logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 01/01/2015 lúc 10:10:53(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
2015 một năm nhiều bất trắc cho thế giới
UserPostedImage
Le Monde : "Một năm 2014 căng thẳng đưa đến những biến đổi địa chính trị trong năm 2015". Ảnh: Một giếng dầu tại Lybia bị đốt cháy do xung đột vũ trang giữa các phe phái. REUTERS/Stringer

Nhiều bất trắc và sẽ có nhiều thay đổi địa chiến lược. Đó là phân tích của Le Monde, nhật báo duy nhất ghi ngày đầu năm 2015.

Các nhật báo khác đón năm mới trên mạng với các bản tin thời sự gọn nhẹ hơn nhưng đầy đủ những sự kiện đầu năm từ « hình ảnh thế giới chào năm mới » đến những biến cố xảy ra trong đêm : Xô đạp chết 35 người tại Thượng Hải, Kim Jong Un đề nghị gặp tổng thống Hàn Quốc, và tại châu Âu, Litva trở thành thành viên thứ 19 của vùng euro…
Le Monde dùng bức ảnh một trung tâm dầu hỏa của Lybia bốc lửa để làm biểu tượng cho nhận định « một năm 2014 căng thẳng đưa đến những biến đổi địa chính trị trong năm 2015».

Dầu hỏa mất giá sẽ làm nhiều chế độ phải « xóa bài làm lại » nhất là những quốc gia đã bị suy yếu như Nga, Iran và Venezuela. Tại châu Âu, nhờ giá dầu rẻ và đồng euro thấp tăng trưởng của vùng euro nhất là Pháp sẽ phất lên trong năm 2015, tuy nhiên không chắc là thất nghiệp sẽ giảm. Cuộc chiến trên mạng, lời cảnh báo của Đức Giáo Hoàng đối với hàng giáo phẩm và thượng đỉnh về khí hậu vào cuối năm 2015 tại Paris cũng được Le Monde xem là những thách thức lớn của tương lai.

Đi vào cụ thể từng hồ sơ một, Le Monde đánh dấu hỏi : Liệu Liên minh Bắc Đại tây dương Nato và châu Âu có đủ khả năng đối phó với tổng thống Nga hay không ? Sở dĩ nhật báo có uy tín nhất nhì tại Pháp đặt nghi vấn này vì vào ngày 15/01, lãnh đạo Nga và tổng thống Ukraina sẽ phải gặp nhau để thương lượng bên cạnh tổng thống Pháp và thủ tướng Đức. Năm 2015 tại châu Âu sẽ được đặt trong khung cảnh khủng hoảng Ukraina mà Liên Hiệp Châu Âu và Nato bắt buộc phải điều chỉnh chính sách quan hệ với Matxcơva của Putin. Phải điều chỉnh vì từ sau chiến tranh lạnh đến nay, Tây phương đặt cược vào chiến lược hợp tác với Nga và hy vọng tiến bộ kinh tế sẽ mang lại dân chủ cho Nga. Điều mong đợi không xảy đến. Hai định chế Châu Âu và Nato phản ứng theo chiến thuật đánh đâu đỡ đấy. Bruxelles lúc thì xem Nga là đối tác không thể thiếu khi thì xem Nga là một mối đe dọa cho hòa bình. Còn Nato tuy cứng rắn nhưng không dám đi đến cùng thu nhận Ukraina làm thành viên.

Câu hỏi thứ hai của Le Monde là nước nào sẽ là nạn nhân đầu tiên của giá dầu tuột dốc?

Nga và Venezuela đã bước vào thời kỳ suy thoái, Iran cắt giảm trước ngân sách. Algérie phải lấy ngoại tệ dự trữ ra tiêu dùng…

Tình hình Venezuela, theo Le Monde, có vẻ nguy ngập nhất. Chế độ mà Hugo Chavez để lại sẽ điêu đứng thêm vì đồng minh duy nhất của Venezuela trong vùng là Cuba đã quyết định bình thường hóa quan hệ với Mỹ càng làm Caracas bị cô lập hơn.

Tại nước Nga, Putin cũng bắt đầu bóp ngẹt hơn không gian chính trị . Bản án phi lý trừng phạt anh em nhà dân chủ Alexei Navalny là dấu hiệu Nga sẽ trấn áp mạnh phong trào phản kháng. Tuy nhiên, trong bài báo dành riêng cho tin này, Le Monde cho rằng bản án này chỉ giúp cho nhà tranh đấu khôi phục lại hình ảnh phần nào bị sứt mẻ vì lập trường dân tộc chủ nghĩa cực đoan của ông.

