logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 10/01/2015 lúc 11:05:29(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Bắn vào tự do báo chí

UserPostedImage

Người dân Paris đốt nến tưởng niệm nạn nhân vụ khủng bố tòa soạn tuần báo trào phúng Charlie Hebdo vào ngày 7 tháng

1 tại Paris giết chết 12 người trong đó có bốn cây bút biếm họa cùng với sáu nhân viên tòa soạn và hai cảnh sát. Ảnh

chụp hôm 9/1/2015. AFP

Thế giới cho tới giờ này vẫn còn sững sờ trước vụ khủng bố tòa soạn tuần báo trào phúng Charlie Hebdo vào ngày 7

tháng 1 tại Paris giết chết 12 người trong đó có bốn cây bút biếm họa cùng với sáu nhân viên tòa soạn và hai cảnh sát.

Những kẻ sát nhân bỏ chạy nhưng không thoát khỏi lưới pháp luật bủa vây và chúng đã đền tội bằng cái chết tuy nhiên

những người ngã xuống trong tòa soạn Charlie Hebdo vĩnh viễn sẽ được nêu danh tính trên các mặt báo khắp thế giới vì

cái chết của họ được xem là hình ảnh tự do báo chí trên toàn thế giới bị khủng bố.

Tự do báo chí và tự do tôn giáo
Cái chết của bốn nhà báo này ngay lập tức được báo chí thế giới phản ứng một cách giận dữ mặc dù khi họ còn sống, tờ

báo của họ gây tranh cãi khá ồn ào. Mỗi ấn bản Charlie Hebdo chỉ bán được 30 ngàn số, con số này không đủ trang trải

chi phí và nhiều lúc tòa soạn đã nghĩ tới giải pháp đóng cửa. Tuy nhiên, nổi tiếng hay không thì họ cũng là ký giả, người

mang tin tức, thông điệp, ý tưởng cũng như mọi thứ khác tới độc giả. Sự không phân biệt chủng loại họ viết, quan điểm

họ bày tỏ, hay cách thức mà họ tuyền tải cho thấy không có loại phóng viên nào được kính trọng hơn phóng viên nào và

họ có toàn quyền sử dụng quyền tự do báo chí của mình khi tác nghiệp.
UserPostedImage
Hai tên khủng bố xả súng vào tòa soạn báo Charlie Hebdo ở Paris khiến 12 người thiệt mạng. Hình chụp từ camera an ninh ngày 7 tháng 1 năm 2015.

Trả lời phóng viên Thanh Trúc của RFA, từ Paris, bà Claire San Silippo, giám đốc phòng Châu Mỹ trong Reporteurs Sans

Frontieres, cho biết quan điểm của bà về 4 cái chết này:

“Trước hết Charlie là một tuần báo trào phúng khá nổi tiếng đã góp mặt vào làng báo nước Pháp mấy chục năm qua. Với

những cây bút hoạt họa tài tình, Charlie chọc cười độc giả khi đưa ra những tranh vẽ và tin tức trào lộng, châm biếm về tất

cả mọi người và mọi khía cạnh trong cuộc sống. Đó là hình thức của tự do ngôn luận, tự do báo chí dù như hình thức đó

nhiều lần mang lại phiền phức cho Charlie.

Trong quá khứ, tòa soạn của tuần báo Charlie từng bị đốt phá, điển hình như năm 2011 sau khi đăng lại hình vẽ có ý

châm biếm giáo chủ Mohamed của đạo Hồi do một phóng viên nước ngoài thực hiện mà đã gây phẩn nộ tại các quốc gia

Hồi giáo. Công việc của Charlie Hebdo thực tế không có gì ngoài thể hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Điểm

đáng nói ở đây là ban biên tập của Charlie đã không lùi bước không sợ hãi trước những lời đe dọa của những kẻ nhân

danh lý tưởng và niềm tin để bịt miệng những tiếng nói trung thực từ mọi giới mà báo chí có bổn phận phải nêu lên.

