logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 30/01/2013 lúc 02:18:53(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Xây dựng Hiến pháp mới

Việc nhân dân góp ý để xây dựng Hiến pháp 2013 đang được thực hiện. Ý định của lãnh đạo đảng và nhà nước là lấy ý kiến nhân dân trong ba tháng (từ đầu tháng 1 đến cuối tháng 3) dựa vào bản dự thảo đã được công bố. Bản tổng hợp ý kiến đóng góp của nhân dân sẽ được trình bày tại phiên họp Quốc hội vào giữa năm nay, sau đó bản dự thảo được sửa đổi bổ sung cuối cùng sẽ được Quốc hội xem xét và biểu quyết tại phiên họp trong tháng 10.

Nhưng công việc không đơn giản như thế.

Ngay sau khi bản dự thảo đầu tiên được công bố, đã có ý kiến khá gay go về quá trình xây dựng bản dự thảo cũng như nội dung của bản dự thảo này.

Trước hết đã có ý kiến của hàng ngàn trí thức tiêu biểu yêu cầu kéo dài thêm thời gian lấy ý kiến của nhân dân, vì 3 tháng xem ra không thể đủ. Lý lẽ của ý kiến này là Hiến pháp cực kỳ hệ trọng, nhất là khi toàn dân mong muốn xây dựng một nhà nước pháp quyền thật sự, việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật trở nên nền tảng của cuộc sống toàn dân. Do đó, không thể làm hình thức, qua loa được.

Một bộ phận không nhỏ trong nhân dân không hài lòng với bản dự thảo vừa công bố, vì tuy đề ra hàng trăm điều sửa đổi, nhưng lại hoàn toàn bỏ qua những thay đổi cơ bản cần thiết và cấp bách nhất. Trong những ý kiến này, có 2 đề nghị cực kỳ quan trọng rất khó lòng bác bỏ, đó là đổi tên gọi từ Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) thành Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) như trước đây; đồng thời có ý kiến yêu cầu đảng Cộng sản Việt Nam nên chọn cho mình một tên gọi khác thích hợp với thực tế và khoa học hơn.

Hiện nay VN gần như là nước duy nhất còn mang danh xã hội chủ nghĩa (XHCN). Trung Quốc vẫn là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Cuba nay là nước Cộng hòa Cuba. Libya đã từ bỏ danh xưng XHCN. Miến Điện cũng không còn tự gọi là một nước XHCN nữa.

Hơn nữa hiện nay chưa ai chỉ ra được hình thù chủ nghĩa xã hội (CNXH) và chủ nghĩa Cộng sản (CNCS) ở nước ta nó ra sao, mang những đặc điểm cụ thể gì, bao lâu nữa sẽ hình thành, qua mấy kế hoạch 5 năm, qua mấy chiến lược 10 năm. Trong Hiến pháp không thể ghi những khái niệm chung chung, mơ hồ, xa vời. Hơn nữa CNCS kiểu Mác-Lênin trong thực tế đã bị phá sản triệt để ở Liên Xô cũ và Đông Âu; vài nước còn theo chủ nghĩa này đang lâm vào tình trạng khủng hoảng cả trên lý luận lẫn thực tiễn. CNCS đã bị lên án là một sai lầm khủng khiếp của lịch sử, là tội ác chống nhân loại, với hơn một trăm triệu nạn nhân được ghi rõ trên một tượng đài kỷ niệm ở thủ đô Washington của Hoa Kỳ. Trên khắp châu Âu, CNCS kiểu Mác-Lênin cũng bị cấm truyền bá và bị coi là tội ác lớn hơn cả tội ác của chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Vậy thì đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN)có nên giữ tên gọi như cũ, vẫn khẳng định trung thành với học thuyết Mác-Lênin, vẫn kiên định CNXH kiểu Mác-Lênin hay không? Lẽ phải, khoa học, uy tín của đảng, danh dự dân tộc, thể diện quốc gia đều yêu cầu phải sửa đổi.

Có ý kiến nên tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý gọn, nhanh về vấn đề trên vì đã chin trong lý lẽ, trong dư luận rồi.

Nếu đổi tên nước thành Nước VNDCCH thì sẽ có sự thay đổi tận gốc rễ từ chế độ độc đảng sang chế độ đa đảng, sẽ cần một đạo luật để sự chuyển đổi diễn ra trong luật pháp, trật tự, từ đó sẽ phải sửa rất nhiều điều khoản cho đồng bộ. Hiến pháp hiện hành, nếu được sửa đổi một cách cơ bản, hoặc tốt hơn nữa là được thay đổi bằng một văn kiện hoàn toàn mới theo đúng mệnh lệnh của đất nước, ý nguyện của toàn dân, và yêu cầu của thời đại, sẽ mang lại một diện mạo mới mẻ cho đất nước. Sự chuyển đổi này có giá trị như một cuộc cách mạng dân chủ sâu sắc.

Ngoài ra có mấy vấn đề hệ trọng khác cần được trao đổi, đối thoại rộng rãi trong dư luận. Đó là vấn đề sở hữu nhiều thành phần về ruộng đất như tại hầu hết các nước khác, từ đó khôi phục quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất vốn có từ xưa; vấn đề tách rời ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp để có kiểm soát và cân bằng quyền lực; vấn đề không coi sở hữu quốc doanh là chủ đạo trong nền kinh tế chung …

Mới có vài tuần lễ bản dự thảo được đưa ra công luận, đã có phản ứng và hồi âm ngay. Đã có yêu cầu
mạnh mẽ, dứt khoát chuyển thật sự sang một chế độ dân chủ đa nguyên. Trong số người đông đảo đã ghi tên đóng góp ý kiến, người ta thấy có những nhân vật rất nổi tiếng, mới cũng như cũ, thuộc cả hai giới nam nữ, từ mọi miền Bắc, Trung, Nam, thuộc mọi lứa tuổi, có cả người ngoài đảng CS và trong đảng. Lý lẽ của họ rất rõ ràng, lập luận công phu, Ban Lý luận Trung ương, và 900 “lý lẽ viên” của Thành ủy Hà Nội khó lòng bác bỏ nổi.

Lúc này chính là lúc Bộ Chính trị cần lắng nghe ý kiến và nguyện vọng của nhân dân hơn lúc nào hết. Bộ Chính trị đã bỏ qua quá nhiều thời cơ và lãng phí quá nhiều thời gian của đất nước. Hãy lắng nghe tiếng nói của nông dân bị mất ruộng đất, của các nhà kinh doanh nhỏ và vừa bị chèn ép, của tuổi trẻ nhiều ước mơ bị vùi dập. Trong khi đó, nạn tham nhũng đang ngang nhiên hoành hành, xã hội băng hoại vì kỷ cương buông lỏng từ trên cao, y tế xuống cấp, giáo dục lạc hậu, đều liên quan đến tệ quan liêu, độc đoán, thiếu vắng dân chủ.

Trong công cuộc sửa đổi Hiến pháp, tạo ra Hiến Pháp Dân chủ năm 2013, có thể nói trên thực tế đã hình thành 2 nhóm lãnh đạo đối lập nhau. Một bên là lãnh đạo của đảng CS mà đại diện chính là Bộ Chính trị hiện nay, có vẻ như không mặn mà với việc sửa đổi Hiến pháp, hài lòng với bản dự thảo hiện tại, gồm có hàng trăm thay đổi vụn vặt, thứ yếu, tránh né những thay đổi cơ bản cần thiết đã hoàn toàn chin muồi.
Một bên là một số trí thức khá đông đảo, chất lượng cao, không ít người là cán bộ cao cấp của đảng và nhà nước, một số từng là cán bộ lãnh đạo, cùng thanh niên, phụ nữ, lao động, nông dân, nhà kinh doanh… có trình độ và tâm huyết, mong muốn một cuộc thay đổi đúng mức, theo hướng dân chủ đa nguyên, hòa nhập với thế giới dân chủ hiện đại, có lợi cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước.

Đây là một cuộc đấu tranh ôn hòa, bằng lý lẽ, qua lập luận, tranh luận, thuyết phục nhau, qua hội họp, bài nói và bài viết trên các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng mở rộng, lấy nhân dân cử tri cả nước làm trọng tài. Đây là dịp để nhân dân ta tập dượt thực thi quyền dân chủ của cử tri trong xã hội, với thái độ ôn hòa, xây dựng, bình đẳng tương kính trong một xã hội văn minh, có hàng ngàn năm văn hiến.

