logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 14/01/2015 lúc 06:45:03(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Làm sao quên được trong đời mình với những nỗi niềm hạnh phúc hay nỗi đau mà chúng ta đã gặp.

Tuổi trẻ của mỗi con người sống trong hoàn cảnh đất nước thanh bình hay khói lửa chiến tranh, những dấu ấn còn lưu mãi

trong tâm không bao giờ phai nhạt.

Tôi người con gái trung du miền trung tổ quốc. Lớn lên giữa núi đồi chập chùng, ruộng lúa bậc thang, cây trái bốn mùa.

Mùa hè nóng oi nồng, hắt vào mặt nóng bưng theo cơn gió Lào lùa về liên miên sạm cháy da người, mùa thu lá vẫn xanh,

trái cây đủ loại, chim chóc líu lo, mùa xuân hoa nở tưng bừng, nhà nào cũng trồng vài ba cây mai trước sân nhà, hoa nở

vàng sánh, những đàn bướm đủ sắc màu bay la đà trên những cánh hoa khoe sắc, những giàn mướp đưa hương thơm

ngát, khói bếp toả trắng trên những nóc nhà tranh yên bình chi lạ.

Còn mùa đông ảm đạm thê lương, mưa tầm tả cả nửa tháng trời không dứt. Ngoài đồng ruộng ếch nhái ca vang, đêm

đêm tiếng nỉ non của các chú dế gọi bạn tình không ngớt, trời lạnh thê lương chăn chiếu thiếu hụt, nếu được nằm với mẹ

cùng em trên cái chõng tre thì ấm biết mấy, ở dưới chõng là nồi than hồng hực đỏ

Ấm mê tơi, tuổi thơ sống trong thanh bình của thập niên sáu mươi, biết bao nhiêu điều kỳ thú chung quanh.

Như trèo bắt chim trên ngọn cây hay các lổ hóc của các cây to chim tu hú làm tổ đẻ trứng , nở ra con, đi sông theo cha

theo anh để tắm , bắt cá thả lưới giăng câu…, bắt ốc. Đến mùa đông khi ruộng đã rục hết rạ là đi nhủi cá, cua, cắm phỏ, đi

câu cá tràu ở ruộng thật thú vị hết biết. Còn mùa thu thì trái cây đầy vườn, mít chín chỉ cần có gió mạnh lên một tý là nghe

thơm cả khu vườn mùi mít ướt chín rụng.

Ôi đủ thứ để mà thích thú với cái tuổi thiếu niên nơi miền quê sơn cước. Thiên nhiên hấp dẫn cực kỳ. Tôi nhớ những đêm

trăng sáng đạp lúa ngoài sân, bầy trâu hì hục đi vòng quanh, tiếng cười đùa của các chú thiếm đi gặt , gánh lúa bó về ,

chờ cho mau tan để lấy lúa đổ từng đống sau khi quạt xong bỏ những lúa lép.Tôi chờ mẹ cho ăn cháo đường đến khuya

không thể tưởng, mẹ bảo con đi ngủ đi mẹ để dành cho 1 chén, nhưng tôi không muốn mà ngồi đợi , để nhìn ngoài sân

rôm rả reo hò theo nhịp đi của bầy trâu,có khi mấy chú la ó lên bảo mấy cô đem cái gàu bằng mo cau chằm có cái cán dài

đưa vào đít con trâu để hứng nứơc đái.Mấy chú chọc các cô cười đến nổi tay không cầm nổi mo đài làm đổ nước đái trâu

ra đống rơm còn đang lúa. thế là trận cười bể tung, tý tý mấy cô cười vang vì mấy chú kể chuyện tiếu lâm dân gian không

ai mà không cười, đến cả cha tôi cũng cười vì ông là người nghiêm trang đứng đắn (Cái chức lý trưởng… còn ở trong

ông chưa phai nhoà)…Còn mẹ tôi lui cui trong bếp chụm lửa cũng cười phì …Có những lúc đêm không trăng đạp lúa ,

các chú làm những cái đuốc cắm bốn góc sân sáng toả.Chúng tôi thích nhất là đi bắt rầy ăn lá dâu cơm, lá quế lá lật

mấc…Những con rầy được rang với chút dầu phụng bỏ vài hột muối sống là ngon thơm lừng.

Còn muà xuân thì chúng tôi đi đào dế ở các khu đất sắp đánh vồng trồng khoai lang…, dế ngon tuyệt , có khi để đá với

nhau quyết liệt…Còn sắp sang thu gió lộng chúng tôi theo các anh thả dều , những cánh diều bay cao vút trên không trung

còn tý xíu…

Thế mà chiến tranh bùng nổ lan tràn trên mảnh đất thân yêu . Vào năm 1964 tiếng súng xa xa vọng về từng tiếng một rời

rạc, rồi gần dần những tháng sau . đầu muà xuân năm tỵ 1965 bên kia là cổng ấp được bà con trong thôn chặt nhành gai

tre nẹp lại từng miếng rào thành luỹ riêng từng thôn , ban ngày có thể mở cổng để bà con ra sinh hoạt trồng trọt cấy

cày.Một hôm ngoài đường cái vang lên tiếng xung phong của mấy chú lính điạ phương quân, nhân dân tự vệ… chạy thật

nhanh về phiá cổng ấp , có nhiều tiếng súng nổ. Tôi cùng các bạn hàng xóm chạy theo lên đến dốc bà Khương có mấy

chú lính đang bắn trả lại tiếng súng bên kia đồi Động Sinh. Chúng tôi chẳng biết chi hơn tưởng như mấy lần theo các chú

