logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 01/01/2015 lúc 06:49:26(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
SÀI GÒN (NV) - Các vụ hành hung, giết bạn học, càng ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Tuy bạo lực học đường gây hậu quả hết sức nghiêm trọng song chính quyền Việt Nam chưa làm gì cả.


UserPostedImage
Ong Đức Danh - thủ phạm một vụ giết người sau khi là nạn nhân của bạo lực học đường. (Hình: Tiền Phong)


Ong Đức Danh, 24 tuổi, vừa bị Tòa Án Sài Gòn phạt 6 năm 18 ngày tù vì “giết người.” Do đã bị tạm giam đủ 6 năm 18 ngày, Danh được trả tự do ngay tại tòa.

Tuy “giết người” song Ong Đức Danh được xem là một nạn nhân của “bạo lực học đường.” Năm 2008, khi đang theo học tại một trường trung cấp dạy nghề ở quận 6, Danh liên tục bị một nhóm học cùng trường mắng chửi, đánh đập. Vì không có ai bận tâm đến chuyện giải quyết vấn đề sử dụng bạo lực để bắt nạt người khác trong trường học, Ong Đức Danh đã tự vệ bằng cách giấu hai con dao Thái Lan trong người và dùng dao đâm chết học sinh cầm đầu nhóm học sinh thường mắng chửi, đánh đập mình.

Ong Đức Danh chỉ bị phạt 6 năm 18 ngày tù vì bị tâm thần cả do chấn thương sọ não bởi bị bạn học hành hung lẫn tác động của vụ án mạng và thời gian bị tạm giam trong tù.

Cũng vào thời điểm này, công an huyện Nam Đàn, Nghệ An mới khởi tố Hoàng Văn Tuấn, 15 tuổi, học sinh lớp 8 trường trung học Tận Dân vì “cố ý gây thương tích dẫn đến chết người.”

Tuần trước, tại trường, Tuấn cãi vã với Nguyễn Văn Tuyên, bạn cùng lớp và đấm vào đầu Tuyên. Tuyên về nhà, sang hôm sau, cha mẹ của Tuyên phát giác Tuyên đã chết cứng trên giường. Kết quả giám định tử thi xác định, Tuyên chết do tụ máu não, hậu quả của việc bị Tuấn đấm vào thái dương.

Cũng trong tuần trước, công an phường Văn Yên, thành phố Hà Tĩnh, triệu tập bốn nữ sinh lớp 12 đã hành hung nữ sinh Trần Thị Anh Thơ, 15 tuổi, học lớp 10 trường trung học Phan Đình Phùng, đến lấy lời khai. Cả bốn rủ nạn nhân đi chơi rồi ép vào một khách sạn và xúm vào đánh nạn nhân bất tỉnh, sau đó ôm nạn nhân bỏ trước cổng chợ Hà Tĩnh.

Trong vài năm qua, không riêng nam sinh mà ngay cả nữ sinh các cấp cũng đã gây ra hàng trăm vụ hành hung bạn bè. Rất nhiều thủ phạm đã quay các vụ học sinh hành hung nhau rồi đưa lên Internet để khoe những thành tích man rợ này, khiến dân chúng Việt Nam choáng váng.

Chẳng riêng hệ thống giáo dục mà ngay cả chính quyền Việt Nam cũng không bận tâm đến chuyện ngăn chặn bạo lực học đường, dẫu rằng, vấn nạn này đã, đang và sẽ còn gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cả ở hiện tại lẫn tương lai.

Cuối tháng trước, Viện Nghiên Cứu Y Học-Xã Hội và tổ chức từ thiện Plan Việt Nam, công bố kết quả một nghiên cứu về bạo lực trong trường học. Theo đó, trong 3,000 học sinh đang theo học tại 30 trường cấp hai và cấp ba ở Hà Nội, có 80% cho biết đã từng là nạn nhân của bạo lực học đường dưới cả hai hình thức: Bạo lực tinh thần (bị hăm dọa, bị lăng mạ, bị phạt, bị vu cáo,...) và bạo lực thể chất (bị xô đẩy, bị đánh đập). Thậm chí có tới 19% xác nhận từng là nạn nhân của bạo lực tình dục (nhận được các tin nhắn sàm sỡ, bị sờ mó vào cơ thể) ngay tại trường mình đang theo học.

Bạo lực học đường không chỉ có trong trường học mà thường xuyên diễn ra trên đường đến trường và khi từ trường về nhà. Công an Việt Nam không can thiệp nếu như không xảy ra “hậu quả nghiêm trọng.” Đáng lưu ý là chỉ có 16% nữ sinh và 19% nam sinh cho biết các em cảm thấy an toàn khi ở bên trong khuôn viên trường học
Theo báo Người Việt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.049 giây.