Le Monde cũng đặt nghi vấn về khả năng Trung Quốc và Nga sẽ siết chặt thế liên hoàn để chống Mỹ như thời thập niên 1950. Lý do là Trung Quốc trong mọi điều kiện, bao giờ cũng đặt quyền lợi riêng lên trên hết nhất là quyền lợi kinh tế và đồng nhân dân tệ.

Về tình hình châu Mỹ, tuy ghi nhận Cuba muốn bắt tay với Mỹ nhưng Le Monde không chút ngây thơ với câu hỏi : liệu nền dân chủ sẽ trỗi dậy tại Cuba nhờ vào thương mại tự do ? Sự kiện hơn 50 nhà tranh đấu bị câu lưu trong những ngày cuối tháng 12 không phải là tín hiệu báo trước chế độ Raoul Castro sẽ mở cánh cửa chính trị.

Ngược lên Bắc Mỹ, nhật báo độc lập Pháp dự báo trận đấu « hồi thứ hai » diễn ra giữ hai gia đình Clinton và Bush như vào năm 1992. Lần này hai đấu thủ sẽ là Thượng nghị sĩ Hillary Clinton và thống đốc tiểu bang Florida, Jeb Bush.
Theo RFI
nga  
#2 Đã gửi : 01/01/2015 lúc 10:14:32(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Năm 2015 Biển Đông sẽ tiếp tục bị Trung Quốc khuấy động
UserPostedImage
Tàu Trung Quốc (trái) dùng vòi rồng phun nước tấn công tàu Việt Nam tại Biển Đông trong vụ giàn khoan HD-981. DR

Trong các dự đoán về tình hình châu Á năm 2015 vừa bắt đầu, bi quan nhất vẫn là các nhận định về Biển Đông, được cho là sẽ tiếp tục bị các tranh chấp giữa Trung Quốc và các láng giềng, đặc biệt là với Philippines và Việt Nam, khuấy động. Theo ghi nhận của hầu hết các nhà phân tích, tương tự như trong năm 2014, Trung Quốc sẽ tiếp tục vai trò kẻ gây rối tại Biển Đông.


Trong bài viết trên báo mạng Nhật Bản The Diplomat công bố hôm qua, 31/12/2014, Biển Đông tiếp tục được xếp vào trong số 10 diễn biến tại Đông Nam Á cần phải theo dõi trong năm 2015, nhất là trong bối cảnh một nước trực tiếp can dự vào tranh chấp Biển Đông là Malaysia lên làm chủ tịch luân phiên ASEAN, đồng thời bắt đầu nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

The Diplomat : Một năm đầy sóng gió ở Biển Đông
Theo tác giả Prashanth Parameswaran, năm 2015 rất có thể sẽ tiếp tục là một năm đầy sóng gió, nếu căn cứ vào xu thế hiện nay : « Với những gì đã xảy ra trong vài năm qua, thì chớ dại bỏ Biển Đông ra khỏi danh sách (những sự kiện cần chú ý), mặc dù rất khó dự đoán chính xác sự việc sẽ diễn biến ra sao ».

Đối với chuyên gia này, trong số hai vấn đề cần đặc biệt theo dõi, trước hết phải xem các nước Đông Nam Á trong khối ASEAN - cả các nước có tranh chấp lẫn không có tranh chấp - điều chỉnh phản ứng của họ ra sao trước chiến lược càng lúc càng rõ ràng của Trung Quốc, vừa bành trướng trên biển bằng cách dần dần thay đổi nguyên trạng Biển Đông, vừa gắn chặt mình vào khu vực Đông Nam Á trên bình diện kinh tế.

Một diễn biến thứ hai cần chú ý là phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực tại La Haye (Hà Lan) về vụ kiện của Philippines nhắm vào Trung Quốc, sớm nhất là sau ngày 16/06/2015 là thời hạn chót mà Tòa án đã dành cho Bắc Kinh để trả lời luận chứng bổ sung mà Tòa đã yêu cầu Manila phải nộp trước ngày 15/03/2015.

