logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 13/01/2015 lúc 09:05:54(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,739

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Tưởng niệm các nạn nhân trong vụ thảm sát tại tòa soạn Charlie Hebdo, Paris, trong trụ sở Liên minh người Pháp ở nước ngoài ở Thượng Hải, 09/01/2015. REUTERS/Aly Song

Le Figaro phiên bản trên mạng có bài viết mang tựa đề « Charlie Hebdo : Bắc Kinh tố cáo tự do báo chí quá trớn » với tấm ảnh Tập Cận Bình và chú thích : « Chính quyền cộng sản Trung Quốc kiểm tra nghiêm ngặt báo chí và mới đây đã bỏ tù mấy chục nhà báo ».
Tác giả nhận xét, Trung Quốc rõ ràng là không « Charlie » lắm. Sau loạt khủng bố tại Pháp làm cho 17 người chết đặc biệt nhắm vào tòa soạn Charlie Hebdo, báo chí chính thức nước này lại tố cáo những sự « chệch hướng », « quá trớn » về tự do báo chí. Một số tờ còn đi xa hơn, nhấn mạnh sự nguy hiểm mà theo họ là do được tự do quá lố.

Những cuộc biểu tình lịch sử chống khủng bố tại Paris và các tỉnh chỉ là « liều thuốc giảm đau », theo tờ Global Times. Trong bài xã luận hôm nay, tờ báo do Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ đạo cho rằng hàng mấy triệu người xuống đường cùng với khoảng năm mươi nguyên thủ quốc tế « không mang lại kết quả đáng kể ». Với giọng điệu dân tộc chủ nghĩa cực đoan vốn có, tờ này nhấn mạnh : « Điều mà các xã hội phát triển phương Tây phải nhận lãnh, là cái giá của các hành động thực dân, chiếm giữ nô lệ trong quá khứ ».

Le Figaro ghi nhận, tuy Tập Cận Bình đã gởi lời chia buồn đến Tổng thống Pháp François Hollande, đánh giá khủng bố là « kẻ thù chung của cả nhân loại » nhưng cả ông Tập lẫn các quan chức Trung Quốc, không ai nhắc đến việc xâm phạm các quyền tự do, đặc biệt là tự do báo chí.

Thứ Năm tuần trước, một hôm sau vụ thảm sát, cuộc mít-tinh do Câu lạc bộ các thông tín viên ngoại quốc tại Trung Quốc (FCCC) tổ chức để tưởng nhớ các nhà báo Charlie Hebdo bị sát hại, đã bị công an gây khó dễ. Nhiều công an viên giựt lấy những tấm áp-phích « Je suis Charlie » mà các phóng viên đang cầm trong tay để chụp một tấm ảnh chung. Ông Peter Ford, chủ nhiệm câu lạc bộ và là thông tín viên tờ Christian Science Monitor của Mỹ cho biết : « Tất cả những cuộc tập họp ủng hộ tự do báo chí dưới mắt công an Trung Quốc đều đáng ngờ, nhất là khi có các nhà báo nước ngoài tham gia ».

Tối Chủ nhật 11/1, cộng đồng người Pháp ở Bắc Kinh đành phải chen chúc trong khuôn viên Đại sứ quán Pháp, vì chính quyền Trung Quốc cấm mọi cuộc hội họp đông người, trong khi Pháp kiều tại Berlin, Luân Đôn hay Washington thoải mái xuống đường.

Tuy lên án các vụ khủng bố tại Pháp, nhưng báo chí nhà nước Trung Quốc lại lợi dụng dịp này để « dạy » cho Paris và phương Tây vài bài học, nhấn mạnh đến « sự trỗi dậy của những xung đột văn hóa và tín ngưỡng ở châu Âu ». Tân Hoa Xã hôm qua cho rằng vụ thảm sát ở Charlie Hebdo « không thể cho là một vụ tấn công vào tự do ngôn luận, vì bản thân tự do có những giới hạn của nó ». Le Figaro nhắc nhở, trong khi chính Trung Quốc phải đối mặt với một loạt các vụ tấn công mà theo các tổ chức quốc tế, là do Bắc Kinh đàn áp ở Tân Cương.

Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh, đại sứ Trung Quốc tại Pháp là Zhai Jun có tham gia cuộc biểu tình ở Paris hôm Chủ nhật. Trên các mạng xã hội, bị Bắc Kinh kiểm soát chặt chẽ, cư dân mạng cũng hòa giọng với chính quyền, vừa tố cáo « khủng bố man rợ » nhưng lại nhấn mạnh « tự do quá trớn ». Chỉ có các nhà ly khai mới thẳng thắn nêu ra vấn đề tự do báo chí. Chẳng hạn nghệ sĩ Ngải Vị Vị, đăng ảnh ông đang cầm một cây bút chì với dòng chữ « Je suis Charlie ».
Theo RFI
song  
#2 Đã gửi : 13/01/2015 lúc 09:07:14(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,739

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Một ngày Chủ nhật đã đi vào lịch sử

Trong bài viết mang tựa đề « Một ngày làm nên nước Pháp », ba nhà sử học được nhật báo Le Monde phỏng vấn đều khẳng định, ngày 11 tháng Giêng năm 2015 tuyệt vời sẽ còn lưu lại mãi mãi trong lịch sử Pháp quốc.

Bài báo mở đầu bằng câu hỏi, ngày Chủ nhật hôm ấy đã trôi qua, nhưng liệu có thể ghi khắc mãi trong tâm khảm con người, và trong hai mươi năm, một trăm năm rồi ba trăm năm tới, trẻ em Pháp cũng sẽ được biết những gì đã diễn ra trong ngày lịch sử đó hay không ?

Đối với các nhà sử học Jean-Noel Jeanneney, Pascal Ory và Michel Winock, đây là điều không cần bàn cãi. Theo ông Ory : « Số lượng người xuống đường rất đáng quan tâm, trong một xã hội dân chủ. Bên cạnh việc tổ chức phổ thông đầu phiếu cho phép đánh giá một cách chính thống, còn có các cuộc biểu tình giúp đo lường được về mức độ tình cảm. Về điểm này, thì cuộc biểu dương lực lượng hôm Chủ nhật là vô cùng đặc biệt ».

Tương tự, ông Winock cho rằng trước hết, số lượng người biểu tình xuống đường đông đảo chưa từng thấy kể từ khi thủ đô nước Pháp được giải phóng là hết sức độc đáo. Nhưng ông nhấn mạnh đến tầm cỡ, không chỉ ở Paris mà còn ở khắp nơi trên toàn quốc, trong khi những sự kiện lịch sử hầu như chỉ diễn ra tại thủ đô. Đây là điều chưa từng thấy.

Bên cạnh đó là tầm vóc quốc tế, chưa bao giờ có bằng ấy nguyên thủ quốc gia trên thế giới cùng tuần hành trên đường phố Paris, mà nhà sử học đánh giá là « ngày quốc tế dân chủ ».

Điểm độc đáo khác nữa : những ngày xuống đường tưởng niệm, ngày phẫn nộ lâu nay đã có, nhưng xuống đường để biểu thị tình tương thân tương ái thì khá hiếm hoi, nhất là khi nhìn thấy những người không cùng đảng phái hoặc tín ngưỡng lại sát cánh bên nhau. Một cuộc tập hợp khổng lồ những con người mà đa số tôn sùng tự do cá nhân.

Tuy nhiên các nhà sử học cũng cảnh báo : « Trong lịch sử, những cuộc vui thường ngắn ngủi, và những thời điểm tưng bừng hiếm khi tiếp theo là một ngày mai tươi sáng ».

" Que sera sera..."
Những vấn đề đặt ra sau cuộc tuần hành cộng hòa thành công rực rỡ Chủ nhật vừa qua tại Paris, chiếm trang nhất của tất cả các nhật báo lớn của Pháp ra ngày hôm nay.