đi bắn chim bằng khẩu súng calipdu , cabin ,những vỏ đạn có màu xanh biếc to như ống ngoáy trầu của bà ngoại, cái đít

vỏ đạn bằng đồng sáng vàng ánh. Chúng tôi lượm về như cái của quý để chơi bán hàng.

Các chú lính thấy bọn trẻ chúng tôi chạy theo để lượm vỏ đạn, mà hôm nay vỏ đạn bằng đồng to bằng ngón tay, giống

như cái độc bình cắm hoa thật dễ thương sáng rực, nóng hổi vì các chú vừa bắn ra là tụi nhỏ chúng tôi lượm, các chú la

bảo các cháu về đi , nguy hiểm , bên kia cọng sản bắn qua là chết đó… chúng tôi ôm vỏ đạn trong áo chạy về nhà, giấu

kỷ không dám đem ra sợ cha mẹ biết được sẽ bị đòn chứ chẳng chơi.

Thế là cha với anh tôi đào hầm đất ngay giữa cái nhà ngang , hầm sâu hoắm, có ngách 2 bên hình chữ T, bên trên cha lót

ván, cây đà rồi đổ đất cho dày để tránh đạn pháo kích…

Đêm đêm khi nghe tiếng pháo, chó sủa … là mẹ tôi lôi chúng tôi dậy để xuống hầm núp. Lúc đó tôi chừng mười tuổi, còn

cha anh chị cả đều đã đi xuống quận để ngủ, không dám ở nhà, sợ mấy ông VC bắt. Chỉ còn mẹ và chị kế tôi với đứa em

út . Đang ngủ ngon giấc bị lôi dậy thì bực mình làm sao, nhưng mẹ bảo là phải nghe theo. Tội cho mẹ tôi bà sợ run cầm

cập, ánh hoả châu sáng rực chiếu vào khuôn mặt mẹ sợ hãi, mẹ mét xanh tay run run bồng em,tay kia dắt tôi xuống

hầm.Mùi đất sét hôi ngột ngạt làm tôi ho ., mẹ bảo con đừng ho, nín đi con ,chó sủa đó ho CS họ biết xuống bắt (Trong

thâm tâm mẹ tôi sợ VC nghi có lính ở dưới hầm rồi tông lưụ đạn), nhưng nín ho thì càng ho hơn.Tôi không chiụ nổi cái

mùi của đất ẩm ướt cọng với mùi mốc thiếu ánh nắng mặt trời, bốn mẹ con ngồi im không đèn tối mịt, chờ cho hết tiếng

chó sủa hết tiếng súng hay hết tiếng chân đi ngoài sau hè rồi mẹ mới cho lên mà ngủ.Thế đó cứ lập đi lập lại hoài trong

mấy năm.

Càng ngày chiến tranh càng tăng , tiếng pháo kích cả ban ngày, trường học găm đầy mãnh, Quận chỉ còn có bốn xã mà

thôi, dân tản cư về ở đầy trong thôn an ninh , được Mỹ viện trợ lương thực và nhà ở theo khu định cư.

Máy bay C123 chở lương thực quân đội và viện trợ cho dân, ngày nào cũng bay và hạ cánh xuống huyện lỵ, cái sân bay

dài ngoằn dọc theo cái thị trấn ,lính Mỹ tràn về bảo vệ. Lâu lâu có đoàn xe thiếc giáp mở đường từ Tam Kỳ lên Tiên

Phước. Chúng tôi chạy ra ngỏ nhìn đoàn xe tăng hì hục bò ,con đường cái quan sỏi đá tung lên trong buị mờ ngút khói…

Nhà nào cũng ăn gạo hột dài cả bao 50ký, ôi cái hột gạo trắng tinh, nấu ăn thơm lừng , dẽo như xôi , bọn nhỏ chúng tôi ăn

cơm gạo viện trợ rất thích , chan nước mắm trộn với dầu xà lách thì ăn quên thôi. Nhưng cha mẹ chúng tôi lo lắng vô cùng

vì chiến tranh sẽ khốc liệt hơn,mất mát không tránh khỏi…

Tết mậu thân năm 1968. Anh T tôi bị CS bắt đi, khi anh ngủ ở nhà người bạn học hàng xóm.CS chỉ bắt anh tôi còn anh

bạn họ không bắt, họ nói anh tôi là học sinh Việt Quốc, lúc đó anh mới 16 tuổi.Đúng là đêm mồng ba tết, gia đình tôi đau

khổ tột cùng, cha mẹ tôi không ăn uống chi cả, Cha là đàn ông nổi lo ở trong lòng tột độ nhưng bên ngoài tỏ vẽ vững tâm ,

còn mẹ tôi nước mắt đầm đià.Hình như đêm nào bà cũng khóc. Nhớ thương con và nhất là sợ tính mạng anh tôi trong

vòng lao lý ở rừng sâu nước độc…

Cha tôi biết là anh tôi đã chết vì không chiụ nổi cực hình trong tù CS , thiếu ăn , đói lạnh , sốt rét và hành hạ. Anh chiụ

