logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 27/01/2015 lúc 09:57:44(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Ảnh FB Trung Nguyen Q

VRNs (27.01.2015) – FB Trung Nguyen Q – Tháng 1 năm 1980 tôi đặt chân đến Florida. Mấy tháng sau, ngoài giờ học hay cuối tuần, với vốn liếng tiếng Anh nói ít mà quơ tay thì nhiều, tôi đạp chiếc xe cà tang đi kiếm việc.

Ngoài trở ngại ngôn ngữ, tôi còn vấp phải một chuyện nữa là chưa đủ 16 tuối để đi làm, theo luât tiểu bang. Nhưng đi một mình không cha, không mẹ, phải ráng mà kiếm sống. May mắn, tôi được giới thiệu vào rửa chén cho một hotel khá lớn trong thành phố với điều kiện là phải rời chỗ làm trước 9 giờ tối…để mai còn đi học. Vài tháng sau, đủ 16 tuổi thì nhiều đêm cày đến 1, 2 giờ sáng. Đạp xe về, tắm rửa, học bài, ngũ vài tiếng rồi lại phải dậy đi học…

Cùng thời điểm đó, Fidel Castro tuyên bố “ai muốn đi thì đi”. Thế là dân chúng Cuba đang sống ở Florida tổ chức những đợt mang tàu bè sang cảng Mariel đón người. Trong đợt di dân được mang tên “Mariel Boatlift”, từ tháng 4 cho đến tháng 10,/1980, đã có hơn 125.000 người Cuba sang Mỹ (theo Wikipedia). Có nhiều người trong số này là cựu tù nhân, thậm chí có tin là Castro đã mở cửa cả những trung tâm tâm thần đẩy người đi. Nhưng trung tâm “tâm thần” của cs thì nó hơi khác với thế giới tự do.

Phần đông họ đã định cư tại phía Nam Florida, nơi chỉ cách Cuba có 90 miles (khoảng 145 km). Thời đó bà con mình hay nói với nhau: “ĐM, mình mà gần Mỹ như Cuba là dân bơi ra biển hết…”

Thật sự, thuyền nhân Cuba cũng đã cố trốn thoát bằng những phương tiện vô cùng thô sơ. Ngay cả ôm phao hay kết bè bằng gỗ tạp. Không biết bao nhiêu người đã làm mồi cho cá.

Hai quốc gia, cùng số phận, gặp nhau… trong bếp hotel ở Mỹ: rửa chén chung.

Mình đã bập bẹ tiếng Anh, họ còn tệ hơn mình. Mấy ông đầu bếp vô bảo đám rửa chén điều chi thì cả đám cũng giương mắt ra ngó, rồi nhe răng ra cười…

Dần dà, họ và tôi đều biết thêm chút ít. Tôi cũng học được khá nhiều tiếng chửi thề và những câu thông dụng cho “công việc chuyên môn” bằng tiếng Tây Ban Nha.

Thú thật, tôi đã vô cùng ngạc nhiên khi biết rằng ở bên nớ, trẻ em cũng bị bắt mang khăn quàng đỏ, Chúa Nhật bị đi lao động (để khỏi đi lễ), và “bác Fidel” thì cứ như là “bác Hồ” nhà mình í… Họ biết tôi là “no como comunista”, không thích cs, nên cứ gọi tôi là “Nguyễn Văn Trỗi”, có lúc tụi nó hét um sùm, “Nguyen Van Troi, Nguyen Van Troi”, làm tui giận đỏ mặt tía tai…. Tôi cũng gọi họ là “Tío (bác) Fidel” và bắt họ hát “Guantanamera” cho tôi nghe. Ở Viêt Nam qua thì chỉ biết có bài này smile emoticon

