logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 23/01/2015 lúc 06:07:27(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Lễ gắn biển "Học viện Khổng Tử" tại trường ĐH Hà Nội vào sáng 27/12/2014. Photo courtesy of VNExpress

Tiếp theo sau những phản đối của một số trường đại học Mỹ về sự có mặt của Viện Khổng Tử của Trung Quốc tại các trường đại học ở Bắc Mỹ, mới đây một trường đại học ở Thụy Điển cũng đã từ chối gia hạn hợp đồng với Viện Khổng Tử. Đây được coi là một làn sóng phản đối những ảnh hưởng của chính phủ Trung Quốc thông qua viện Khổng Tử vào môi trường học thuật.

Tuy nhiên Việt Nam mới đây đã cho phép mở một viện Khổng Tử tại trường đại học Hà Nội. Liệu làn sóng từ chối ảnh hưởng của viện Khổng tử trên thế giới sẽ tiến tới đâu, và bài học gì đối với những nước như Việt Nam khi cho phép mở những viện này trong các trường đại học của mình?

Việt Hà phỏng vấn giáo sư sử học Steven Levine, thuộc trường đại học Montana, người đã góp phần đưa viện Khổng Tử vào đại học Montana nhưng gần đây đã lên tiếng phản đối hình thức này. Viện Khổng Tử hiện do văn phòng dạy tiếng Trung quản lý, gọi là Hanban.

Là một cơ quan của chính phủ TQ
Trước hết nói về những gì mà viện Khổng Tử mang lại cho các trường đại học Mỹ, Giáo sư Levine cho biết:
GS Steven Levine: Theo tôi cái mà họ có thể đóng góp nhất là đối với những cơ sở nhỏ không có các chương trình lớn nghiên cứu về đông Á và Trung Quốc là tiền và giáo viên dạy tiếng Trung và văn hóa Trung Hoa nhưng văn hóa Trung hoa mà họ dạy thì rất nhạt và không sâu. Ở các trường đại học lớn và có tiền thì viện Khổng Tử chỉ là một phần rất nhỏ trong những gì họ có. Ở nhiều trường đại học bao gồm trường đại học Montana của tôi ở miền Tây Bắc nước Mỹ thì chúng tôi có rất ít cho các chương trình nghiên cứu về Trung Quốc cho nên viện Khổng Tử đóng vai trò lớn hơn và thực sự viện này chỉ là một cơ quan của chính phủ Trung Quốc, đó chính là phản đối chính của tôi đối với họ.

Tôi nghĩ nếu họ được đăng ký như một trường đại học độc lập thì sẽ khác, họ sẽ được nhìn nhận như một nhánh tuyên truyền của chính phủ Trung Quốc. Nhưng khi họ nằm trong trường đại học thì họ là một phần của trường đại học vốn có chủ trương là tìm hiểu tự do, các vấn đề học thuật, kiến thức, đào tạo không bị gây ảnh hưởng, nhưng đó không phải là điều đang xảy ra với viện Khổng Tử vì họ là một nhánh của chính phủ Trung Quốc và họ bị giới hạn phạm vi những gì họ có thể nói. Như bạn biết là có nhiều đề tài bị coi là cấm kị vì đảng cộng sản Trung Quốc không cho phép thảo luận những đề tài đó dù là ở Trung Quốc hay ở nước ngoài. Trong các đề tài đó có vụ 4 tháng 6 năm 1989 khi hàng ngàn người bị giết hại ở Bắc Kinh, vấn đề độc lập của Tây Tạng, vấn đề Đài Loan, và nhiều vấn đề khác về nhân quyền mà văn hóa phương Tây ca ngợi còn đảng cộng sản Trung Quốc phản đối vì coi đó là đe dọa cho quyền lực của họ. Theo tôi trường đại học phải là nơi không vấn đề gì không được quyền thảo luận.

Việt Hà: Một số giáo sư đại học tại Mỹ có lập luận cho rằng những tranh luận về ảnh hưởng không tốt của viện Khổng Tử trong các trường đại học đã bị cường điệu quá đáng vì tâm lý chống Trung Quốc, lo ngại Trung Quốc. Ông nghĩ thế nào về nhận xét này?

GS Steven Levine: Vấn đề không nằm ở chỗ là cường điệu hóa vấn đề Trung Quốc. Theo tôi vấn đề là chúng ta phải duy trì được tính độc lập của học thuật của các trường đại học Mỹ. Tôi nhận thấy là vấn đề ở đây khác với Việt Nam nơi có hệ thống chính trị hoàn toàn khác. Cho nên phản đối của tôi hoàn toàn dựa vào kiến thức về nước Mỹ và nền dân chủ phương Tây.
Việt Hà: Các viện Khổng Tử đã có mặt ở các trường đại học Mỹ cả thập kỷ qua, tại sao đến giờ các giáo sư mới nhận thấy vấn đề của viện này?