đựng được sáu tháng tù cay nghiệt. Theo lời kể của người tù ở cùng chổ với anh mà họ đã chiụ đựng hơn 2 năm trở về.

Cha nói với ông ấy đừng cho mẹ tôi biết.Mà hãy nói anh tôi mạnh khoẻ , chừng ít tháng nữa họ sẽ trả về.Xin bà đừng lo

lắng mà sinh bệnh. Mẹ tôi cứ thế mà trông chờ hình bóng người con trai yêu quý của bà sẽ về .

Còn tôi , tôi nhớ anh tôi da diết , tôi cứ mơ thấy anh về trong những giấc chiêm bao. Anh T tôi có tài sáng tác nhạc, anh

nhờ tôi lấy bút chì kẻ năm dòng kẻ trên vở để anh sáng tác, anh hướng dẫn thanh niên trong thôn tập văn nghệ, kịch thơ

do anh tự biên, kể cả múa sạp… Thanh niên trong thôn phục anh tôi sát đất. Anh nghiêm khắc khi tập văn nghệ ,có anh chị

nào cười là anh la . Những lần tập xong là được huyện tổ chức thi , đội văn nghệ của anh tôi được giải nhất. Tôi nhớ như

in là các anh thồ về bốn bao gạo , và 1000 đồng tiền thưởng. Thế là các anh chị chia nhau vui vẻ.

Có lần anh nhờ tôi thêu ở túi áo đen trên ngực chữ July bằng chỉ đỏ, có lẻ đó là tên tài tử nào nước ngoài. Tôi nhớ chiều

chiều trước khi anh đi xuống huyện ngủ, anh ôm cây đàn ngồi ở cục đá đầu sân vừa đàn vừa hát, hay anh thổi sáo nghe

sầu não nuột. Lúc đó anh mới học lớp đệ tứ (Lớp9). Cũng có khi anh ôm cái radio hiệu sony mà nghe giọng ngâm thơ của

NS Trần Thị Tuyết ngoài Bắc . anh gắn cái dây nghe vào lổ tai để một mình thưởng thức vì anh sợ cha tôi la là nghe đài

bắc việt.

Tôi ân hận suốt đời là có lần anh tôi bắt con cá tràu trong hủ của tôi nuôi để nướng, tôi không cho khóc om sòm anh đành

thả lại vào cái chum đầy cá tràu nhốn nháo, Sao tôi ích kỷ , với anh tôi thế ? vì hồi đó tôi bắt cá để xem hơn là thích ăn.

Bao năm trời mất anh là bao năm thương nhớ ngút ngàn, tôi nhớ năm lụt 1964 anh cõng tôi băng qua những đám ruộng

ngập nước như biển , không thấy bờ để đến cánh rừng trên đồi động sinh trú lụt.nhớ anh dẫn tôi đi giăng câu nơi sông

vực tròn, bày cho tôi biết bơi… những con cá lấu mắc câu nhún nhảy ngoằn ngèo trên đoạn dài dây cước…kể cả đi bắt

cá xáng lưụ đạn ở sông vực dài, mấy chú lính địa phương, hễ nghe cái đùng là anh em tôi chạy bay tóc trán cho kịp bơi ra

xa bợ mấy con cá niên cá gáy đang ngoi ngóp nổi lên mặt nước. Có khi tôi chỉ lặn gần bờ lượm những con cá mương

trắng tinh nằm sắp lớp trên mặt cát.Còn anh bơi ra xa ôm từng con cá bự quăng vào bờ cho tôi chạy lên bià sông bẻ cây

xỏ vào mang chúng thành từng xâu đem về lấy thành tích với mẹ…Tôi rất nhiều kỷ niệm với anh T tôi cả cuộc đời đem

theo cho đến lúc chết.Chiến tranh lấy đi con người và của cải . Tan thương tràn ngập, bạn học của anh T tôi năm Mậu

Thân Việt cọng không bắt nhưng đến năm sau anh đi xe đạp xuống Tam Kỳ để học Đệ tam thì bị CS bắt, rồi anh ấy cũng

chết ở trại tù như anh tôi, anh ấy chiụ đựng có hai tháng mà thôi. Còn trong thôn xóm tôi nhiều người bị bắt đi kể cả thầy

giáo dạy tiểu học của tôi không bao giờ trở về. Các chú lính chết và bị thương rất nhiều , để lại người vợ hiền ôm đàn con

thơ lãnh tiền tử tuất.