Phán quyết của cơ chế trọng tài của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển có thể ảnh hưởng đến các diễn biến trên hiện trường, đặc biệt là đến việc các bên sử dụng công cụ pháp lý để tìm giải pháp cho các tranh chấp đang diễn ra.

Trung tâm nghiên cứu Mỹ CSIS : Biển Đông vẫn là điểm nóng
Dự đoán của The Diplomat cũng không khác gì so với nhận xét của một loạt chuyên gia Mỹ về Biển Đông. Trong tạp chí của nhóm Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Á châu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS tại Washington, số ra ngày 23/12/2014, rất nhiều chuyên gia phân tích tên tuổi về Biển Đông đều không một chút nghi ngờ là Biển Đông sẽ tiếp tục là một điểm nóng trong năm 2015.

Bà Bonnie Glaser cho rằng bãi Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal), ở vùng quần đảo Trường Sa đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc nhưng hiện do Philippines kiểm soát rất có thể trở thành điểm nóng.

Trên bãi cạn này có xác một chiếc tàu cũ do Hải quân Philippines cố tình cho mắc cạn vào năm 1999 để làm chỗ đóng quân cho một toán lính Thủy quân lục chiến làm nhiệm vụ canh gác. Trong năm 2014, lực lượng Trung Quốc đã thành công trong việc ngăn không cho Philippines mang vật liệu xây dựng đến nơi để gia cố chiếc tàu.

Trong tình hình đó, chuyên gia Glaser thẩm định rằng, trong trường hợp mà chiếc tàu bị rệu rã và tuột khỏi bãi cạn này, lực lượng Trung Quốc có thể thừa dịp tiến chiếm luôn bãi cạn này, và vấp phải sự chống đối của hải quân Philippines.

Vùng Biển Đông cũng có nguy cơ bị khuấy động do việc Trung Quốc đưa giàn khoan trở lại. Theo giáo sư Chu Phong (Zhu Feng), vụ Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào hoạt động trong vùng biển gần Việt Nam vào năm 2014 đã tạo ra căng thẳng cùng cực giữa Bắc Kinh và Hà Nội, trước khi tình hình tạm lắng dịu.

Tuy nhiên trong năm 2015, theo ông Chu Phong, « Trung Quốc có khả năng di chuyển giàn khoan dầu trở lại vùng biển tranh chấp, chắc chắn Việt Nam sẽ lại quấy rối hoạt động giàn khoan dầu của Trung Quốc ». Chu kỳ trả đũa lẫn nhau đó sẽ chỉ có thể chấm dứt khi hai bên đạt được thỏa thuận chính trị về việc cùng khai thác dầu trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông.

Có điều là, theo giáo sư Chu Phong, trước mắt chưa thấy được một thỏa thuận như vậy ở chân trời.

Theo RFI
nga  
#3 Đã gửi : 01/01/2015 lúc 11:35:03(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Lãnh đạo Việt Nam năm 2015 và ba đại ca
UserPostedImage
Các ông Barack Obama, Tập Cận Bình và Vladimir Putin gây ảnh hưởng lớn trong năm 2014

Năm 2014 khép lại ở Anh Quốc bằng nhiều bảng 'phong thần' điểm mặt chỉ tên các nhân vật thắng hoặc thua trong năm, gọi là 'the winners and losers of 2014'.

Nhưng nhiều người trong giới chính trị Anh không quen thuộc với các bạn đọc của BBC ở Việt Nam nên tôi xin chỉ nhắc đến ba nhân vật quốc tế là các ông Barack Obama, Tập Cận Bình và Vladimir Putin.

Người được các nhà bình luận tại Anh cho là đang thắng thế nhất trong năm 2014 không phải ai khác mà là Chủ tịch Trung Quốc, còn người thua nhiều nhất lại chính là ông Putin.

Sức mạnh Obama
Tôi sẽ quay lại hai vị này sau khi bàn qua về ông Obama vì có thể ông sẽ thăm Việt Nam vào một thời điểm nào đó trong hai năm còn lại của nhiệm kỳ, theo hy vọng của tân đại sứ Ted Osius vừa sang Hà Nội nhậm chức.

Ông Obama có một năm không hẳn thắng mà cũng chẳng thua.

