logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 16/01/2015 lúc 10:13:52(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Lời nói đầu: Ngàn năm trước, con người sống thành từng bộ lạc, giết nhau dành thực phẩm. Khi có thần thánh, giết nhau vì niềm tin khác biệt. Khi nhân loại văn minh, chính thức giết nhau trong chiến tranh. Ngày nay người ta giết nhau vì những bức tranh biếm họa. Chuyện xảy ra thứ tư 7 tháng 1-2015 ngay tại Paris, kinh đô ánh sáng của Âu Châu. Để bênh vực những cây bút bị thảm sát, một triệu người xuống đường bày thái độ tại Pháp và các thủ đô Tây Âu. Năm mươi vị lãnh đạo các quốc gia tham dự. Nhưng tại Mỹ, không có biểu tình ủng hộ và vị tổng thống Mỹ không qua Paris để bày tỏ thái độ. Tại Âu Châu, các nhà báo cầm bảng Je suis Charlie để vinh danh quyền tự do ngôn luận. Trên tờ New York Times, nhà báo Mỹ viết rằng I'am not Charlie. Từ Tây Âu đến Bắc Mỹ, cùng là đồng minh, cùng một vấn đề, cùng một thế chế dân chủ, cùng một kẻ thù, sao lại khác biệt. Phải chăng chân lý bên này và bên kia Đại tây dương cũng như chân lý hai phía của ngọn núi Alps. Mâu thuẫn chân lý bởi vì chân lý bên này và bên kia dãy núi Alps khác nhau. Các triết gia Tây phương đã ghi lại như vậy.
Mâu thuẫn chân lý

Hiến pháp Hoa Kỳ ban hành năm 1787 chính là 1 bản tuyên ngôn nhân quyền phản ánh nền văn minh của nhân loại. Lý thuyết tam quyền phân lập là căn bản của nền dân chủ. Lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quốc hội làm luật, chính phủ thi hành và toà án giám sát. Như vậy vẫn chưa đủ. Năm 1870 tu chính án nhân quyền với tiến bộ của xã hội đã ghi thêm quyền của báo chí, quyền tự do ngôn luận. Đó là đệ tứ quyền.

Bây giờ lại nói đến đâu là ý nghĩa đích thực của quyền lập pháp. Đâu là giới hạn của quyền hành pháp và đâu là chân lý của quyền tư pháp. Ai xét xử và xét xử ai. Dù rõ ràng, dù xác định nhưng công việc giải thích hiến pháp vẫn mãi mãi không xong. Lần này qua biến cố thảm sát đệ tứ quyền tại Pháp, xin góp đôi lời về quyền của truyền thông.

Báo chí, radio v.v.. có quyền tuyệt đối hay không. Không. Sai lầm là ra tòa. Tôn giáo cũng nằm trong đệ tứ quyền. Con người theo hiến pháp có quyền mưu cầu hạnh phúc. Vì theo đuổi hạnh phúc, con người có quyền tin theo một lý thuyết tôn giáo. Chúa, Phật, Thượng đế, Tin lành, Ấn giáo, Bà La môn, Do Thái giáo và Hồi giáo. Tôn giáo nọ chống đối tôn giáo kia. Phật giáo vốn là đạo hiền cũng phân chia làm nhiều nhánh.. Thiên chúa Giáo với lòng tin vào con đức Chúa Trời xuống trần, xả thân cứu thế cũng đã chia làm nhiều nhánh. Các tôn giáo khác biệt muốn chinh phục đối phương nhân danh thần quyền đã gây nên biết bao nhiêu tan tác đau thương trong thánh chiến.

Bây giờ nguồn cơn của quyền tự do tư tưởng rất đơn giản nhưng hóa ra đau thương tàn khốc nhất. Người ta giải thích rằng đạo ai nấy giữ, dù xấu hay tốt mỗi đạo có niềm tin riêng. Không đươc chê bai, phỉ báng. Đó là quyền tự do tư tưởng trong lãnh vực tôn giáo. Phía báo chí phê bình chỉ trích chế độ, vẫn được coi là tự do tư tưởng dù có thể gây mầm cách mạng. Tuy nhiên luật bất thành văn tại Hoa Kỳ không cho phép chỉ trích, nhục mạ tôn giáo.