Năm 1972 cả quận Tiên Phước chúng tôi bị Việt cọng chiếm đóng sau khi quân đội HK rút về nước, gia đình chúng tôi

chạy xuống tỉnh để lánh nạn. Gần nửa năm thì quân đội quốc gia đánh lấy lại quê hương, khi trở về thì nhà tan cửa nát,

vườn tượt trụi lá những hố bom hố pháo sâu hoắm, con chó Ky không chạy theo được ở lại. Khi cha mẹ cùng chúng tôi

vừa về , nó ở phiá sau vườn chạy nhào tới nhảy chồm lên cha tôi mà ủn oẳng hít hít như rơm rớm nước mắt, Nó không

ốm mà mập to lên, lông ngã màu sậm chứ không óng vàng như xưa, mình nó hôi mùi xác chết ám. Chắc có lẻ nó ăn xác

người chết nên chi như thế.

Dù nó hôi thúi nhưng tôi cũng ôm nó vì cảm động vô biên. Còn mẹ tôi ngồi một mình trên đống gạch đổ nát, bà khóc rấm

rức, khóc nhiều hơn bao giờ hết, khóc thương về anh T tôi nữa sao không thấy về.Sao đời cha mẹ tôi cực khổ nhiều đến

thế nhỉ. Thời pháp thuộc bị Pháp thả bom xăng nhà thiêu rụi may mà chạy ra hầm trốn kịp, thời quốc gia thanh bình chưa

được bao nhiêu thì hai miền đánh nhau, nồi da xáo thịt.

Các con nhìn cha mẹ trong cảnh nầy lòng đau như cắt.

Thế đó mà cha mẹ vẫn kiên cường để nuôi bầy con ăn học, mẹ lúc nào cũng hy vọng một ngày anh tôi trở về, bà cứ

chiêm bao thấy anh mãi, còn cha tôi mổi ngày một gầy đi. Ông hút thuốc nhiều hơn và uống rượu cũng nhiều hơn để quên

đi nổi đau thời cuộc và quên đi hình bóng đứa con trai vô tội mà bị bắt vô lý. Tôi năm ấy học lớp 10 ở Tam Kỳ, cơm đùm

gạo gói đi xe đạp cả 24 km xuống ở trọ để học. Cha thương con chở luá cả chục bao để phòng khi chiến tranh không tiếp

tế được cho tôi có mà ăn học, còn củi thì cha chở xuống ba bốn chục bó, chất đầy trong hẻm nhà thuê. Tuổi mười sáu

mười bảy đẹp nhất một thời , nhiều anh SV , Sĩ quan tới tán, nhưng tôi sợ cha với anh bốn tôi biết được thì bị la, nên chi

tôi không dám tiếp .

Anh bốn tôi lúc bấy giờ đang nhập ngủ mới ra trường, gắn lon thiếu uý, phơi phới với bộ đô quân phục oai phong lẩm liệt

nhiều nữ sinh thích. Nhưng anh tôi thì luôn cấm tôi không đươc quen với bất cứ ai, để tâm mà học.Cha với anh tôi bắt tôi

học ban A vì mong tôi sau nầy sẽ là bác sĩ nhưng trong lòng tôi luôn khao khát trở thành cô giáo dạy văn cho các em học

sinh , hay sau nầy trở thành nhà văn hơn là bác sĩ ở cạnh bệnh nhân…

Năm 1975 đất nước thuộc về Bắc Việt thắng trận, khi quốc gia đơn phương chống cự được gần bốn năm trời không có

được hậu thuẩn tiếp viện của đồng minh phương tây. Còn quân đội bắc việt nhờ Liên sô và Trung cọng viện trợ. Cái thua

cuộc hình như đã báo trước được vận mệnh quốc gia.

Chúng tôi đang học ở nhà trường , giấc mơ đang đẹp bỗng tan thành mây khói. Tức tưởi vì hoài bảo đã không thành ,

giấc mơ ngưỡng cửa đời sinh viên không còn nữa. Chúng tôi phải trở về quê đi lao động, để xây đựng chủ nghĩa xã hội,

sống với tem phiếu, với lao động công điểm. ruộng đất vào hợp tác xã, Ruộng cha mẹ tôi cấy luá hai mùa, ruộng sâu bùn

tốt nhiều đám liên canh nay bị phân chia có vài đám ruộng cạn chó iả. cấy một mùa, gặp nắng thì nứt nẻ như bàn cờ cây

lúa khô vàng héo hắt. còn chị em chúng tôi lo mà tập cấy tập nhổ mộng cuốc đất trồng khoai , đi gặt .Lúc nào cũng bị

điểm thấp nhất trong đội. Tôi sợ nhất là đi cấy, ruộng lúc bấy giờ điã ơi là điã , nó bu như đeo kiềng ở hai ống chân, nó

cắn chảy máu loang trên mặt nước, hễ có vết lủng là cả đống con bu lại mà hút máu. Tôi sợ đến xiủ ngay tại ruộng đang

cấy, mấy thiếm diù tôi lên bờ quạt cho tôi tỉnh lại…

Vì lý lịch ba đời xấu hoắc(Đen thui) nên chi chúng tôi chỉ có lao động mà thôi, không xin vào làm việc như các bạn tôi có lý

lịch trong sạch.

