logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 04/02/2013 lúc 01:32:43(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Jeffrey Thai (Danlambao) - Hơn tuần qua tôi không vào blog nữa. Có lá thư của một thành viên bạn cũ, vốn quen từ trang mạng xã hội Tầm Tay, hỏi tôi ý kiến về những gì mà bạn ấy muốn đóng góp với Dân Làm Báo, và tôi đã hứa sẽ trả lời. Thế mà đến giờ, tôi vẫn không có tâm trạng để phúc đáp. Tôi đang định rút dần ra khỏi thế giới mạng ảo Việt này, bớt dần việc viết tiếng Việt, bớt đọc tin tiếng Việt, cũng như không muốn quan tâm nhiều đến đất nước và con người Việt Nam nữa. Những điều đó chỉ làm tôi nặng lòng thêm, tiêu tốn thời gian nghỉ ngơi hiếm hoi, chứ chẳng có ích lợi gì cho cuộc sống của một công dân Mỹ như tôi cả. Chúng hoàn toàn không mang đến một ích lợi thực tiễn nào, nhất là về phương diện vật chất. Người Mỹ vốn rất thực tế, họ chẳng bao giờ làm điều gì không sinh lợi, mà tôi vốn quen sống như người Mỹ từ rất lâu rồi. Dự định như vậy, và có lần đã định dứt hẳn thật, thế mà cho đến bây giờ dường như lòng tôi vẫn còn ít nhiều vương vấn.


Thực ra, tôi không vương vấn tình bạn ảo mà nhiều thành viên đã ưu ái dành cho tôi, khi tôi tham gia các trang mạng xã hội. Không phải là tôi không tin vào sự chân thành của họ, mà chỉ là vì tôi hiểu rằng giới hạn của tình bạn online ở thời buổi @ này chỉ đến mức vậy thôi. Chúng ta quí mến nhau, và thậm chí ngưỡng mộ nhau, nhưng chỉ trong bộ dạng của những bóng ma trong một nhà hát cổ xưa nào đó: mơ hồ, mông lung và huyền ảo. Chúng ta không thực sự biết và hiểu nhau. Điều làm tôi chưa thể "đoạn tình" có lẽ nằm ở hiện trạng của con người và đất nước VN hiện nay. Tất cả tồi tệ quá trong mắt nhìn của tôi. Giá mà tất cả chỉ tồi tệ ở mức độ còn có thể chấp nhận được, thì có lẽ tôi sẽ "quay lưng" dễ dàng hơn nhiều lắm, và cũng chẳng có gì phải quá băn khoăn!


Điều tồi tệ nhất lại không nằm ở mức độ của sự tồi tệ, mà lại nằm ở thái độ của người Việt đối với sự tồi tệ đó: lảng tránh, thờ ơ và vô cảm. Thái độ đó giống như một bệnh nhân đã mắc bệnh ung thư đến giai đoạn cuối, nhưng thay vì đối mặt với sự thật và tận dụng những cơ hội chữa trị còn sót lại, thì anh ta lại vẫn cố rống cổ lên để cãi lại với bác sĩ chẩn bệnh cho mình rằng: "Tôi vẫn còn đi đứng được như thế này mà ông nói bệnh của tôi hết thuốc chữa là sao? Ông quả hồ đồ quá!" Dưới mắt nhìn của một công dân Mỹ có học, tôi thấy tội nghiệp cho đất nước Việt về những công dân Việt như thế và không còn hiểu được họ nữa. Tôi cũng nghĩ là nếu đó không phải là đất nước nơi tôi đã được sinh ra và lớn lên với biết bao kỷ niệm, thì có lẽ tôi chỉ việc lắc đầu, rồi quay đi, chứ chẳng rỗi hơi đâu để bận tâm đến mối nhợ rối bùi nhùi không thể nào còn tháo gỡ được đó.


