logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 11/01/2015 lúc 09:34:24(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Chủ nghĩa vô thần đang ngày càng lan rộng hơn trên toàn thế giới, liệu điều này có đồng nghĩa với việc tôn giáo sẽ trở thành dĩ vãng?

Hàng triệu người trên thế giới đang tin rằng cuộc sống kết thúc với cái chết - không có Thượng Đế, không có kiếp sau.

Dù đây là một viễn cảnh không mấy tươi sáng, chủ nghĩa vô thần đang thịnh hành hơn bao giờ hết,

"Rõ ràng là ngày nay có nhiều người theo chủ nghĩa vô thần hơn bao giờ hết, về cả số lượng lẫn tỷ lệ trong nhân loại", giáo sư Phil Zuckerman, từ Pitzer College ở Claremont, California, nói.

Theo khảo sát của Gallup International đối với hơn 50.000 người tại 57 nước, số lượng người tự nhận là theo tín ngưỡng đã giảm từ 77% xuống 68% trong thời gian từ 2005 và 2011, trong khi những người tự nhận là vô thần tăng 3%.

Tổng số người tự nhận là hoàn toàn vô thần hiện chiếm khoảng 13% dân số thế giới.

Mặc dù số người vô thần vẫn chưa phải chiếm đa số, nhưng liệu những con số này có phải là điềm báo trước cho những gì sắp xảy ra?

Với xu hướng hiện nay, liệu tôn giáo có một ngày nào đó biến mất khỏi Trái Đất hay không?

Nhiều học giả vẫn đang tìm cách xem xét điều gì đang đẩy một cá nhân hoặc một quốc gia hướng đến chủ nghĩa vô thần.

Một phần nguyên nhân khiến tôn giáo thu hút sự quan tâm, là do nó mang lại sự trấn an ở một thế giới bất ổn.

Vì vậy, không phải là điều ngẫu nhiên khi những quốc gia có tỷ lệ người theo chủ nghĩa vô thần lớn nhất, thường là những nước phát triển về kinh tế, ổn định về chính trị.

Chủ nghĩa tư bản, sự tiếp cận với công nghệ và giáo dục gần như tương ứng với tình trạng giảm niềm tin vào tôn giáo, ông Zuckerman nói.
UserPostedImage
Một linh mục Ukraine ôm cây thánh giá trong đống đổ nát của tòa nhà Công đoàn
Khủng hoảng niềm tin
Nhật Bản, Anh, Canada, Nam Hàn, Hà Lan, Cộng hòa Czech, Estonia, Đức, Pháp và Uruguay đều là những nơi mà tôn giáo từng đóng vai trò quan trọng một thế kỷ trước.

Thế nhưng giờ đây, các nước này lại là nơi đông người không theo tín ngưỡng nhất trên thế giới.

Các quốc gia này đều có điểm chung là có nền giáo dục và hệ thống bảo trợ xã hội phát triển.

"Về cơ bản, người ta ít cảm thấy sợ hãi hơn về điều có thể xảy ra với họ," Quentin Atkinson, một nhà tâm lý học tại Đại học Auckland, New Zealand, nói.

Niềm tin vào tôn giáo cũng giảm ở nhiều nước khác như Brazil, Jamaica và Ireland, nơi tầm ảnh hưởng của tôn giáo vẫn rất lớn.

"Rất ít xã hội ngày nay tin vào tôn giáo hơn 40-50 trước," Zuckerman nói.

"Iran có thể là một trường hợp ngoại lệ, nhưng đây là điều khó đoán, vì người dân ở đây có thể không công khai tín ngưỡng của mình".

Hoa Kỳ cũng là một trường hợp ngoại lệ khác, vì có đông đảo dân số theo tín ngưỡng, dù là nước giàu có nhất trên thế giới.

Tuy nhiên, một khảo sát của Pew gần đây trong khoảng thời gian từ 2007 - 2012 cũng cho thấy người Mỹ tự nhận là vô thần đã tăng từ 1,6% lên 2,4% trong dân số.

Mặc dù vậy, sự suy giảm không có nghĩa là biến mất, Ara Norenzayan, một nhà tâm lý xã hội học của Đại học British Columbia ở Vancouver, Canada, nhận định.

"Người ta muốn thoát khỏi đau khổ, nhưng nếu người ta không thể thoát khỏi nó, người ta sẽ đi tìm ý nghĩa của sự đau khổ đó", Norenzayan nói.

"Vì một lý do nào đó, tôn giáo thường mang lại ý nghĩa cho những sự đau khổ, hơn bất cứ niềm tin hay lý tưởng nào mà chúng ta biết đến".
UserPostedImage
Những người sống sót sau bão Haiyan tại Philippines trong một cuộc diễu hành tôn giáo

Thói quen khó từ bỏ
Tuy nhiên, con người thường luôn muốn tin rằng họ là một phần của thứ gì đó vĩ đại hơn, rằng cuộc sống có một ý nghĩa nào đó.

Khối óc của chúng ta luôn tìm kiếm một mục tiêu và những lời giải.

"Với giáo dục, sự tiếp cận với khoa học cũng như thói quen suy luận, con người ta sẽ dần ít tin vào trực giác", Norenzayan nói.

"Nhưng trực giác của họ vẫn ở đó".

Trong khi đó khoa học, công cụ mà những người theo chủ nghĩa vô thần thường chọn để hiểu hơn về thế giới tự nhiên, không phải là thứ dễ hiểu và dễ tiếp thu.

Chúng ta phải chấp nhận thực tế rằng Trái Đất xoay, dù chúng ta không cảm nhận điều đó. Chúng ta phải chấp nhận rằng Vũ trụ tồn tại không vì một mục đích nào cả, dù điều đó đi ngược lại với trực giác của mình.

Cũng giống như chúng ta cảm thấy khó để chấp nhận rằng mình sai, khó để cưỡng lại trực giác của mình và chấp nhận sự thật.

"Khoa học là thứ khó nuốt," Mc Cauley, giám đốc một viện nghiên cứu tâm lý và văn hóa tại Đại học Emory, Atlanta, Georgia, nói.

"Trong khi đó, tôn giáo lại khác. Đó là thứ chúng ta không cần phải học mà vẫn hiểu".

"Có nhiều bằng chứng cho thấy những suy nghĩ liên quan đến tôn giáo thường ít nhận phải sự kháng cự".

"Bạn sẽ phải thay đổi những giá trị cơ bản nhất về nhân loại để có thể khiến tôn giáo biến mất".

Điều này có thể giải thích vì sao trong số 20% người Mỹ không đi nhà thờ, 68% trong số họ vẫn nói họ tin vào Thượng Đế.

Dù không theo một tôn giáo nào, họ vẫn tin rằng có một sức mạnh vô hình, vĩ đại nào đó đang vận hành vũ trụ.
Theo BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.070 giây.