Phóng Viên Không Biên Giới ngưỡng mộ lòng quả cảm của những người muốn chứng tỏ rằng tự do báo chí là một trong

những nền tảng và giá trị quan trọng của truyền thông và của dân chủ trên thế giới ngày nay mà họ có quyền theo đuổi.”

Cái được cho là quả cảm mà bà Claire San Silippo nói ấy lại có khá nhiều người phản ứng và không đồng tình. Độc giả

hầu hết trên toàn thế giới không thể chịu nỗi hình ảnh thượng đế hay thần linh của họ bị lệch lạc, châm biếm thậm chí thóa

mạ hay báng bổ. Tờ Charlie vẽ tiên tri Mohamed một cách dung tục khiến hồi giáo cực đoan nổi giận và kết quả bi thảm

đã mang tới cho họ và gia đình bằng những viên đạn khủng bố.
Vấn đề được đặt ra và đang có hai luồng dư luận chung quanh câu chuyện tự do báo chí và tự do tôn giáo này. Trên các

trang mạng xã hội Việt Nam không ít người chặt lưỡi về cái chết của 4 nhà báo ấy và cho rằng sự quá đáng của họ đã

mang tới thảm họa.

Nhà báo Võ Văn Tạo, từ Việt Nam cho biết nhận xét của ông về khuynh hướng này:

“Tôi đánh giá vụ này chủ yếu là vấn đề tôn giáo cuồng tín do tạp chí châm biếm đó vẽ ra. Cũng như mọi con người tự do

thì ai cũng có quyền tín ngưỡng hay không tín ngưỡng. Những nhà báo trong tờ báo Charlie tôi nghĩ họ là những con

người tự do một cách đích thực. Lịch sử loài người luôn luôn có tôn giáo từ hồi nào đến giờ. Có rất nhiều giáo phái mà

lịch sử đã ghi nhận. Có giáo phái lúc mạnh lên đã thống trị cả thế giới nhưng rồi nó cũng dần dần đi vào trật tự.

Trước đây vào thế kỷ 14, 15 Thiên Chúa giáo đã từng có cuộc Thập tự chinh tàn sát hàng loạt rồi đưa các nhà bác học

lên đoạn đầu đài hay giàn thiêu... bây giờ thì họ nhận sai và Vatican chủ yếu là cổ vũ cho hòa bình. Tôn giáo tôi nghĩ rằng

có cái hay và có cái dở của nó chứ không phải tôn giáo nào cũng là tuyệt vời. Tôi không đồng ý với rất nhiều người có đạo

luôn luôn lên án những người vô đạo, nói vô đạo là quân dã man thế nọ thế kia. Tôi không đồng ý quan điểm đó.

Tôi cho rằng đối với trí thức, đối với các nhà báo thì một trong những sứ mệnh của họ là họ phải làm cho người dân hiểu

ra mọi vấn đề một cách thấu đáo. Tôi cho rằng tờ Charlie Hebdo đi tiên phong trong lĩnh vực đó.”

Cách suy nghĩ của nhà báo Võ Văn Tạo cũng được nhiều người chia sẻ nhất là những vụ chém giết dã man của bọn tự

xưng là Nhà nước Hồi giáo ISIS hồi gần đây. Tôn giáo mà bọn chúng dựa dẫm chính là thứ mà Charlie Hebdo trêu chọc.

Tự do tôn giáo của bọn chúng không thể đại diện hết cho tất cả hồi giáo Islam.

Tây phương có truyền thống biếm họa từ nhiều trăm năm qua và không có khu vực nào là vùng cấm của thể loại này. Tuy

nhiên vùng cấm của tôn giáo được khoanh tùy vào từng tổ chức hay cá nhân, đặc biệt trong các cơ quan báo chí, nơi

truyền tải thông tin tới tuyệt đại đa số người đọc có một tôn giáo để theo. Sự phản ứng của người đọc đã hình thành một

quy tắc bất thành văn “Tôn giáo không thể bị xâm phạm nếu không muốn mất độc giả”.

