logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 20/01/2015 lúc 10:42:36(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Suốt từ ngày 7 tháng 1 năm 2014 đến nay, từ sau cuộc tấn công của quân khủng bố vào tòa soạn tuần báo trào phúng

Pháp “Charlie Hebdo,” người ta vẫn tiếp tục bàn cãi sôi động về giới hạn quyền tự do ngôn luận.

Khoảng 3.7 triệu người và hơn 40 nguyên thủ quốc gia xuống đường tuần hành ở Paris trong ngày 11 tháng 1 - cuộc thị uy

lực lượng lớn nhất trong lịch sử Pháp, để thể hiện tình đoàn kết với “Charlie Hebdo,” bảo vệ quyền tự do ngôn luận và thái

độ không sợ hãi trước quân khủng bố.

Ði trong hàng ngũ các nguyên thủ quốc gia có Tổng Thống Pháp Francois Hollander, một người từng bị Charlie Hebdo

chế nhạo. Nhưng cũng chính ông đã chi viện từ ngân sách cho “Charlie Hebdo” ngay lập tức một triệu Euros để ủng hộ

sự tồn tại của tờ báo. Một cuộc gây quỹ hỗ trợ tờ báo cũng được vận động bởi một số người và các cơ quan báo chí

truyền thông.

Tất cả nói lên rằng, người Pháp, nước Pháp muốn “Charlie Hebdo” không bị chết vì khủng bố, mà muốn nó tiếp tục sống.

“Je suis Charlie”! Xã hội Pháp cần tiếng nói tự do của “Charlie Hebdo”!

Trong ngày Thứ Tư, 14 tháng 1, bất chấp nỗ lực tăng số lượng phát hành tới 3 triệu bản, rồi 5 triệu bản, số mới nhất hàng

tuần của “Charlie Hebdo” nhanh chóng biến mất khỏi các kiosque. Có đến 27 ngàn điểm, mỗi điểm được phân phối 100

ngàn ấn bản nhưng cũng không đủ đáp ứng nhu cầu. Số mới nhất này cũng được bán ở hàng chục quốc gia với nhiều thứ

ngôn ngữ.

Từ một tờ báo trào phúng bình thường, “Charlie Hebdo” lan tỏa khắp thế giới ngoài sức tưởng tượng.

Vụ tấn công “Charlie Hebdo” được xem đẫm máu nhất trong vòng 40 năm qua tại Paris. 17 người bị quân khủng bố giết

chết, trong đó có 3 cảnh sát và 4 biên tập viên của “Charlie Hebdo” gồm Tổng Biên Tập Stephane Charbonnier, còn gọi

là Charb; Jean Cabut, còn gọi là Cabu; Georges Wolinski; và Bernard Verlhac.

Người ta xem đây là “cuộc tấn công 11 tháng 9” của quân khủng bố trên đất Pháp, bởi vì tấn công “Charlie Hebdo” đồng

nghĩa với tấn công vào các giá trị tự do, dân chủ, bác ái và bao dung truyền thống của xã hội Pháp, nơi có 4.7 triệu tín đồ

của Allah cư ngụ, cái nôi của quyền tự do ngôn luận và thể hiện tư tưởng, nền tảng của tính cách dân tộc và đặc trưng

của văn hóa Pháp.

Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến cho rằng, không phải tự dưng tờ báo bị tấn công, sự nhạo báng tôn giáo thái quá của tờ

báo đã dẫn đến việc phải trả giá đắt và cũng là kinh nghiệm xương máu cho người cầm bút.

Tờ “New Straits Times” của Malaysia, cho rằng “không thể tiếp tục lan truyền thông điệp gần như là hận thù mà không hề

hấn gì.”

Tờ “Hoàn Cầu Thời báo” của Trung Quốc kêu gọi “cộng đồng quốc tế bảo vệ sự toàn vẹn thân thể của các biên tập viên

tạp chí” nhưng đồng thời cho rằng “điều này không ép buộc ai phải ủng hộ các bức tranh của họ vốn gây nhiều tranh cãi.”

Harrach Péter, dân biểu Quốc Hội Hungary, thuộc đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo, trong phiên họp điều hợp chống

khủng bố, nói, “Cả tự do báo chí lẫn tự do ngôn luận đều không được sử dụng để nhục mạ tôn giáo.”

