logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
Lanba  
#1 Đã gửi : 09/06/2012 lúc 10:58:02(UTC)
Lanba

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 52

Được cảm ơn: 1 lần trong 1 bài viết
Kỉ niệm ngày giỗ thứ 74 của đại thi hào Tản Đà – Nguyễn Khấc Hiếu (7.6.1938 – 7.6.2012), 113 năm ngày sinh (19.5.1899 – 19.5.2012)
UserPostedImage
Tản Đà
Những năm ba mươi của thế kỉ 20, nền Thi Ca Việt Nam xuất hiện nhiều Thi nhân chói ngời hào quang tỏa ra từ các tác phẩm của họ. Trong số đó phải kể ngôi sao của miền núi Tản, sông Đà: Tản Đà – Nguyễn Khắc Hiếu (Tản Đà là bút danh).

Nguyễn Khắc Hiếu sinh tại làng Khê Thượng (Bất Bạt, Sơn Tây), gần núi Tản Viên , Sông Đà – những địa danh đã đi vào vào Lịch sử Văn hóa, Kinh tế, Khoa học kỹ thuật của tổ quốc… Ông mồ côi cha lúc mới 3 tuổi. Đến 4 tuổi – cụ bà, mẹ nhà thơ – phải bươn chải kiếm sống, không có điều kiên chăm con (…) ông Phó Bảng Nguyễn Tái Tích – anh cùng cha khác mẹ với Tản Đà – đón em đưa ra Hà Nội chu cấp ăn học, rèn cặp, hi vọng em mình tiến thân trên đường cử nghiệp. Trong khi đi học ở trường Qúy Thúc, Tản Đà say mê người con gái họ Đỗ ở phố hàng Bồ… Chí tiến thủ cùng người đẹp thôi thúc, năm 1912 – mới 23 tuổi, cậu Ấm Hiếu (tên tục gia đình thường gọi), như được tiếp thêm sức mạnh – quyết về trường thi Nam Định, với hi vọng tràn trề: Đoạt tấm bằng cử nhân mang đến cưới giai nhân họ Đỗ. Thật trớ trêu, năm đó Nguyễn Khắc Hiếu trượt!

Từ trường thi’’thất thểu’’trở về, chính mắt chứng kiến người mình yêu lên kiệu hoa với ngưòi khác, Tản Đà suy xụp tinh thần, điên loạn… dẫn đến những quyết định hoang đường – Đi ở ẩn để quên sự đời: Vào Hương Sơn tìm Hồ qủy… tế Chiêu Quân ở Non Tiên… nhịn ăn ở ấp Cồ Đằng và rất nhiều hành động mang tính bất đắc chí…(1). Thương bạn, Thi sĩ Nguyễn Thiện Kế (cũng là anh rể) đưa Tản Đà về chăm sóc, khuyên giải… Tản Đà nguôi dần, nhận ra lẽ sống và chọn cho mình hướng đi mới: Quên mối tình oan nghiệt kia, cưới vợ, bỏ hẳn ý định tiến thân bằng thi cử, chuyển hướng sang viết văn, làm báo… Trong 4 năm (1912 – 1915) miệt mài sáng tác, tập hợp in thành Tản Đà Văn Tập. Năm 1916 Tản Đà công bố tác phẩm đầu tay tựa đề Còn Chơi. Ngay lập tức được dư luận đương thời chú ý! Tiếp đó trong 22 năm (1916 – 1938), Tản Đà cho ra đời 35 tác phẩm gồm nhiều thể loại cùng hàng chục bài đăng trên các báo viết…

Riêng về Thơ có: Khối tình (lớn, con) – 3 tập I, II, III (1916 – 1918, 1932); Giấc mộng (lớn, con) – 3 tập 1917, 1929, 1932); Còn chơi 2 tập (1924,1925) và rất nhiều tác phẩm đủ thể loại bao gồm: Thơ, Văn, Nghiên cứu, Tạp luận, Dịch thuật… Nếu đem con số 22 năm từ lúc bắt đầu công bố tác phẩm (1916) đến lúc về với cát bụi (1938), người đọc hết sức thán phục vì khối lượng tác phẩm đồ sộ . Trung bình mỗi năm Tản Đả công bố đều đặn hơn 1,5 đầu sách cùng hàng chục bài viết đăng trên sách báo, tạp chí…