Tuy nhiên cái quy luật bất thành văn ấy cũng có nhiều tờ báo vượt ra vì với họ sự trói buộc nào cũng làm cho tự do báo

chí mất ý nghĩa. Tờ Charlie chỉ là một trong những con số ấy, đây là nét đặc trưng của các ngòi bút tự do. Nhà báo Hải

Triều từ Canada cho biết ý kiến của ông:


Tụi nó tấn công những người làm báo bằng cách tàn sát người ta như vậy là nó tấn công vào nền tự do báo chí và tư

tưởng của người ta. Nó không thể nào vịn vào lý do tôn giáo được. Nếu lý do tôn giáo thì tờ báo Charlie hay một số tờ

báo trào phúng khác đã từng cà khịa bên Phật giáo, nó cũng khịa khịa bên Công giáo. Có những tờ báo đăng hình đức

Phật không được lắm nhưng phật giáo đâu có lên tiếng, các tôn giáo khác cũng đâu có lên tiếng. Người ta tôn trọng tự do

tư tưởng. Những người nói rằng kẻ giết người vì bênh vực tự do tôn giáo, người Việt Nam nào chấp nhận nói như vậy là

chấp nhận người ta đụng tới danh dự của mình, người ta đụng tới tôn giáo của mình thì mình đem súng đạn đi giết người

ta. Đây là điều không chấp nhận được.

Tự do tư tưởng tự do báo chí là một trong những cái mà không thể nào sử dụng bạo lực để đóng mồm người ta nhất là

tàn sát người ta. Những tôn giáo khác không có ra lệnh, không có cho phép bổn đạo, tín đồ của nó hành xử như vậy. Việc

tàn sát những người cầm bút là một trong những hành động tuyên chiến toàn cầu chứ không phải tuyên chiến với người

Pháp ở Paris.”

Nhà văn, nhà báo Chu Tất Tiến từ Mỹ cho rằng tự do báo chí cũng phải có giới hạn. Có lẽ đứng trên quan điểm của người

Việt vốn trọng đạo lý và sức mạnh tôn giáo lại kinh nghiệm vì các cuộc tranh cãi vô tận về vấn đề tôn giáo tại Việt Nam,

ông cho biết:

“Tự do báo chí là quyền tự do rất quan trọng trong thế giới tự do, thế nhưng đôi khi có vấn đề nhạy cảm mình cũng nên

hạn chế ở trong một giới hạn nào đó. Tự do báo chí, tự do phát biểu ý kiến của mình về tôn giáo, văn hóa xã hội gì cũng

được nhưng đừng có đưa nó vào mục tiêu chế giễu tôn giáo của người ta vì đó là điều rất nguy hiểm. Mình không thể lấy

tự do báo chí để xâm phạm vào một tôn giáo khác.”

Công lý không thể nào bịt mắt
Trong các ý kiến về cách hành xử của bọn khủng bố rõ ràng không có phần trăm nào đồng tình. Sử dụng bạo lực đối với

người cầm bút là hành vi của khủng bố vì chỉ có khủng bố mới xem thường tập quán hành xử của các nền văn minh đối

với người cầm bút. Tư duy thần thánh hóa một nhân vật Mohamed xa lạ của Hồi giáo quá khích đã khiến hàng ngàn kẻ tự

nguyện làm con mồi cho bọn giáo chủ cực đoan luôn hô hào thánh chiến và giết bọn tà đạo.

Những cái chết của phóng viên tờ Charlie có lẽ còn kéo dài rất lâu trên công luận Paris, nơi nổi tiếng với những căn bản

đầu tiên về các nền tự do, nhân quyền của con người được hô hào, cổ võ. Bốn nhà báo biếm họa này biết trước cái chết

của chính mình và chấp nhận nó như chấp nhận sự thử thách cao nhất của nghề nghiệp.

Riêng đối với kẻ gây ra vụ thảm sát, tuy đã đền tội nhưng lời nguyển rủa vẫn theo họ đời đời. Thế mới biết công lý không

thể nào bịt mắt.