Do có thể có những bất đồng gay gắt, cần đề phòng trước những thái độ nóng nảy, thành kiến, chụp mũ nhau, không lắng nghe rõ ý kiến của nhau, và nên luôn luôn lấy quyền lợi tối cao của nhân dân của đất nước làm trọng.

Đất nước quê hương ta đã qua một thời kỳ chến tranh bi thảm, nay là một dịp quý hiếm để chung sức chung lòng tạo nên một đạo Luật Cơ bản làm nền tảng vững vàng cho một chế độ dân chủ đa nguyên mà nhiều nước đã thực hiện từ thế kỷ XVIII như Hoa Kỳ và Pháp, những gương sáng từng được ghi đậm nét trong bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 của nước VNDCCH.

Đảng CSVN đang lãnh đạo đất nước có đóng góp nhưng cũng có nhiều sai lầm trong trách nhiệm của mình, nay có phần trách nhiệm chủ yếu trong việc điều hành xây dựng bản hiến pháp mới năm nay. Quần chúng nhân dân đang thức tỉnh về nền dân chủ đa nguyên ưu việt đặt niềm tin trên vai tập thể trí thức dân tộc đã có sáng kiến đề ra những tuyên bố, kiến nghị, lời kêu gọi vừa qua.

Lịch sử sẽ ghi nhận thái độ đúng đắn, trọng lẽ phải, vì nhân dân, thức thời tự nguyện rời bỏ vai trò độc quyền độc tôn lãnh đạo đất nước của Đảng CSVN, chủ động sát cánh cùng toàn dân xây dựng nền dân chủ đa nguyên ưu việt, một bước tiến mạnh mẽ lên phía trước của nền văn minh nhân loại.

Source: Blog Bùi Tín

Sửa bởi quản trị viên 30/01/2013 lúc 03:07:33(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#2 Đã gửi : 30/01/2013 lúc 02:22:01(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Gần 800 trí thức VN kêu gọi chấm dứt chế độ độc đảng

Gần 800 nhà trí thức tại Việt Nam hôm qua đã ký thỉnh nguyện thư trên mạng kêu gọi chấm dứt chế độ độc đảng và tổ chức bầu cử tự do.

UserPostedImage
AFP PHOTO / HOANG DINH Nam. Lễ khai mạc Đại hội lần thứ 11 của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) tại Hà Nội ngày 12 tháng 1 năm 2011.
Thỉnh nguyện thư này, phác họa một bản hiến pháp khác, được phổ biến trên nhiều trang blog nổi tiếng hôm thứ Ba để đáp ứng việc đảng CSVN yêu cầu dân chúng góp ý về những khoản tu chính hiến pháp.

Nguyên Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, thuộc trong số cựu viên chức cao cấp ký tên trong thỉnh nguyện thư, cho biết Hiến pháp năm 1992 được đề ra vào những năm đầu của chính sách đổi mới, do đó không con phù hợp với hiện tình đất nước. Cho nên bản hiến pháp như đề nghị trong thỉnh nguyện thư là tốt hơn văn kiện hiện giờ; và điều tốt nhất là Việt Nam phải có hệ thống đa đảng trong lúc này.

Theo bà Nguyễn Thu Nga, nhân viên tại một văn phòng ở Hà Nội, thì diễn tiến vừa nói rất trọng hệ cho hệ thống chính trị Việt Nam; người CS phải chấp nhận thỉnh nguyện thư này thay vì chống lại trí thức.

Bản Hiến pháp đề nghị trong thỉnh nguyện thư cũng kêu gọi đổi tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thay vì Cộng hòa XHCNVN, đồng thời thực hiện tam quyền phân lập giữa hành pháp, lập pháp và tư pháp.

Mặc dù nhà cầm quyền cho biết sẽ tiếp thu ý kiến của công chúng về đề nghị tu chính hiến pháp, nhưng những vấn đề như bầu cử đa đảng, quyền tư hữu đất đai của người dân bị loại khỏi tiến trình tham khảo ý kiến.
Source: RFA
song  
#3 Đã gửi : 30/01/2013 lúc 02:23:51(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Kiến nghị Hiến pháp bỏ Điều 4
UserPostedImage
Cạnh tranh là xu thế lịch sử

Hàng trăm trí thức đã ký tên vào một bản Bấm Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 92, hiện đang lưu hành trên mạng internet.

Hiện danh sách ký tên đã có tới trên 350 người, trong đó có các nhân sỹ trí thức hàng đầu Việt nam và người Việt ở nước ngoài.

Nhóm những người chấp bút bản kiến nghị, với những cái tên như TS Nguyễn Quang A, TS Lê Đăng Doanh, GS Nguyễn Huệ Chi, Nhà báo Tống Văn Công... cho hay họ muốn thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.

"Hiến pháp của một quốc gia do dân làm chủ bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân và được hình thành từ sự thỏa thuận giữa các thành phần đa dạng trong xã hội."

Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang đưực trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".

Bởi vậy, những người này đề xuất kiến nghị 7 điểm cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

Một trong những kiến nghị quan trọng liên quan tới Điều 4 của Hiến pháp hiện hành, nói Đảng Cộng sản Việt Nam là "lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội", tuy không nhắc trực tiếp Điều 4.

Những người kiến nghị cho rằng: "Nếu Hiến pháp thực sự do nhân dân quyết định thì việc định trước vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội thuộc về một tổ chức chính trị hay một tầng lớp là trái với quyền làm chủ của nhân dân, quyền con người, quyền công dân và ngược với bản chất của một nhà nước pháp quyền".

Bởi vậy, người dân phải được bầu cử tự do, dân chủ, định kỳ để lựa chọn lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

"Một chính đảng thực sự có chính nghĩa, phục vụ lợi ích của nhân dân sẽ không lo bị thất bại trong các cuộc bầu cử như vậy."

Bản kiến nghị viết rõ: "Việc đảng cầm quyền chấp nhận cạnh tranh chính trị là phù hợp với xu thế lịch sử, là điều kiện cho sự phát triển của đất nước, đáp ứng đòi hỏi của nhân dân, kể cả các đảng viên trung thực của Đảng Cộng sản Việt Nam trước bối cảnh hiện nay của đất nước".

Chỉ có tiếp thu ý kiến trên, theo những người viết kiến nghị, Đảng Cộng sản Việt Nam mới có thể "lấy lại niềm tin đã từng có trong dân để thực sự trở thành lực lượng lãnh đạo chính trị được xã hội chấp nhận".

Tiếp theo kiến nghị đầu tiên này, là sáu kiến nghị khác về quyền con người; sở hữu đất đai; tổ chức Nhà nước; lực lượng vũ trang; trưng cầu dân ý đối với Hiến pháp và thời hạn góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp.

Sở hữu đất đai Đáng chú ý, kiến nghị về sở hữu đất đai nói: "Quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân kể từ Hiến pháp Việt Nam 1980 là sự sao chép Hiến pháp Liên Xô, một điều hoàn toàn xa lạ với nhân dân Việt Nam và đã gây ra rất nhiều bất ổn xã hội".

Đây cũng là lý do gây ra các vụ khiếu kiện về đất đai, tao điều kiện cho tham nhũng "gây thiệt hại cho nhân dân, đặc biệt là nông dân".

"Vì thế chúng tôi kiến nghị sửa đổi Điều 57 của Dự thảo, trở lại như Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959."

Gợi ý của kiến nghị là: “Sở hữu tư nhân, tập thể, cộng đồng và nhà nước về đất đai được tôn trọng. Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ và thống nhất quản lý đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản và các tài nguyên, nguồn lợi khác ở vùng biển, thềm lục địa, vùng trời và các tài sản khác do Nhà nước đầu tư”.

Về lực lượng vũ trang, những người kiến nghị viết: "Mọi hoạt động của các lực lượng vũ trang chỉ để bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia và phục vụ nhân dân".

" Lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với bất kỳ tổ chức nào, như quy định tại Điều 70 của Dự thảo."

Bởi vậy, họ yêu cầu bỏ quy định lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam.

Những người có tên trong danh sách cũng đề nghị kéo dài thời hạn trưng cầu ý kiến tới hết năm 2013 chứ không chỉ ba tháng như đã định.
Source: BBC
song  
#4 Đã gửi : 30/01/2013 lúc 02:37:30(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Điều 4 Hiến Pháp và Quyền Con Người

Theo Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam

Trong Hiến pháp của tất cả các nước trên thế giới đều qui định quyền lực tối thượng của quốc gia thuộc về nhân dân. Và tất cả những gì có liên quan đến tự do đều thuộc về Hiến pháp. Hiến pháp không chỉ là văn kiện pháp lý cao nhất qui định hình thức hay thể chế chính trị quốc gia, mà còn là một văn kiện pháp lý cao nhất bảo đảm quyền của người dân chống lại mọi trường hợp lạm quyền của chính phủ. Bổn phận của mọi quyền lực quốc gia là bảo vệ và kính trọng phẩm giá con người.