Đã hơn một tuần qua, tôi không bận tâm lướt qua các tựa đề tin tức VN, được đăng tải trên các trang tin ngoài nước đáng tin cậy nữa. Như tôi đã nói, tôi muốn tập lại cái thói quen chỉ đọc tin quốc tế tiếng Anh thôi. Nhưng có một lúc, trong một động tác được dẫn dắt bởi thói quen trong suốt gần hai năm qua, tôi lại nhấp những cú chuột vô tình và lại thấy mình không thể nào dửng dưng. Có mẫu tin đọc thấy đau muốn khóc như mẫu tin về người dân Dương Nội. Có mẫu tin đọc xong, tôi lại thấy mình ngồi lắc đầu hoài, như mẫu tin về đám tang của nhà văn Hoàng Tiến. Cũng có mẫu tin mà khi đọc, tôi không thể nhịn được cười, khi thấy nhà cầm quyền đương thời của đất nước VN, như thường lệ, lại muốn nói gì thì nói rất tùy tiện, như một bà bán cá ngoài chợ vậy, trong vụ thả tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân.


Đọc mẫu tin về người dân Dương Nội, tôi không dằn được sự ngạc nhiên. Tôi cứ tưởng những sự việc "cướp ngày" như thế, sau suốt một thời gian dài với bao tiếng nói phẫn uất được cất lên, thì cũng đỡ đi được một phần nào. Đằng này, sự việc lại diễn tiến đến một mức độ vô cùng tồi tệ hơn, khi những người dân đen không còn sá chi thân mình nữa, họ đang sẵn sàng hy sinh để giành lại mảnh đất tổ tiên và quyết tìm lại cho bằng được nguyên vẹn xương cốt của ông bà đã bị cào ủi đi. Đọc và nghe những gì những người dân khốn khổ đó nói lên, có lòng người nào mà lại không đau. Đọc mẫu tin này, tôi lại nhớ đến đêm tôi đọc mẫu tin về Văn Giang. Đêm đó, những giọt nước mắt nóng hổi của tôi, lần đầu tiên, đã nhỏ xuống làm ướt bàn phím. Tôi đã không cầm lòng được trước hình ảnh những người dân đen vô tội không có vũ khí tự vệ, đang phải đối đầu với một lực lượng cưỡng chế quá đông và được trang bị công cụ đàn áp hiện đại.


Hình ảnh ấy có lẽ tác động đến tôi mạnh mẽ hơn rất nhiều so với những người khác. Lý do là vì, trong thời gian sống trong trại cấm ở Mã Lai trước đây, có lần tôi đã vô tình phải đứng đối diện với một lực lượng đàn áp đông đảo của cảnh sát Mã giống như thế. Khi ấy, tôi cùng với một số rất đông người khác đã lợi dụng dịp hàng rào bị một ai đó phá dỡ, để ra phía bên ngoài ngắm đường phố, do bị sống tù túng quá lâu. Do mải ngắm cảnh, lúc tôi nhận ra thì trước mặt tôi, chỉ cách vài mét, là những gã cảnh sát Mã đang giương cao dùi cui trấn áp dòng người trở vào trong trại. Cảnh tượng ấy trông rất kinh hoàng. Tôi thật may mắn khi tên cảnh sát Mã tiến đến phía tôi không nỡ ra tay. Bộ dạng hắn thật hung hãn như đe dọa, nhưng ánh mắt hiền từ lại ngầm báo cho tôi biết là cứ nhanh chân chạy trở vào đi, hắn sẽ không đánh đâu. Nhớ lại cảnh ấy, tôi tự hỏi là: Không là người đồng chủng, nhưng tên cảnh sát ấy đã không nỡ xuống tay với tôi, thế sao giờ đây những con người cùng nòi giống Việt lại đối xử với nhau quá phũ phàng?


Đọc miêu tả về những gì xảy ra trong đám tang của nhà văn Hoàng Tiến (tịch thu vòng hoa, băng tang, phá, không cho nghe điếu văn...), tôi không thể không lắc đầu mãi. Câu ngạn ngữ quen thuộc "Nghĩa tử là nghĩa tận" của dân tộc Việt đã bị chà đạp và lãng quên. Ông đã làm gì kia chứ? Ông chỉ là một người nhận ra rằng mình đã lầm khi tham gia Đảng Cộng Sản VN và cố gắng hết sức trong suốt khoảng đời còn lại của mình để sửa chữa sai lầm đó. Người như ông không ít. Albert Camus - người đại diện tiêu biểu cho chủ nghĩa hiện sinh ở thế kỷ XX và được trao tặng Giải Nobel Văn học năm 1957 về các sáng tác văn học đã "đưa ra ánh sáng những vấn đề đặt ra cho lương tâm loài người ở thời đại chúng ta" - cũng đã từng lầm như thế và rời bỏ đảng cộng sản chỉ sau một vài năm tham gia. Ở VN, những người giống như ông còn có Bùi Tín, Dương Thu Hương, hai anh em Huỳnh Nhật Hải, Huỳnh Nhật Tấn... Ngay cả đến nhà thơ Chế Lan Viên, vào những năm cuối đời mình, đã phải đối diện với lương tâm mà viết ra những vần thơ sám hối:


Chưa cần cầm lên nếm, anh đã biết là bánh vẽ.
Thế nhưng anh vẫn ngồi vào bàn cùng bè bạn,
Cầm lên nhấm nháp.
Chả là nếu anh từ chối,
Chúng sẽ bảo anh phá rối
Ðêm vui. (Bánh Vẽ – Chế Lan Viên)


Một cách riêng tư hơn, trong khoảng thời gian giao lưu trên một trang mạng xã hội Việt, một cô giáo (đã ngoài 30) đồng thời cũng là một cây viết đạt nhiều giải thưởng và có nhiều bài viết đăng trên các trang báo trong nước, đã viết cho tôi trong một tin nhắn, nguyên văn như sau: "Em vào đảng từ khi chưa đầy 18 tuổi, sinh viên xuất sắc mà... Nhưng cái em nhìn thấy là đây... Lửa, nước mắt, máu, cướp..."


Nguyên do lý giải cho những hành động đê tiện trên, trong đám tang của nhà văn Hoàng Tiến, có lẽ là nằm ở sự sợ hãi. Khi người ta quá sợ hãi, người ta không còn đủ tỉnh táo để biết rằng mình nên giữ gìn những truyền thống đạo đức căn bản nhất, trong bất kỳ trường hợp nào. Khi người ta quá sợ hãi, họ cũng sẽ không thể nào còn có sự khôn ngoan để nhận ra được bài học đạo đức căn bản nhất của đời sống là: Để không phải sợ hãi người khác chống đối mình, điều con người cần làm là sống một đời sống đạo đức hơn, làm điều chính nghĩa hơn và ứng xử với người khác nhân bản hơn. Bài học đạo đức căn bản ấy cũng áp dụng cho một chính thể, một quốc gia. Những hành động đê hèn chỉ gieo thêm mầm mống bất mãn và bạo lực trấn áp, cuối cùng, chỉ đưa đến sự diệt vong. Đó là một qui luật không bao giờ thay đổi.


Tôi đã đọc được trong một bài viết nào đó mà tác giả có nói rằng: Người dân Hàn Quốc bây giờ khi ra ngoài thế giới, họ có một dáng vẻ khá kiêu hãnh và tự hào. Qua phim ảnh Hàn, tôi có thể hình dung ra được sự kiêu hãnh và tự hào đó. Nói như thế, tôi không có ý ám chỉ rằng đất nước Hàn Quốc đã là một đất nước quá giàu có và hoàn hảo. Qua thông tin báo chí, không khó để tiếp cận những vấn đề mà nó đang phải đối diện, như bất kỳ một quốc gia nào khác. Tuy nhiên, điều có thể khẳng định một cách chắc chắn là so với quá khứ, nó đã có một bước tiến nhảy vọt không thể ngờ đến. Về phương diện cá nhân, tôi vốn là một người rất thờ ơ với đất nước này, dẫu đã ba lần ghé qua sân bay quốc tế Incheon ở thủ đô Seoul, nhưng giờ thấy mình thực sự bị thuyết phục và muốn tìm hiểu thêm về nó.


Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên, tuy là hai đất nước riêng lẻ, nhưng thuộc về cùng một dân tộc, như đất nước VN vốn đã từng bị chia đôi trước đây. Điều tôi đang muốn nói đến ở đây là sự tương phản quá đỗi đối nghịch của hai đất nước anh em ruột thịt này. Trong khi Hàn Quốc trở thành một quốc gia phát triển tột độ, mà sự ảnh hưởng của nó đến thế giới (ít nhất ở một vài phương diện như điện ảnh, thời trang...) ngày càng rõ nét, thì khi đó, điều chúng ta có thể đọc được về nước Bắc Triều Tiên hiện nay là nạn đói khủng khiếp đến mức độ rộ lên những thông tin về vấn nạn người ăn thịt người. Theo thông tin đăng trên tờ Daily Mail vào ngày 27/01 gần đây, nạn đói hoành hành ở các tỉnh phía Bắc và phía Nam của tỉnh Hwanghae của đất nước này, đang giết chết hơn 10.000 người và nỗi sợ ăn thịt đồng loại ngày càng gia tăng khủng khiếp.


Vì sao có một sự khác biệt quá mức to lớn như thế ở hai miền Nam, Bắc của đất nước bị chia đôi này? Cứ nhìn vào thể chế chính trị ở hai miền thì sẽ thấy rõ câu trả lời. Điều đó tưởng chừng quá đỗi đơn giản và dễ hiểu, đến mức mà một đứa trẻ cũng có thể nhận ra. Thế nhưng, điều quá đỗi dễ hiểu như thế mà có đến hàng triệu người Việt cố tình không bao giờ hiểu. Ngày còn nhỏ, khi đọc sách và tiểu thuyết Phật Giáo, tôi luôn gặp phải quan điểm của nhà Phật cho rằng con người vốn vô minh, nghĩa là bản chất của con người là mông muội và thiếu hiểu biết. Để thoát khỏi sự vô minh đó, con người đòi hỏi phải học hỏi rất nhiều và liên tục. Càng ngày tôi càng cảm thấy quan điểm đó của Phật Giáo mới đúng đắn và chính xác làm sao. Dân tộc VN vốn luôn tự hào là một dân tộc hiếu học, thế mà có một điều thực sự đơn giản mà dân tộc này học hoài, học suốt gần ít nhất 40 năm qua, vẫn không hiểu ra được. Điều đó chính là: Chính chủ nghĩa cộng sản là nguyên nhân của mọi khổ đau của người dân Việt. Tôi cho đó là một thứ nghiệp chướng. Nghiệp chướng này khá nặng nên sự u mê đã kéo dài triền miên cho đến tận bây giờ.


Cũng từ những ngày rất nhỏ, tôi đã có dịp để đọc nhiều sách triết học của nhà tư tưởng Phạm Công Thiện, cũng như đọc và nghe nhiều nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (tình ca, cũng như phản chiến). Hai ông là những con người trưởng thành vào thập niên 60 của thế kỷ trước, trước tôi một vài thập kỷ. Tôi đã đọc được ở họ những suy nghĩ trầm tư về một thế hệ tuổi trẻ u hoài và hoang mang trước thời cuộc chiến tranh Nam-Bắc đang diễn ra ác liệt - một cuộc chiến tranh vô nghĩa và phi lý. Nó vô nghĩa vì chẳng có ý nghĩa nào có thể đứng vững và biện giải cho việc những con người cùng một chủng tộc lại giết hại lẫn nhau, cho dù có nhân danh bất kỳ điều gì đi nữa. Nó phi lý vì một đất nước có thể thống nhất và độc lập mà không nhất thiết phải "nồi da xáo thịt" và hy sinh nhiều mạng người như thế. Thế hệ trẻ ngày ấy u hoài, hoang mang và trầm tư, nhưng điều đó cũng thể hiện rằng họ còn biết suy nghĩ và còn biết nghĩ về xã hội, cuộc sống, về dân tộc và đất nước.