Nhà văn Chu Tất Tiến chia sẻ:

“Khi dựa vào tự do tôn giáo để đi giết người khác thì cái đó đã đi ngược chính tôn giáo mà họ tôn thờ. Người viết báo

không nên sử dụng quá lố tự do của mình để xâm phạm tự do tín ngưỡng của người khác. Thứ hai, những người mà bị

xâm phạm tự do thì cũng phải tôn trọng tự do của những người làm báo bằng cách điều chỉnh, cải chính hay làm thế nào

đó chứ không thể dùng võ lực để mang ra giết người để bịt miệng người ta đó là hành động quá khích không thể chấp

nhận được.

Không thể dùng quyền tự do của mình để bịt miệng đàn áp báo chí vì đó là hành động không thể chấp nhận trong thế giới

tự do. Cái đó là độc tài vì mình muốn đạo của mình trên hết mọi đạo khác. Mình muốn tất cả đều phải tôn thờ như mình

thì rất bậy bạ, vi phạm tự do của người khác.”

Trong biến cố này cũng xuất hiện một câu hỏi lý thú: Cộng sản có phải là một tôn giáo hay không? Nếu nó là thứ tôn giáo

không nhang khói thì khi người khác chê bai, báng bổ hay phê phán nó thì có mang tội với hàng triệu tín đồ đang tôn thờ

nó hay không?

Câu trả lời cũng rất đáng ghi nhận: Cộng sản không bao giờ tự nhận mình là một tôn giáo mặc dù hình thức hoạt động của

nó là một thứ tôn giáo toàn cầu. Nó cũng có những nhân vật được tôn sùng như thần thánh, nó cũng có mục tiêu là thiên

đàng để nhắm tới ngay tại trái đất là xã hội chủ nghĩa hay thế giới đại đồng và đã tồn tại cả trăm năm. Cái không làm Cộng

sản trở thành tôn giáo là chưa bao giờ nó nâng cao con người một cách nhân bản và điều thứ hai là nó dị ứng với tất cả

mọi tôn giáo không chừa bất cứ tôn giáo nào.

Tuy không phải là một tôn giáo nhưng xem ra Cộng sản rất giống các loại tôn giáo quá khích khác trên lĩnh vực đán áp tự

do báo chí. Cộng với quyền lực, người Cộng sản có cảm giác người khác chống họ là báng bổ, phản động và cách họ

thường làm là bắt giam những tiếng nói như khủng bố bắn bỏ bốn nhà báo Charlie Hobdo.

Nhà báo Hải Triểu từ Canada cho biết cái nhìn của ông về vấn đề này:

“Cũng vậy thôi, dù rằng nó không đổ máu một cách trực tiếp, tàn bạo cụ thể nhưng nó đổ máu âm thầm trong nhà tù.

Những blogger, những người yêu nước họ bị giam bị chết trong nhà tù người ta đâu biết chết vì lý do gì thành ra đối với

tôi cộng sản Việt Nam nó giết người trong bóng tối thì ai kết tội nó? Thế giới Tây phương phải nhìn rõ vấn để đó. Công

sản Việt Nam đã đàn áp con người, đàn áp tự do báo chí chẳng khác nào các nhóm Islam nhưng thế giới thấy rằng nó

đàn áp có vẻ trong bóng tối, không thấy mặt. Nếu bây giờ cộng sản Việt Nam đem xử bắn hết các blogger đó thì thế giới

sẽ phải lên tiếng như trường hợp ở Paris.

Cộng sản Việt Nam cũng không thua gì những thành phần khủng bố hết. Họ khủng bố một cách có hệ thống, nghệ thuật

để che mắt thế giới, họ không thua gì các nhóm Islam.”

Tự do không phải tự nhiên mà có. Hàng trăm nhà báo đã bị giết trên khắp thế giới, hàng ngàn người khác còn đang trong

các nhà tù của các nước độc tài. Máu và tự do của họ không khác gì của chúng ta đang ở bên ngoài chấn song nhà giam.