Quốc hội Việt Nam bắt đầu đưa bản dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi ra lấy ý kiến nhân dân. Mục đích của việc lấy ý kiến của nhân dân là để cho bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi sẽ hoàn thiện hơn trước khi được Quốc hội thông qua. Tất cả mọi người dân Việt Nam đều mong muốn có một bản Hiến pháp mới tôn trọng và bảo đảm nhân phẩm và các quyền con người. Và Hiến pháp mới phải định định hình nên một thể chế dân chủ để cho mọi người dân đều có quyền ngang nhau trong việc xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng và văn minh. Bởi quyền và trách nhiệm của mỗi công dân, chúng ta có nghĩa vụ phải góp ý vào bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi.


Trong bài viết này, tôi chỉ đề cập đến sự xung đột, mâu thuẫn giữa điều 4 Hiến pháp với các quyền con người về chính trị.

Điều 2 bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi qui định “Nhà nước là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”. Điều này được hiểu là đa số người dân có toàn quyền quyết định về thể chế chính trị, kinh tế, đối ngoại, an ninh, quốc phòng,… thông qua trưng cầu dân ý. Đa số người dân có quyền lựa chọn đảng cầm quyền, người đứng đầu quốc gia thông qua cuộc bầu cử tự do và công bằng. Tức là đa số người dân có quyền quyết định đảng nào là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Tóm lại là đa số người dân có quyền quyết định về mọi vấn đề của đất nước. Các tổ chức, đảng phái chính trị có trách nhiệm đưa ra các ứng cử viên, cương lĩnh, đường lối của mình để nhân dân lựa chọn và quyết định. Trong khi đó điều 4 của bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi qui định “đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Điều này đã phủ nhận quyền lực của nhân dân trong việc lựa chọn đảng cầm quyền thông qua bầu cử cũng như phủ nhận quyền lực của nhân dân trong các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Qui định của điều 4 trái với nguyên tắc của một thể chế Nhà nước dân chủ. Như vậy rất rõ ràng là điều 4 đã mâu thuẫn và xung đột với điều 2. Nếu Quốc hội giữ điều 4 qui định quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội là của đảng Cộng sản thì điều 2 phải sửa lại là “Nhà nước là của đảng Cộng sản, do đảng Cộng sản và vì đảng Cộng sản. Tất cả mọi quyền lực Nhà nước thuộc về đảng Cộng sản.” Hoặc là ngược lại, Quốc hội muốn giữ điều 2 qui định “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân" thì phải sửa đổi toàn bộ điều 4.

Điều 6 của bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi qui định “Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước bằng các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.” Điều này được hiểu là mọi công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, đảng phái, quan điểm chính trị, tôn giáo,… đều có quyền ứng cử trực tiếp vào vị trí lãnh đạo trong các cơ quan Nhà nước, chính quyền từ trung ương đến địa phương. Nhưng điều 4 lại chỉ cho phép những công dân là đảng viên đảng Cộng sản có quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Điều 4 đã bóp chết quyền của những công dân không phải đảng viên đảng Cộng sản thực hiện quyền lực Nhà nước bằng hình thức dân chủ trực tiếp. Như vậy điều 4 đã mâu thuẫn và xung đột với điều 6.

Điều 17 qui định “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật; không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”. Điều này được thể hiện là nhu cầu của một chủ thể tự nhiên với tư cách một con người cần phải có và buộc phải có. Trong xã hội sẽ không có tự do nếu không có sự bình đẳng thực sự giữa các thành viên trong xã hội với nhau. Quyền bình đẳng còn là một giá trị nhân bản của xã hội loài người. Quyền bình đẳng trước pháp luật là quyền không bị pháp luật phân biệt đối xử do sự khác nhau về chủng tộc, giới tính, tôn giáo, quan điểm chính trị,… Trong đời sống chính trị, quyền bình đẳng trước pháp luật được hiểu là mọi công dân Việt Nam đều bình đẳng, có quyền và cơ hội ngang nhau trong việc tự do tham gia ứng cử vào các vị trí lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Trong khi đó theo tinh thần của điều 4 thì chỉ những công dân Việt Nam là đảng viên đảng Cộng sản mới có quyền và cơ hội tham gia ứng cử vào các vị trí để lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Hiện nay, ở Việt Nam chỉ có hơn 3 triệu công dân là đảng viên đảng Cộng sản, trong khi có hơn 80 triệu công dân không phải đảng viên đảng Cộng sản. Như vậy, thật rõ ràng là hơn 3 triệu đảng viên đảng Cộng sản đã tước đoạt quyền và cơ hội của hơn 80 triệu công dân khác. Như vậy điều 4 đã phủ nhận quyền bình đẳng trước pháp luật của công dân. Điều 4 đã mâu thuẫn và xung đột với điều 17 và trái với nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt quan điểm chính trị, đảng phái,…

Điều 29 của bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi qui định “Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội”. Theo tinh thần của điều này thì mọi công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, đảng phái, quan điểm chính trị, tôn giáo, nghề nghiệp, thời gian cư trú,…đều có quyền tham gia quản lý, lãnh đạo đất nước một cách trực tiếp hoặc thông qua đại diện mà họ lựa chọn trong việc tham gia ứng cử hay bầu cử. Nhưng theo qui định của điều 4 thì chỉ những công dân Việt Nam là đảng viên đảng Cộng sản mới có quyền và cơ hội để tham gia quản lý, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Một lần nữa, điều 4 lại phủ nhận quyền và cơ hội của những công dân không phải đảng viên đảng Cộng sản trong việc tham gia quản lý Nhà nước và xã hội. Như vậy điều 4 đã mâu thuẫn và xung đột với điều 29.

Qua các phân tích trên, chúng ta thấy rằng các điều 2, điều 6, điều 17 và điều 29 có mối liên hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau nhằm khẳng định các quyền con người về chính trị của công dân là bất khả xâm phạm. Qui định của điều 4 thể hiện nguyên tắc phản dân chủ, nó trái với nguyên tắc của một thể chế chính trị dân chủ. Điều 4 đã vô hiệu hóa việc công dân thực hiện quyền lực Nhà nước bằng hình thức dân chủ trực tiếp. Điều 4 đã xóa bỏ quyền bình đẳng và quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội của hơn 80 triệu công dân Việt Nam không phải là đảng viên đảng Cộng sản.

Trong một Nhà nước dân chủ và tôn trọng các quyền con người thì quyền lực, quyền lãnh đạo của một đảng chính trị phải do đa số người dân trao cho thông qua một cuộc bầu cử tự do và công bằng. Một đảng chính trị chân chính, trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh sẽ nhận được sự ủng hộ của đa số người dân để nắm quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội mà không cần qui định quyền lãnh đạo của mình trong Hiến pháp.

Trong thực tế, từ khi quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội của đảng Cộng sản đã được qui định trong điều 4 Hiến pháp 1980 đã không làm cho đảng Cộng sản mạnh hơn. Ngược lại đã làm cho đảng Cộng sản ngày càng suy yếu về đạo đức, năng lực lãnh đạo và quản lý. Trước hiện trạng tham nhũng trở thành quốc nạn, giặc nội xâm của dân tộc, sự suy đồi về đạo đức và lối sống của các đảng viên. Hầu hết những lãnh đạo cao cấp của đảng Cộng sản đều thừa nhận một thực tế hiển nhiên là họ ngày càng đánh mất uy tín và niềm tin của nhân dân. Họ đã thừa nhận nguy cơ đảng Cộng sản bị mất quyền lực trong một cuộc cách mạng xã hội do nhân dân tiến hành.

Quan điểm của tôi cho rằng khi đảng Cộng sản Việt Nam từ bỏ quyền lãnh đạo trong điều 4 Hiến pháp thì sẽ tạo ra thách thức thực sự cho đảng Cộng sản. Từ đó, họ sẽ có động lực để chỉnh đốn đảng và xây dựng một đội ngũ những nhà lãnh đạo có đạo đức, năng lực, uy tín để giới thiệu với nhân dân. Thách thức đó sẽ làm cho đảng Cộng sản mạnh lên chứ không yếu đi nếu họ dám loại bỏ những thành phần cơ hội, tham nhũng ra khỏi đảng. Đảng Cộng sản cần phải thể hiện bản lĩnh, trí tuệ, đạo đức và năng lực lãnh đạo Nhà nước và xã hội trong một thể chế chính trị dân chủ đa đảng. Muốn vậy, đảng Cộng sản phải tôn trọng quyền lực của nhân dân, tôn trọng các quyền con người, quyền bình đẳng của mọi công dân trong xã hội.