Khi đề tựa cho cuốn Thi Nhân Việt Nam (1942), Hoài Thanh viết trang trọng ở đầu sách bằng một bài ai điếu: Cung Chiêu Anh Hồn Tản Đà, cùng với những lời kính cẩn: ’’… Trên hội Tao đàn, chỉ tiên sinh là người của 2 thế kỷ. Tiên sinh sẽ đại biểu cho một lớp người để chứng gíam công việc lớp người kế tiếp. Ở địa vị ấy, còn có ai xứng đáng hơn tiên sinh…’’ (2).

Thơ Tản Đà ngoài giá tri nghệ thuật, nhân văn, còn là dấu tích nóng bỏng hơi thở của thời đại, của lịch sử nước nhà . Người đọc dành cho Tản Đà lòng yêu mến nồng nhiệt, ngưỡng mộ đến độ: Khi thấy ông im tiếng, vắng bóng trên văn đàn (vì một lí do bình thường), những độc gỉa yêu thích đã trăn trở chờ đón… rồi đâu đó có người hoang tưởng tung tin: Tản Đà đã chết! Riêng chi tiết này đã làm nên một giai thoại văn chương thú vị: Mai Lâm – nhà gíao đang dậy học ở Cao Bằng, (cách Hà nội hơn 300 cây số) nghe tin tờ An Nam Tạp Chí do Tản Đà làm chủ bút – đình bản, rồi lại lóang thoáng có tin đồn Tản Đà đã… chết! Nhà gíao đau xót, dành những lời thương nhớ, coi nhà thơ ’’không còn’’ – như chính sự mất mát của người thân yêu mình. Ông viết bài’’Viếng Thi Sĩ Tản Đà’’. Bài thơ chứa chan tình cảm của một người yêu thơ, khi hay tin thần tượng của mình… ’’ra đi vĩnh viễn’’. Ông cảm khái viết, ghi lại trạng thái tâm lý của mình khiến người đọc cùng đồng cảm. ’’Viếng Thi Sĩ Tản Đà’’ là ’’cuộc tình đơn phương’’ giữa người đọc và Thi sĩ. Trong bài viết, lặp đi, lặp lại câu: ’’Ôi Thôi!’’ – cứ như tiếng đọc điếu văn trước mồ – Ô hô… Ai tai – sau mỗi đoạn ca ngợi công đức của người đã khuất:

Ôi thôi! hỡi bác Tản Đà
Suối vàng nay đã lánh xa cõi đời
Xa trông mây nước ngậm ngùi
Tấm lòng thương nhớ mấy lời viếng thăm

Ôi thôi hỡi bác Tản Đà…
Có phen run rủi hai ta tương phùng…

Ôi thôi hỡi bác Tản Đà…
Chí cao nghiệp lớn ai người nối theo…
Bức Dư đồ rách ai bồi
Báo An Nam nghỉ ai rồi lại ra….
Ít lâu sau, thấy Thi Sĩ Tản Đà lại xuất hiện trên Tạp chí Tiểu Thuyết Thứ Bẩy (của ông Vũ Đình Long), ông Mai Lâm vui mừng, tất tả mang bài thơ ’’viếng bạn’’ của mình về Hà Nội tìm thi sĩ. Gặp nhau, trong tiệc rượu – cả hai vui thú bình bài thơ của Mai Lâm… Tản Đà sửa vài chỗ… làm bài mới đáp lại rồi cho đăng cả 2 trên TTTB. Bài đáp lại của Thi sĩ Núi Tản – sông Đà như gói ghém tâm tư tình cảm của mình với cuộc đời, với những người ái mộ:

Nực cười cho bác Mai Lâm
Thương nhau chi sớm mà lầm khóc nhau…

Nực cười cho bác Mai Lâm…
Con tằm còn trả nợ đời chưa xong…
Bức Dư đồ rách không bồi
Báo An Nam nghỉ biết đời nào ra
Hủ nho vô ích nước nhà…

Đà chưa cạn, Tản chưa mòn
Còn ai thi sĩ lại còn tri âm
Nực cười cho bác Mai Lâm
Thương nhau chi sớm mà lầm khóc nhau

Ở bài Xướng và bài Đáp của 2 người, có 2 câu đáng chú ý, gợi cho người đọc sự liên tưởng:

Bức Dư Đồ rách ai bồi? (Mai Lâm)
Bức Dư Đồ rách không bồi (Tản Đà)

Để tìm hiểu thấu đáo về sự kiện Bức Dư Đồ (BĐD)…’’Rách’’, chúng ta đi ngược thời gian về những năm cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20. Đây là một sự kiện văn học, nổi tiếng thời kì Tản Đà đang’’tráng kiện’’:

Sau khi đánh chiếm Hà thành, Tổng Đốc Hoàng Diệu tuẫn tiết, thực dân Pháp tạm thời bình ổn được tình hình. Thực hiện chính sách Chia để Trị : Hoạch định Việt Nam thành 3 Kỳ (vùng): Bắc Kỳ – Trung Kỳ – Nam Kỳ. Bắc và Trung Kỳ, cho chính phủ Nam Triều – Vua quan nhà Nguyễn – trực tiếp quản lí, nhưng thực chất Pháp vẫn gían tiếp lãnh đạo. Ngay đến việc để vua nào lên ngôi… phế truất vua nào (như trường hợp các vua Duy Tân, Hàm Nghi) cũng do chính quyền Pháp quyết định.
Còn Nam Kỳ (…) Pháp chiếm trọn, thiết lập chế độ Thuộc địa, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Toàn quyền Đông Dương. Tấm bản đồ vẽ trên mặt giấy thể hiện chủ quyền lãnh thổ của mỗi quốc gia, nhưng ở Việt Nam, đó chỉ là bức vẽ tượng trưng, còn trên thực tế, Bức Dư Đồ – thực chất đã ’’Rách’’ nhiều chỗ, nhiều lỗ hổng do thực dân Pháp câu kết cùng Phong kiến tạo ra sự cát cứ tựng vùng, mặc sức vơ vét tài vật, chiếm đất ruộng vươn, đè đầu cưỡi cổ dân đen…

Cám cảnh, Tản Đà viết bài thơ đầu tiên diễn tả tâm trạng mình : Vịnh Bức Dư Đồ Rách 1 . Bài thơ ra đời được các sĩ phu, trí thức và nhân dân hưởng úng họa theo. BDDR 1 in lần đầu năm 1921, trong tập Còn Chơi. Đến năm 1925 được tuyển chọn in trong tập Thơ Tản Đà:

Nọ bức dư đồ thử đứng coi
Sông sông núi núi khéo bia cười
Biết bao lúc mới công vờn vẽ
Sao đến bây giờ rách tả tơi
Ấy trước ông cha mua để lại
Mà sau con chắu lấy làm chơi (3)
Thôi thôi có trách chi đàn trẻ
Thôi để rồi ta sẽ liệu bồi. (4)

Các nhà văn, nhà thơ đương thời cảm tác cùng tác gỉa, lên tiếng hưởng ứng, ủng hộ tư tưởng của Tản Đà bằng nhiều bài họa lại… Tản Đà đồng cảm liền viết bài Vịnh Bức Dư Đồ Rách – 2, đăng trên ĐPTB (Đông Phương Thời báo), số 635,- năm 1927. Vẫn theo dòng tâm tư – Nặng lòng với nước non:

Thôi để rồi ta sẽ liệu bồi
Ta bồi cho chúng chị em coi
Giận cho con chắu đà hư thế
Nghĩ đến ông cha dám bỏ hoài.
Còn núi còn sông: Nhìn vẫn rõ
Có hồ có giấy dễ mà chơi.
Bởi chưng hồ giấy ta chưa có
Đành chịu ngồi trông rách tả tơi.