Trên căn bản tư tưởng như vậy, xin nói đến chuyện thảm sát đệ tứ quyền tại Pháp đầu năm 2015 vừa qua.

Giết người nhân danh đấng tối cao.

Ba tên sát thủ được huấn luyện chu đáo, quốc tịch Pháp, thấm nhuần văn hóa tây phương đã xử dụng súng liên thanh thi hành cuộc thảm sát trọn vẹn tòa báo vẽ trào phúng Charlie Hebdo vào ngày 7/1/2015. Toàn thể chủ bút, các họa sĩ, các biên tập viên 12 người đang hội họp đều bị bắn chết. Thêm các cảnh sát giữ an ninh cũng bị giết. Các tay giết người còn hô lớn nhân danh nhà tiên tri Muhammad. Hai trong số 3 sát thủ là anh em Kovachi. Hai ngày sau, cảnh sát Pháp đã truy tầm và hạ sát cả 2 anh em. Tên thứ ba, da đen và cô bạn gái da trắng xông vào 1 ngôi chợ Do Thái tại Paris, bắt con tin. Cảnh sát tấn công hạ được tên sát thủ da đen, một số con tin được giải thoát nhưng lại thêm 1 số bị giết. Cô gái da trắng trong toán khủng bố còn tại đào. Ngày chủ nhật tiếp theo hàng trăm ngàn người dân Pháp và nhiều nơi trên thế giới xuống đường tưởng niệm và khóc thương cho các nhà báo hy sinh. Trên 50 vị lãnh đạo các quốc gia về Paris tham dự ngày đoàn kết nhưng vắng mặt tổng thống Hoa Kỳ. Quốc gia được coi là thù nghịch nhất của các tổ chức Hồi giáo cuồng tín.

Đó là thật sự tóm lược nội vụ đã xảy ra. Ở đây không phải là bản tin nên không có sự cập nhật giờ chót, và không có sự chính xác về ngày giờ tên tuổi. Chỉ tóm tắt để đưa ra ra các nhận định. Sự việc như vậy người Âu châu nghĩ gì. Người Mỹ nghĩ gì và người Việt nghĩ gì.

Cũng xin nhớ rằng quan điểm vẽ biếm họa hết sức châm chọc tấn công đạo Hồi quá khích của báo Charlie không được toàn thể độc giả Pháp tán thành, nhưng họ vẫn bày tỏ hết sức đau lòng về vụ thảm sát. Mặt khác phía Hồi giáo quá khích cho rằng các hình ảnh biếm họa còn tàn độc hơn cả việc cắt cổ các ký giả. Quả thực là chân lý khôn cùng.

Muốn suy nghĩ về các quan điểm khác nhau thì phải bỏ ra 1 vài giây phút tìm hiểu về đạo Hồi. Sẽ không mất nhiều thì giờ đâu.

Hồi giáo, tôn giáo hay vấn nạn

Hồi giáo hiện nay là tôn giáo đứng thứ hai thế giới sau Thiên chúa giáo. Đấng tối cao Muhammad là nhà tiên tri nhân danh thượng đế viết ra kinh Qur'an phổ biến cho các Muslim có nghĩa là những người quy phục thượng đế. Tôn giáo nào cũng có nhiều điều luật phải tôn trọng thì so với Phật giáo, Hồi giáo đơn giản nhưng vô cùng khắc nghiệt. Năm điểm chính gồm có. Thứ nhất Cầu nguyện 5 lần 1 ngày. Thứ hai, mỗi năm tham dự 1 tháng chay Ramada. Thứ ba, làm điều thiện, bố thí. Thứ tư, hành hương về thánh địa Mecca và thứ năm,tuyệt đối tin theo, không nghi ngờ. Dựa trên các nền tảng này giới tu sĩ vẽ ra các đường lối áp dụng khắc nghiệt và hết sức độc tài. Một điều quan trọng hơn hết là Hồi giáo là tôn giáo của phái mạnh, của đàn ông. Đàn bà là hạng thấp. Thậm chí đàn ông được quyền tra tấn đánh đập phụ nữ. Con gái phải chịu tội hy sinh cho cả gia đình. Cực kỳ vô lý là gia đình có con gái nhỏ bị hiếp dâm. Chính cha hay anh trai phải đem con hay em gái đi giết để dòng họ giữ được danh dự.