Hà Nội, ngày 17 tháng 1 năm 2013.
Tác giả: Luật sư Nguyễn Văn Đài
song  
#5 Đã gửi : 30/01/2013 lúc 02:50:19(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
ĐIỀU 4 HIẾN PHÁP 1992 CHỐNG LẠI NỀN TẢNG CỦA CHÍNH BẢN HIẾN PHÁP

Điều 4 trong bản “Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 1992” (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – 2005 – Bản sửa đổi), có đoạn viết như sau: “Đảng Cộng Sản Việt Nam… là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”
Điều 4 này mâu thuẫn và chống lại Điều 2, Điều 3, Điều 8, Điều 15, Điều 16, Điều 21, Điều 83… của chính bản Hiến pháp. Chúng tôi sẽ lần lượt chứng minh.
Điều 2 của bản Hiến pháp có đoạn viết như sau: “Nhà nước CHXHCNVN là nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân…”. Theo Điều 2 này khẳng định nước CHXHCNVN là một nước dân chủ. Bởi, Điều 2 nhắc lại định nghĩa của Ngài Abraham Lincoln (1809-1865) – vị anh hùng giải phóng nô lệ, vị tổng thống thứ 16 của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ, thần tượng của Karl Marx, được Marx tôn làm biểu tượng của Tự Do – định nghĩa về một quốc gia dân chủ như sau: “Một quốc gia dân chủ là một quốc gia mà chính quyền của dân, do dân, vì dân!”.
Như vậy, khi Điều 4 khẳng định: “Đảng CSVN là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”, tức là nước CHXHCNVN theo một chế độ Đảng trị = Đảng chủ, hoàn toàn chống lại Điều 2: khẳng định nước CHXHCNVN là một nhà nước Dân trị = Dân chủ! Như vậy, nếu căn cứ vào Điều 2, thì Điều 4 là vi hiến và ngược lại; nhưng Điều 2 có trước Điều 4, nên ta có thể coi Điều 4 là điều vi hiến được chăng?


Điều 83 của Hiến pháp có đoạn viết như sau: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nước CHXHCNVN. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp…”. Như vậy, Điều 2 và Điều 83 cùng khẳng định quyền tối thượng của nước CHXHCNVN thuộc về nhân dân chứ không thuộc về Đảng CSVN như Điều 4 đã quy định Đảng CSVN nắm quyền tuyệt đối: “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” . Xã hội là toàn bộ đời sống văn hoá, chính trị, kinh tế, pháp luật, thể chế, lịch sử, tôn giáo…của con người trong một quốc gia. Tức là Điều 4 quy định Đảng CSVN là chủ nhân ông của đất nước và dân tộc Việt Nam, là ông vua của các vua, chúa của các chúa. Nhưng oái oăm thay, ở Điều 2 và Điều 83, bản Hiến pháp năm 1992 lại khẳng định Nhân Dân là chủ nhân ông của đất nước và dân tộc, nắm quyền tối thượng quốc gia, y hệt các nhà nước dân chủ khác trên thế giới vậy (Thế giới ngày nay có chừng 95% số quốc gia theo chế độ dân chủ đại nghị)! Do đó, cứ theo Điều 4, Điều 2, Điều 83, thì nước Việt Nam ta có hai “vua”: “Vua Đảng CSVN” và “Vua Nhân Dân” ư ? Nếu lấy hai chọi một, thì Điều 4 là thiểu số phải bị coi là vi hiến trước Điều 2 và Điều 83 đa số!?
Chưa hết, ngay cả ở Điều 3 trong bản Hiến pháp 1992 cũng hàm chứa yếu tố chống lại Điều 4.
Điều 3 có đoạn viết như sau: “Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân”. “Quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân” nghĩa là nhân dân làm chủ tất tần tật mọi sinh hoạt xã hội từ chính trị, văn hoá xã hội, thể chế, luật pháp, lịch sử… của nước Việt Nam. Mệnh đề này của Điều 3 trong Hiến pháp phủ nhận Điều 4! Như vậy, Điều 3 đã về hùa với các Điều 2 và Điều 83 cùng xóa bỏ Điều 4 trong bản Hiến pháp!
Mệnh đề thứ 2 của Điều 3 viết như sau: “… Thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc…”. Chính Điều 3 trong Hiến pháp đã xác định xã hội Việt Nam là một xã hội công bằng, tự do. Tự do và Công bằng xã hội là mọi công dân đều bình đẳng, không ai nhảy ra sai khiến (lãnh đạo) ai mà không được sự đồng ý của người bị sai khiến (bị lãnh đạo). Đảng CSVN chỉ là một nhóm người rất thiểu số trong cộng đồng dân tộc Việt Nam (ngót ba triệu đảng viên CS trong khi đó có hơn 90 triệu người dân ngoài đảng). Vậy thiểu số kia muốn cai trị (lãnh đạo) đa số này phải hỏi ý kiến xem 80 triệu dân có đồng ý (cho phép) Đảng CSVN cai trị đại đa số nhân dân Việt Nam hay không?
Nghe câu hỏi này, Đảng CSVN bèn bảo: – Quốc hội nước CHXHCNVN đã bỏ phiếu xác định vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng CS thì không phải là toàn dân đồng thuận là gì? Vâng, đấy chỉ là sự đồng thuận hình thức, đồng thuận ảo, đồng thuận giả tạo! Vì trong Quốc hội có đến hơn 95% đại biểu là đảng viên CS, thì Quốc Hội thực chất chỉ là Quốc hội của Đảng CS mà thôi! Với phương châm bầu cử: “Đảng cử, Dân bầu” của Đảng CS, thì người dân (hơn 80 triệu) đã bị tước quyền ứng cử và bầu cử. Khi Nhân Dân mất quyền “cử” thì chữ “ bầu” cũng thành vô nghĩa, thành trò hề! Do đó, mọi cuộc bầu bán do Đảng CS tổ chức để hình thành Quốc hội đều chỉ là hình thức, là trò ảo thuật kiểu Đảng CS vừa đá bóng, vừa thổi còi, vừa lĩnh thưởng mà thôi! Bầu cử Quốc Hội mà Đảng CS toàn cử người của mình ra ứng cử, rồi bắt dân chỉ được quyền “Bầu”, không được quyền “Cử”, Dân không được quyền kiểm phiếu… thì cái Quốc Hội kia chỉ là Quốc Hội của Đảng chứ nào đâu còn là Quốc hội của Dân? Do đó, chính Đảng CSVN đã vi phạm Điều 3 của Hiến pháp là không tôn trọng hai chữ: Tự do – Bình đẳng (Công bằng)!
Như vậy, Điều 3 trong Hiến pháp đã phủ nhận chính Điều 4 vậy!
Điều 8 trong bản Hiến pháp 1992 có đoạn viết như sau: “… Kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền”. Điều 8 không cho phép ai (kể cả Đảng CS) được phép quan liêu, cửa quyền. Nhưng ở Điều 4, Đảng CSVN đã chứng tỏ sự quan liêu, cửa quyền của mình bằng cách tự cho mình quyền lãnh đạo tối thượng nhân dân Việt Nam trái với quy định ở Điều 2, Điều 3 và Điều 83. Do đó, Điều 8 cũng đã phủ nhận chính Điều 4.
Điều 15 trong bản Hiến pháp, có đoạn viết: “Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa…dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng…”. Chính sự khẳng định nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường (khái niệm “định hướng XHCN” hoàn toàn vô nghĩa), chấp nhận nền kinh tế tư nhân tại Việt Nam nơi Điều 15 này đã phủ nhận Điều 4; vì Điều 4 ghi: “Đảng CSVN theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Vì sao vậy? Vì ai đã đọc Mác-Lênin, dù chỉ ở trình độ sơ cấp, cũng biết chủ nghĩa Mác-Lê phủ nhận kinh tế thị trường = tư bản, xóa bỏ sở hữu tư nhân. Có chủ nghĩa Mác- Lê thì không có kinh tế tư bản = kinh tế thị trường và sở hữu tư nhân và ngược lại! Như vậy, Điều 15 đã xóa bỏ Điều 4 hay ngược lại!?
Điều 17 trong bản Hiến pháp 1992 tiếp tục phủ nhận Điều 4 bằng cách nói rõ hơn sự phát triển tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam như sau: “Phát huy mọi năng lực sản xuất, mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế gồm kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài…”. Chính sự khẳng định Đảng CSVN lãnh đạo Nhà nước và xã hội Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Điều 17 này đã giết chết chủ nghĩa Mác-Lênin là tôn giáo và cương lĩnh của Đảng như Điều 4 đã quy định. Vậy, Điều 17 này đã xóa bỏ Điều 4 hay ngược lại?
Điều 21 trong bản Hiến pháp 1992 tiếp tục khẳng định Việt Nam xây dựng nền kinh tế thị trường, tức kinh tế tư bản chủ nghĩa, như có đoạn viết sau: “Kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân được chọn hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, được thành lập doanh nghiệp, không bị hạn chế về quy mô hoạt động…”. Mục đích của chủ nghĩa Mác-Lê Nin là chôn chủ nghĩa tư bản. Sao Đảng CSVN ghi trong Điều 4 Hiến pháp “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội… theo chủ nghĩa Mác-Lênin” lại phát triển kinh tế tư bản? Hóa ra, bằng cách đề ra bốn Điều: 15, 16,17, 21 trong Hiến pháp 1992 là xây dựng nền kinh tế tư bản trên đất nước Việt Nam, Đảng CSVN đã làm ngược lại 180 độ chủ nghĩa Mác–Lênin; cũng có nghĩa là chính Đảng CSVN không chôn tư bản như nguyên lý Mác-Lênin đã dạy, mà ngược lại còn đi xây dựng tư bản chủ nghĩa. Như vậy, có phải chính là Đảng CSVN đã ngầm xóa bỏ Điều 4 trong bản Hiến pháp?
Tựu trung, Điều 4 trong Hiến pháp 1992 (bản sửa đổi) đã xóa bỏ các Điều 2, 3, 8,15, 16, 21, 83… của chính bản Hiến pháp, cũng là xóa bỏ nền tảng của bản Hiến pháp vậy! Muốn bản Hiến pháp không bị vô hiệu hoá vì sự thậm vô lý (ngược đời), cần phải xóa bỏ Điều 4 . Vả, nếu điều 4 hiến pháp không bị xóa bỏ, hiển nhiên là các cuộc bầu cử của nhà nước Việt Nam chung quy chỉ là hình thức, là trò đùa mà thôi; vì hiến pháp đã khẳng định đảng cộng sản Việt Nam với số đảng viên thiểu số ( ba triệu) là lực lượng vĩnh viễn lãnh đạo đất nước, lãnh đạo khối nhân dân đa số ( 90 triệu ) thì còn bầu cử làm gì cho mất công, vô ích. Chính điều 4 hiến pháp này đã thông báo một điều hiển nhiên : NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM LÀ NHÀ NƯỚC ĐỘC TÀI, ĐỘC ĐẢNG , TUYỆT ĐỐI KHÔNG PHẢI LÀ NHÀ NƯỚC DÂN CHỦ như Hiến pháp đã lừa dối tuyên bố .,.

