logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 15/01/2015 lúc 09:01:56(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Ông Nguyễn Tấn Dũng nói không thể cấm được mạng xã hội

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói với các quan chức rằng mạng xã hội đã trở thành nhu cầu thiết yếu và không thể ngăn cấm.

Đây là lần đầu tiên người đứng đầu Chính phủ có phát biểu công nhận vai trò của các mạng xã hội, mà những năm gần đây đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam.

Báo Thanh Niên tường thuật rằng ông Dũng đã nói như trên tại Hội nghị tổng kết công tác 2014 và triển khai nhiệm vụ 2015 của Văn phòng Chính phủ sáng thứ Năm 15/1.

Ông thủ tướng được dẫn lời yêu cầu văn phòng phải làm sao để tổ chức, định hướng thông tin trên mạng xã hội một cách nhanh chóng và chính xác.

Hiện nay hơn 30 triệu người ở Việt Nam đang sử dụng các mạng xã hội.

Theo ông Nguyễn Tấn Dũng, đó là "nhu cầu thiết yếu không thể ngăn cấm".

"Các đồng chí ngồi đây đều tham gia mạng xã hội, có điện thoại để lên Facebook xem thông tin. Vậy làm sao để thông tin đó đúng đắn, chúng ta không ngăn, không cấm được đâu các đồng chí."

"Phải đưa thông tin chính xác, kịp thời để định hướng. Trên mạng ai nói gì thì nói nhưng nếu có thông tin chính thống của Chính phủ thì người dân mới có lòng tin. Đây là nhiệm vụ mới cần phải làm tốt trong năm nay.”

Tin đồn tràn lan
Trong khi đó, một quan chức cao cấp khác của chính phủ lại cảnh báo "các thế lực thù địch cũng như kẻ xấu đã lợi dụng" internet và các mạng xã hội "để tấn công vào nước ta bằng nhiều chiêu bài khác nhau".

Ông Trương Minh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, trong chương trình truyền hình "Đối thoại và Chính sách" của kênh VTV1 tối thứ Tư 14/1 với chủ đề 'Đối phó với thông tin nguy hại' cho rằng mục đích của tội phạm internet-mạng xã hội là chống phá Đảng, Nhà nước cùng lãnh đạo các cấp của Việt Nam.

Các đồng chí ngồi đây đều tham gia mạng xã hội, có điện thoại để lên Facebook xem thông tin. Vậy làm sao để thông tin đó đúng đắn, chúng ta không ngăn, không cấm được đâu các đồng chí.Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Ông Tuấn giải thích rằng "hàng trăm trang mạng có máy chủ ở nước ngoài sử dụng chiêu bài nguy hiểm là xuyên tạc, bịa đặt, nói xấu Đảng, Nhà nước, bôi nhọ, xúc phạm danh dự cán bộ lãnh đạo các cấp nhằm gây chia rẽ Đảng với nhân dân, giảm sút niềm tin của dân với Đảng, chia rẽ khối đại đoàn kết, tạo sự ngờ vực trong xã hội".

"Có thể gọi chung đây là tội phạm không gian ảo, vi phạm pháp luật Việt Nam. Loại tội phạm này có thể bị xếp vào những nguy cơ đe dọa an ninh lớn nhất cho đất nước".

Ông thứ trưởng kêu gọi người dân "cảnh giác, tẩy chay thông tin độc hại, không tiếp tay cho tội phạm thông tin ảo lan truyền thông tin".

Trong khi báo chí chính thống Việt Nam thường dè dặt đề cập đến những vấn đề chính trị nhạy cảm, ngày càng nhiều người dân tìm đến các nguồn thông tin không chính thức, tạm gọi là "lề trái".

Gần đây, nhiều trang blog mà chủ nhân giấu tên được lập ra để chuyễn đi các thông tin khó có thể kiểm chứng nhưng lại được nhiều người đọc.