Những tục lệ vô lý và dã man như vậy vẫn còn được áp dụng tại 1 số quốc gia Trung Đông cho đến ngày nay.

Dù vậy thế giới hiện có 1 tỷ và 500 triệu nhân loại theo đạo Hồi. Hồi giáo thuần khiết và Hồi giáo cực đoan nổi danh ở Trung Đông nhưng chỉ có 20%. Các quốc gia Á châu, Phi châu, Âu châu đều có nhiều người theo Hồi Giáo. Riêng Indonesia có đến 13% theo Hồi giáo. Nhưng cho đến nay dân theo đạo Hồi tại Á châu vốn sống hiền hòa. Thánh chiến giữa các phe Hồi giáo Trung đông mới là điều đáng ngại. Riêng tháng 11 năm 2014 vừa qua thống kê ghi lại giữa các nước Trung Đông trong 30 ngày có 664 cuộc tấn công 5.000 người bị giết trong đó 50% là dân thường, gồm cả đàn bà trẻ con.

Các quốc gia lầm than vì thánh chiến là Syria, Iraq, Afghanistan, Pakistan, Nigeria. Các tổ chức khủng bố cực đoan là Taliban, Al-Qaeda, Boko và bây giờ là nhà nước Hồi giáo Daesh gọi tắt là IS (The Islamic State of Iraq).

Chủ trương của các tổ chức quá khích là đàn áp, khủng bố, tẩy nảo nội bộ và công khai các hành động tàn bạo để uy hiếp toàn thế giới. Sự quá khích leo thang đến mức độ xử dụng phụ nữ có bầu làm vũ khí quyết tử. Dạy các em nhỏ trai gái dùng vũ khí từ lúc 5 tuổi. Tuyên truyền tuyển mộ ngay các thanh thiếu niên từ Canada, Âu châu, Úc châu để thi hành các sứ mạng phá hoại tại chỗ hay thoát ly qua Trung Đông để làm công tác vận động quần chúng.

Chủ trương của Hồi giáo quá khích hiện nay không phải chỉ là hiểm họa của nhân loại mà là hiểm họa của chính 1 tỷ 500 triệu dân Hồi trên thế giới.

Nhu cầu hiện tại là 1 cuộc cách mạng trong lòng đạo Hồi.

Chúng ta hãy tưởng tượng có 1 toán người Việt làm các hành động điên cuồng bắn người tại Mỹ, cộng đồng chúng ta sẽ vất vả chừng nào. Dân Hồi tại Pháp cũng đang hết sức hoảng loạn không biết phải làm gì.

Đành rằng đám Hồi quá khích chủ trương khủng bố là điều không thể chấp nhận được, tuy nhiên đem giáo chủ đạo Hồi ra vẽ biếm họa, dù xử dụng quyền tự do tư tưởng nhưng cũng đã làm những kẻ điên cuồng vì tôn giáo thêm nổi cơn giận dữ. Sự tự chế trong quyền tự do tư tưởng cũng cần phải được xem lại.

Đó là lý do tổng thống Hoa Kỳ, dù hết sức thông cảm với cái chết trong vụ thảm sát đệ tứ quyền nhưng đã không tham dự cuộc xuống đường tại Paris.