Nói về hai ông và cái nhìn của hai ông về thế hệ trẻ ngày ấy, ý tôi đang muốn nói về cái nhìn của tôi đối với thế hệ trẻ Việt ngày hôm nay. Nếu cái nhìn của hai ông ngày xưa là một cái nhìn buồn, thì cái nhìn của tôi ngày hôm nay, phải dùng hai từ "thảng thốt" mới diễn tả được. Đúng vậy, qua gần hai năm giao lưu với khá nhiều người Việt trẻ thông qua các trang mạng xã hội, cùng với những thông tin được đăng tải trên khắp các trang mạng tin tức, tôi cảm thấy mình thảng thốt khi nghĩ về họ. Ấn tượng lớn nhất họ để lại trong tôi là ấn tượng về những con người thiểu năng trí tuệ, những người phát triển quá trì trệ về mặt tinh thần: Họ không có khả năng hiểu được, cảm được những điều sâu sắc, và những vấn đề to lớn. Tất cả những gì họ quan tâm chỉ là những nhu cầu vật chất và tình cảm ở dạng mức đơn giản nhất. Xã hội hay dân tộc, đất nước là những khái niệm thật xa vời và làm họ sợ hãi khi được nghe đến hay được đề cập đến. Họ luôn mang trong mình ý nghĩ rằng mình vẫn còn là một đứa trẻ và chỉ nên biết đến và nghĩ đến những vấn đề nhỏ, cho dù họ đã ở lứa tuổi ngoài hai mươi, hay thậm chí, ba mươi, cũng vậy. Tệ hại hơn nữa, họ lại còn nghĩ rằng sống như một đứa trẻ ngờ nghệch như thế mới là một lối sống khôn ngoan và an toàn.


Tôi không có ý định gán trách nhiệm lên trên người họ về những điều đó. Xét cho cùng, họ cũng chỉ là những nạn nhân. Có ai lại muốn mình trở thành những con người thiểu năng trí tuệ bao giờ. Nền giáo dục và xã hội cộng sản đã biến họ thành những con người như thế, và những người đứng đầu phải nhận lãnh hoàn toàn trách nhiệm. Đó là chỉ nói về nhận thức và suy nghĩ, chứ chưa nói đến vấn đề nhân cách và cách sống. Những thông tin về bạo lực học đường nhan nhản hằng ngày trên các trang báo đã phác họa nên một chân dung khá rõ nét về họ, về nhân cách và cách sống. Tôi có thể chắc chắn thêm một điều là phần đông trong số họ không có khái niệm gì về sự trung thực, cũng như sự tử tế trong đời sống. Trong thế giới ảo mà tôi đã từng giao lưu qua với họ, tôi thấy được là họ xem việc nói dối từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ là điều rất đỗi bình thường và đứng trước những cái xấu, cái ác, họ mới dửng dưng và bình thản làm sao, và cho vậy là sáng suốt và khôn ngoan.


Đó là nói về giới trẻ. Nói chung về người dân Việt, tôi đã định viết một bài viết có tựa đề "Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp" để nói về họ. Không hiểu sao nghĩ đến người dân Việt ngày hôm nay, tôi lại nghĩ ngay đến những câu thơ này của nhà thơ Chế Lan Viên:


Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con
Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp
Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn.


Có lẽ bốn câu thơ này đã khắc họa được một cách khá đầy đủ chân dung của phần lớn người dân Việt ngày hôm nay. Nói một cách chung, họ là những con người đã quen ngủ trong những giường chiếu quá hẹp và ôm ấp những giấc mơ nhỏ bé đến tội nghiệp. Chỉ cần cho họ một mái nhà yên và một tà áo đẹp, họ sẽ vui lòng mà sống, bất chấp sống như thế nào. Họ chấp nhận chỉ nói khi nào được cho phép nói, và chỉ nói đúng những gì được cho phép, như một đứa trẻ ngoan và luôn sợ bị đánh đòn. Họ chấp nhận chỉ nghĩ những gì họ được cho phép nghĩ. Chỉ cần có một sự chênh hay lệch trong suy nghĩ đã khiến họ lo sợ không yên. Đã có rất nhiều lần, tôi thấy mình ngạc nhiên đến sững sờ khi chứng kiến sự run rẩy ngay cả trong những trao đổi rất riêng tư qua tin nhắn, từ những bạn trẻ đến những bạn không thể nào gọi là trẻ.


Có một bạn từng tâm sự với tôi qua Facebook rằng: "Em biết mình hèn lắm, nhưng em không biết làm sao hơn". Tôi đã nói với bạn ấy rằng khi bạn thú nhận rằng mình hèn, có nghĩa là bạn không phải là một kẻ hèn, vì kẻ hèn chẳng bao giờ dám thú nhận điều đó. Có một bạn khác đúng là hèn thật khi tự xoa dịu lương tâm mình rằng mình đang sống một cách rất "khôn ngoan" và "thức thời". Có bạn thậm chí còn có vẻ tự hào khi nói với tôi về sự "khôn ngoan" và "thức thời" đó, và tôi không khỏi không cảm thấy mình phẫn nộ. Tôi cũng thấy mình không kém phần phẫn nộ khi có ai đó đọc những gì tôi viết về xã hội, con người và đất nước VN hiện nay, và luôn miệng bảo với tôi rằng hãy lạc quan hơn và nhìn vào những mảng sáng hơn của xã hội, con người và đất nước đó.


