logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 11/01/2015 lúc 10:15:18(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Lục bát là thể thơ đặc biệt của người Việt Nam. Người Hoa không có lục bát. Ở Đông Nam Á, chỉ có Thái Lan có lục bát với cách gieo vần giống như lục bát của chúng ta.

Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu và nhiều tác giả khác trong văn học Việt Nam đã sử dụng lục bát trong các tác phẩm của họ. Người bình dân trong những câu hò, câu lý, trong ca dao cũng đã đến với lục bát. Nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc cho rằng thơ lục bát dễ làm nhưng làm được một bài lục bát hay thì rất khó. Dở một chút thì lục bát thành vè ngay.

Nhưng có thật là lục bát dễ làm không?

Ở bậc trung học trước năm 1975, ngay ở năm đầu, tôi nhớ là học sinh lớp đệ thất cũng đã được dậy về luật thơ lục bát: Chữ cuối của câu sáu phải vần với chữ thứ sáu của câu tám; chữ cuối của câu tám phải vần với chữ cuối của câu sáu, và chữ thứ sáu của câu sáu phải vần với chữ thứ sáu của câu tám ... và cứ như thế tiếp tục trong suốt 3,254 câu của truyện Kiều.

Cách hiệp vần lục bát như vừa nêu ra ở trên thoạt nghe thì có vẻ khó nhớ, nhưng chỉ cần lẩm nhẩm mấy câu đầu của truyện Kiều là nhớ ngay cách hiệp vần lục bát:

Trăm năm trong cõi người TA
Chữ tài chữ mệnh khéo LÀ ghét NHAU
Trải qua một cuộc bể DÂU
Những điều trông thấy mà ĐAU đớn lòng

Trong những câu trên, TA vần với LÀ; NHAU vần với DÂU, với ĐAU. Tuy dễ như vậy, nhưng hình như không phải người Việt Nam nào cũng biết cách hiệp vần của thơ lục bát. Mới đây, một cựu học sinh của một trường trung học danh tiếng ở Sài Gòn trước đây cũng đã lạc vận một cách tệ hại trong mấy câu gọi là lục bát của ông:

...Ấy ơi, ấy hãy vào ĐÂY
Cho em đổi lại cái QUẦN chút COI
Cái quần duy nhất của EM
Hôm qua anh lấy về BÊN ấy rồi
...
Hôm nay mưa đổ sụt SÙI
Tơ không hong nữa cái QUẦN không PHƠI
Bên hiên vẫn vắng bóng NÀNG
Rưng rưng tôi nghiện cái QUẦN của em

Trong 8 câu lục bát, chỉ có mấy chữ EM, QUÊN và NÀNG, QUẦN là tạm có thể coi là có vần với nhau mặc dù có hơi khiên cưỡng. Những câu khác thì đều lạc vận. ĐÂY không thể vần với QUẦN; COI không thể vần với EM; SÙI không thể vần với QUẦN; PHƠI không thể vần với NÀNG.

Thơ tự do thì không cần phải có vần. Nhưng nếu một câu sáu kế đó là một câu tám thì đó là lục bát và phải theo luật của lục bát và phải hiệp vần.

Mấy câu đó được nghe thấy trong một cuộc họp mặt tất niên của các cựu học sinh mấy trường trung học ở Sài Gòn trước đây.

Nguyên đó là một bài thơ lục bát của Nguyễn Bính gồm 42 câu kể chuyện một cuộc tình bi thảm của một thanh niên với cô hàng xóm. Mối tình chưa có dịp thổ lộ thì người phụ nữ trẻ qua đời. Bài thơ này đã được ít nhất hai nhạc sĩ phổ thành nhạc. Và một trong hai bản nhạc cũng được sửa lời để hát diễu thành hai người lấy lộn quần của nhau vì cùng phơi trên một cái cọc giữa hai căn nhà. Nhưng rồi chính lời diễu của bài hát diễu đó cũng lại được sửa lại thành những câu lục bát lạc vận một cách thảm hại được hát lên trong buổi họp mặt vừa qua.

Tác giả của những lời ca được sửa lại lần nữa với những câu lục bát què quặt ấy, theo bài tường thuật trên báo, cho biết có giữ bản quyền. Việc đó không cần thiết vì lục bát mà như vậy thì sẽ không có ai chôm chỉa của ông đâu khiến ông phải quá lo xa.

Nếu tác giả chỉ đọc cho vợ con nghe trong bếp thì tôi sẽ không bao giờ có ý kiến. Nhưng vì nó được phổ biến ở một nơi công cộng nên người nghe được quyền có ý kiến và nhận xét.

Có ý kiến vì tôi sợ rằng sẽ có người nghe hay đọc thấy những câu ấy rồi tưởng thơ lục bát là như thế rồi cứ thế mà bắt chước làm thơ lục bát thì tội cho cụ Tiên Điền biết là chừng nào. Bỗng nhớ hai câu bi thảm của Nguyễn Du:

Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như

(Ba trăm năm nữa có dư/Biết còn ai khóc Tố Như Tiên Điền)

Thưa Tố Như tiên sinh, lục bát, thể thơ mà tiên sinh dùng để viết truyện Kiều đã bị thảm sát như vậy thì con số người khóc tiên sinh chắc chắn không phải là nhỏ.

Mà cũng tội nghiệp cho lục bát biết là chừng nào! Ấy là chưa nói tới câu cuối (rưng rưng tôi nghiện cái quần của em) là một câu tuyệt đại cực kỳ nham nhở và dơ dáy.

Nên cũng tội nghiệp luôn cả Nguyễn Bính nữa.


Bùi Bảo Trúc

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.057 giây.