Cha mẹ tôi đau đớn hơn bao giờ hết, gánh nặng đổ trên đầu như mang cục lửa.Anh bốn H tôi không biết đi cải tạo nơi

đâu, trại tù nào nghe nói cha với chị Ả cũng đến tìm, Nhưng chẳng thấy. Hồi đó thư từ chưa có liên lạc , mà anh thì đầu

hàng ở Quảng Ngãi. Thời gian sau nhiều tháng mới tìm anh được ở tuốt trong rừng sâu huyện Sơn Nham Quãng Ngãi,

anh ốm còn xương với da. Cha tôi mừng đã gặp được anh sau gần cả năm đi tìm, cha chạy như bay trên những hòn đá ở

dòng sông sơn Nham giữa trưa hè nóng hực, khi về chân cha tôi bị bỏng , lột da rướm máu. Mẹ tôi nấu nước rửa vết

bỏng cho cha, nước mắt bà lăn dài trên đôi gò má gầy guộc.

Còn anh T tôi chẳng bao giờ về nữa. Mẹ tôi khóc than từng đêm. nổi đau mất con kéo dài cho đến cuối đời.

Nói về đi thăm nuôi của nhà tôi thì chỉ có tôi mới gánh nổi, vì cha mẹ đã gần bảy mươi tuổi, chị Ả ở nhà làm công điểm, đi

chích thuốc cho dân bệnh kiếm tiền mua đồ thăm anh, em thì nhỏ. Tháng nào cũng ra thôn rồi xã xin giấy thăm nuôi. Xe

cộ ít ỏi mà người đi thì nhiều, đôi khi đông quá phải đứng một chân như cò, trong thùng xe chen lấn cả ba chục người

không còn chổ ngồi,mà xe thường chỉ chở 24 người , nay khoảng 55 người, đường ổ gà, xe lắc lư nghiêng ngã bên ni

qua bên tê thấy mà kiếp. Đôi khi bác tài còn cho lên cả trần xe ngồi ôm cái thành khung xe mà nghe tim mình đập tình

thịch theo bánh xe lăn.

Thế rồi tôi cũng được xã cho đi học kế toán nông nghiệp cho hợp tác xã.

Tôi làm lớp phó lo đời sống cho học viên , khoá học chỉ có bốn tháng ở Trường Tài Chánh tỉnh ở Tam Kỳ, chúng tôi sống

tập thể , ăn khoai sắn khô cỏng cơm, Hồi đó nhà bếp có những bốn cô nhưng bếp trưởng là cô Mạnh , cô lớn tuổi độ

chừng 45, cô thương tôi hay để cơm cháy cho tôi, cũng như những cái mang con cá tráo , cô luột bỏ vài hạt muối để phần

khi tôi đi ngang qua cô kêu vào cho ăn, mút mút những chút thịt bu quanh cái xương còn sót lại.

Ăn cơm thì tôi đi từng bàn để chia cơm đựng trong cái thau nhôm, mổi người hơn một chén cơm, nói cơm chứ toàn là

khoai bu vào miếng khoai sắn khô mà cô Mạnh luột cả đêm mới mềm rồi trộn vào nồi cơm xới đều, bọn con trai nó vừa đi

vừa lấy đũa gỏ vào cái chén cheng cheng , đến bàn cơm không đầy năm phút là bạn chúng chạy ra giếng rửa chén

Vì có chi đâu mà ngồi ăn lâu nhỉ, chỉ có nước mắm gương, rau muống lụộc , cuối tuần mới có vài con cá tráo hay cá

chuồng,cho 6 đứa.

Tụi học viên con trai cứ lấy cục khoai sắn mà xáng qua lại với nhau ì xèo, làm lớp phó phải la chứ , nên chi các cậu le lưỡi

nheo mắt mà dòm vào mắt tôi cười ti hí.Tôi bực cho con bạn Ánh nó hay mượn bàn chải đánh răng của tôi mà chải.

Không lẻ không cho nhỉ, nễ quá phải cho chứ thiệt tình khi dùng đánh răng mình phải rửa một chặp mới dám đưa vào

miệng. Hồi ấy tôi còn cái bót đánh răng của USA mà chị tôi đem ở trung tâm BĐQ về, tôi giữ để dùng, nó êm ru , mịn

màng khi lướt trên những cái răng dễ ghét. Còn kem đánh răng khỏi nói, là anh lực sĩ ngồi lên toát mồ hôi mới ra được

một tý cứng ngắt. Kem đánh răng công nghệ cao hết biết, dùng buá đập mới ra một chút khô quánh.Bột giặt không có,

dùng bằng xà bông bánh mang màu xóm, hôi mỡ bò chi lạ.Tôi sợ nhất mổi khi đi cầu, cái hố xí lộ thiên ,cả dãy 4 cái, giữa

cánh đồng sau trường, mổi khi đi vào là bịt mủi ngậm miệng, khi ra đứng một hồi cho gió bay đi bớt mùi thúi bám trên áo

quần, muốn ói mữa, cứ tưởng tượng những con dòi ngoe nguẩy, những con lằn xanh bu … mùi hôi thúi nồng nặc, phân

