logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 28/12/2014 lúc 11:42:51(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hình như tôi đã khóc. Đó là chuyện lạ mà trước đó tôi không hề nghĩ tới. Phải nhớ lắm mới nhớ ra là tôi quên khóc từ nhỏ. Có thể nhớ được từ chuyện hôm đó, mấy người nhà đòn hạ quan tài của bố tôi xuống huyệt. Tôi đứng như trời trồng. Cả cuộc đời của bố tôi – theo ông kể cho tôi nghe, nếu kết thúc như vầy thì lấn cấn lắm! Một người đi ta bà thiên địa khắp Đông dương để cuối cùng chết vì bị biệt giam, dù người ta cho về trước khi tắt thở để (rõ ràng) là chết ở nhà, cho nhà nước bớt mang tiếng với thế giới là có quá nhiều tù nhân chết trong tù, trong trại cải tạo sau khi kết thúc chiến tranh Việt nam.

Tôi đứng nhìn từng nắm đất của những chú bác còn dám tới đưa tang bố tôi. Họ rải lên nóc quan tài bố tôi tình huynh đệ lần cuối với người anh em thất trận. Có người phụ nữ lạ mặt, mặc toàn đen nên làn da của bà càng trắng hung. Bà xuất hiện đột ngột, cúi nhẹ đầu – kiểu cách, như chỉ chào riêng mình mẹ tôi. Sau đó, bà đặt nhẹ cánh hoa lên nóc ván thiên…, rồi biến mất! Đã hơn ba mươi năm, vẻ đẹp của bà còn in đậm trong tôi nét kiêu kỳ, sang cả, mà tôi tin là đặc trưng của người phụ nữ quý phái của Hà nội xưa. Rất tiếc, chính mẹ tôi cũng không biết bà là ai? Nên tôi thắc mắc còn bao nhiêu chuyện/ điều mà bố tôi đã sống để bụng chết mang theo…

Chỉ nhớ lòng tôi trước phút vĩnh biệt người cha nhiều hục hặc với tôi lúc ấy lại bật ra thơ mới khốn nạn, “tâm dụ phụ thân sinh bất lão/ bất ly phụ tử khả vô sầu”. Nhiều năm sau, một hôm quắc cần câu với chú Vũ Hối, tôi xì ra chuyện ảnh hưởng Hán văn vì đang học. Tưởng chú cười cho ê mặt, ai dè chú phóng bút cho tôi bức thư pháp để làm kỷ niệm với người bạn nhỏ ở Dallas.

Những hôm chìm đắm trong thư phòng một mình, nhìn bức thư pháp trên tường mà nhớ ngày bố mất như mới hôm qua. Những hục hoặc khi chưa hiểu nhau thì thôi bỏ qua cho ông già. Như vụ tôi canh lúc bố ngủ trưa để lén rút gói thuốc Pall Mall trong túi áo ông treo trên tường. Ra bờ sông sặc khói với mấy thằng bạn chứ hút thuốc có ngon lành gì đâu! Thấy còn bốn điếu thì tôi đã biết điều là rút hai điếu thôi, vậy mà bố tôi nhỏ mọn, đập thằng quý tử một trận đến tội nghiệp cho sợi dây thắt lưng của ông bằng da bò còn biết đau, và da lưng tôi từ đó thành da trâu. Hay vụ tôi chỉ mượn cái quẹt ga hiệu Wilson của ông, đi lấy le với bạn bè, rồi quên trả. Lại gặp đám chó chết.

Tụi nó thách tôi dám đổi cà rem ăn không? Tôi thì sẵn hào khí của bố nên khao anh em một bữa cho vẻ vang con nhà. Nhưng đời lắm thằng hèn mà ông cà rem là thằng hèn đầu tiên tôi biết trong đời. Ông ấy đi tìm bố tôi, đưa trả cái quẹt đắt tiền vì sợ cháu dại dột đem bán cho người khác thì mất toi cái quẹt quý của ông. Thế là tôi lại làm phiền sợi thắt lưng bằng da bò của bố tôi lần nữa. Lần đó lết chứ thật là đi không nổi, lết qua nhà hàng xóm. Nhà ấy có bà ngoại, và chính ngoại cứu cái lưng tôi rướm máu. Thử hỏi, có thù không trả thì làm sao làm người. Chính anh Năm khùng trong xóm đã nói tôi biết điều đó! Thế là cái thùng cà rem của ông cà rem… bỗng bể tan tành khi ông ấy chột bụng – đi cầu cá tra.