Những con người tranh đấu cho tự do báo chí ấy đang âm thầm ngẫm nghĩ không phải cho số phận riêng của họ mà có

lẽ họ vẫn tiếp tục ưu tư về một nển tự do báo chí đích thực mà họ xã thân tranh đấu.
Theo RFA

Sửa bởi người viết 12/01/2015 lúc 10:06:40(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#2 Đã gửi : 12/01/2015 lúc 10:04:55(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Vụ Charlie Hebdo:Tranh luận ở nước ngoài về quyền tự do ngôn luận và quyền châm biếm
UserPostedImage
Ban biên tập «còn sống sót của Charlie Hebdo», tại trụ sở báo Libération,ngày 9/01/2015.
AFP PHOTO / BERTRAND GUAY

Cộng đồng quốc tế nhất loạt lên án vụ khủng bố tấn công bắn chết các nhà báo của tờ Charlie Hebdo, nhưng sự kiện này cũng dấy lên một cuộc tranh luận ở nước ngoài về quyền tự do ngôn luận và quyền châm biếm.


Vụ ba kẻ khủng bố, trong tuần qua, tại Paris, bắn chết 17 người trong đó có 12 nạn nhân tại tòa soạn tuần báo trào phúng Charlie Hebdo đã gây trấn động mạnh mẽ công luận trên thế giới. Trên các mạng xã hội như Facebook, Twitter, hành triệu người bày tỏ tình đoàn kết với các nạn nhân, đăng ảnh hoặc dùng từ khóa (hashtag) « Tôi là Charlie ».

Hôm qua, trên toàn nước Pháp, 3,7 triệu người đã xuống đường tuần hành chống khủng bố. Tổng thống Pháp François Hollande cùng với khoảng năm chục nguyên thủ, lãnh đạo chính phủ và đại diện cấp cao các nước cũng tham gia cuộc biểu tình.

Tuy nhiên, cũng có những tiếng nói bày tỏ sự khác biệt : Lên án khủng bố giết người, nhưng không ủng hộ tờ Charlie Hebdo. Trên Twitter, có cả từ khóa : « Tôi không phải là Charlie », với nhiều bình luận khác nhau. Ví dụ : « Rất kỳ lạ là khi tôi nói : Tôi không phải là Charlie, thì người ta thóa mạ tôi, nhưng khi báo Charlie thóa mạ đấng tiên tri, thì việc này lại được coi là tự do ngôn luận » hoặc « Hãy chấm dứt trò tiếp thị về những chủ đề đau buồn nhất ».

Ở nước ngoài, một số nhà báo và định hướng công luận cũng bày tỏ sự khó chịu, không chỉ tại các nước có đa số dân theo đạo Hồi mà ở cả Hoa Kỳ, Anh Quốc, những nước đã từng bị khủng bố Hồi giáo cực đoan tấn công.

Trên tờ New Yorker, nhà văn Mỹ gốc Nigeria Teju Cole cho rằng, mọi người có quyền vẽ những gì họ muốn, nhưng vấn đề ở đây là do xẩy ra các vụ giết người, nên các bức tranh biếm họa đó lại cần phải được ca ngợi và tái bản. Nhà văn này nói rõ : « Không phải vì lên án các vụ giết người ghê tởm đó mà người ta nhất thiết phải đồng ý với tư duy của các nhà báo » ở Charlie Hebdo.

Sau vụ thảm sát, nhiều độc giả hoặc các cộng tác viên của tờ Charlie Hebdo đã lấy làm tiếc là các tờ báo khác không đăng lại những bức biếm họa của tuần báo, thì tờ báo Anh Guardian cho rằng « việc ủng hộ quyền bất biến của một tờ báo tuân thủ các nhận định của ban biên tập không buộc người ta phải tán dương các nhận định đó ».

Họa sĩ có tên tuổi Art Spiegelman, hôm qua, cũng tố cáo « thói đạo đức giả » của nhiều tờ báo Mỹ đề cao quyền tự do ngôn luận nhưng không đăng lại các bức tranh châm biếm của Charlie Hebdo. Theo họa sĩ người Mỹ này, tuần báo trào phúng của Pháp đã hoàn thành « sứ mệnh » của mình khi đăng vào năm 2006 một bức biếm họa gây tranh cãi của họa sĩ Cabu, trong tranh, nhà tiên tri Mahomet hai tay bịt mắt và than thở : « Thật là khổ khi bị những kẻ ngu ngốc yêu mến ». Ông giải thích với AFP : « Bức tranh không châm biếm nhà tiên tri. Nó đả kích những tín đồ sẵn sàng giết người ».