Về đối nội, kinh tế Mỹ khởi sắc, cải cách y tế của ông có thêm 10 triệu người đăng ký và dù có xung đột sắc tộc, Hoa Kỳ vẫn là nước đi đầu trong nhóm quốc gia sáng tạo công nghệ cao, biểu hiện bằng các đời iPhone mới lan ra thế giới.

Việc thay đổi cán cân năng lượng khiến Mỹ bớt lệ thuộc vào các đại gia dầu lửa, và gián tiếp góp phần làm ông Putin điêu đứng.

Về đối ngoại, đau đầu nhất cho ông Obama hiện là IS và hồ sơ Iran nhưng phần ưu điểm có sự quyết đoán ngăn chặn Ebola và cú ngoạn mục nối lại với Cuba, mở cơ hội ổn định toàn vùng Tây Bán Cầu.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn cuối năm với đài NPR, ông Obama xác nhận sự thất vọng với chiêu 'cản mũi kỳ đà' mọi nơi mọi lúc của phe Cộng Hòa nên ông cũng sẽ khỏi cần họ nữa.

Chính vì đảng của ông đằng nào cũng thất cử giữa kỳ rồi và ông Obama cũng không còn phải lo tái tranh cử nên nay rảnh tay làm những điều ông muốn mà vụ Cuba chỉ là một.

Có thể nói, vì yếu mà ông Obama lại trở nên mạnh và ông báo trước sẽ dùng cây bút phủ quyết nhiều hơn khi cần trong năm 2015.

Nhìn sang châu Á, cán cân 50/50 cũng là đánh giá công bằng cho chính sách của Hoa Kỳ.

Ông Obama đối thoại trực tiếp, thân thiện với lãnh đạo Trung Quốc nhưng không làm các đồng minh truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc thua thiệt gì.

Chính sách xoay trục, lúc mềm lúc cứng ở Biển Đông của Hoa Kỳ tuy không làm Trung Quốc rút hẳn đi nhưng cũng ngưng đối đầu và khiến các nước ASEAN yên tâm hơn, và cả Manila với Hà Nội đều được nhờ.

Ông Putin mở đầu năm 2014 bằng cuộc cờ Crimea khiến cả thế giới sửng sốt, và như chính lời ông Obama thì ngay tại Washington không ít người Mỹ cho rằng nhà lãnh đạo trong Kremlin là 'thiên tài'.

Ngay tại châu Âu, không hiếm nhân vật phe thiên hữu ở cả Anh, Đức, Ba Lan ngưỡng mộ ông Putin 'bàn tay sắt' trước một EU mềm yếu.

Nhưng ông Putin kết thúc một năm không phải là 'người hùng' mà là nhân vật bị cô lập, lên án tại các khu vực của thế giới văn minh, bị cấm vận kinh tế tài chính, và bị giá dầu sụt giảm cho cú đo ván.

Nói như Roger Boyes, nhà bình luận kỳ cựu của The Times về Đông Âu, ông Putin không chỉ đốt luật chơi sau Chiến tranh Lạnh mà còn liên tục đùa với lửa trong lúc cứ ngỡ mình đang có các bước đi chiến lược.
UserPostedImage
Ông Tập giải quyế̉t gọn khủng hoảng ở Hong Kong trong năm 2014

Trong bối cảnh đó, người ta càng thấy ông Tập Cận Bình về nhất trong bộ ba.

Kinh tế Trung Quốc có chững lại nhưng đà tăng trưởng vẫn mạnh, và tác động của Nhân dân tệ ngày càng lan tỏa ra khu vực châu Á, vào sâu châu Phi, Mỹ La Tinh.

Bắc Kinh còn thừa sức mạnh để gợi ý giúp Moscow bằng cách tăng trao đổi thương mại bằng Nhân dân tệ vì Nga bị kẹt khi tiêu USD và euro.

Nhưng điều làm giới bình luận thán phục nhất là vị thế lên cao không ai hơn của ông Tập ngay tại Trung Quốc.

Sau đợt thanh trừng Bạc -Chu, có tin nói ông sẵn sàng nhắm tới cả những người tiền nhiệm mà vụ bắt ông Lệnh Kế Hoạch, cựu bí thư của Hồ Cẩm Đào chỉ là món khai vị, theo Michael Sheridan, nhà báo Anh viết từ Hong Kong.

Trong quân đội ông cũng cho đi một loạt tướng tá và thay bằng người thân cận từ quân đoàn 31 ở Phúc Kiến nơi ông từng làm bí thư.