đầy ắp, sau một thời gian là lấy ra trồng rau xanh , vãi ruộngluá nổi bồng bềnh cái thứ thãi ra không dám dòm (Khổ ơi là

khổ ) …

Đến hẹn lại lên , tôi về cuối tuần để sắm đồ thăm nuôi, tất cả được chị mua một số như đường bánh, bột bích chi, đậu

rang đã được mẹ xay chung với nếp…. cá nướng rồi chiên, gà rô ti. Coi như anh H cải tạo được hưởng thực phẩm cao

hơn ở nhà. Ảnh mà có bề gì chắc cha mẹ không sống nổi, vì chỉ còn ảnh là con trai độc nhất. Khi đi tác chiến ở QN về ,

cha mẹ tôi nhìn ảnh không ra, nên chi cha tôi tuy đã già , ở nông thôn mà ông lặn lội vào bộ tổng tham mưu xin cho anh tôi

về dạy học trường quân đội vì cha tôi chỉ còn anh tôi là con trai một

Huống chi bây giờ anh mà có hệ lụy chi thì ông bà chết mất. Hôm ấy đi thăm anh đường quá xa , anh đổi qua cả 9 trại tù ,

nay là trại Gia Trung , Gia Lai, đường xá xa xôi mà xe cộ không thông suốt như bây giờ, lâu lâu mới có chuyến xe khách,

vì thời đó bao cấp, ngăn sông cấm chợ nên chi cái gì cũnghợp tác xã,xe không có xăng để chạy mà chạy bằng than củi,

còn xăng để dành cho xe quân đội mà thôi. Đi vào Quảng ngãi, đón xe đi Bình Định , Tối ngủ ngoài bến xe, đầu gối lên ba

lô, chân để lên 2 cái xách tổ bố, sợ có ăn trộm thì có nước khóc. Nói ngủ chứ có ngủ được đâu, muỗi vo ve, người nằm la

liệt , nói chuyện , hút thút …mùi hôi ở bến xe xông lên mũi nồng nặc, ôi thôi là chán

Đợi 5giờ sáng sắp hàng để mua vé, cũng đứng cẳng cò mà chiụ cho qua cái thời gian trôi đi quá chậm chạp. Xe qua đèo

Mang Dang rồi An Khê gió rừng vi vui trong buổi chiều tà, sương khói bay lơ đãng ngang đèo , cảnh vật thơ mộng như

một bức tranh , nhưng trong bụng cồn cào đói khát, đến chiều mới tới cây số 19 , tôi với mấy cô Bình Định xuống xe, Mấy

cô chắc đi thăm chồng , ai cũng khoẻ mà đồ thăm thì it hơn họ chỉ xách trên tay mà thôi, chắc ở Bình Định đi gần hơn nên

mấy cô thuận tiện gởi đồ ăn cho tù.Họ đi nhanh bỏ lại mình tôi. Tôi ì ạch với cả đống hàng, nhất là cả mười mấy hủ bột

Bích chi, bột đậu mẹ rang, đường, … nặng ơi là nặng.Mới đội lên đầu cái bao đựng bột ba lô mang sau lưng, cái cánh tay

bên phải ôm xách , đi chừng 100mét thì mồ hôi toát ta nườm nượp, tôi bỏ cái bao trên đầu xuống đất, cả cái xách nữa ,

để nơi bờ đường chỉ cõng cái ba lô nặng như đá vừa đi vừa ngoảnh lại dòm 2 đống đồ , đi mộtkhoảng chừng 300 mét là

tôi để balô xuống, đi ngược lại đội bao hàng và xách bao kia , cứ thế mà làm rồi cũng đến cái nhà cho thân nhân tù ở. Ôi

xa tít tắp chừng ba kilômét mà như vạn dặm, con đường phải đi hai lần mệt làm sao mà bụng thì đói meo như con mèo

ướt, bị nhà cháy chuột chạy tiêu tan…

Thế là đêm đó nằm nghe chim gỏ kiến gỏ vào cây mồn một , chim cú bay xào xạc, suối reo róc rách và gió rừng vi vu bay

vào khung cửa lạnh. Bên kia suối là những dãy nhà dài lợp lá , tiếng kẻng báo đi họp. những ngọn đèn le lói chập chờn ảo

nảo trong nhà tù hắt ra ngoài , trong đêm sương mù dày đặc. Tối hôm đó cán bộ thu giấy thăm nuôi và dặn dò vài điều nội

quy . Ngày mai đoàn tù đi làm sớm , họ đi thành hàng dài có cán bộ mang súng đi theo , các anh các chú tù nhìn mãi vào

trong nhà thăm nuôi có chúng tôi đứng nhìn ra trông buồn làm sao…họ ốm yếu trong bộ đồ tù cũ kỷ, chân mang đôi dép

su nặng nề.

