logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 31/12/2014 lúc 10:10:24(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nhân ngày cuối năm, tôi đã đến thăm mẹ của một người bạn tôi. Bà cụ năm nay đã 90 tuổi, gầy gò đau ốm luôn nhưng thần sắc vẫn còn minh mẫn. Bà sống với người con dâu góa bụa đã ngoài 60. Đứa cháu nội duy nhất của bà đã lấy chồng và theo chồng vào làm công nhân tại tỉnh Bình Dương đã lâu. Người con trai của bà, bạn tôi, đã hi sinh tại Khe Sanh năm 1971. Chồng bà vì quá thương nhớ con nên cũng đã qua đời vài năm sau đó. Con dâu của bà vì thương bà không có người chăm sóc nên không đi bước nữa mà ở lại vừa chăm bà vừa nuôi con gái. Đến những năm 1990, cả nước rộ lên phong trào nhờ các “nhà ngoại cảm” đi tìm mộ và hài cốt liệt sĩ thì bà đã dục con dâu bán dần đất vườn lấy tiền vào Khe Sanh tìm mộ con trai.

Người con dâu đã nhiều lần cùng bạn bè thuê các nhà ngoại cảm giúp sức nhưng đã hơn 20 năm trời vẫn chưa tìm được hài cốt của chồng. Không biết có đáng tin không, nhưng có một “thầy tâm linh” gọi hồn con trai bà lên cho biết, hài cốt của anh ấy vẫn còn nhưng đã bị trôi vào một hốc núi đá, nơi đã được đào bới nhiều lần mà vẫn chưa tìm thấy. Tôi cứ băn khoăn không biết ai là kẻ đã gây ra cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn đã làm cho hàng triệu người cả hai miền Nam Bắc phải đổ máu một cách đau thương này? Và ai sẽ trả lời cho đồng bào Việt Nam câu hỏi, “Cho tới đầu năm 2015, còn bao nhiêu vạn người lính trẻ đã ngã xuống trên dãy Trường Sơn mà hiện vẫn chưa tìm thấy được hài cốt?”


Đầu năm 2015 này, vợ bạn tôi lại lên đường đi tìm mộ. Tôi cầu mong hài cốt của bạn tôi cùng hàng vạn liệt sĩ khác sẽ sớm tìm được để cho những người mẹ già có thể thênh thản “về” cõi Tây Phương Cực Lạc theo ước muốn của những người phật tử theo Pháp Môn Phật Giáo Tịnh Độ như bà mẹ này của bạn tôi!


Đầu năm đi tìm mộ
(Thác lời một người vợ liệt sĩ)

Ngày hai đứa xa nhau
Em vừa mới có bầu
Anh lên đường nhập ngũ
Em cố ghìm buồn đau!


Thư về mấy tháng đầu
Rồi tin anh biền biệt
Trời xanh kia có biết
Anh yêu giờ nơi đâu?


Chưa đầy bảy tháng sau
Em hạ sinh con gái
“Thủy” tên anh nhắn lại
Nếu sinh con gái đầu!


Ngày con đầy hai tháng
Bỗng tin về quặn đau
Anh chết vùi trong trận
Khe Sanh giáp Nam Lào!


Bởi con thơ phải gắng
Vì thương mẹ yếu đau
Mà em quên năm tháng
Quên mưa nắng dãi dầu


Nhưng em không thể nào
Quên bóng hình anh được
Đêm đêm em thầm ước
Chúng mình còn kiếp sau!


Khi người người rủ nhau
Vào Trường Sơn tìm mộ
Cũng khoảng thời gian đó
“Nhà ngoại cảm” rất nhiều!


Thương anh em cũng liều
Gửi con cho bà nội
Thuê người mang khăn gói
Vượt dốc đèo cheo leo


Như sơ đồ mang theo
Mộ anh trong rừng rậm
Lối đi đầy vắt, rắn
Không chùn bước, rợn người


Hơn hai chục năm trời
Đổi mấy nhà ngoại cảm
Cùng anh em bè bạn
Khe Sanh tìm khắp nơi


Nghe người chôn anh nói
Mộ anh bên gốc sồi
Gốc sồi không còn cội
Cội đã “dời” về xuôi?


“Thầy tâm linh” phán bảo
Lúc thì cạnh bờ khe
Lúc thì trong hốc núi
Chỉ chỗ nào cũng nghe!


Nhưng đào lên toàn đá
Chẳng lẽ hài cốt anh
Giờ đã thành “hóa thạch”
Giữa núi rừng Khe Sanh?


Đầu năm đi tìm mộ
Anh lạc giữa rừng xanh
Tìm đâu ra hốc núi?
Lưu giữ cốt hài anh


Để được ôm anh khóc
Dù chỉ một lần thôi
Để con yêu gặp bố
Dẫu xương đã vụn rời!


Để mang về gặp mẹ
Năm nay chín mươi rồi
Chờ hôn con lần cuối
Trước khi “về”, anh ơi!


Hà Nội, 31/12/2014
Đặng Huy Văn
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.076 giây.