GS Steven Levine: Từ cá nhân tôi thì tôi thực sự liên quan trực tiếp đến việc đưa viện Khổng Tử vào trường đại học Montana vào khoảng 10 năm về trước. Lúc đầu, chúng tôi thấy đó là một viện vô thưởng vô phạt, không gây nguy hiểm gì và sẽ mang các nguồn lực vào trường nơi chúng tôi không có nhiều nguồn lực cho việc giảng dạy các vấn đề về văn hóa Trung Quốc. Chúng tôi như bị mù và tôi không có lý do gì biện minh cho những gì tôi làm lúc đó. Lúc đó chỉ là đi tìm thêm nguồn lực cho trường. Nhưng khi tôi bắt đâu xem xét vấn đề cũng như một số các giáo sư khác cũng vậy, chúng tôi thấy vấn đề về kiểm duyệt và tự kiểm duyệt và tôi bắt đầu thay đổi cách nhìn của mình.
UserPostedImage
Một chi nhánh của Viện Khổng tử Trung Quốc quảng bá văn hóa tại thành phố Blagoveshchensk, Nga hôm 22/5/2011.

Vào năm 2009 tôi dự một cuộc họp các giám đốc viện Khổng Tử ở Bắc Kinh, đó là vào tháng 12 năm 2009 và tôi biết được nhiều hơn Hanban đã thực hiện việc kiểm soát thế nào từ Bắc Kinh. Cuộc họp như là cuộc họp của đảng cộng sản nơi các chỉ thị được các lãnh đạo đưa ra. Rõ ràng là có nhiều thảo luận không được phép. Trong một cuộc họp riêng của viện tôi có đề nghị dạy thuyết Khổng Tử trong quá khứ nhưng họ không làm. Ý tưởng viện Khổng Tử nên dạy về Khổng Tử đã bị từ chối, nó không phải nhiệm vụ của họ…. theo tôi đây thực sự là sự biên dịch sai tên của Viện và tinh thần Khổng tử chỉ để thực hiện ý chí chính trị của Đảng cộng sản.

Cần đảm bảo sự tự do và độc lập
Việt Hà: Bất chấp lời kêu gọi của hiệp hội các giáo sư các trường đại học Mỹ về tẩy chay viện Khổng Tử, hiện chỉ có một vài trường đại học tại Mỹ và Canada không gia hạn hợp đồng với viện này. Ngoài vấn đề tài chính, nguyên nhân nào khiến các đại học chưa có quyết định tương tự?

GS Steven Levine: Theo tôi vấn đề chính là tài chính và một phần là sự giải thích vấn đề. Có một số giáo sư ở một số trường khác cơ bản là đã không nhìn nhận vấn đề này. Họ nói rằng các trường đại học có nhiều nguồn lực và nếu viện Khổng Tử không muốn bàn về Tây Tạng, Thiên An Môn thì họ sẽ nói về những vấn đề này ở chỗ khác. Nó đúng với trường đại học Chicago nhưng không đúng với các trường khác vì viện Khổng tử ở các trường khác là nơi duy nhất có các cơ hội để có được nguồn tiền tài trợ cho các sự kiện liên quan đến Trung Quốc. Nó không phải là một vấn đề đơn lẻ, nó phức tạp hơn thế nhiều. Theo tôi, tiền bạc ở một số nơi không phải là quá lớn nhưng ở những nơi không có nhiều tài trợ thì nó có ảnh hưởng lớn trong những gì mà họ có thể làm. Theo tôi hiện chỉ có một số nhỏ trường từ chối hợp đồng với viện. Có thể trong một hai năm nữa sẽ có thêm những trường khác nữa nhưng tôi thực sự không mấy lạc quan về làn sóng này.

Việt Hà: Hiệp hội các giáo sư các trường đại học Mỹ cũng nêu ra điều kiện đối với viện Khổng Tử muốn hoạt động ở các trường đại học Mỹ để đảm bảo sự tự do và độc lập trong nghiên cứu và giảng dạy. Theo ông liệu Trung Quốc có sẵn sàng chấp nhận các điều kiện này hay không?

GS Steven Levine: Theo tôi lãnh đạo Trung Quốc và Hanban sẽ quan sát một thời gian để xem các trường khác ở Mỹ và Canada có phản ứng thế nào. Như đã nói từ trước thì đến lúc này chỉ có vài trường có hành động. Nhưng vấn đề khác nữa là các trường thường không nhanh chóng có hành động. Nó giống như thời gian tan băng trong thay đổi. Cho nên có thể là có một giáo sư hay một số của một khoa nào đó ở trường đặt câu hỏi, và họ sẽ có những cuộc họp trước khi có hành động. Cho nên bây giờ vẫn còn quá sớm để nói nhưng thực sự thì cũng không có đủ các phản ứng ở Mỹ cũng như các nơi khác trên thế giới để khiến Hanban phải thay đổi chính sách của mình.