Chuyến này thì tôi đã biết ngoài những thằng hèn còn có những con hèn; những con xấu tự nhiên không an phận, đi tơ tưởng vớ vẩn, rồi thù kẻ đẹp trai. Đó chính là con nhỏ xác quyết với ông bán cà rem là chính mắt nó thấy – cả hai con mắt – rõ ràng tôi đập nát thùng cà rem bằng khúc củi đước. Sự đời oan khiên từ khi chưa xuống núi. Cả xóm tôi, ai không biết, không gọi nó là con Hạnh lé. Thế mà nó quả quyết là thấy rõ – bằng hai mắt. Phải như nó nói là thấy chừng một mắt rưỡi… thì tôi đâu nhớ nó tới già. Không chừng tôi nhớ lộn sang trận đòn trời long đất lở vì bố tôi phải đền cái thùng cà rem cho ông cà rem. Chuyện tiền bạc với bố tôi không quan trọng lắm đâu! Nhưng khuyết điểm của ông là nghe lời đàn bà, “Ông đánh nó thêm cho tôi một trận. Tôi không chịu được thói côn đồ của nó!” Đã một trận trời long đất lở, không biết cái mông của mình bây giờ ở đâu; trên lưng có còn da hay chỉ những vết thù… Thế mà vẫn có người muốn cho mình chết! Hết chuyện xúi trên đời hay sao mà đi xúi đánh thêm một thằng nhỏ đã mềm như chao, nát như tương…

Nhưng nghe giọng quen quen, hình như là mẹ tôi. Thì ra bố tôi không thất bại vì di cư hay làm việc với Mỹ, chỉ thất bại vì nghe lời đàn bà. Mù quáng tới đánh thằng con thừa chết thiếu sống mà không cho cơ hội trả thù vì người xúi chính là cái bà đã đẻ ra nó.

Những hục hặc với bố thuở nhỏ như thuốc an thần khi tôi nổi nóng với hai thằng con tôi. Thế là tôi mang tội bao che với người phụ nữ thứ hai trong đời, (cái người sau mẹ tôi mà ảnh hưởng tôi nhất đó!) Thử hỏi, đâu có vô cớ mà tôi xô đổ cả tủ hồ sơ học sinh lên đầu ông hiệu trưởng đang ngồi bàn làm việc. Lý do. Phải có lý do… Tại sao tôi lại học ở cái trường tiểu học có ông hiệu trưởng không cần biết lý do tại sao một thằng nhỏ, uất ức gì mà dám xô đổ cả tủ hồ sơ lên đầu ông hiệu trưởng ngay trong văn phòng của ông. Người thiển cận chỉ biết ghé nhà mắng vốn. Và tại sao tôi lại là con của bố tôi, đã nghe lời đàn bà, lại còn tin bạn, mà cho tôi một trận – tưởng lên thiên đàng. Bởi địa ngục làm sao hiểu được sự quang minh chánh đại của tôi, đã đánh lộn trong trường thì đập thằng con ông hiệu trưởng, mới dằn mặt được thằng con ông trưởng ty cảnh sát, thằng con ông thiếu tá tắm heo, chớ hề thấy ông đi hành quân bao giờ, suốt ngày chỉ ở nhà tắm heo, bắt lính sợ chết trận về nhà ông đào ao nuôi cá – ao lớn tới nỗi, sau khi ông đi tù, người ta chỉ cần gắn cái bảng “Ao cá bác Hồ”, là xong sự nghiệp một ông thiếu tá. Không hiểu sao tôi lại còn sống sau một tuổi nhỏ đầy phi lý