Ranh giới giữa sự chế diễu, châm chọc với sự vu khống và lăng mạ tôn giáo của “Charlie Hebo” rõ ràng nhưng mức độ

của nó mong manh, tùy theo nhận thức của mỗi người.

Là một tờ báo hài hước, xuất hiện vào thập niên 70 của thế kỷ trước, “Charlie Hebo” không bỏ qua bất kỳ chủ đề nào. Tờ

báo cũng tự nhận phương châm của mình trên bìa là “Báo ngu và ác.”

Bằng những hình biếm họa, “Charlie Hebdo” xông xáo vào mọi khía cạnh của xã hội, cập nhật các sự kiện thời sự, mô tả

các thói xấu của người Pháp, đánh vào các chính trị gia nói nhiều làm ít và tham nhũng, nhạo báng các hành vi xấu và cực

đoan nhân danh tôn giáo, từ Thiên Chúa Giáo, Do Thái Giáo đến Hồi Giáo.

Từ thời Cách Mạng Pháp vào thế kỷ thứ 18 người Pháp đã có Tuyên Ngôn Nhân Quyền (Right of Man). Nước Pháp sản

sinh ra nhiều triết gia, nhà tư tưởng lỗi lạc chính vì họ thích tranh luận, mổ xẻ, đưa ra các ý kiến trái chiều để xem xét dưới

mọi góc độ.

Năm 2006, Giáo Hội Hồi Giáo Grande Mosquée de Paris, Liên Ðoàn Hồi Giáo Thế Giới, và Liên Hiệp Các Tổ Chức Hồi

Giáo ở Pháp kiện “Charlie Hebdo” ra tòa sau khi đăng hình biếm họa Tiên Tri Muhammad cùng với 12 tranh biếm họa

khác về đạo Hồi của tờ báo Ðan Mạch Jyllands-Posten. Tháng 2 năm 2007 tòa án Pháp xử trắng án.

Tổng Biên Tập Charb đã từng bị đe dọa nhiều lần và sống dưới sự bảo vệ của cảnh sát; năm 2011, tòa soạn đã bị đánh

bom.

Thế nhưng, nội dung các bức tranh của tờ “Charlie Hebdo” nằm trong khuôn khổ tự do báo chí được Hiến Pháp nước

Pháp bảo hộ.

Laurent Léger, một phóng viên của “Charlie Hebdo” đã nói với CNN: “Mục đích là để cười... Chúng tôi cười vào những kẻ

cực đoan, bất kể người Hồi Giáo, Do Thái hay Công Giáo... Ai cũng có thể là người mộ đạo, nhưng chúng tôi không chấp

nhận được những suy nghĩ và hành vi cực đoan.”

Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Mỹ Marie Harf nói: “Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ quyền của Charlie Hebdo đăng những điều

như thế này. Một lần nữa, đó là điều diễn ra trong một nền dân chủ.”

Thủ Tướng Úc Tony Abbott nói trên kênh phát thanh 3AW rằng, ông “khá thích” tranh vẽ nhà Tiên Tri Mohammed trên số

báo mới nhất của “Charlie Hebdo,” vì nó đại diện cho “tinh thần tha thứ.”

Trong một xã hội văn minh, cởi mở và bình đằng, nếu “Charlie Hebdo” đi quá giới hạn, người cảm thấy tổn thương có thể

kiện ra tòa. Sự trả thù bằng bạo lực là hành vi man rợ, dã man, không thể nào chấp nhận được.

Tranh biếm họa cũng là tác phẩm nghệ thuật. Xem tranh đòi hỏi phải có cảm hứng hài hước, không quan trọng là người

xem xuất thân từ thôn quê hay giới hoàng tộc. Chẳng có ý nghĩa gì khi bạn mặc veston hay đồ trong nhà, cảm ứng hài

hước sẽ là phương thuốc hữu hiệu nhất cho sự căng thẳng. Hãy suy nghĩ độc lập, bao dung và khi có cảm hứng hài

hước, bạn sẽ có sự nhận thức của một người khôn ngoan.

Tự do ngôn luận và và tư tưởng nằm trong các nguyên tắc cơ bản của thể chế dân chủ, đa nguyên. Thể chế đa đảng với

Quốc Hội dân cử chưa phải là yếu tố thử thách của nền dân chủ, mà là tính sẵn sàng của xã hội về sự chấp nhận và hội

nhập của những cá thể khác. Cấm đoán không ngăn cản được khát vọng, không dập tắt được nó và quyền được biểu

hiện tư tưởng sẽ bật lên và nảy nở trong những bối cảnh khác, dạng thức khác.