Tác giả: Trần Mạnh Hảo

Sửa bởi người viết 30/01/2013 lúc 02:53:34(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#6 Đã gửi : 30/01/2013 lúc 02:56:30(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
HƠN 3.500 NGƯỜI ĐÒI CỘNG SẢN VIỆT NAM BỎ ĐIỀU 4 TRONG HIẾN PHÁP
UserPostedImage
Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
Tin Hà Nội - Sau một tuần lễ phát động chiến dịch, đã có 3,536 người ký tên vào bản kiến nghị 7 điểm trong đó thúc hối đảng Cộng Sản và chế độ Hà Nội bỏ điều 4 trong bản Hiến Pháp, trả lại các quyền căn bản cho người dân và tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý. Theo danh sách phổ biến trên trang mạng Bauxite Việt Nam gồm những người vận động dân chủ hóa đất nước, tính đến ngày 27 Tháng Giêng 2013, số lượng người tham gia ký kiến nghị gồm đủ mọi thành phần xã hội đã nhanh chóng tăng lên, cho thấy sự quan tâm của người dân Việt Nam muốn nhìn thấy nước nhà có nền dân chủ thật sự, có một chính phủ do dân và vì dân thật sự do người dân trong nước bầu lên qua cuộc bầu cử tự do, không phải qua sự đạo diễn độc tài của đảng Cộng sản.
Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, một trong những người đầu tiên ký vào bản kiến nghị đòi một bản hiến pháp dân chủ thật sự đã viết không cần ghi điều 4 vào Hiến Pháp, tức cái điều dành độc quyền lãnh đạo đất nước cho đảng Cộng Sản. Bản kiến nghị nêu ra 7 điểm chính cần phải sửa đổi từ quyền con người, sở hữu đất đai, tổ chức nhà nước, lực lượng vũ trang, trưng cầu dân ý, thời hạn góp ý sửa Hiến Pháp. Những gì được đề nghị sửa đổi đều dựa trên tính phổ quát của quyền con người như tuyên ngôn quốc tế nhân quyền và Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà chế độ Hà Nội đặt bút ký cam kết tôn trọng nhưng không thực hiện trong thực tế. Những người ký kiến nghị cho rằng nhiều điều khoản trong dự thảo Hiến Pháp mới chỉ nhằm giới hạn các quyền của công dân để đàn áp các công dân thực thi quyền tự do như đã diễn ra trong thực tế trong những năm qua ở Việt Nam.
Source: SBTN

Sửa bởi người viết 30/01/2013 lúc 02:57:22(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#7 Đã gửi : 01/02/2013 lúc 12:43:20(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hơn 50 giám mục, linh mục đòi bỏ điều 4 Hiến Pháp CSVN

Người Việt – Ðã có ít nhất đã có 55 vị giám mục và linh mục thuộc Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã ký tên trên bản kiến nghị đòi đảng CSVN bỏ điều 4 Hiến Pháp và trả lại các quyền tự do cho người dân.

Ðến ngày 31 tháng 1, 2013, chỉ sau một tuần lễ phát động rộng rãi chiến dịch vận động mọi người Việt Nam khắp nơi ký tên vào bản kiến nghị kêu gọi Ðảng CSVN bỏ độc quyền cai trị đất nước, đã có hàng ngàn người đòi trả lại cho người dân các quyền căn bản như đã quy định trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà chế độ Hà Nội đặt bút ký cam kết tôn trọng nhưng không thi hành trong thực tế.

Trong số những người đã ký tên, người ta đọc thấy tên của 52 linh mục, một số khá đông quý vị linh mục ở giáo xứ Thái Hà, Hà Nội, và đông nhất là thuộc giáo phận Vinh.

Người ta cũng đọc thấy trên đó có tên Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, nguyên tổng giám mục tổng giáo phận Hà Nội hiện đang nghỉ hưu ở đan viện Châu Sơn, Ninh Bình.

Hai giám mục cũng ký tên trên bản kiến nghị là Giám Mục Nguyễn Chí Linh, phó chủ tịch Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam và là giám mục giáo phận Thanh Hóa; Giám Mục Nguyễn Thái Hợp, chủ tịch Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, giám mục giáo phận Vinh.

Ngoài ra còn rất nhiều giáo dân Công Giáo cũng ký tên trên bản kiến nghị này hoặc đề rõ là giáo dân Công Giáo hoặc không nêu ra.

Người ta đã từng thấy rất nhiều buổi thắp nến cầu nguyện cho tự do tôn giáo, cho những người bị tù tội vì vận động dân chủ hóa đất nước được tổ chức ở các nhà thờ ở Hà Nội, Sài Gòn và đặc biệt là giáo phận Vinh với hàng ngàn người tham dự.

Mới đây 13 tín đồ Công Giáo và một tín đồ Tin Lành đã bị chế độ Hà Nội vu cho tội “Âm mưu lật đổ” rồi kết án từ 3 năm tù đến 13 năm tù trong một phiên xử bất công ở Nghệ An ngày 9 tháng 1, 2013.

Họ chỉ sử dụng quyền tự do phát biểu để bày tỏ lòng yêu nước khi tham dự các cuộc biểu tình chống Trung Quốc bá quyền, hoặc các cuộc biểu tình đòi tự do tôn giáo và đòi trả tài sản cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã bị nhà cầm quyền cướp đoạt.