Đó là từng trang ký ức giở lại trước mộ huyệt bố tôi. Những người phu lấp huyệt đang xúc những xẻng đất cho xong. Họ chờ chút tiền công để ra quán nhậu lề đường, với xị rượu đế, dĩa gỏi vịt, chỉ toàn đầu, cẳng, cánh… Có vậy thôi mà họ vô cảm với hồn tôi đang phiêu diêu theo ông già la cà 36 phố phường Hà nội. Mẹ bố tiên sư cái chuyến về Bắc với ông già. Tôi tưởng ông trả thù tôi – tập cuối. Ôi đói khát, có chút tiền bán đồ nhà từ trong Nam, ông chỉ cho ăn được bữa thịt chó là có mùi thịt. Còn lại, toàn đem tiền đi cho hết người ơn tới kẻ nghĩa…

Đã không còn là huyệt, đất lấp khuất ván thiên của sáu miếng tình đời. Mấy người phu mộ bẻ chĩa, họ thu xếp ra về với lý do đơn giản là xong việc. Không lẽ bố chết, huyệt lấp chưa xong mà tôi lại giở thói côn đồ, đấm cho mỗi thằng vài đấm mới hết ức bọn bất lương. May sao bà bạn của mẹ tôi, dúi cho họ cuộn tiền, “Phải đắp cho lên mộ chứ các bác…”
Thôi thì làm phu mộ đã tàn đời. Kệ họ đi. Tôi đang tàn nhang cạn nến với ông già, nhớ hôm nào đó, trước đó. Tôi mới vô mánh được chút tiền từ mánh mung xã hội chủ nghĩa. Lòng đang thiếu trước hụt sau là trả nợ em này thì bất kính với em nọ, bởi mỗi em có nét dễ thương riêng. Nhưng thương nhất là mấy thằng bạn bèo. Thôi, dẫn tụi nó đi nhậu một bữa cho đừng quên mùi thịt. Đang tính trong bụng rằng thế, thì thấy ai giống bố tôi từ tiệm cầm đồ bên đường đang lơn tơn đi ra… Đó là người đàn ông đi không vững trên đôi chân vì mới được tháo cùm, ra khỏi khám. Nhưng để bớt cay cú, tôi nghĩ là đôi chân ai trong đời cũng chỉ đi được bao nhiêu cây số đó thôi. Tại bố mình đi quá thời trẻ nên chân yếu sớm.