Cần nói rõ là các tranh châm biếm của Charlie Hebdo không từ một ai, không buông tha một tôn giáo nào. Đối tượng đả kích của tuần báo là sự thiếu khoan dung, cố chấp, tư tưởng toàn thống cực đoan, bảo thủ. Trong cuộc họp ngày 07/01, khi xẩy ra vụ thảm sát, ban biên tập Charlie Hebdo đang thảo luận chủ đề cho số báo tới là đả phá tư tưởng phân biệt chủng tộc.

Tại Châu Á, đặc biệt tại các nước có luật lệ kiểm soát chặt chẽ quyền tự do ngôn luận, báo chí chính thống đã lên án các vụ khủng bố giết người, đồng thời, không tán đồng đường hướng biên tập của Charlie Hebdo.

Đối với tờ New Straits Times, cơ quan ngôn luận của chính quyền Malaysia, thì tuần báo Pháp « không thể tiếp tục lan truyền thông điệp gần như là hận thù mà không hề hấn gì ».

Còn tại Trung Quốc, nước kiểm duyệt báo chí khắt khe, Hoàn Cầu Thời báo kêu gọi « cộng đồng quốc tế bảo vệ sự toàn vẹn thân thể của các nhà biên tập tạp chí », đồng thời cho rằng « điều này không ép buộc ai phải ủng hộ các bức tranh của họ vốn gây nhiều tranh cãi ».

Theo RFI
nga  
#3 Đã gửi : 12/01/2015 lúc 06:32:00(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Bài học đắt giá hay là quyền tự do ngôn luận?

UserPostedImage
Cuộc tấn công của những tay súng khủng bố vào toà soạn tờ báo hài hước Pháp "Charlie Hebdo" tại Paris hôm 07 tháng 01 gây sốc cho toàn nước Pháp và thế giới.

Đây là vụ tấn công đẫm máu nhất trong vòng 40 năm qua tại Paris. Gần 100 ngàn dân chúng Pháp phẫn nộ xuống đường. Các nhà lãnh đạo các quốc gia khắp thế giới gửi điện chia buồn. Nước Pháp để quốc tang ba ngày tưởng niệm các nạn nhân.

12 người bị quân khủng bố giết chết, trong đó có Tổng biên tập Stephane Charbonnier, còn gọi là Charb; Jean Cabut, còn gọi là Cabu; Georges Wolinski; và Bernard Verlhac, hay được gọi là Tignous, những cây cọ "đỉnh" của tờ báo.

Người ta xem đây là "cuộc tấn công 11 tháng 9" của quân khủng bố trên đất Pháp, bởi vì tấn công vào tạp chí "Charlie Hebdo" là đồng nghĩa với tấn công vào các giá trị tự do, dân chủ, bác ái và bao dung truyền thống của xã hội Pháp, nơi có 4,7 triệu tín đồ của Allah cư ngụ, cái nôi của quyền tự do ngôn luận và thể hiện tư tưởng.

Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến cho rằng, không phải tự dưng tờ báo bị tấn công, sự chà đạp lên đức tin tôn giáo của người theo đạo đã dẫn đến việc tờ báo phải trả giá đắt và là kinh nghiệm xương máu cho người cầm bút, đặc biệt trong thời đại này về giới hạn của tự do ngôn luận, về sự tôn trọng những tôn giáo khác...

Thực ra tờ "Charlie Hebo", xuất hiện vào thập nên 70 của thế kỷ trước, là một tờ báo hài hước dung tục, không bỏ qua bất kỳ chủ đề nào. Tờ báo cũng tự nhận phương châm của mình trên bìa là “Báo ngu và ác”.