Trong số những người sốt sắng ký tên vào bản kiến nghị gồm đủ mọi thành phần xã hội và ở khắp nơi, một số không ít là các đảng viên, tướng lãnh, sĩ quan trong quân đội CSVN. Nhiều người trong số đó từng nắm các vị trí quan trọng trong cả Quốc Hội và guồng máy nhà nước.

Sau nhiều lần thăm dò sửa đổi bản Hiến Pháp có từ năm 1992 mà nay họ tự thấy không còn thích hợp, đảng và nhà nước CSVN đã đưa ra một bản dự thảo cho Hiến Pháp mới. Trong đó vẫn giữ nguyên điều khoản dành độc quyền cai trị đất nước cho đảng CSVN hiện đang bị rất nhiều người đả kích kịch liệt là phản dân chủ và đi ngược lại quyền con người.

Các điều khoản liên quan đến các quyền của người dân đều có cái đuôi “theo sự quy định của pháp luật” để dùng cái Luật Hình Sự để bỏ tù người dân.

Người dân cũng không có quyền làm chủ mảnh đất mà mình cư ngụ qua cái sở hữu chủ mơ hồ “toàn dân” để đám cầm quyền của đảng CSVN mặc quyền thao túng. Các cuộc nghiên cứu những năm gần đây đều xác nhận tham nhũng trong lãnh vực đất đai là nghiêm trọng nhất tại Việt Nam.

Bản kiến nghị gồm 7 điểm viết rằng, “Nếu Hiến Pháp thực sự do nhân dân quyết định thì việc định trước vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội thuộc về một tổ chức chính trị hay một tầng lớp là trái với quyền làm chủ của nhân dân, quyền con người, quyền công dân và ngược với bản chất của một nhà nước pháp quyền.”

“Chủ thể nào lãnh đạo xã hội sẽ do nhân dân bầu chọn ra trong các cuộc bầu cử tự do, dân chủ, định kỳ. Một chính đảng thực sự có chính nghĩa, phục vụ lợi ích của nhân dân sẽ không lo bị thất bại trong các cuộc bầu cử như vậy. Hiến Pháp của Liên Xô năm 1977 quy định ở Ðiều 6 vai trò lãnh đạo của đảng Cộng Sản đối với nhà nước và xã hội đã không tránh được sự sụp đổ của chế độ Xô Viết khi không còn lòng tin của dân.”
Nguồn: nguoi-viet.com
song  
#8 Đã gửi : 06/02/2013 lúc 09:41:12(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Sửa đổi Hiến Pháp: Cuộc cách mạng không tiếng súng

Tại Hà Nội ngày 4/2/2013 kiến nghị 7 nội dung sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được 15 vị nhân sĩ trí thức do TS Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Tư pháp làm Trưởng đoàn, chuyển giao cho ông Lê Minh Thông, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp Luật Quốc hội đồng thời là Phó ban biên tập soạn thảo dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

UserPostedImage
Photo courtesy of anhbasam. Toàn cảnh cuộc gặp gỡ của phái đoàn nhân sĩ trí thức với ông Lê Minh Thông, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, trong buổi trao kiến nghị sửa Hiến pháp 1992 tại Hà Nội hôm 04/2/2013
Nam Nguyên phỏng vấn chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, một người có mặt trong đoàn để biết thêm chi tiết.

Nam Nguyên: Thưa trong nửa giờ trao đổi thì hai bên đã trao đổi những nội dung gì, không khí làm việc như thế nào?

Bà Phạm Chi Lan: Nhóm chúng tôi cử ông Nguyễn Đình Lộc, cựu Bộ trưởng Tư pháp làm trưởng đoàn. Từ đầu thì ông nói lý do thay mặt cho nhóm 72 người đã ký tên đầu tiên và hơn hai nghìn người đã ký tên đến thời điểm đó vào Bản Kiến nghị về Hiến pháp, trao cho Ủy ban Bản Kiến nghị của chúng tôi cũng như Bản Dự thảo Hiến Pháp do một nhóm khác soạn thảo, để mong đóng góp ý kiến vào việc sửa đổi Hiếp pháp lần này. Ông Thông cũng thay mặt cho Ủy ban nói lời cảm ơn đối với chúng tôi và hứa sẽ chuyển Bản Kiến nghị của chúng tôi, cũng như tất cả tài liệu chúng tôi gởi lên cho Ban Chỉ đạo soạn thảo Hiến pháp để các vị ấy xem xét. Ông Thông cũng nói quyền cuối cùng quyết định tiếp thu như thế nào là quyền của Ban Chỉ đạo, nhưng ông sẽ chuyển lên toàn bộ.

Sau đó chúng tôi cũng có đề nghị nhân dịp gặp gỡ như vậy thì để được trao đổi thêm một số ý kiến. Một số người đi trong nhóm có phát biểu nói thêm ý kiến của chúng tôi về việc soạn thảo Hiến pháp lần này. Lưu ý Ủy ban về cách thức làm sao cho tinh thần về Hiến pháp có thể được phổ biến rộng rãi nhất cho người dân và có thêm thời gian để cho người dân có thể thực sự nghiên cứu và đóng góp ý kiến cho Hiến pháp.

Nam Nguyên: Thưa bà, văn kiện do nhóm nhân sĩ trí thức gởi lên gồm Bản Kiến nghị 7 nội dung và Bản Dự thảo Hiến pháp tự soạn thảo, thì nó hầu như thay đổi hoàn toàn thể chế chính trị ở Việt Nam, rồi đa nguyên đa đảng, bầu cử tự do, tư hữu đất đai, tôn trọng nhân quyền và quyền cơ bản của công dân…Tất cả giống như một cuộc cách mạng không tiếng súng. Thưa Bà có nhận định gì?

Bà Phạm Chi Lan: Chúng tôi thực sự nghĩ là đã đến lúc Việt Nam phải có những cải tổ mạnh mẽ hơn nữa thay đổi nhiều hơn nữa về thể chế các mặt ở Việt Nam, làm sao cho nó vừa phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời gian này, vừa phù hợp với nguyện vọng của nhân dân trong nước và phù hợp với những gì các nước khác đã đạt được. Chúng tôi mong muốn là Việt Nam đạt được mức độ tiên tiến hơn như các nước khác đã đạt được.
UserPostedImage
Nguyên Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, Trưởng đoàn, ký vào văn bản gửi Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Photo courtesy of anhbasam
"Cải cách dân chủ là cơ hội tồn tại"

Nam Nguyên: Nhưng thưa bà, Đảng Cộng sản Việt Nam hiện độc quyền lãnh đạo và duy trì điều đó. Dù có dự thảo sửa đổi Hiến pháp thì cũng phải trình lên Bộ Chính trị trước khi trở lại Quốc hội. Điều này cho thấy khả năng mà có thể đáp ứng phần nào những nguyện vọng trong những kiến nghị đó là có cao hay không?

Bà Phạm Chi Lan: Chúng tôi cũng nghĩ, thực sự là rất khó để cho Đảng Cộng sản Việt Nam có thể xem xét và thay đổi được. Nhưng chúng tôi cũng hoàn toàn tin rằng, đây cũng là một cơ hội mở ra cho Đảng Cộng sản Việt Nam để thực hiện những cải tổ cần thiết. Bởi vì chính bản thân Đảng qua các kỳ Đại hội và Nghị quyết, hoặc chính những tuyên bố của người lãnh đạo cao nhất của Đảng như ông Tổng Bí thư, hoặc các ông ủy viên khác của Bộ Chính trị, thì cũng đều thấy rõ là Việt Nam cần có những đổi mới tiếp tục trong giai đoạn tới, để làm sao có thể đưa đất nước phát triển lên tốt đẹp hơn. Và đồng thời có làm như vậy thì mới củng cố được vai trò lãnh đạo của Đảng.

Nam Nguyên: Thưa bà, Trung Quốc đang tồn tại chế độ gọi là Cộng sản Quốc gia và có thành công vượt bậc về kinh tế. Liệu đây có phải là một mô hình, một cái phao để Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục con đường lãnh đạo độc quyền của mình hay không?
Bà Phạm Chi Lan: Chúng tôi nghĩ là, tất cả các lực lượng lãnh đạo chính trị ở các nước nếu muốn thành công cho đảng mình, muốn giữ được vai trò lãnh đạo của đảng mình thì điều quan trọng nhất là phải làm cho đất nước phát triển được phải đưa đất nước đi lên được. Còn không thì sẽ không đáp được yêu cầu của nhân dân của xã hội, thì rất khó để thuyết phục được. Cho nên chúng tôi nghĩ là đối với Đảng Cộng sản Việt Nam thì đây cũng là cơ hội, vì dù sao Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay trên thực tế vẫn là lực lượng chính trị lớn nhất mạnh nhất ở Việt Nam. Nhưng mà bản thân Đảng cũng nhận thấy là ở Đảng có nhiều vấn đề phải cải cách tiếp. Nếu Đảng nắm lấy cơ hội này để mà cải cách mình mạnh hơn thì sau này ở Việt Nam khi có thêm những lực lượng chính trị nào khác thì Đảng vẫn có thể giành được niềm tin của người dân. Nhưng ở đây là giành được và bằng những thành tựu của mình và bằng sự công nhận thực sự của người dân.