Tôi cho rằng nếu đó là một con người Việt, và hơn nữa, là một con người Việt có học, thì thật là vô tâm và đớn hèn. Vô tâm vì "quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách" (có nghĩa là, đối với việc mất còn của một đất nước, ngay cả đến một công dân thấp hèn nhất cũng phải gánh phần trách nhiệm). Đối với hiện trạng xã hội và đất nước VN hiện tại, không cảm thấy ray rứt, không góp phần để nêu ra và cảnh báo chúng, cũng như kêu gọi mọi người cùng làm tất cả những gì có thể, để cải tạo và thay đổi chúng, đã là một việc quá đỗi vô tâm. Đằng này, lại còn bảo rằng hãy bỏ qua chúng và nhìn vào những mảng sáng hơn, để rồi tự ru ngủ mình trong những đổ nát và điêu tàn, thì có vẻ nó giống như một luận điệu lường gạt và bất lương. Sự vô tâm (hay lường gạt và bất lương đó) nếu xuất phát từ nỗi sợ hãi, hay tệ hại hơn nữa là từ quyền lợi giai cấp, thì đúng là quá đớn hèn.


Tôi đã định không viết tiếng Việt thường nữa, và nếu có viết, cũng không viết về những điều mà người Việt xem là nhạy cảm nữa, nhưng rồi một khi đã lỡ gõ những dòng chữ tâm tình đầu tiên thì, giống như một ngọn núi lửa đã lỡ phun ra những dòng nham thạch đầu đời, lại không thể nào dừng lại được, tất cả cứ thế tuôn trào ra cuồn cuộn. Và vì đã là tâm tình thì không thể nói dối, mà phải nói rất thực và rất rõ những gì chất chứa và lắng đọng sâu thẳm trong tận đáy lòng mình, nên trong bài viết này, chưa bao giờ tôi nói thật và nói một cách mộc và thẳng như thế, cho một bài viết sắp đăng trên một trang mạng xã hội dành cho độc giả Việt trong nước. Hy vọng rằng nó không gây phiền toái gì cho bất kỳ ai, nhất là ban quản trị mạng. Cuối cùng, vì bài viết đã quá dài nên tôi phải tìm cách để kết thúc nó nơi đây, dẫu rằng không hẳn là đã nói hết được những gì mình muốn tâm tình.


Trong bộ phim Brokeback Mountain của đạo diễn Lý An, nhân vật gã chăn cừu Jack Twist, trong một lần hẹn hò trên đỉnh núi Brokeback cùng với gã người yêu chăn cừu khác tên Ennis Del Mar, đã nói trong một giây phút tuyệt vọng cùng cực về mối tình ngang trái kéo dài suốt 20 năm của mình cùng với gã người yêu rằng: "Ennis... I wish I knew how to quit you!" (Ennis... Tôi ước gì tôi biết cách để từ bỏ em!) Viết về con người và đất nước VN hiện nay, với tôi, là viết về một câu chuyện rất buồn. Vốn quen sống như một người Mỹ, tôi thích sống vui hơn và tránh những điều phiền toái làm mình không vui. Và vì thế, đã nhiều lần tôi tự nhủ với mình rằng hãy học cách quên đi (như tôi đã từng quên). Nhưng tôi cũng đã kịp nhận ra rằng đó không phải là một việc dễ dàng. Ngay giây phút này đây, vào những ngày cuối cùng của một năm âm lịch Việt, tôi chợt cảm thấy mình có cùng cảm giác như nhân vật Jack Twist khi thì thầm trong đầu óc mình ý nghĩ:


"Vietnam, I wish I knew how to quit you!"
Tác giả: Jeffrey Thai
danlambaovn.blogspot.com
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.158 giây.