Bằng những hình biếm hoạ, tờ "Charlie Hebdo" xông xáo vào mọi khía cạnh của xã hội, cập nhật các sự kiện thời sự, mô tả các thói xấu của người Pháp như hay than van, phân biệt chủng tộc, sô-vanh hiếu chiến, vào các chính trị gia nói nhiều làm ít và tham nhũng, vào các hoạt động xấu và ác nhân danh tôn giáo, từ Thiên Chúa giáo, đến Do Thái giáo và Hồi giáo.

Chính vì thế "Charlie Hebdo" có kẻ thù và nguời không ưa thích từ mọi phía. Bản thân Tổng Biên tập Charb bị đe doạ nhiều lần và sống dưới sự bảo trợ của cảnh sát. Năm 2011 sau khi phát hành bức hý hoạ về nhà tiên tri Hồi giáo Mohammed, toà soạn đã bị đánh bom.
UserPostedImage
Một biếm họa của tờ Charlie Hebdo: Giáo hoàng Benedict nói với một hồng y về vụ bê bối tình dục giữa giáo sĩ với trẻ em: Làm phim đi, như Polanski ấy…

Tuy nhiên mọi ý tưởng và việc làm của tờ "Charlie Hebdo" đều nằm trong khuôn khổ tự do báo chí đuợc Hiến pháp nước Pháp bảo hộ, nên tờ báo chưa bị kiện ra toà. Sự trả thù bằng bạo lực là hành vi man rợ, không thể nào chấp nhận được trong một xã hội văn minh, pháp trị. Chỉ có quân khủng bố đạo Hồi cực đoan, cuồng tín mới làm hành động như thế.

Tự do ngôn luận và và tư tưởng nằm trong các nguyên tắc cơ bản của thể chế dân chủ, đa nguyên.

Ngay trong xã hội dân chủ được thử thách và trưởng thành như Hoa Kỳ không phải không gặp những trường hợp quyết liệt. Năm 1988, vụ kiện Larry Flynt, chủ nhân tạp chí khiêu dâm dành cho đàn ông Husler, chống lại sự phổ biến văn hoá tình dục suồng sã, đã làm rung động toàn nước Mỹ, kéo dài trên nhiều nấc thang pháp lý và chung cuộc tại Toà án Tối cao Liên Bang. Trong tiến trình vụ án, Larry Flynt đã bị ám sát hụt, liệt hai chân (đến nay vẫn chưa tìm ra thủ phạm), nhưng ông đã giành được thắng lợi, phá bỏ giới hạn cấm kỵ của xã hội bảo thủ Hoa Kỳ, khẳng định tuyệt đối quyền tự do ngôn luận của công dân được bảo vệ bằng Tu Chính án số 1 của Hiến pháp.

Thể chế đa đảng với quốc hội dân cử chưa phải là đối tượng thử thách của nền dân chủ mà là tính sẵn sàng của xã hội về sự chấp nhận và hội nhập của những cá thể khác. Cấm đoán không ngăn cản được khát vọng, không dập tắt được nó và quyền được biểu hiện tư tưởng sẽ bật lên và nảy nở trong những bối cảnh khác, dạng thức khác.

Ba Lan là một xã hội dân chủ non trẻ, thuần Công giáo, có đến hơn 90% dân số ngoan đạo đi Nhà Thờ, và luật của Ba Lan cấm phỉ báng tôn giáo. Thế nhưng cũng đã xảy ra những vụ việc gây tranh cãi giữa quyền tự do ngôn luận và sáng tạo nghệ thuật với các biểu tượng đức tin tôn giáo.

Năm 2002, nghệ sĩ trực giác Dorota Nieznalska cho trưng bày bức tranh “Passion” trong một cuộc triển lãm. Bức tranh lắp đặt (intallation) có tên là "Passion", trong đó bên cạnh một người đàn ông tập thể hình treo hiếc thánh giá trên đó có cái dương vật. Cô bị một số người kiện ra toà về tội phỉ báng đức tin. Trí thức và truyền thông Ba Lan vào cuộc, bảo vệ cô quyết liệt. Vụ án kéo dài 8 năm trời, qua nhiều toà các cấp, các bản án sơ thẩm bị huỷ bỏ và cuối cùng Toà án tối cao phán quyết cô vô tội.