Ngày được thăm nuôi là thứ 7 và chủ nhật , ai được thăm thì nguyên ngày đó nghỉ đi lao động, đúng 8 giờ chừng 10

người trong đó có anh H tôi đi sau cùng, tôi nhìn trông bên tê con suối , anh đội cái nón cời nho nhỏ. Hôm thăm nuôi đó

anh đưa cho tôi I cái móc len bằng nhôm anh tự mài và cái lượt anh làm thật đẹp , chẳng biết anh lượm cái kim loại ấy ở

đâu mà mài thành vật dụng cho em gái để kỷ niệm.

Khi anh vào trại anh đưa bớt đồ cho mấy anh tê xách bớt. Con đường ra về thênh thang phiá trước, nắng mai hoà trong

sương mù miền cao nguyên mờ mờ ảo ảo.Gió lành lạnh hai bên đường hoa lau trắng , uốn lượn theo làn gió xoay chiều ,

con đường Tù binh làm thật rộng thênh thang , nhiều người đi thăm nói có dấu chân cọp vừa đi tối qua , làm ai nấy nổi da

gà. Tôi chạy theo mấy cô cho kịp để ra đón xe về lại quê nhà.

Đứng bên đường trên con dốc dài đổ xuống xa lắc , nhìn lên con dốc ngút ngàn sương mờ , chẳng có chiếc xe đò nào

trường tới, lâu lâu có chiếc xe nhà binh hiệu Liên sô chạy qua, chở hàng bịt bùng. Chúng tôi đợi mãi đến hai giờ chiều ,

bụng đói cồn cào, khi sáng ăn đở cục xôi đi một hồi cục xôi trong bụng bay mất, các cô cũng lo không kém, một tý nghe

tiếng ù từ xa vọng về.Chiếc xe ba loa trờ tới, mấy cô đã xông ra đường khi nảy để đón xe, làm như ăn vạ, nên chi chiếc

baloa từ từ ngừng ngay bên đường . Anh tài xế hỏi : Mấy cô thiếm về đâu?

Cô nào cũng nói cùng một lúc : Cho tôi về Bình Định, Người Quảng Ngãi , người thì im lặng mà lo nhảy phóch lên thùng

xe, Tôi cũng nhảy lên nhanh như sóc. Ai nấy đều mừng vì đón xe lâuquá không có xe khách mà xe nhà binh thì đâu xin

được, may mà có chiếc baloa chạy về không có hàng hoá, chỉ xe không.

Cả chúng tôi mừng rỡ dù ai nấy trong bụng đói meo. Đứng đợi xe giữa con dốc không nhà hiu quạnh thì lấy đâu cũ sắn

xin ăn.

Dọc đường các cô thiếm xuống từ từ, chỉ còn tôi với 1 cô , đến Quảng Ngãi thì đã hơn 1 giờ khuya, vì đường xá hư , ổ gà

liên tục nên xe chạy chậm , Khỏi thị xã Quảng ngãi cô ấy đập vào hông cabin xin tài xế dừng cho xuống. chỉ còn mình tôi

ngồi co ro , nghe cái bụng sôi từng hồi. Dù chúng tôi đã được nhà xe cho xuống để đi vệ sinh , nhưng chẳng có quán xá

nào ăn uống như bây giờ, vì nền kinh tế hợp tác xã, chủ yếu nông nghiệp không tự do buôn bán.Tôi nằm thiu thiu ngủ ,

nghe tiếng mở cửa hông chổ cabin buồng lái lên thùng xe, ánh trăng chiếu mờ mờ, tôi nhìn thấy người đàn ông lái xe khi

chiều , mắt cứ chằm chằm nhìn vào tôi. Ông ta bước lại gần chổ tôi nhanh nhẩu, tôi vội tránh ra , Ông ta nói cho Anh ngủ

với, lái xe cả ngày mệt và buồn ngủ quá, Thùng xe có tấm chiếu đã cũ. Tôi sợ quá chạy lại ngồi bên góc thùng xe , chiếc

xe lắc lư như muốn trút xuống đường, ông ta vội chạy lại chổ tôi liền ôm tôi mà vật xuống , tôi van xin ông ta đừng đụng tới

người tôi, tôi sợ run bắn người, tôi khóc càng vùng vẫy thì càng bị đôi tay lực lưỡng của ông ta khoá chặc, một khối thân

hình lực lưỡng của ông ta đè lên người tôi nặng trịch, tôi cố vùng vẫy để thoát, nhưng không thể nào thoát, càng vùng vẫy

chừng nào thì ông ta như con hổ đói vày xéo con người tôi như vở vụn, tôi khóc tức tưởi, khi những ngón tay xé toạt cái