« Đó là ngày 11 tháng Giêng của Pháp » - Le Monde nhận xét. Tờ báo dẫn lời các nhà sử học đánh giá cái mốc 11 tháng Giêng, cũng như ngày 11 tháng Chín của nước Mỹ, là một ngày đã đi vào lịch sử của Pháp. « Lời đáp nào cho chủ nghĩa khủng bố ? » Le Figaro đặt vấn đề và cho biết : « Chính phủ đã loan báo triển khai quy mô quân đội trên đất nước, và đang cân nhắc những phương cách để đón đầu mối đe dọa khủng bố. Còn đối lập thì đưa ra những giải pháp riêng ».

« Và ngày mai sẽ ra sao ? » - câu hỏi của La Croix. Tờ báo cho rằng : « Để chống lại khủng bố, cần đảm bảo sống chung hòa bình. Sau cuộc biểu tình lịch sử ngày 11 tháng Giêng, xã hội Pháp cần phải sáng tạo ra những lời giải mới ». Tương tự, tờ báo miễn phí 20 Minutes chạy tựa « Khủng bố - những ngày sau đó », quay lại với vấn đề đang được tranh cãi, liệu sẽ phải đưa ra một Patriot Act kiểu Pháp hay không.

Đưa lên trang nhất hình ảnh người biểu tình đội nón kippa, giơ cao biểu ngữ « Tôi là Charlie, Do Thái, cảnh sát, Tôi là người Pháp » với dòng tựa « Người Pháp gốc Do Thái, sợ hãi nhưng hy vọng » - nhật báo Libération nhấn mạnh : « Sau vụ khủng bố và cuộc biểu tình hôm Chủ nhật, cộng đồng người Do Thái, xúc động trước tình tương thân tương ái chưa từng có trên đất nước, nhưng vẫn lo ngại là mục tiêu bị tấn công ».

Nhật báo L’Humanité băn khoăn : « Và bây giờ làm thế nào để thắng được những kẻ gieo rắc hận thù ? » Tương tự, nhật báo Le Parisien đặt câu hỏi : « Và nay thì sao ? », cho rằng đây là lúc chính quyền phải quyết định. Tờ Les Echos khi đặt vấn đề « Khủng bố : Những việc khẩn cấp của Pháp », đã nêu ra những biện pháp ban đầu để tăng cường chống khủng bố.

Riêng trang nhất nhật báo thể thao L’Equipe đăng tấm ảnh biếm họa với tựa đề « Blanc kháng cự », trong đó chủ tịch câu lạc bộ Paris Saint Germain nói với huấn luyện viên Laurent Blanc : « Tôi càng lúc càng nghĩ đến việc chấm dứt nhiệm vụ huấn luyện của anh, Laurent à ». Blanc trả lời : « Anh nói ai ? Tôi ấy à, tôi là Charlie ».

Theo RFI
song  
#3 Đã gửi : 13/01/2015 lúc 09:09:25(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,739

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Mohammed trên trang nhất Charlie Hebdo: "Tôi là Charlie"
UserPostedImage
Trang bìa của Charlie Hebdo, số 1178 phát hành với 3 triệu bản, sẽ ra mắt độc giả ngày 14/01/2015,

Tờ tuần báo châm biếm Charlie Hebdo, bị khủng bố Hồi giáo tấn công vào tuần trước, hôm nay, 13/01/2015 vừa công bố trang nhất của tờ báo này trong số báo ra ngày mai. Trên trang nhất là bức biếm họa vẽ nhà tiên tri Mohammed, mặc đồ trắng, đang khóc, cầm trong tay tấm biểu ngữ với hàng chữ « Tôi là Charlie », khẩu hiệu của cả thế giới trong các cuộc biểu tình ngày Chủ nhật 11/01/2015 lên án khủng bố và bảo vệ quyền tự do ngôn luận..

Số báo ra ngày mai của Charlie Hebdo được mệnh danh là « của những người sống sót », bởi vì nó được thực hiện bởi những nhà báo, họa sĩ thoát chết sau vụ nổ súng thứ tư tuần trước. Số báo đặc biệt này sẽ được in đến 3 triệu bản, thay vì 60 ngàn bản như bình thường, và sẽ được phát hành bằng nhiều thứ tiếng ở 25 quốc gia trong suốt nhiều tuần, thay vì một tuần.