Đối với những đầu bếp người Mỹ, chúng tôi chỉ là những người rửa chén. Nhưng ở mỗi chúng tôi là một câu chuyện sống còn khác nhau. Có người trong số họ đã ở tù hơn 7 năm, một người đã từng là thầy giáo, một người là pharmacist. Tất cả đều bắt đầu lại ở số không, nhưng họ vui mừng và chấp nhận vì đã vượt thoát được cái chế độ độc tài đảng trị kia. Cùng cảnh ngộ, nên họ thương tôi lắm. Nếu biết hôm sau có bài thi ở trường là tối đó họ bắt tôi về sớm, tôi muốn bấm thẻ lúc về nhưng họ nhất định không cho. Họ lén bấm thẻ của tôi cùng lúc họ ra về để tôi có thêm ít đồng nữa…Và bù lại, có lúc đang đông khách vào cuối tuần thì họ…rủ nhau về sớm một chút, rủ nhau đi nhậu bỏ thằng nhỏ lại một mình ):

Với cái vốn liếng ngôn ngữ khiêm tốn đó, họ đã kể tôi nghe những trấn áp, bắt bớ, những kỳ thị lý lịch, tôn giáo…Tôi cũng kể cho họ nghe hành trình 15 ngày vượt biển của tôi, chuyện ba tôi còn đang ở trong tù cùng với bao nhiêu người khác, chuyện sắp hành mua gạo, v.v. Nói chung là “Việt Nam, Cuba như Trời Đất sinh ra… thằng ngủ, thằng thức”. Mình cách Việt Nam nửa vòng trái đất, quê hương xa vời vợi trong cả điạ lý lẫn không gian và tâm thức. Họ cách Cuba chỉ 90 dặm mà cũng nghìn trùng xa cách…

35 năm sau, chắc giờ này họ đã khá ổn định. Không biết tâm tư họ có còn mang đậm nét vọng cố hương như xưa không? Họ nghĩ gì về những biến chuyển gần đây trong mối quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Cuba?

Trong hơn 50 năm qua, kể từ khi cộng sản cướp chính quyền, Mỹ đã chấm dứt mọi quan hệ ngoại giao, đồng thời cấm vận xuất nhập cảng với Cuba. Năm 1963, TT Kennedy ký sắc lệnh khắt khe hơn (gần như cấm) với việc du lịch sang nước này.

Kể từ đó cho đến nay, các ứng cử viên muốn đại diện cho vùng phía Nam Florida ở cấp địa phương, tiểu bang, và ngay cả liên bang đều phải có một lập trường duy trì cấm vận Cuba về mặt ngoại giao và kinh tế. Đặc biệt, sức mạnh cử tri của cộng đồng tị nạn cs Cuba cũng ảnh hưởng đến các ứng viên tổng thống. Họ cần phiếu của Florida, một tiểu bang có số cử tri đoàn đáng kể (như các bạn biết, bầu cử tổng thống tại Hoa Kỳ, số cử tri đoàn (electoral college) được tính dựa theo dân số của mỗi tiểu bang. Thường thì cử tri đoàn bỏ phiếu theo ý đa số của cử tri, tuy nhiên họ có thể bỏ ngược lại theo ý mình).

Theo tôi, chính quyền Obama cũng đã đợi cho xong kỳ bầu cử quốc hội vửa rồi mới dám đưa ra những quyết định chuyển hướng đối với Cuba. Ngoài ra, TT Obama cũng ở vào 2 năm cuối của nhiệm kỳ 2, hết phải (được) tranh cử nữa. Thêm vào đó, con em những người Cuba tị nạn, lớn lên hoặc sinh ra ở Mỹ có thể đã có cái nhìn khác hơn về việc cấm vận.

Cùng một lúc, TT Obama nới lỏng thủ tục du lịch sang Cuba, tổ chức các cuộc thương thảo giữa hai chính phủ về việc tái thiết lập quan hể ngoại giao, trong đó vấn đề nhân quyền, tổ chức dân sự và đối lập cũng là một trong những lãnh vực chính.

Ở cương vị tổng thống, ông Obama có thể giảm thiểu sức ép của cấm vận kinh tế bằng một số biện pháp như tăng giấy phép thương mại cho các công dân hay công ty Hoa Kỳ sang đầu tư bên Cuba. Hoặc giúp đơn giản hóa việc xin phép, vv. Tuy nhiên, quốc hội mới có quyền chấm dứt cấm vận hoàn toàn.