Không chỉ cho xử Từ Tài Hậu, ông Tập còn bổ nhiệm ông Miêu Hoa, người chưa bao giờ đi biển làm chính ủy Hải quân Quân Giải phóng, chứng tỏ ở vị trí Chủ tịch Quân ủy Trung ương, ông đã hoàn toàn kiểm soát quân đội.

Như truyền thống của các vị hoàng đế Trung Hoa xưa, lên cầm quyền là phải 'nội công, ngoại kích' để xác lập vị thế, năm 2014, ông Tập không chỉ 'đả hổ diệt ruồi' trong nhà mà còn ra tay đe Nhật Bản, ép Việt Nam, lấn Philippines.

Thậm chí ông còn lạnh nhạt muốn 'cho đi' luôn cả Bắc Triều Tiên nếu Kim Jong-un cứ một mình một kiểu.

Với Trung Á và Ấn Độ, Trung Quốc tiếp tục hai tuyến Con đường tơ lụa, một trên bộ, một trên biển để vươn sang phía Tây và Nam như hai vành đai chiến lược.

Sau khi đã định hình các nét lớn về đại cục với Mỹ, Nhật và EU, ông Tập Cận Bình nay đưa khu vực 'châu biên' thành ưu tiên số một, báo hiệu các chuyện trong vùng, liên quan tới Việt Nam và ASEAN sẽ tiếp tục chịu tác động mạnh từ Trung Quốc trong năm 2015.

Ứng phó có khó khăn?
Trong hoàn cảnh đó, Việt Nam cần lãnh đạo gì?

Là nước có gắn bó sát sườn với cả ba quốc gia nói trên, Việt Nam bước vào thời điểm cần có sự lãnh đạo vượt trội về chất lượng trị nước và về tầm nhìn.

Trung Quốc đang có một nhà lãnh đạo rất mạnh, rất quyết đoán cả trong lẫn ngoài và với một nhiệm kỳ còn khá lâu, ít nhất là 10 năm nữa.

Việt Nam lại vào cuối nhiệm kỳ của một loạt vị lãnh đạo và đà của Đổi Mới, hội nhập đợt một đã hết.

Trong năm 2014, khi thế giới bước vào những chuyển biến tầm thế kỷ, Việt Nam có dấu hiệu lúng túng.

Ví dụ động thái lại gần ông Putin không phải là sáng suốt vì vũ khí của Nga ai mua chẳng được và để nâng quốc gia lên một đẳng cấp khác, Việt Nam cần EU hơn Nga.

Căn cứ vào học thuyết quốc phòng vừa công bố, Nga trong những năm tới sẽ chỉ còn tập trung vào khu vực Ukraine và châu Âu, Trung Á, không còn hơi sức đâu mà giúp Việt Nam.

Bản thân ông Putin nhận định kinh tế Nga sẽ còn khó khăn trong hai năm tới nên tạm thời ta có thể để mối quan hệ Nga - Việt vào một USB thay vì để trong ổ cứng.
UserPostedImage
Kinh tế điêu đứng ông Putin thiên về các giải pháp quân sự

Từ phía bên kia Thái Bình Dương, Hoa Kỳ thì đã có một chiến lược rõ rệt về Việt Nam và khu vực.

Cho tới nay người Việt Nam cứ nghĩ 'Mỹ cần mình' theo kiểu lợi dụng vị trí địa chiến lược để co kéo, mặc cả.

Đây là một tư duy hết sức ngắn hạn.

Vì một khi Hoa Kỳ đã có chiến lược tức là họ sẽ thực hiện bằng được chiến lược đó.

Có bạn tham gia thì tốt, không có bạn người Mỹ vẫn thừa đủ thực lực và đồng minh thực hiện các mục tiêu đã hoạch định.

Họ cũng hoàn toàn có thể gạt bạn sang một bên để quyết cho nhanh.

Sau Thế Chiến II, Anh Quốc, đồng minh hữu hiệu nhất của Hoa Kỳ tại châu Âu, có cách nhìn khác hẳn về vùng Đông Âu, Balkans và Cận Đông nhưng Hoa Kỳ vẫn quyết theo ý riêng, tùy vào quyền lợi lớn của họ.