Trước toà, Dorota Nieznalska diễn giải rằng, cô không có ngụ ý mạ lỵ tôn giáo. Cô muốn nói về văn hoá sùng bái hình thể thời nay của con người. Những người đàn ông tập luyện như một cực hình – passion – làm cô cảm hứng liên tưởng tới khổ hình của Chúa (The passion of the Christ).
Thắng lợi cuối cùng của Dorota Nieznalska dựa trên điều 73 của Hiến pháp Ba Lan là “bảo đảm cho mọi người quyền tự do sáng tạo nghệ thuật, nghiên cứu khoa học và công bố các kết quả, quyền tự do phổ biến, tức là được tự do sử dụng các kết quả đó“.

Nhật báo Ba Lan Gazeta Wyborcza ngày 05/06/2009 viết: “Vụ án này xác định thiểu số cá thể được quyền biểu thị tư tưởng khác với đa số còn lại. Là một công dân, một con người, một nghệ sĩ, họ được hiến pháp bảo vệ“.

Linh mục K. Niedaltowski, một người chăm sóc tinh thần cho giới sáng tạo nghệ thuật, lưu ý: “Dorota Nieznalska trở thành nạn nhân của những mánh khoé, thiếu hẳn yếu tố cần thiết của những người thưa kiện. Họ muốn qua vụ tranh cãi này kiếm chút vốn chính trị. Rất nhiều người thưa kiện không nhìn thấy bức tranh, số còn lại không xem đó là nghệ thuật. Đây là thứ áp-phe tuyên truyền, nhân danh Nhà Thờ để bảo vệ công giáo và theo tôi, họ hành động không đúng cách và sai lầm”..

Chỉ trong không gian chật hẹp với sự kiểm duyệt khắt khe của các chế độ độc tài con người mới có những ý nghĩ thiếu hiểu biết về quyền tự do ngôn luận và biểu đạt tư tưởng khác với ý thức hệ của nhà cầm quyền.

Giống như ở Việt Nam, các điều 258, 78 và 79 của Bộ Luật Hinh Sự là hung thần của tự do báo chí. Một nền dân chủ mà kết luận nó bị "lợi dụng", thì nền tự do dân chủ chỉ có thể là giả tạo, dối trá.

Noam Chomsky, nhà ngôn ngữ học, triết học, khoa học nhận thức, logic học và đồng thời là nhà bình luận chính trị Mỹ nổi tiếng, nói rằng:

"Nếu bạn tin vào tự do ngôn luận, thì bạn tin vào sự tự do đưa ra những quan điểm mà bạn không thích. Goebbels là một người ủng hộ quyền tự do bày tỏ các quan điểm mà ông ta ưa thích. Stalin, cũng vậy. Và nếu bạn ủng hộ tự do ngôn luận, có nghĩa là bạn ủng hộ tự do thể hiện các quan điểm mà bạn căm ghét".

Richard Phillips Feynman (1918-1988), nhà vậy lý Mỹ (gốc Do Thái), Giải thưởng Nobel vật lý năm 1965, nói:

"Không một chính phủ nào có quyền quyết định tính xác thực của các nguyên tắc khoa học, cũng như bằng bất kỳ phương pháp nào xác định bản chất của câu hỏi đang tìm kiếm câu trả lời. Chính phủ cũng không thể đánh giá giá trị thẩm mỹ của sáng tạo nghệ thuật, cũng không hạn chế các hình thức văn chương và nghệ thuật biểu hiện. Chính phủ cũng không nên tuyên bố sự đúng đắn của các học thuyết kinh tế, lịch sử, tôn giáo hay triết học. Thay cho điều này, chinh phủ có nghĩa vụ đảm bảo quyền tự do của công dân để họ có thể chia sẻ trong những cuộc phiêu lưu và sự phát triển của loài người".

Lê Diễn Đức (RFA)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.297 giây.