Chính quyền Obama cũng có thể đi đến quyết định đặt lãnh sự quán, đại sứ quán tại Cuba, nhưng việc bổ nhiệm đại sứ cần phải đựợc quốc hội thông qua.

Sau kỳ bầu cử bán phần vừa rồi, đảng đối lập, Cộng Hòa đã nắm đa số tại lưỡng viện quốc hội. Coi bộ việc bổ nhiệm sẽ gặp khó khăn.

Đối với tôi, tôi vẫn coi việc Mỹ không bang giao với Cuba dựa trên vấn đề nhân quyền và độc tài thống là đạo đức giả. Lý do? Cộng sản Trung Hoa và cộng sản VN còn ác độc nghiệt ngã hơn cộng sản Cuba, tại sao Mỹ tái bang giao với hai nước này mà trừ Cuba ra?

Dĩ nhiên, chính phủ Hoa Kỳ đã và sẽ làm những gì mà họ cho là có lợi cho quốc gia… Và tôi cũng không thể nào hiểu rõ để phân tích tại sao…

Điều chúng ta có thể thấy:

- Mặc dù bang giao với Hoa Kỳ nhưng Trung Cộng vẫn thẳng tay trong việc đàn áp những người bất đồng chính kiến trong nhiều năm qua

- Cách đây hơn 20 năm khi Hoa Kỳ và cs Việt Nam bắt đầu thương thuyết về việc tái thiết lập quan hệ ngoại giao, người Việt khắp nơi đã có những ý kiến chống đối và ủng hộ. Phe ủng hộ thì cho rằng với mối bang giao này, Việt Nam sẽ có những thay đổi tích cực hơn trong nhiều lãnh vực, đặc biệt là nhân quyền. Hai mươi năm sau điều này có đúng với dự đoán hay không thì chúng ta phải xem lại.

- Cũng như Việt Nam lúc trước, tuy chưa có quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ, nhưng Cuba đã có những mối bang giao khác với Âu Châu, với Canada, v.v. Chính quyền Cuba và người dân Cuba đã có những ảnh hưởng gì từ những nền dân chủ lâu đời của những quốc gia trên? Tại sao chúng ta nghĩ là Mỹ có thể làm thay đổi tư duy hay cách cai trị của cộng sản?

- Những nhượng bộ nhất thời của cộng sản để đạt được mục đích thương thuyết luôn là những tính toán quỷ ma. Bao nhiêu cuộc càn quét được mở ra, bao nhiêu tù nhân lương tâm đã và đang bị giam cầm nghiệt ngã? Khó mà có thể nói là Việt Nam đã có có những cải thiện đáng kể về nhân quyền khi mà những vụ “tự tử trong đồn công an” liên tục xảy ra. Khó có thể nói là quyền tự do tôn giáo được cải thiện khi nhìn hình ảnh Mục sư Nguyễn Hồng Quang bị an ninh giả dạng côn đồ đánh trong thương. Khó có thể nói cộng sản VN biết tôn trọng nhân quyền hơn khi giả dạng “quần chúng tự phát” xông vào giật các giải băng trên vòng hoa phúng điếu. Khó có thể bảo là họ đã hết xài luật rừng khi ngang nhiên gia tăng cướp đất, cướp nhà…

- Cũng có lập luận khác cho rằng, bang giao giữa Mỹ và Việt Nam giúp cho nhiều du học sinh, trong đó con em của đảng viên cao cấp VN, có cơ hội tiếp cận với dân chủ, tự do. Nhờ đó có thể thay đổi tư duy… Đọc “Chân Dung Quyền Lực” và những tin khác về việc con em cán bộ cs đã từng du học nước ngoài, nay được “cơ cấu” vào các chức vụ vơ vét, các bạn có nghĩ là họ thay đổi không?

Tôi hy vọng và cầu nguyện cho một tương lai tốt đẹp hơn sẽ đến với Cuba, nhưng sao tôi vẫn bi quan với sự tráo trở khôn luờng của cộng sản

* Dựa vào bài viết, BBT đặt lời tựa

FB Trung Nguyen Q
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.102 giây.