Hoa Kỳ tự thắng

Có dư luận phiền trách Hoa Kỳ không tham dự cuộc xuống đường bày tỏ tình đoàn kết với Pháp tại Paris sau vụ thảm sát các nhà báo. Tuy nhiên không thấy quốc hội Mỹ tỏ thái độ. Truyền thông Mỹ không phản ứng. Dân chúng Mỹ không phiền trách. Nếu như vậy là trong chỗ riêng tư, Hoa kỳ không tán thành viết và vẽ chỉ trích đạo Hồi. Họ chỉ đưa ra các tin tức về các hành động dã man của phe Hồi Giáo quá khích.

Về vấn đề này, trên internet, độc giả Trần thị Ngự đã đưa tin bình luận gia David Brooks viết trên tờ NY Times.

Nếu Je suis Charlie chỉ có nghĩa là nêu cao quyền tự do ngôn luận thì OK. Nhưng nếu Je suis Charlie là đệ tứ quyền tuyệt đối thì I'am not Charlie. Vì ông không muốn bôi nhọ niềm tin của Hồi giáo. Như vậy nước Mỹ khác với quan điểm của Âu châu. Mặc dù là quốc gia đối đầu với thế giới Hồi giáo quá khích nhưng vẫn còn tự chế. Trong cơn đau thương vì đệ tứ quyền bị thảm sát, quyền tự do ngôn luận được hiểu là bị trả thù bằng súng đạn. Nhưng chắc chắn cũng cần phải xem lại cuộc chiến bằng cây bút của phe tự do để đừng hiểu rằng tự do ngôn luận là quyền lực tuyệt đối.

Vì đâu mà dân Hồi chậm tiến nằm trên các mỏ vàng đen lại trở thành Taliban sống trong hận thù. Dẹp chưa xong lại thêm Al-Qaeda. Và ngày nay vùng dậy tàn độc hơn với một quốc gia Hồi giáo IS. Ông Bush cha đánh Iraq trận thứ nhất nửa chừng xuân. Ông Bush con kỳ sau triệt hạ hoàn toàn chế độ Saddam Hussein. Ngày nay IS ở đâu ra quý vị có biết không. Các tướng lãnh của Hussein còn sống đã thành lập quốc gia Hồi giáo với môn võ cắt cổ người Mỹ vô tội trên TV. Ngày xưa Saddam không bao giờ điên như thế.

Tại Hoa Kỳ ngày nay vẫn có người mong làm sống lại thời Hussein. Cái anh chàng độc tài chỉ chuyên xách động chống Hoa Kỳ, lâu lâu cầm súng bắn chỉ thiên nhưng thực sự hết lòng kính nể nước Mỹ.

Đó là lý do tại sao Hoa Kỳ lui về thế thủ. Tránh đương đầu trực tiếp. Để Âu châu lo việc Âu châu. Á châu lo việc Á châu. Không có gì phải vội vã. Các hãng xưởng lớn của Hoa Kỳ tại Trung cộng dần dần kéo quân về Mỹ. Phía Đông, ở Đại tây dương Mỹ bắt tay Cuba. Phía Tây, ở Thái bình dương Hoa Kỳ vỗ vai Hà nội. Yểm trợ cho Nam Hàn hội họp với Bắc Hàn. Quay lưng lại với Nga sô để khoan ngang mặt đất lấy dầu lục địa lên mà xài. Tiếp tục chống Hồi quốc quá khích từ thật xa nhưng quyết không chế diễu ông Muhammad. Ở đời không có gì là tuyệt đối. Kể cả đệ tứ quyền. Đụng vào niềm đau của thiên hạ là điều cần xem lại. Không bao giờ Hoa Kỳ giải quyết hết mọi chuyện trên cõi đời. Cộng sản đã thanh toán xong cộng sản, rồi đây Hồi giáo sẽ có cuộc cách mạng để xây dựng lại đạo Hồi. Cuộc đời như sóng biển, hết đợt này qua đợt khác, chẳng bao giờ yên. Gia đình, đất nước hay thế giới. Kế hoạch ngắn, kế hoạch dài. thành công hay thất bại. Muôn sự tại Trời...

Giao Chỉ San Jose
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.122 giây.