accounts to monitor and direct online discussions on everything from foreign policy to land rights, Loi said.


A typical pro-government comment on one online forum read: "Don't listen to the anti-nation words of overseas reactionaries. They were hired by the former regime to spread propaganda and instigate social disorder."


If "previous generations had lost trust in the government as you have now, do you think you would sit here Facebooking?" another comment said, bemoaning the "ungrateful" younger generation.


Bloggers contacted by AFP said they could not estimate the scale of the government Internet commentator program or whether it was nationwide, but said it certainly appeared to have expanded over the last couple of years.


Loi was talking only about the Hanoi city authorities' use of Internet agents and did not make clear whether the 900 people were paid employees.


But a 26 December post on the official website of southern Ho Chi Minh City authorities mentions paying subsidies to "stringers for social opinion" -- another euphemism for pro-government Internet commentators.


"It's incredibly ironic that rights-repressing governments such as Vietnam forge groups of cyber troopers to get their pro-government message out," Human Rights Watch's Phil Robertson told AFP on Tuesday.


Yet they "see no contradiction in using harassment, censorship and firewalls to try and keep opposing opinions repressed," he added.


Vietnam, branded an "enemy of the Internet" by Reporters Without Borders, has jailed dozens of bloggers, including 15 activists since the start of 2013 alone.


Appeals by three high-profile bloggers, including one whose case has been raised by US President Barack Obama, were rejected in December.


Facebook is sporadically blocked and the communist regime's top leaders have repeatedly lashed out over online dissent.


"They let the genie out of the bottle. They promoted interconnectivity (and now) they're trying to suppress what can't be suppressed," said Vietnam expert Carl Thayer.


The bloggers agree the government's efforts, including their cyber troopers, are futile.


"They may think that they have been successful in orienting public opinions, but I think they are completely wrong. People are not stupid," a second Hanoi-based blogger told AFP on condition of anonymity.


Dissatisfaction with the government is widespread but decades of war and fighting have sapped people's desire for confrontation, she added.


"They don't want to get into trouble by expressing their opinions publicly now. But in their hearts, no one is happy."
Source: Associated Press - Nguyễn Quốc Khải (Danlambao) dịch
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.098 giây.