Anh và Pháp 'ương bướng' cho đến vụ kênh đào Suez là hết lực và đành chấp nhận nhường chỗ trọn vẹn cho Mỹ trong các chính sách từ châu Âu sang tới Trung Đông, Hồng Hải.

Từ Thế Chiến I đ̣ến nay tôi chưa thấy ở đâu Hoa Kỳ chưa đạt được mục tiêu chiến lược của họ và nước Mỹ luôn không thiếu người sẵn sàng giúp.

Tư duy đ̣ộc lập với nước ngoài là điều tốt nhưng Việt Nam đã không ở vào vị thế trung lập mà còn ký đối tác chiến lược với một loạt nước nên bài toán là làm sao vừa giữ vừa xây và bỏ giáo điều để canh tân chứ không phải bị động, loay hoay giữa xung đột của các bên.
Ngay trong chuyện chuyển hướng với Cuba vừa qua, ai mà ngờ được đồng minh hữu hiệu nhất cho ông Obama lại là Đức Giáo hoàng Francis.

Viễn kiến của Hoa Kỳ cho khu vực và Việt Nam thì ai cũng đã thấy vì họ công khai nêu ra từ lâu.

Một bộ phận cán bộ ở Việt Nam hiển nhiên luôn cho rằng Hoa Kỳ có ý muốn thay đổi chế độ ở Hà Nội.

Tôi chưa nghe quan chức cao cấp nào của Mỹ đáp lại điều này nên xin tạm lấy lời của Tổng thống Obama nói về Iran để cùng chia sẻ cách nghĩ của người Mỹ về những ai ghét họ.

Theo ông Obama, có những người bảo thủ ở Iran "vì đã đầu tư quyền lợi và tình cảm quá nhiều vào chủ nghĩa bài Mỹ nên sự thay đổi, mở cửa ra với thế giới khiến họ run sợ" và vì thế trong đàm phán hạt nhân cứ 'một bước tiến hai bước lùi'.

Hiển nhiên, Việt Nam không phải là Iran mà thậm chí còn là đối tác toàn diện của Hoa Kỳ.

Tư duy đ̣ộc lập với nước ngoài là điều tốt nhưng Việt Nam đã không ở vào vị thế trung lập mà còn ký đối tác chiến lược với một loạt nước nên bài toán là làm sao vừa giữ vừa xây và bỏ giáo điều để canh tân chứ không phải bị động, loay hoay giữa xung đột của các bên.

Lấy ví dụ trước học thuyết quân sự mới của ông Putin coi Nato là kẻ thù chính, mà Việt Nam lại là đối tác chiến lược với cả Nga và một loạt nước Nato, thách thức ngoại giao sẽ không đơn giản khi xung đột của họ gia tăng trong năm 2015.
UserPostedImage
Việt Nam ứng xử thế nào với các diễn biến quốc tế?

Chính sách của ông Tập Cận Bình với Việt Nam thế nào thì các lãnh đạo Trung Quốc sang thăm cũng đã nói khá rõ.

Chỉ một chuyện mở Viện Khổng tử thôi đã làm náo động các giới trong và ngoài nước cho thấy người Việt Nam nói chung quá bị động và không có sự chuẩn bị để chơi với một nước Trung Quốc đang vươn ra mạnh mẽ.

Quan hệ với Mỹ và châu Âu thì trở thành cuộc kéo co về nhân quyền, bắt thả thả bắt, chẳng ra đâu vào đâu cả.

Nếu có sang thăm Việt Nam, như đã nói ở trên, vì không còn bị ràng buộc bởi Quốc Hội, ông Obama không hề yếu mà là người ở vị thế rất mạnh, có thể có những quyết định cơ bản cho quan hệ hai nước.

Căn cứ vào những gì ông Obama nói về Trung Đông, Nga và Cuba, ông có vẻ tỏ ra là người luôn chủ động chìa tay ra tạo cơ hội cho bất cứ ai, kể cả kẻ thù, đối thủ đáng gờm nhất, nhưng vế sau của tư duy Obama lại là nếu cho cơ hội mà không nhận thì hãy ráng chịu.

Năm 2015 như thế sẽ là năm bản lề cho Việt Nam trước kỳ Đại hội Đảng tới và câu hỏi là ai sẽ là người lãnh đạo đủ mạnh ở Việt Nam để chơi tay ba với các nhân vật quốc tế tầm 'khủng' như thế.
Theo BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.237 giây.