Các tổ chức Hồi giáo tại Pháp hôm nay đã kêu gọi các tín đồ tại Pháp giữ bình tĩnh, tránh những phản ứng cực đoan trước số báo ngày mai của Charlie Hebdo.

Trang nhất tờ Charlie Hebdo được tiết lộ vào lúc chính phủ Pháp huy động những phương tiện chưa từng có để bảo đảm an ninh cho toàn lãnh thổ, triển khai đến hơn 10 ngàn binh lính từ đây đến ngày mai. Cùng lúc đó, khoảng gần 5 ngàn cảnh sát và hiến binh được huy động để bảo vệ các trường học và nơi thờ phượng của người Do Thái.

Về mặt luật pháp, sau khi đã thông qua hai đạo luật chống khủng bố trong vòng 2 năm qua, chính phủ Pháp đã đề xuất một số hướng để tăng cường các đạo luật này. Thủ tướng Manuel Valls đã thông báo muốn cải tiến việc thu thập tin tình báo trong các nhà tù, biệt giam những tù nhân Hồi giáo cực đoan.

Trước khi gây án, Chérif Kouachi, một trong hai anh em tác giả vụ tấn công khủng bố vào toà soạn Charlie Hebdo và Amédy Coulibaly, hung thủ hạ sát 1 cảnh sát viên và 4 người Do Thái, đã từng bị giam trong tù. Theo lời thủ tướng Manuel Valls, Amédy Coulibaly chắc chắn là có một đồng lõa và cảnh sát đang tiếp tục truy lùng kẻ này.

Trong khi đó, ngành tư pháp Bulgari vừa thông báo với hãng tin AFP rằng một công dân Pháp bị bắt ở Bulgarie ngày 01/01 vừa qua bị nghi là có liên hệ với một trong hai kẻ khủng bố tấn công toà soạn Charlie Hebdo. Theo chưởng lý vùng Haskovo, miền Nam Bulgarie, Fritz-Joly Joachin đã bị bắt giữ khi anh ta định đi sang Syria qua ngõ Thổ Nhĩ Kỳ. Trước khi đi Thổ Nhĩ Kỳ, nhân vật này đã nhiều lần liên lạc với Chérif Kouachi. Nhưng nghi can khẳng định anh ta chỉ đi nghỉ với vợ con ở Istanbul và đồng ý nguyên tắc việc dẫn độ về Pháp.

Hôm nay, 13/01/2015, 4 người Do Thái bị bắt chết ở Paris hôm thứ sáu tuần trước vừa được mai táng ở Jerusalem, vào lúc mà dư luận Israel rất lo ngại cho an ninh của người Do Thái ở Pháp và ở châu Âu.

Về phần tổng thống François Hollande hôm nay đã chủ trì một lễ tưởng niệm long trọng ba cảnh sát Pháp thiệt mạng trong các vụ tấn công vừa qua. Trong buổi lễ, ông Hollande đã tuyên bố những cảnh sát nói trên đã chết « để chúng ta có thể sống tự do ». Trong tuần sau, tại điện Invalides, Paris, cũng sẽ có lễ tưởng niệm toàn bộ các nạn nhân những vụ khủng bố
Theo RFI
song  
#4 Đã gửi : 13/01/2015 lúc 09:16:15(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,739

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Đông Nam Á : Lên án vòng vo vụ tấn công báo Charlie Hebdo
UserPostedImage

Các nhà báo Charlie Hebdo giới thiệu báo ra ngày 14/01, số đầu tiên sau vụ khủng bố tấn công tòa soạn. REUTERS

Sau tấn công giết hại các nhà báo của tuần báo châm biếm Pháp Charlie Hebdo, ngày 07/01/2015, chính quyền nhiều

nước Đông Nam Á đã lên án hành động này. Thế nhưng, Đông Nam Á là nơi mà quyền tự do báo chí và ngôn luận bị

kiểm duyệt mạnh mẽ nhất. RFI xin giới thiệu bài viết của chuyên gia Zach Abuza, trên báo mạng Philippines Rappler, ngày