đáy quần tôi môt cách dã man,ngón tay ông ta đưa vào trong cửa mình tôi đau như dao cắt, tôi phản ứng một cách như

phản xạ bẩm sinh của con người hay một con thú bị dồn vào đường cùng, tôi cắn vào ngực trần ông ta một phát, liền tức

khắc cánh tay tôi tê buốt đau kinh hồn tôi ré lên, ông ta cắn lại tôi một cái kinh thiên động địa , thế là ông ta thả tôi ra như

con thú bại trận, tôi như con thỏ hoang bị thương co ro chạy lại phía cửa hông xe mà đập thình thịch

Chiếc xe chạy chậm dần , cánh cửa cabin mở ra tôi nhào vào , ngồi bên tài xế trẻ hơn khoảng trên ba chục tuổi, tôi run

như con thằn lằn đứt đuôi , vừa run vừa khóc rấm rức, cha tài xế đang cho xe chạy từ từ . Hỏi tôi : Em có bị sao không mà

run thế ? Tôi không trả lời , ông ta nói một hơi: Anh nói với chả là đừng ra thùng xe , để con bé nó ngủ, con bé đó còn trẻ

hình như nó đi thăm cha nó chứ nó chưa có chồng, đừng làm cái trò đó mà tội nghiệp , nhưng nó không nghe lời anh nói

mà trèo ra thùng xe ngủ, anh biết chuyện chẳng lành nhưng biết làm sao vì xe nầy do ông ta đứng làm chủ. Nhưng em đã

bị gì chưa mà run quá thế?

Anh ta nhìn tôi với cặp mắt đầy thương cảm.Tôi đưa cánh tay phải cho anh ta thấy dưới ánh đèn cabin hắt qua mờ nhạt ,

những giọt máu đỏ đã đóng lại như huyết bồ câu, dấu những chiếc răng cắm phập vào thịt phơi ra từng míếng, tôi tê dại

run từng hồi không ngớt, tôi không trả lời chỉ có khóc mà thôi. Anh lái xe có phần cảm động, cứ hỏi tôi mãi em có bị gì

chưa ? tôi chỉ lắc đầu, anh ta tặc lưỡi… Anh ta còn nói nhà anh ở đường Bạch Đằng Đà Nẳng, số nhà…. Nhưng có trời

mới để ý nghe lúc đó, tâm hồn tôi bấn loạn khiếp đảm. Tôi đã van xin thằng mắc dịch đó là đừng đụng đến tôi, tôi sợ quá

vì tôi chưa biết cái chuyện ấy nhưng càng van xin thì lòng ham muốn tột độ bùng lên như lửa. Cũng may là tôi cắn vào

ngực nó một phát , dù cánh tay tôi bị thương còn hơn nó làm hại đời con gái của tôi trong sợ hãi.

Xe chạy về gần đến Tam Kỳ thì cái tên ôn dịch đó trèo vào cabin lái xe , nó thả tôi xuống ngay chổ rạp Xinê Phượng

Hoàng cũ, đối diện với Khách Sạn Tam Duyên , nay là Khách sạn Tam Kỳ , lúc đó khỏang 4 giờ sáng.Tôi rụng rời chưa

kịp hoàn hồn thì bên tê đường từ góc hẽm con phố một bóng đàn ông ở trần mặc quần đùi chạy qua đường cái vèo, tôi

điếng chết trân tại chổ , một tý mới tỉnh lại thì chẳng thấy người đàn ông đó nữa. Chẳng biết tên đó làm gì , cũng có thể đi

ăn trộm….Tôi đi bộ về trường Tài Chính xa khoảng hơn hai kilômét, cả giờ mới về đến cổng trường, tôi lắc cánh cửa bên

phòng hiệu trưởng để thầy ra mở cửa, vì cửa chính của trường xa không ai mở được. Thầy Thiện ( Hiệu Trưởng ) đi ra

thấy tôi trong tờ mờ sớm mai , sương xuống mờ cả không gian tỉnh lặng, Thầy hỏi chứ em đi đâu mà về lúc này? Tôi khóc

, thầy nhìn tôi kinh ngạc khi thầy dẫn tôi vào phòng , ánh đèn chiếu vào tôi , thê lương quá đổi, thầy lặng người, nhìn tôi

không chớp mắt . Tôi kể sơ cho Thầy nghe và đưa cánh tay cho thầy băng , xức thuốc . Thầy bảo tôi nằm vào giường ngủ

đi cho đở mệt nhưng tôi có ngủ được gì đâu, lâu lâu lại run lên, rùng mình tê dại. ..Thầy ngồi dậy đi ra đi vào trong lòng

như bâng khuâng khó tả. Cũng có thể thầy thương cảm cho tôi nữa…

Thời gian trôi đi , anh tôi trở về hơn sáu năm dài cải tạo..

Giờ đây tôi đã già , nhớ lại quảng đời mình khi ấy làm sao quên được , nước mắt rơi dài khi nhớ về anh T của tôi, cha mẹ

tôi.Tất cả đã ra đi bỏ lại cõi đời đầy gian khổ , bỏ chúng tôi tiếc nuối khôn nguôi.

Nguyễn Nguyệt, Houston TX (RFA)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.908 giây.