Nam Nguyên: Xin cảm ơn chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan về thời gian trả lời Đài Á Châu Tự Do.
Source: RFA
phai  
#9 Đã gửi : 18/02/2013 lúc 12:50:54(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Góp ý về Hiến pháp biến thành phong trào đòi dân chủ
UserPostedImage
Hiến pháp Việt Nam (DR)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.

Kể từ khi chính quyền Việt Nam tiến hành lấy ý kiến của người dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp, không ít người vẫn hoài nghi về thực tâm của giới lãnh đạo, nghĩ rằng rồi cũng chẳng đi đến đâu, giống như đợt góp ý cho Đại hội Đảng vừa qua. Nhưng bên cạnh đó cũng ngày càng có nhiều người tham gia đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp dưới hình thức này hay hình thức khác. Phong trào góp ý kiến này đang dần dần biến thành phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi tiên phong là giới trí thức.
Ví dụ vào đầu tháng 2 vừa qua, một nhóm ba người gồm giáo sư tiến sĩ Vật lý Đàm Thanh Sơn, giáo sư Ngô Bảo Châu và nhà báo Nguyễn Anh Tuấn, nguyên Tổng biên tập VietnamNet, đã cho ra đời một trang web lấy tên là « Cùng viết Hiến pháp ». Trang web này chủ yếu nhằm đăng, hoặc đăng lại những bài phân tích về những nội dung cụ thể của Dự thảo sửa đổi hiến pháp Việt nam 1992, nhằm qua đó tạo một « không gian đối thoại dân chủ về việc sửa đổi Hiến pháp », theo như lời giới thiệu của ba trí thức nói trên.

Nhưng nổi bật hơn cả đó là sáng kiến của 72 nhân sĩ trí thức hàng đầu của Việt Nam khởi xướng bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992, công bố ngày 19/01. Kiến nghị này đã được sự hưởng ứng rộng rãi của hàng ngàn người đủ mọi thành phần trong và ngoài nước, với số chữ ký nay đã lên tới hơn 4000.

Trong bản kiến nghị này, các nhân sĩ trí thức đã mạnh mẽ yêu cầu bỏ điều 4 quy định vai trò lãnh đạo của Đảng, đòi quyền phúc quyết Hiến pháp cho dân. Họ cũng yêu cầu sửa Dự thảo Hiến pháp « theo đúng tinh thần của Tuyên ngôn về Quyền Con người năm 1948 và các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ».

Bản kiến nghị còn đòi Nhà nước công nhận sở hữu tư nhân về đất đai, đòi tam quyền phân lập thật sự, cũng như không chấp nhận quy định lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam. Bên cạnh kiến nghị, nhóm 72 nhân sĩ trí thức còn đề nghị một dự thảo Hiến pháp như một tài liệu « để tham khảo và thảo luận ».

Ngày 04/02/2013, một phái đoàn gồm 15 nhân sĩ trí thức đại diện cho nhóm 72 người nói trên đã đến Địa điểm tiếp nhận ý kiến đóng góp của nhân dân tại 37 Hùng Vương, Hà Nội, để trao bản Kiến nghị cho Ủy ban soạn thảo Hiến pháp. Điều đáng chú ý là một số tờ báo chính thức như Người Lao Động hay Pháp Luật TP HCM cũng đã dám đưa tin về buổi trao kiến nghị, mặc dù với những nội dung như trên, tài liệu này lẽ ra phải bị xếp vào loại « phản động », « chống Nhà nước ».

Mặc dù tình trạng sức khỏe không tốt, nhưng giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, cũng đã từ Sài Gòn ra Hà Nội vào đầu tháng 2 để cùng với các nhân sĩ trí thức khác đến trình bản kiến nghị cho Uỷ ban sửa đổi Hiến pháp. Trả lời phỏng vấn RFI sau khi trở về Sài Gòn, giáo sư Tương Lai trước hết nhận xét về sự tham gia của các thành phần nhân dân vào việc góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp và đặc biệt nhấn mạnh rằng việc này đã thoát ra khỏi tầm kiểm soát của chính quyền :

« Có lẽ đây là dịp mà người dân tranh thủ nói lên tiếng nói của mình. Ví dụ như đối với người nông dân đang mất đất và nay vẫn đang khiếu kiện, như những người còn đang bám trụ ở vườn hoa Lý Tự Trọng Hà Nội, họ không cần quan tâm đến những vấn đề mang tính pháp lý, cần phải có kiến thức về luật pháp mới hiểu được, mà chỉ bày tỏ khát vọng của họ là vấn đề đất đai.

Nhân dịp này, họ đòi trả lại đất đai và quyền sử dụng đất cho họ. Tức là việc góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp là tùy theo đối tượng. Đối với thanh niên, nhất là giới sinh viên, trong dịp này họ nghĩ nhiều đến vấn đề quyền con người, quyền được tự do phát biểu ý kiến và nguyện vọng.

Nhưng có lẽ tầng lớp góp ý kiến nhiều nhất chính là trí thức. Điều này dễ hiểu vì dầu sao họ là những người am hiểu luật pháp, Hiến pháp, nhất là Hiến pháp dân chủ, Hiến pháp của một Nhà nước pháp quyền đích thực.

Có những vấn đề cấm kỵ như điều 4 ( Hiến pháp), thì chính ông Phan Trung Lý, trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, cũng đã nói thẳng là không có kiêng kỵ gì cả, cho nên trong dịp này, những ý kiến đóng góp của các trí thức mạnh mẽ hơn. Nhà nước đang kêu gọi như vậy thì không có lý do gì để đàn áp người ta cả và không có lý do gì để quy kết đây là « diễn biến hòa bình », đây là « bị địch lợi dụng », mặc dù nhiều vị giới chức, câu trước tuyên bố là sẽ « tranh thủ ý kiến của dân », nhưng câu sau lại dè chừng là không được « lợi dụng dân chủ » để tung ra những luận điệu « sai trái, đi ngược lại định hướng xã hội chủ nghĩa ».

Tất cả những luận điệu kiểu ấy không còn đủ sức thuyết phục ai nữa và người ta thấy rõ anh không thể « cả vú lấp miệng em » nữa, mà phải để cho người ta nói. Chính trong tinh thần đó, việc đóng góp cho Hiến pháp đã vượt ra khỏi dự định ban đầu.

Trên truyền hình, người ta có phỏng vấn ông Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp, đồng thời cũng là thành viên ban soạn thảo Hiến pháp và đại biểu Quốc hội. Ông Thảo nói rằng lúc đầu việc góp ý kiến cho Hiến pháp dự trù chỉ kéo dài hai tháng, sau đó kéo dài thành ba tháng. Nhưng trong ba tháng đó, lại có một tháng Giêng là « tháng ăn chơi », thành ra nghe đâu sau ba tháng thì sẽ tiếp tục góp ý. Tiếp tục như thế nào, cho tới nay chưa có gì rõ ràng, minh bạch. Nhưng rõ ràng là áp lực của công chúng khiến cho vấn đề góp ý kiến về Hiến pháp đã tuột khỏi bàn tay kiểm soát mất rồi. »

Cũng theo giáo sư Tương Lai, đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp và dần dần biến một phong trào đòi dân chủ, với sự trỗi dậy mạnh mẽ của xã hội dân sự ở Việt Nam :

« Dịp này là dịp mà người ta nói lên những điều mà trước đây cho là cấm kỵ. Ví dụ, kiến nghị của nhóm trí thức, mà hôm vừa rồi, đã được một đoàn đại biểu, do nguyên bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc dẫn đầu , đã đến trụ sở của uỷ ban dự thảo Hiến pháp ở số 37 Hùng Vương, Hà Nội để trao.