Như được chắp thêm cánh, đồng hành bay bổng cùng Tản Đà, các nhà nho, nhà văn và nhân dân có tâm huyết, yêu tổ quốc, tiếp tục tham gia họa lại BDĐR trong hoàn cảnh đất nước đầy khó khăn : Bị giặc ngoại xâm cai trị, kinh tế nghèo nàn, lực lượng tự vệ yếu kém và cái chính lũ ’’con chắu hư’’ buông xuôi, bỏ mặc khiến non song, đất nước’’Rách tả tơi’’(5)… Tản Đà viết Vịnh Bức Dư Đồ Rách – 3, (đăng trên ĐPTB số 636 – 1927) nhằm uốn nắn lệch lạc:

Đành chịu ngồi trông rách tả tơi
Buồn chăng? Hỡi các chị em ơi!
Nghĩ cho lúc trước thương người vẽ
Ngó lại xung quanh hiếm kẻ bồi
Hồ giấy bây giờ mua kiếm khó
Non sông ai hỡi đợi chờ ai?
Còn núi còn sông còn ta đó
Có lúc ta bồi chúng bạn coi.

Tuy đã nản lòng trước thời cuộc, hoàn cảnh, nhưng thi sĩ vẫn tin tưởng ở tương lai, lòng tự hào ý chí của dân tộc: Nhất định đất nước sẽ hưng thịnh miễn là nhân dân’’ai ai đó’’ cùng chung sức, bồi đắp lòng yêu nước’’Tìm cách mua hồ dán lại chỗ rách’’… rồi lớn tiếng kêu gọi : Sơn hà đang trong cơn nguy biến các người – con Rồng, chắu Lạc – có dốc sưc chung lòng, cùng Ta – Người nghệ sỹ – cứu đất nước ra khỏi họa diệt vong , không?…

Tác giả tổng kết cuộc họa thơ bằng bài Vịnh BDĐR – 4,(đăng trên ĐPTB số 643 – năm 1927):

Có lúc ta bồi chúng bạn coi
Chị em nay hãy tạm tin lời
Dẫu cho tài có cao là thánh
Chưa dễ tay không vá nổi trời
Hồ giấy muốn mua, tiền chẳng sẵn
Non sông đứng ngắm lệ nhường rơi
Việc nhà chung cả ai ai đó
Ai có cùng ta sẽ liệu bồi?

Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu xứng đáng là thi hào vĩ đại của dân tộc. Bằng những sang tác của mình, ông đã đóng góp cho nền văn học Việt Nam nhiều công sức, làm phong phú lịch sử thi ca của nước nhà ở đầu thế kỉ 20!

Berlin 20.12.2007 – 30.5.2012

© Lê Xuân Quang

(1) – Trích trong Tuyển tập Tản Đà – do Nguyễn Khắc Xương (con trai Tản Đà) tuyển chọn, khảo dị, đính chính. Xuân Diệu viết lời giới thiệu. Nhà xuất bản Văn Học – năm 1986
(2) – Thi Nhân Việt Nam , trang 15, nxb Văn Học năm 2002
(3) – Câu này in lần đầu (1921) trong Còn Chơi:
Ấy trước ông cha mua để học
Mà sau con chắu nghĩ là chơi’’
Khi in trong Thơ Tản Đà (1927) tác gỉa sửa lại như trên (Chú của Nguyễn Khắc Xương).
(4) – Tôi (LXQ) đã đọc một số dị bản, câu kết của Vịnh BDĐR – 1, như sau: Thôi để rồi ta liệu lại bồi.
(5) – Thơ chân dung tự họa của Xuân Sách :
‘’…Ở một cung đường rách tả tơi’’

—————————————-
Phụ lục:
MAI LÂM: VIẾNG THI SỸ TẢN ĐÀ
(Nguyên Xướng)

Ông Mai Lâm là giáo viên dậy học ở Cao Bằng. Khi nghe phong thanh An Nam Tạp Chí đình bản, lại có tin đồn Thi Sỹ Tản Đà chết… Nhà giáo thương tiếc Tản Đà, làm thơ viếng bạn. Toàn văn bài Viếng như sau :

Ôi thôi, hỡi bác Tản Đà
Suối vàng nay đã lánh xa cõi đời

Xa trông mây nước ngậm ngùi
Tấm lòng thương nhớ mấy lời viếng thăm.
Nhớ ai vấn vít tơ tằm
Nước non ai kẻ đồng tâm hẹn hò
Thơ đầy túi, rượu lưng hồ
Dẫu cho kiết cũng danh nho nước nhà !