13/01/2015.
Các chính phủ ở Đông Nam Á đã nhanh chóng lên án vụ tấn công vào trụ sở tòa soạn tuần báo châm biếm Pháp Charlie

Hebdo và vụ giết hại 12 người. Họ lên án điều mà họ miêu tả như là một « hành động khủng bố » và chia buồn với các

nạn nhân. Thế nhưng, không một vị lãnh đạo hoặc chính phủ nào nói đến cuộc tấn công thực sự, đó là cuộc tấn công vào

tự do báo chí, bất kể bạn cho rằng Charlie Hebdo có nội dung hay hoặc dở. Điều này không gây ngạc nhiên tại một vùng

mà trong nhiều năm qua, ở trong tình trạng u ám về chỉ số tự do báo chí, hạn chế tự do ngôn luận và tự do internet.

Không một chính phủ nào ở Đông Nam Á được giới quan sát quốc tế đánh giá là tôn trọng tự do báo chí. Phóng viên

Không Biên giới xếp các nước Đông Nam Á nằm trong nhóm đứng thứ ba, tính từ dưới lên trên, trong bảng xếp hạng của

tổ chức này, bao gồm những nước hạn chế nhất quyền tự do báo chí. Theo Ủy ban Bảo vệ các Nhà báo, trong năm

2014, 28 nhà báo đã bị bắt giữ, chiếm hơn 10% trong tổng số các vụ bắt giữ nhà báo trên thế giới (220 vụ), cao hơn năm

2013 với 19 vụ. Tương tự, báo cáo thường niên về Tự do Internet của tổ chức Freedom House đánh giá chỉ Philippines

là có tự do internet. Cam Bốt, Indonesia, Malaysia, Miến Điện và Singapore được đánh giá là có « tự do bán phần » trong

khi Thái Lan và Việt Nam được đánh giá là « không có tự do ». Chỉ có Malaysia được nâng hạng trong năm 2014 ; tất cả

các nước khác đều bị tụt hạng.

Họ đã phản đối quá nhiều

Trong một bức thư gửi Thủ tướng Pháp, tướng Prayut Chan Ocha, người lãnh đạo cuộc đảo chính đã gửi lời chia buồn

tới các nạn nhân và đã « lên án hành động khủng bố này ». Cho dù có nhắc tới tuần báo Charlie Hebdo, ông không hề nói

gì đến việc tấn công vào quyền tự do báo chí. Cùng ngày, chính phủ Thái Lan đưa ra một dự luật cho phép gia tăng khả

năng kiểm duyệt và dò xét tất cả các trao đổi thông tin, mạng xã hội. Năm 2014, chính quyền quân sự đã bắt giữ 2 nhà

báo, trong đó có một người phụ trách biên tập chỉ vì đã đăng một bài bị coi là vi phạm luật Khi Quân hà khắc và cổ hủ

(điều 112 Bộ Luật Hình sự).

Cuối tháng 12 vừa qua, Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng đã bày tỏ sự ủng hộ với đề xuất đóng cửa các cơ quan

truyền thông phê phán chính phủ và ông Prayut đã cáo buộc nhiều cơ quan truyền thông phá hoại chương trình « hòa giải

», khi cho đăng các bài chỉ trích mạnh mẽ. Chính quyền quân sự đã họp kín với lãnh đạo các cơ quan truyền thông để

cảnh cáo họ. Kể từ cuộc đảo chính hồi tháng 05/2014, chính quyền Thái Lan đã xét xử 20 người bị cáo buộc vi phạm

điều 112 Bộ Luật Hình sự, nhiều hơn cả số vụ trong suốt 5 năm qua.

Điều 112 cũng như Luật về tội phạm tin học, đã được sử dụng để bịt miệng tất cả những tiếng nói đối lập với chính quyền

quân sự. Bất kể ai, kể cả thường dân, bị cáo buộc phạm tội Khi Quân, đều bị đưa ra tòa án binh xét xử, nơi mà bị cáo

không có quyền kháng án. Truyền thông Thái Lan ở trong tình trạng vừa bị kiểm duyệt vừa tự kiểm duyệt mạnh mẽ.