Trong kiến nghị đó, có những vấn đề mà trước đây chỉ cần nói đến là đủ để bị quy kết là « phản động », « phản cách mạng », « lợi dụng dân chủ để phá hoại định hướng xã hội chủ nghĩa, làm rối loạn định hướng tư tưởng», v.v…. Bây giờ, đoàn đại biểu mang kiến nghị giữa thanh thiên bạch nhật. Ông Phan Trung Lý không tiếp, nhưng ông phó của ông Lý là ông Thông đã tiếp họ tại trụ sở và trong buổi tiếp xúc đó, người ta đã nói lên những điều rất rõ ràng, mang tính pháp lý, công khai, minh bạch. Người đại diện ban soạn thảo Hiến pháp thì nói rằng sẽ tiếp nhận kiến nghị này, xem như là ý kiến của dân đóng góp, đúc kết để trình Quốc hội.

Như vậy, dịp đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp là lúc mà người dân bày tỏ chính kiến một cách khác. Đã đến lúc mà tiếng nói của xã hội dân sự được phát huy mạnh mẽ. Trước đây, nghe nói đến bốn chữ « xã hội dân sự » thì giống như là điện giật. Tất cả những bài viết nào có bốn chữ « xã hội dân sự » dứt khoát đều bị gạt bỏ. Tôi có một vài bài viết khi có bốn chữ này, thì mấy ông tổng biên tập liền nói : « Thôi thôi, chú ơi ( hay anh ơi ) rút bỏ ngay !». Lúc bây giờ tôi đã phải thốt lên rằng : « Văn minh là thế giới nào, mà ta chìm đắm dưới thời dã man ?» Đây là câu mà các cụ ta nói vào thời Đông Kinh Nghĩa Thục đầu thế kỹ 20. Bây giờ đã sang thế kỹ 21 rồi, mà nói đến « xã hội dân sự » thì cứ sợ như điện giật, thì không thể tưởng tượng được cái sự lạc hậu của trình độ tư tưởng, nhất là của những vị cầm cân nẩy mực về tư tưởng !.

Tuy thế, nhưng đến thời điểm đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp này, thì trên các tờ báo đã bắt đầu loáng thoáng thấy nói đến vai trò của xã hội dân sự. Thậm chí, một số tờ báo đã đăng công khai minh bạch về việc đoàn đại biểu trí thức đến trình bản kiến nghị cho ban dự thảo Hiến pháp, đồng thời đưa ra hẳn một Hiến pháp có tính chất tham khảo. đối chứng với Hiến pháp chính thống mà Nhà nước này đang soạn thảo.

Điều đó nói lên rằng : không thể cưỡng lại xu thế thời đại. Trí tuệ của nhân dân cần được phát huy để góp phần đưa đất nước đi lên, đi vào quỹ đạo của văn minh thế giới. Trước đây, tiếng nói chính thống chỉ có một người từ trên phát xuống và cứ thế là hàng mấy trăm tờ báo nói như một tờ. Bây giờ khác rồi. Có một tờ báo viết đã đưa tin ( không biết tờ này có bị kiểm điểm hay không ) và những tờ báo mạng, cũng của báo chí chính thống, cũng có đưa tin hẳn hoi về đoàn đại biểu bao gồm những ai, những ai v.v. . . Tuy là đưa tin ngắn, nhưng điều đó cũng nói lên rằng không khí đòi hỏi phải có dân chủ, không khí đòi hỏi chống lại bóp nghẹt tư tưởng ngày càng như là một làn sinh khí mới tràn vào đời sống. Mặc dù vẫn còn phải lách khe này, khe kia, nhưng rõ ràng là người ta không còn chặn được nữa rồi. Có lẽ đây là điều tôi đã từng đưa lên mặt báo : “Chuẩn mực chính là sự thay đổi”!

Cho nên, việc phát huy sức mạnh của xã hội dân sự đang là một xu thế được khởi động từ việc góp ký kiến cho bản dự thảo Hiến pháp. Điều có lẽ là điều đã vượt ra ngoài dự kiến ban đầu của những người chủ trương lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp. »

Hôm nay, nhóm nhân sĩ trí thức đề xướng bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp cho biết họ vừa nhận được công văn trả lời đề ngày 07/02 của Uỷ ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, do trưởng ban Phan Trung Lý ký. Thế nhưng, trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ hôm nay, tiến sĩ Nguyễn Quang A, trong nhóm 72 nhân sĩ trí thức nói trên, cho biết họ không đồng ý với nội dung công văn trả lời của Uỷ ban. Ông Nguyễn Quang A giải thích:

TS Nguyễn Quang A : Họ trả lời như thế là đúng với nghị quyết của Quốc hội và đúng với Hiến pháp hiện hành, nhưng không đúng với tinh thần của việc làm Hiến pháp. Họ muốn rằng chỉ góp ý trong khuôn khổ mà Quốc hội đã cho ý kiến. Góp như thế thì góp để làm gì ? Hoàn toàn vô nghĩa !

RFI : Trong công văn trả lời, họ có cho biết không chấp nhận cho công bố kiến nghị cũng như bản dự thảo Hiến pháp mà các ông đề ra.

TS Nguyễn Quang A: Thực sự trong bản kiến nghị, cũng như trong văn bản mà ông Nguyễn Đình Lộc ký hôm mùng 4/2 khi đến trao kiến nghị cho họ, chúng tôi chưa bao giờ yêu cầu họ công bố. Nhưng phát biểu hôm đó, ông Nguyễn Đình Lộc có yêu cầu uỷ ban cho công bố với báo chí chính thống cái tinh thần kiến nghị 7 điểm của chúng tôi. Cho nên, ông Lý đã trả lời lạc đề. Nhưng họ trả lời như thế chỉ là nhằm hạ thấp ý nghĩa của bản kiến nghị và bản dự thảo Hiến pháp của 72 vị nhân sĩ.

Bản dự thảo Hiến pháp và bản kiến nghị đã được công bố trên mạng từ ngày 22/01 rồi, nhưng không có tờ báo chính thống nào dám đưa tin ấy, hoặc tóm tắt nội dung các văn bản đó. Hôm đó, ông Nguyễn Đình Lộc chỉ nói với các báo chính thức về cái tinh thần của kiến nghị 7 điểm của chúng tôi, bởi vì nếu uỷ ban nói như thế thì các báo sẽ đỡ sợ và sẽ mạnh dạn đăng hơn. Nhưng ông Lý đã không trả lời đúng vào điều mà ông Lộc yêu cầu. Tức là ông ấy phản đối cái mà ông ấy nghĩa ra, chứ không phải là cái mà người ta yêu cầu!

RFI : Ông Phan Trung Lý đã cam kết là ý kiến của các ông sẽ được “tập hợp, nghiên cứu trong quá trình chỉnh lý dự thảo sửa đổi Hiến pháp”, nhưng ông có tin rằng kiến nghị của các ông sẽ được đáp ứng?

TS Nguyễn Quang A : Chúng tôi yêu cầu là tất cả ý kiến của mọi người, không chỉ của chúng tôi, nên được công bố công khai hết. Chỉ có công bố hết tất cả các ý kiến tán thành, phản đối, thì người dân mới có cơ hội tìm hiểu các loại chính kiến khác nhau, các kiểu tranh luận, lập luận khác nhau. Trong quá trình tranh luận như thế, người dân mới được cung cấp đầy đủ thông tin và từ đó mới có thể có quyết định chính xác về sự lựa chọn của mình. Nếu dân không được thông tin, thì có đưa ra trưng cầu dân ý cũng vô nghĩa.

RFI : Hiện nay kiến nghị của ông đã thu được hơn 4000 chữ ký. Ông có nhận xét như thế nào về sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân cho kiến nghị đó?

TS Nguyễn Quang A: Nếu tất cả hơn 4300 người ký đã đọc kiến nghị, lấy trên mạng xuống, giới thiệu cho người khác, in ra, sao ra cho các thành viên trong gia đình, trong cơ quan, vận động người khác cũng tham gia tìm hiểu kiến nghị, cho biết chính kiến, thì con số người ủng hộ có thể lên tới hàng trăm ngàn từ đây đến cuối năm.

Có người cho rằng có ký thì cũng vô bổ thôi, vì người ta cũng không chấp nhận, giống như những lần trước thôi. Nhưng nếu có hàng trăm ngàn người ký, ghi rõ tên tuổi địa chỉ, chứ không phải bằng phiếu kín, thì con số đó có thể có giá trị bằng nhiều triệu phiếu kín. Những người có chức có quyền, nếu tỉnh táo, chắc chắn phải để ý đến tiếng nói đó, chứ không thể bỏ qua được.

RFI : Xin cám ơn tiến sĩ Nguyễn Quang A.
Source: RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.408 giây.