Việt Hà: Theo ông thì các nước khác như Việt Nam có thể học được bài học nào từ các trường đại học Mỹ trong trường hợp viện Khổng Tử với điều kiện hạn hẹp về ngân quỹ và nhất là hệ thống chính trị khác biệt?

GS Steven Levine: Tôi hy vọng rằng các trường đại học ở các nơi khác bao gồm ở Việt Nam tiến tới hướng tự do trong giảng dạy. Tôi hiểu là Việt Nam và Trung Quốc có sự kiểm soát rất chặt đối với các trường đại học. và điều này cũng đúng với nhiều vùng khác trên thế giới. Nhưng theo tôi trường đại học là nơi tự do tìm hiểu, là nơi mà giáo sư và sinh viên không bị trói buộc bởi những lo ngại chính trị. Họ có thể khám phá mọi điều tự do. Tôi hiểu đó là điều lý tưởng nhưng lý tưởng đó nên là điều mà các giáo sư và sinh viên đánh giá cao. Theo thời gian, theo tôi, dù Trung Quốc có ảnh hưởng lớn về kinh tế, Trung Quốc sẽ tiếp tục đặt các viện Khổng tử ở khắp nơi trên thế giới. Tôi nghĩ là những phản ứng với vấn đề này sẽ còn chậm chạp hơn so với sự mở rộng của viện Khổng Tử trong tương lai gần.

Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.
Theo RFA
xuong  
#2 Đã gửi : 24/01/2015 lúc 08:54:30(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Từ Mao đến Khổng, những tượng đài ''giấc mơ Trung Hoa'' của Tập Cận Bình
UserPostedImage
Bức tượng Khổng Tử tại khu nghỉ dưỡng ven biển của ban lãnh đạo cộng sản Trung Quốc - DR

Đôi tay vươn lên như bức tượng Chúa Cứu thế ở Rio de Janeiro, tượng Khổng Tử khổng lồ tại khu nghỉ dưỡng bên bờ biển của ban lãnh đạo cộng sản Trung Quốc đối diện với một tháp đá còn bề thế hơn, dựng lên « giấc mơ Trung Hoa » của Tập Cận Bình.

Cả hai công trình được mạ vàng lấp lánh là ngôi sao của khu công viên văn hóa được một tướng về hưu, ông Vương Điện Minh (Wang Dianming) đầu tư đến 8 triệu đô la. Theo ông, gia tài mình có được là do thu nhập từ một liên hiệp các công ty trong ngành du lịch và giáo dục.

Là đảng viên cộng sản, ông Vương muốn nhấn mạnh dự án của ông được khai sinh mà không có sự bật đèn xanh của chế độ, dù nó minh họa cho sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc, tuân theo truyền thống như quan điểm của Tập Cận Bình.

Khổng giáo, ý thức hệ chính thức của nước Trung Hoa phong kiến thời xưa, là một hệ thống đạo đức và triết lý đặc biệt đề cao sự tuân phục thượng cấp và vâng lời lớp người đi trước.

Sau khi những người cộng sản lên nắm quyền năm 1949, đạo Khổng là mục tiêu bị đả kích dữ dội trong thời kỳ Cách mạng văn hóa (1966-1976) do Mao Trạch Đông khởi xướng. Nhưng Tập Cận Bình không cho điều này là quan trọng, ông ta thường trích dẫn những lời nói của nhà hiền triết mà ông đã khôi phục danh dự, trong khi vẫn vinh danh Mao.

Khi lên ngôi năm 2012, Tập Cận Bình đã lăng-xê « Giấc mơ Trung Hoa », một công thức phối hợp các khái niệm « tái sinh tinh thần dân tộc, cải thiện đời sống nhân dân, thịnh vượng, xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn và tăng cường quân sự ».

Dưới đôi tay Khổng Tử rộng mở, Vương Điện Minh, 61 tuổi, giải thích với AFP : « Giấc mơ Trung Hoa có nguồn gốc từ văn hóa truyền thống Trung Quốc và trong lời dạy của Khổng Tử. Việc áp dụng các ý tưởng của ngài sẽ cứu rỗi nhân loại ».