Ông vẫn mặc bộ đồ bốn túi mà ông ưa thích (tuy nó đã cháo lòng và nhiều dấu cháy xém do tàn thuốc lá). Tôi rà xe đạp theo bố tôi, “Bố, con nè. Bố đi đâu vậy?”
“Tiên sư bố mày. Tao trông mày cả buổi thì mày bặt tăm. Tao đi bộ hụt hơi…”
“…mà bố đi đâu?”
“Mẹ mày. Đêm qua. Bà ấy bảo đã lâu, không được ăn gỏi cá sống. Nhưng phải tao làm thì bà ấy mới dám ăn…”
“Vậy, bố đi chợ à?”
“Tiên sư bố mày. Đừng nói chuyện ngu đần như cộng sản…”
“Uất cái máu gì! Cái đáng uất thì vô phương. Cái còn đường binh thì… theo con. Con nói bố nghe chuyện vui, bên kia đường là quán Tám Thôi. Có tiết canh vịt ngon lắm. Con thì không thích tiết canh lắm! Nhưng bố…”
“Thằng khốn nạn. Tao chỉ có chút tiền vừa bán cái đồng hồ đeo tay. Ngày tháng, giờ giấc… có nghĩa lý gì nữa đâu!…”
Chết mẹ chưa, nghe khơi khơi chuyện chơi thôi mà. Sao xốn xang quá mạng trong lòng tôi.
Bố tôi nói tiếp, “Trông mày về chở tao đi chợ không được thì tao đi bộ, về làm đĩa gỏi cá sống cho mẹ mày ăn. Mày định ăn hớt đấy à? Thằng khốn nạn.”
Bao nhiêu xúc động trong tôi tan biến nhanh như cơn mưa rào vừa thoáng qua, “…Bố vô Nam mấy chục năm rồi. Bây giờ bố chửi lai nam quá, không giống ông nội chửi bố. Giá là ông nội chửi bố thì ông con sẽ chửi là… tiên sư mày thằng hấp lìm! Hì hì…”
“Sao mày biết?”
“… thì bố kể.”
Bố tôi đã hết “ngầu hình sự” với tôi. Ông ở tù với tội danh rất mơ hồ, là: “thành phần nguy hiểm”. Ông không được ra trại cải tạo cho có anh em. Và, ông như thế đó!
Bố tôi như đã bớt tình nồng ý đẹp với bà già. Ông nói, “…Thế, thằng Tám Thôi bên kia đường, có biết đánh tiết canh không?”
“Bố nha! Bố nói láo!”
“Tiên sư bố mày…”
“Bố nhớ đi. Có phải bố vừa bàn với con về chuyện nấu bánh chưng tết này cho mẹ con vui. Bố đã nói, lụy tình chưa dứt với mẹ mày! Nhưng nấu bánh chưng thì…”
“Thì sao?”
“Bố đúng là… cơ hội chủ nghĩa…”
“Tiên sư bố mày. Có mau đưa tao đi chợ?”
“Bố tính nấu nồi bánh chưng tặng mẹ, thì tiền có chỉ đủ mua lá dong. Nên đêm qua nghe mẹ nói mẹ thèm ăn gỏi cá, là bố làm ngay. Có phải cơ hội chủ nghĩa không chứ!”
(Bố tôi cười bẽn lẽn…)
“Nhưng bố tệ lắm! Mới nghe tới tiết canh, là quên phứt người đẹp ở phố Ngọc Hà…”
(Tôi nói rồi quay mặt đi vì không muốn bố tôi thấy tôi đau lòng nhìn ông đi bộ trên đôi chân không vững để về làm gỏi cá sống cho mẹ tôi ăn.)
Tôi đâu ngờ, (vì chỉ nói chơi với ông già). Đâu ngờ, bố tôi rươm rướm trên đôi chân run rẩy. Tôi quẹt khống thôi chứ đâu có khóc.
Dĩ nhiên là tôi đưa bố tôi vào quán Tám Thôi, “Ê, anh Tám. Đây là ông già tía của tui. Anh làm cho ổng một dĩa tiết canh. Nếu ổng ưng ý thì anh được khỏi tính tiền tự nguyện. Vì anh sẽ được ổng chỉ cho vài chiêu về tiết canh-độ!”
Tám Thôi sướng quá, lời to. Dù không tính tiền dĩa tiết canh vịt với xị rượu đế. Nhưng được sư phụ chỉ cho vài chiêu làm tiết canh-độ với thiên hạ. Chỉ một chút mẹo vặt, bố tôi bảo anh Tám, ngoắc một thằng bé chừng 5, 6 tuổi, đang chạy rong ngoài đường – vào quán. Bảo nó tè vào cái ly. Thằng nhỏ sao dám! Nhưng bố tôi tiện tay, thái mấy miếng thú linh khìa có sẵn trên bàn bếp của anh Tám, nhét vào ổ bánh mì giòn rộm, trao cho thằng bé làm quà. Thế là nó yên tâm vui sướng mà tè cho ông cụ một ly nước tiểu chưa vướng bụi tình.
Nhưng bố tôi chỉ dùng có một muỗng cà phê nước tiểu con nít, hòa vào chén tiết vịt, rưới lên dĩa nhân tiết canh đã làm sẵn. Bố con tôi ngồi nhai bánh đa, uống vài chung rượu đế thì dĩa tiết canh vịt đã đông nhanh, chân không giọt nước tiết, đến anh Tám Thôi dám mở quán nhậu mà chưa từng thấy qua…
Bố tôi bảo, “Tám à! Mày cứ lật ngược đĩa tiết canh, thì sẽ rõ!” (Bố tôi dùng từ “đĩa” còn tôi với anh Tám dùng từ “dĩa” vì chúng tôi sinh trong nam). Anh Tám còn nghi ngờ, nên bố tôi lật ngược đĩa tiết canh cho anh Tám xem, đánh tiết canh mà đông đến lật ngược đĩa, tiết canh vẫn không rớt xuống bàn. Tám Thôi bái sư, vì chiêu này thì quán anh ta sẽ trở thành vô địch tiết canh…
Sau đó, tôi đưa bố tôi đi chợ Xóm chiếu, mua đủ thứ ông cần để về nhà, làm món gỏi cá sống cho người ông đã yêu.