Thí dụ trang blog mang tên Chân dung Quyền lực đăng tải nhiều thông tin về tình hình sức khỏe của Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh, thậm chí cập nhật ngày giờ ông Thanh trở về Việt Nam.

Trang này cũng đưa nhiều cáo buộc đối với Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh.
Theo RFI
xuong  
#2 Đã gửi : 15/01/2015 lúc 10:12:06(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Thủ tướng hết muốn 'xử' Dân Làm Báo?

Phát biểu tại hội nghị của văn phòng chính phủ hôm 15/1/2015, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gây bất ngờ khi đưa ra tuyên bố không thể ngăn cấm các thông tin trên mạng xã hội, đồng thời chỉ đạo phải đưa thông tin 'chính xác, kịp thời' để định hướng dư luận như là nhiệm vụ quan trọng trong năm 2015.


Điều đáng chú ý là cách đây 2 năm, ngày 12/9/2012, chính ông Nguyễn Tấn Dũng đã ký công văn số 7169/VPCP-NC ra lệnh cho bộ CA và các cơ quan chức năng phải "điều tra" và "xử lý nghiêm" Dân Làm Báo. Đồng thời, nội dung công văn này cũng ra lệnh cấm đối với cán bộ nhà nước, yêu cầu 'không đọc' và 'không phổ biến' các thông tin trên Dân Làm Báo.


Phải chăng, sau một thời gian dài ra sức ngăn chặn và đánh phá nhưng không đạt kết quả, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đổi chiêu? Hay đây lại là một vở diễn mị dân mới của ông thủ tướng?


Xem ra, thay vì lảm nhảm kêu gào đấu tranh với các 'thế lực thù địch' như trước, năm 2015 sắp tới, vấn đề triệt hạ và tranh giành quyền lực sẽ là một trong những trọng tâm của phe nhóm ông Dũng.


Theo cổng thông tin điện tử chính phủ, phát biểu trong hội nghị, ông Dũng chỉ thị cho văn phòng chính phủ “thông tin phải nhanh lẹ, chính xác, kịp thời” nhằm định hướng dư luận. Trên thực tế ai cũng biết, đã muốn định hướng dư luận thì không thể có thông tin 'chính xác' được.


“ “Các đồng chí ngồi đây đều tham gia mạng xã hội, có điện thoại để lên facebook xem thông tin. Vậy làm sao để thông tin đó đúng đắn, chúng ta không ngăn, không cấm được đâu các đồng chí. Phải đưa thông tin chính xác, kịp thời để định hướng. Trên mạng ai nói gì thì nói nhưng nếu có thông tin chính thống của Chính phủ thì người dân mới có lòng tin. Đây là nhiệm vụ mới cần phải làm tốt trong năm nay””, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại hội nghị của văn phòng chính phủ, tổng kết công tác năm 2014, triển khai công tác năm 2015 vào sáng 15/1/2015.


Động thái trên diễn ra trong bối cảnh trang mạng đình đám có tên 'Chân Dung Quyền Lực' liên tục tung ra những loạt bài tấn công vào đối thủ chính trị của ông Dũng một cách bài bản như: phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh...


'Chân Dung Quyền Lực' không dấu diếm ý đồ ủng hộ quyền lực cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nhiều thông tin do trang mạng này đăng tải tiếp tục thu hút sự quan tâm lớn của dư luận, và được dự đoán là có nguồn từ trong nội bộ cấp cao.


Sau màn thắng lớn tại hội nghị trung ương 10 với kết quả đạt phiếu tín nhiệm cao nhất, phe thủ tướng đã lần lượt tung ra những đòn hiểm độc hơn nhằm hướng đến chiếc ghế tổng bí thư cho nhiệm kỳ sau.


Nói một cách thẳng thừng, phát biểu 'không thể ngăn cấm các thông tin trên mạng xã hội' như trên còn mang hàm ý khác, tức là không được ngăn cấm các thông tin đấu đá do phe thủ tướng công bố.


Bạn đọc Danlambao
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.050 giây.