Cao đến 19 mét, bức tượng Khổng Tử nhìn thẳng vào một cột tháp chỉ hơi cao hơn một chút, phía trước có khắc dòng chữ « Giấc mơ Trung Hoa », và phía sau là chữ « các giá trị căn bản của chủ nghĩa xã hội ». Trên bệ tháp, một câu phát biểu dài của Tập Cận Bình chào đón khách đến thăm : « Chúng tôi muốn thực hiện Giấc mơ Trung Hoa, không chỉ mang lại lợi ích cho nhân dân Trung Quốc, mà còn cho tất cả mọi dân tộc ».

Còn trên cả ba mặt của tháp đá, là các bức bích họa vẽ những người lính, nông dân hay công nhân với phong cách « hiện thực xã hội chủ nghĩa » của những áp-phích tuyên truyền thập niên 1950.

Xa hơn một chút, một bức tượng nhỏ màu trắng của Mao Trạch Đông khẳng định không có ý tưởng cơ bản nào của chế độ bị quên lãng.

Đối với Mao Trạch Đông, Khổng giáo là điều tệ hại nhất trong truyền thống Trung Hoa, biểu tượng của một thời kỳ « phong kiến » mà ông ta cùng với vợ là Giang Thanh đã tung ra một chiến dịch dữ dội để chống lại vào năm 1974.

Nhưng gần đây, ban lãnh đạo cộng sản Trung Quốc lại sử dụng Khổng giáo để chống lại văn hóa phương Tây đang được ngày càng ưa chuộng hơn, cũng như các tôn giáo, khi quảng bá cho một di sản Trung Hoa được tôn tạo kỹ lưỡng.

Đồng điệu với quan điểm của Tập Cận Bình, công viên Bắc Đới Hà và các công trình điêu khắc tại đây cũng phối hợp giữa chủ thuyết cộng sản và các giá trị Khổng giáo. Bắc Đới Hà (Beidahe), khu nghỉ mát bên bờ biển Trung Quốc mỗi mùa hè lại tiếp đón hội nghị bí mật các lãnh đạo cao cấp nhất của chế độ.

Ngay trước khi trở thành Chủ tịch nước, các câu châm ngôn và trích dẫn Khổng tử đã hiện diện trong các bài diễn văn của Tập Cận Bình. Đối với các chuyên gia, đây là bằng cớ cho thấy ông ta thực sự ngưỡng mộ triết lý thời xưa. Nhiều lời tuyên bố của ông Tập khai thác quá khứ để vẽ nên tương lai Trung Quốc, và việc cầu viện đến nhà hiền triết nổi tiếng đối với ông ta là đặc thù Trung Hoa cần phải bảo vệ.

Nhân dân Nhật báo hồi tháng 10/2014 trên trang nhất trích dẫn câu : « Từ hàng ngàn năm trước, Nhà nước Trung Hoa đã vận dụng một con đường hoàn toàn khác với nền văn hóa và sự phát triển của các nước khác ». Tờ báo kêu gọi : « Hãy tôn trọng hơn và quan tâm hơn đến nền văn hóa Trung Hoa đã tồn tại từ hơn 5.000 năm qua ».

Hồi tháng 9/2014, trong khuôn viên trang trọng của Đại lễ đường Nhân dân, trước Hiệp hội Khổng giáo Quốc tế, Chủ tịch Trung Quốc đã mừng sinh nhật thứ 2.565 của Khổng Tử. Tập Cận Bình tuyên bố : « Văn hóa truyền thống tuyệt vời của Trung Hoa, trong đó có cả Khổng giáo, chứa đựng những giải pháp quan trọng để giải quyết các vấn đề của nhân loại ngày nay ».

Cũng như các giáo điều cộng sản, các tuyên bố Khổng giáo của ông chủ tịch cũng không được đưa ra bàn thảo, và để chỉ trích thì lại càng hiếm hoi hơn – theo nhận xét của Jyrki Kallio, nhà nghiên cứu thuộc Viện Quốc tế Phần Lan. Ông nói với AFP : « Tập Cận Bình có vẻ tin rằng Khổng giáo có thể củng cố vị thế của ông ta tại Trung Quốc. Đảng dường như đã đưa ra một dự án nhằm hình thành các giá trị mới để định hướng người dân, và các tư tưởng cổ điển cung cấp một nền tảng tốt cho việc ấy ».

Trong khu giải trí của ông Vương Điện Minh, sinh viên Feng Jin và người bạn của anh là những khách thưởng ngoạn duy nhất trong cái ngày mùa đông này. Có vẻ thích chụp hình kỷ niệm trước các tượng đài của « Giấc mơ Trung Hoa » hơn là nghiên cứu các lời dạy được khắc trên đá, anh sinh viên nói : « Tôi có nghe nói đến ‘’Giấc mơ Trung Hoa’’ trên tivi. Nhưng thật tình mà nói, tôi chẳng cảm thấy mình có liên quan chút nào cả !».

Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.147 giây.