Tôi đang hoài niệm về kỷ niệm cuối cùng của tôi với bố tôi, những nắm đất tình thân đã phủ phê ra về, những xẻng đất mồi-rượu đang trút lên đầu bố tôi phũ phàng như cuộc đời này. Người bạn gái chung lớp, giúi vào tay tôi nắm đất, “Anh cũng bỏ cho cha anh nắm đất đi. Sao đứng…” Có thế mà thành vợ chồng. Tuy lấy vợ lần đầu chưa có kinh nghiệm nhưng tôi không có ý trau dồi kinh nghiệm. Bởi tôi tin những quyết định cảm tính hơn lý tính.
Tâm dụ phụ thân sinh bất lão/ bất ly phụ tử khả vô sầu. Tôi nói với mình, và tay bỏ cho bố tôi nắm đất. Bỏ. Có nghĩa là hết cách. Khóc thì được gì? Sao không cười với bữa nhậu lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng với bố mình chứ! Có lẽ cả đời tôi chỉ tiếc là không được nhậu với bố tôi lần thứ hai. Bởi nhậu đã xóa hết hình ảnh một ông bố nghiêm khắc, khó từ lời ăn tiếng nói; khó tới có ăn mà không biết cách ăn sao cho sành điệu – cũng bị chửi.

Bố ơi! Những lúc bỗng nhớ bố, con ớn tiết canh, vì xương máu ê chề quá! Nhưng con biết làm nhiều món độc cho bố thưởng thức. Hãy đợi con nha bố! Đừng bỏ con một mình. Trời lạnh lắm. Trời lạnh lắm… Con bỗng nhớ bố quay quắt vì thằng con nhỏ của con. Lần đầu tiên trong đời con và cũng là lần đầu tiên trong đời nó. Nó mở cửa ra garage, chỉ để hỏi bố của nó là con, “mấy bộ đồ bố vứt trong bồn tắm là đồ dơ, phải không bố?”

Con xẵng giọng, “… kệ đi. Để bố xong báo, rồi bố giặt!”
Nhưng chỉ cách một cánh cửa garage vô phòng giặt rồi mới vô nhà. Tiếng máy giặt chạy, tiếng nó nói điện thoại với mẹ nó – còn đi làm chưa về, “… thấy bố bận quá! Con đi giặt đồ cho bố thôi, mà bố cũng quặu. Mai mốt, mẹ phải nói với bố, đồ dơ phải bỏ vô rổ đồ dơ…”
Đó là câu trả lời của nó cho câu hỏi của mẹ nó, “con đang làm gì?”

Bố ơi! Giả sử con khóc thì bố có giận con ăn đòn té đái vẫn cắn răng, hay bố thương con cái nết khờ giống bố, chân đi không vững, chết tới nơi không lo mà chỉ lo tới tiệm cầm đồ, rồi mò ra chợ Xóm chiếu để làm cho được món người yêu tôi thích. Nhưng bố ơi! Con hiểu được chút gì đó trong đời mình, căm phẫn, hận thù với cái chết của bố đã làm mắt con ráo hoảnh. Để hôm nay hạnh phúc tới từ một chuyện nhỏ nhoi thì không biết nên khóc hay cười. Nhỏ như cả đời bố sơn hào hải vị – nào có nhớ. Nhưng làm sao quên bữa tiết canh cuối đời với thằng con trời gầm này, phải không bố! Con cũng chắc không bao giờ quên thằng con nhỏ của con bỏ chơi game để đi giặt đồ cho bố vì thấy bố của nó quá bận. Con cũng từng thấy bố đâu đã già nhưng đi không vững trên đôi chân bị cùm lâu ngày. Con chỉ biết cất giữ lòng hận thù, sự căm phẫn. Để cả đời con trả tiền điện do mở máy sưởi trong nhà, sao cứ ngồi ngoài garage cho buốt xương. Sao con không rủ bố đi nhậu nhiều bữa hơn để đến khi âm dương cách biệt đỡ đau lòng. Sao con không làm một việc gì đó, nhỏ như con của con đi giặt giùm bố nó mấy bộ quần áo đi làm.