Ba Lan là một xã hội dân chủ non trẻ, thuần Công Giáo, có đến hơn 90% dân số ngoan đạo đi nhà thờ, và luật của Ba Lan

cấm phỉ báng tôn giáo.

Năm 2002, nghệ sĩ trực giác Dorota Nieznalska cho trưng bày bức tranh “Passion” trong một cuộc triển lãm. Bức tranh

lắp đặt có tên là “Passion”: bên cạnh khuôn mặt một người đàn ông tập tạ treo chiếc thánh giá mà trên bề mặt có hình cái

dương vật. Cô bị một số người kiện ra tòa về tội phỉ báng biểu tượng đức tin. Trí thức và truyền thông Ba Lan vào cuộc,

bảo vệ cô quyết liệt. Vụ án kéo dài 8 năm trời, qua nhiều tòa các cấp, các bản án sơ thẩm bị hủy bỏ và cuối cùng Tòa Án

Tối Cao phán quyết cô vô tội.

Trước tòa, Dorota Nieznalska diễn giải rằng, cô không có ngụ ý mạ lỵ tôn giáo. Cô muốn nói về văn hóa sùng bái hình thể

thời nay của con người. Những người đàn ông tập luyện như một cực hình - passion - làm cô cảm hứng liên tưởng tới

khổ hình của Chúa (The passion of the Christ).

Thắng lợi của Dorota Nieznalska dựa trên điều 73 của Hiến Pháp Ba Lan là “bảo đảm cho mọi người quyền tự do sáng

tạo nghệ thuật, nghiên cứu khoa học và công bố các kết quả, quyền tự do phổ biến, tức là được tự do sử dụng các kết

quả đó.”

Nhật báo Ba Lan “Gazeta Wyborcza” ngày 5 tháng 6, 2009 viết: “Vụ án này xác định thiểu số cá thể được quyền biểu thị

tư tưởng khác với đa số còn lại. Là một công dân, một con người, một nghệ sĩ, họ được hiến pháp bảo vệ.”

Nếu văn hóa là lá phổi của một xã hội, thì tự do ngôn luận là nguồn oxy lành mạnh hóa nó. Trong suốt 25 năm xây dựng

dân chủ tại Ba Lan vừa qua, báo chí tự do Ba Lan đã phát hiện ra các vụ tham nhũng lớn nhất chứ không phải là cơ quan

tư pháp.

Albert Einstein cũng nói rằng, “Tự do giảng dạy và biểu đạt quan điểm trong sách vở và báo chí là cơ sở cho sự phát triển

lành mạnh và tự nhiên của xã hội.”

Chỉ trong không gian chật hẹp với sự kiểm duyệt khắt khe của các chế độ độc tài con người mới có những ý nghĩ hạn hẹp

về giới hạn của quyền tự do ngôn luận.

Sử dụng các điều luật phi lý 258, 79 và 88 của Bộ Luật Hình Sự để bắt giam những cây viết tự do, ra các nghị định cấm

báo chí tư nhân, dùng kỹ thuật đánh phá và ngăn chặn các trang web ngoài luồng, sử dụng hàng chục ngàn dư luận viên,

vận hành hết công suất bộ máy tuyên truyền khổng lồ, xem ra vẫn chưa đủ đối với nhà cầm quyền Việt Nam. Trong hội

nghị trung ương lần thứ 10 vừa qua, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng một lần nữa khẳng định “không cho tư nhân sở hữu

báo chí,” “không để lợi ích nhóm chi phối báo chí,” “phát triển báo chí đi đôi với quản lý”...

Bạo lực khủng bố chỉ có thể gây tổn thất cho các cây bút nhưng không bao giờ giết chết được tư tưởng của họ. Giống

như tinh thần của “Charlie Hebdo”!

Trong đám tang biên tập viên Georges Wolinski, bà Elsa, con gái ông, đã nói:

“Họ giết một con người chứ không giết được tư tưởng của người đó. Chúng ta đứng đây và sẽ còn tiếp tục bảo vệ các

nguyên tắc của Charlie Hebdo.”

Lê Diễn Ðức
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.170 giây.