Ôi thôi, hỡi bác Tản Đà !
Suối vàng nay đã lánh xa cõi đời.

Tôi với bác, bác với tôi
Tuy không quen biết cũng người đồng bang.
Lại thêm cùng mối văn chương
Chung tình non nước, tơ vương bên lòng.
Bấy lâu tôi những ước mong
Có phen run rủi tương phùng hai ta.

Ôi thôi, hỡi bác Tản Đà!
Suối vàng nay đã lánh xa cõi đời

Làm chi vội mấy bác ơi
Chí cao nghiệp lớn ai người nối theo
Thuyền nan ai giữ mái chèo ?
Con tầu bản quốc, ai liều sóng khơi ?
Bức dư đồ rách ai bồi ?
Báo An Nam nghỉ, ai rồi lại ra ?

Ôi thôi, hỡi bác Tản Đà !
Suối vàng nay đã lánh xa cõi đời.

Than ôi ! còn đất còn trời
Còn non còn nước, đâu người nước non ?!
Đà dù cạn, Tản dù mòn
Danh thơm thi sỹ vẫn còn truyền lâu.
Hồn thơ phảng phất nơi đâu
Chút tình có thấu cho nhau chăng là

Ôi thôi hỡi bác Tản Đà
Suối vàng nay đã lánh xa cõi đời !
(TTTB năm 1934)

xxx

CƯỜI BÁC MAI LÂM !
(Tản Đà họa lại bài viếng của nhà giáo Mai Lâm)

(Khi thấy Tản Đà xuất hiện trên Tạp chí Tiểu Thuyết Thứ Bẩy, Mai Lâm mang bài thơ viếng bạn về Hà Nội tìm gặp. Hai người vui mừng đọc và bình bài thơ của Mai Lâm… Tản Đà tu chỉnh chút ít bài của Mai Lâm, làm bài thơ này, rồi cho đăng cả hai trên Tiểu Thuyết Thứ Bẩy của Vũ Đình Long).

Nực cười cho bác Mai Lâm
Thương nhau chi sớm mà lầm khóc nhau

Cõi đời đã lánh xa đâu
Mà cho ai nhớ, ai sầu, hỡi ai !
Tóc tơ vương vất còn dài
Con tằm còn trả nợ đời chưa xong
Lửa hương còn chất bên lòng
Nho tàn còn vẫn trong vòng trăm năm.

Nực cười cho bác Mai Lâm
Thương nhau chi sớm mà lầm khóc nhau

Suối vàng ai đã vội đâu
Mà cho ai tiếc, ai sầu, hỡi ai !
Bức Dư Đồ rách không bồi
Báo An Nam nghỉ biết đời nào ra
Hủ nho vô ích nước nhà
Rượu thơ còn vẫn la cà trăm năm

Nực cười cho bác Mai Lâm
Thương nhau chi sớm mà lầm khóc nhau

Hồn thơ đã mất đi đâu
Mà cho ai khóc, ai sầu, hỡi ai.
Dưới trên còn đất còn trời
Còn non còn nước, còn người nước non
Đà chưa cạn, Tản chưa mòn
Còn ai thi sỹ, lại còn tri âm.

Nực cười cho bác Mai Lâm
Thương nhau chi sớm mà lầm khócnhau !

( TTTB – năm 1934)
(*) Tuyển tập Tản Đà NXB Văn Học HN năm 1986)

© Đàn Chim Việt

Sửa bởi người viết 09/06/2012 lúc 11:01:28(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.254 giây.