Con hư giống bố mất rồi bố ơi! Chả bao giờ nhìn thấy cái nhỏ để thành chuyện lớn. Cứ ôm ấp hoài bão, lý tưởng… để sống không vui, chết không nhắm mắt. Chẳng qua là sợ mang tiếng hèn. Nhưng hết đàn ông Việt nam đều hèn bằng nhau, vì đã bốn mươi năm rồi đó bố! Ngày đó con buồn vì bố chết uất, chết không nhắm mắt. Nhưng tại con đang học Hán văn trong trường nên xin lỗi bố con đã hư thân mà đề thơ. Bây giờ con vui – một linh hồn rỗi. Con nghĩ, Bố tôi chết tức tưởi nhưng không nhục vì không chừng sống thêm vài mươi năm với trợ cấp ở Mỹ thì biết đâu bố lại viết hồi ký. Mới bỏ mẹ!

Thôi! Bố yên nghỉ đi. Khi con đã hiểu được người ta không thể khóc được khi đau khổ. Vì còn phải đứng lên, (chứ không lẽ chịu chết). Nhưng người ta dễ khóc trong trường hợp ngược lại, là những giọt nước mắt hạnh phúc chỉ chực rơi. Con chưa từng biết hạnh phúc màu gì, nhưng thấm đẫm nỗi buồn màu xám của tháng Chạp. Tờ lịch hân hoan đón mừng năm mới mới đó đã hấp hối, rồi quá vãng. Những bóng ảnh mờ nhạt hiện về sưởi ấm cô đơn. Cả hai cùng không hiểu cô đơn và mờ nhạt. Nhưng con tin là ở nơi nào đó, bố không còn ảo tưởng, nên làm gỏi cá sống rất ngon. Và, mẹ con thì… đang lấy lại những gì đã mất trên trần gian này cho ông chồng quá hớp muôn năm.

Chúc bố mẹ vui. Con thề. Tha cho bố cái tội quất nát lưng con bằng sợi dây nịt da bò của bố. Con cũng tha cho mẹ cái tội dứ dứ cây chổi lông gà mà không quất… mới té đái hơn quất đại vài phát cho xong chuyện. Con tha cho mẹ cả cái tội đánh người không bằng xúi dại người yêu hành hung trẻ nhỏ. Mẹ của con không mấy khi ra khỏi nhà nên con quyết định: tha. Nhưng bố tây tàu thông suốt chữ nghĩa, hai bàn chân Giao chỉ giẫm nát Đông dương… Bây giờ chỉ có hai người xa gia đình, bố nhớ chăm sóc cho mẹ, nha bố.
Bố ơi! Con khác con của con. Khi con biết thương bố mẹ thì hai người đã ra thiên cổ. Nhưng hề gì, cõi tạm để vui thôi, phải không bố? Nhưng thằng cháu nội nhỏ nhoi của bố đang thương con khi con còn sống. Tiếng máy giặt chạy sè sè sau cửa garage, sao dễ khóc quá bố ơi! Con đang cắn răng vì trót làm người đàn ông Việt nam thì phải mắc chứng vô cảm. Con phải làm sao đây bố ơi! Thôi thì giỗ bố sắp tới, chắc con order một đĩa tiết canh về cúng, để nhớ bố thôi… bye bố!
Nhớ thương mẹ con nhiều. Thương luôn phần con giùm…

Phan

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.136 giây.