Bộ Thông tin và Truyền thông Thái Lan đã đóng cửa 1200 website bị coi là vi phạm luật Khi Quân, đi kèm với việc bắt giữ

những nhà hoạt động phản đối cuộc đảo chính vì họ đã đăng tải các thông điệp trên mạng xã hội. Bộ này còn có khả năng

trong vòng 30 giây đóng cửa bất kỳ website nào bị cáo buộc vi phạm. Giờ đây, chính phủ còn giao trách nhiệm cho các

nhà cung ứng dịch vụ internet theo dõi các website và trao cho họ quyền đóng cửa bất kỳ website nào bị cáo buộc vi

phạm điều 112 mà không cần lệnh của tòa án.

Trong một thông điệp đăng trên Twitter, Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã lên án vụ tấn công. « Chúng ta phải đấu tranh

một cách đúng mực chống lại tư tưởng cực đoan ». Theo thông cáo của chính phủ Malaysia, « không có gì biện minh

cho việc cướp đi sinh mạng của những người vô tội ». Thế nhưng, cũng không hề có câu nào nói đến việc bảo vệ quyền

tự do ngôn luận. Điều này cũng không ngạc nhiên. Phóng viên Không Biên giới xếp Malaysia đứng thứ 147 trong tổng số

180 nước về quyền tự do báo chí. Mặc dù vào tháng 11/2014, Thủ tướng Najib hứa bãi bỏ Luật chống nổi loạn có từ thời

thực dân, nhưng ông không chỉ vẫn giữ nguyên nghị định mà còn dựa vào văn bản này để gia tăng các vụ truy tố mang

mục đích chính trị. Hơn 10 trường hợp bị cáo buộc nổi loạn đã được đệ trình lên tòa, đa số nhắm vào các chính trị gia đối

lập và các nhà hoạt động trẻ, cũng như nhắm vào một giáo sư luật vì đã đưa ra ý kiến với tư cách là một chuyên gia. Thứ

hạng về tự do báo chí của Malaysia tiếp tục xuống thấp, trong lúc có khoảng 1500 giáo lệnh hạn chế mạnh mẽ tự do ngôn

luận.

Phó Thủ tướng Singapore Teo Chee Hean đã lên án vụ tấn công, nói rằng « thật là buồn khi nhìn thấy tư tưởng cực đoan

dẫn đến bạo lực và đổ máu ». Thế nhưng, Singapore cũng có một vài đạo luật hạn chế tự do báo chí nhất trong khu vực.

Nước này bị Phóng viên Không Biên giới xếp hạng thứ 150 trong tổng số 180 quốc gia và thường xuyên sử dụng các luật

chống vu cáo, bôi nhọ, để bịt miệng truyền thông và đối lập chính trị ; chính phủ chưa bao giờ thua kiện trong các vụ xét

xử về tội vu cáo, kể cả khi kiện các hãng thông tấn lớn của phương Tây.

Vài ngày sau khi lên án khủng bố, một tòa án của Singapore đã ra lệnh cho một blogger phải chi 28 000 đô la Singapore

án phí trong vụ Thủ tướng kiện vu cáo. Không có gì ngạc nhiên là blogger này thua kiện.

Tương tự, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cũng lên án vụ tấn công và chia buồn. Tuy là một trong những nước có

tự do báo chí nhất trong khu vực (xếp hạng thứ 132 trên 180), Indonesia vẫn chưa thoát ra khỏi tình trạng tồi tệ của

những năm 2009-2011 và số vụ tấn công các nhà báo vẫn còn rất cao và ít bị truy tố. Những cáo buộc từ bỏ tôn giáo

nhắm vào lãnh đạo báo Jakarta Post gần đây, cho dù sau đó bị bãi bỏ, cho thấy những điều đạt được tại Indonesia còn

rất mong manh. Trên internet cũng vậy, Indonesia vẫn chỉ được xếp hạng « tự do bán phần » và đứng hàng thứ ba về

mức độ thâm nhập internet thấp trong khu vực.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên án vụ tấn công là « dã man và không thể chấp nhận được », còn Chủ tịch

Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì gửi điện chia buồn tới các đồng nhiệm Pháp. Thế nhưng, Việt Nam

lại là nước hạn chế quyền tự do báo chí nhất trong vùng, đứng thứ 174 trên 180 nước, theo phân loại của Phóng viên

Không Biên giới. Hiện nay, tại Việt Nam, có 19 nhà báo và blogger bị giam giữ, trở thành nhà tù đứng hàng thứ 5 trên thế

giới đối với các nhà báo.

Nội trong một tháng, từ tháng 11 đến tháng 12 năm 2014, Việt Nam đã bắt giữ 3 blogger, cáo buộc họ theo những điều

khoản mơ hồ về an ninh quốc gia trong Bộ Luật Hình sự và tội « lạm dụng các quyền tự do dân chủ ». Thật khôi hài, vào

giữa năm 2014, chính quyền Việt Nam đã đóng cửa trang web Haivl.com, một tạp chí châm biếm trên mạng rất nổi tiếng.

Việc tấn công các blogger và các hạn chế chung những tiếng nói của giới trí thức sẽ còn gia tăng trong năm nay, trước

khi có Đại hội đảng Cộng sản lần thứ 12, sẽ được tổ chức vào đầu năm 2016.

Và trong lúc Philippines rất có tự do báo chí, thì việc không trừng phạt các vụ tấn công nhắm vào nhà báo lại làm cho

nước này trở thành một trong những quốc gia có số nhà báo bị giết hại nhiều nhất trên thế giới, bị giới quan sát hạ thứ bậc

hàng năm trong bảng xếp hạng về tự do báo chí. Phóng viên Không Biên giới xếp Philippines ở thứ 149 trên 180. Cùng

ngày xẩy ra vụ tấn công tòa soạn tuần báo Charlie Hebdo, có một nhà báo Philippines bị bắn chết và đây là vụ thứ 172, kể

từ năm 1986. Vụ tấn công tòa soạn Charlie Hebdo chỉ là vụ có số nhà báo bị giết hại đứng hàng thứ hai trên thế giới, xếp

sau vụ thảm sát ở Maguindanao, hồi tháng 11/2009, với 58 người bị giết chết trong đó có 32 nhà báo. Các nhân chứng bị

sát hại và tại Philippines, không một ai bị kết án vì đã giết một nhà báo. Sự im lặng liên tục của chính phủ về việc không

trừng phạt những kẻ phạm tội nói lên nhiều điều.

Đã đến lúc lãnh đạo các nước cần phải lên tiếng mạnh hơn việc lên án hành động khủng bố. Charlie Hebdo bị tấn công do

sứ mệnh châm biếm của họ và buộc chúng ta phải đặt câu hỏi với các chính phủ, về các chính sách, tôn giáo và ý thức

hệ. Các nhà báo đã bị giết vì đã làm công việc của mình. Việc tấn công vào tự do ngôn luận là không thể chấp nhận được

và không thể biện minh, không thể nhân danh tôn giáo, tư tưởng hoặc ý thức hệ chính trị. Không có gì có thể đứng trên

các quyền chỉ trích, chất vấn, cho dù có thể bị coi là là bất kính hoặc sở thích tồi tệ. Tại Đông Nam Á, các nhà báo đang bị

tấn công trong lúc họ không làm gì ngoài việc cung cấp thông tin, tạo các cuộc tranh luận về các chính sách công và buộc

các chính phủ phải có trách nhiệm hơn. Đây chính là điều mà các chính phủ ở Đông Nam Á cần lên án. Chúng ta không

thể cho phép các chính phủ lên án bạo lực để biện minh cho việc kiểm soát chặt chẽ hơn internet và truyền thông, đồng

thời kìm hãm tự do ngôn luận và tự do internet.

Theo RFI

Sửa bởi người viết 13/01/2015 lúc 09:17:47(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.239 giây.