logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 27/01/2015 lúc 07:38:27(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
VRNs (28.01.2015) – New York, USA – Ngày 26.01, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đưa ra bản thông báo hàng ngày cho biết tại Việt Nam: Nhân viên mặc thường phục tấn công các nhà vận động nhân quyền

(New York, ngày 26 tháng Giêng năm 2015) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng chính quyền Việt Nam cần ngay lập tức chấm dứt bạo lực nhằm vào các nhà vận động nhân quyền. Trong tháng Giêng năm 2015, các blogger hàng đầu đã bị công an mặc thường phục áp chế và đánh đập. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tuyên bố rằng các vụ tấn công đó đã vi phạm các quyền cơ bản và phải truy cứu trách nhiệm tất cả những cá nhân tham gia vào các vụ tấn công nói trên, nhằm vào các nhà hoạt động nhân quyền và các blogger, về những hành vi bạo lực, đe dọa và sách nhiễu của họ.

“Có những câu hỏi nghiêm túc được đặt ra khiến chính quyền Việt Nam phải trả lời,” ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Có phải giờ đây chính quyền có chính sách đưa côn đồ đi cùng với công an để trừng phạt những người không lập tức tuân lệnh họ?”

UserPostedImage

Ngày 21 tháng Giêng, một nhóm 12 nhà hoạt động nhân quyền và blogger đi từ Hà Nội xuống Thái Bình để thăm ông Trần Anh Kim, một tù nhân chính trị mới được thả ngày mồng 7 tháng Giêng sau khi mãn hạn 5 năm 6 tháng tù vì bị cho là có liên hệ với một đảng chính trị bị chính quyền cấm. Những người đi thăm gồm có nhà địa vật l‎ý Nguyễn Thanh Giang, nghệ sĩ điện ảnh Nguyễn Thị Kim Chi, cựu biên tập viên Nguyễn Lê Hùng, cựu tù nhân chính trị Nguyễn Vũ Bình, các blogger Nguyễn Tường Thụy và J.B Nguyễn Hữu Vinh; và các nhà hoạt động nhân quyền Trần Thị Nga, Trương Minh Tam, Trương Văn Dũng, Nguyễn Thanh Hà, Bạch Hồng Quyền và Ngô Duy Quyền.

Ngay sau khi những người đến thăm vừa rời nhà Trần Anh Kim, xe của họ bị ba công an phường Trần Hưng Đạo, nơi ông Kim sống, chặn lại. Ba người này yêu cầu mọi người về công an phường. Khi họ từ chối với lý do không làm gì sai trái, một nhóm côn đồ, rõ ràng có biểu hiện đang phối hợp với công an, lên xe và tấn công họ. Blogger nổi tiếng J.B Nguyễn Hữu Vinh bị lôi khỏi xe, đánh đập và gây thương tích. Khi đến công an phường, ông nhổ ra máu. Nghệ sĩ điện ảnh Nguyễn Thị Kim Chi bị vỡ kính. Những người khác như Nguyễn Tường Thụy, Trần Thị Nga, Ngô Duy Quyền, Bạch Hồng Quyền và Trương Minh Tam cũng bị đánh đập.

Việc chính quyền rõ ràng đã sử dụng côn đồ để tấn công những người vận động nhân quyền đang gia tăng ở Việt Nam. Chỉ ba ngày trước khi xảy ra vụ ở Thái Bình, nhà hoạt động tôn giáo Nguyễn Hồng Quang, mục sư của một nhánh Tin lành Mennonite độc lập ở Thành phố Hồ Chí Minh bị những kẻ côn đồ lạ mặt tấn công. Mục sư Quang phải vào bệnh viện vì bị gãy mũi và một số thương tích khác. Riêng trong năm 2014, có ít nhất 22 nhà hoạt động và blogger cho biết họ bị người lạ đánh đập. Chưa có ai bị bắt hay truy tố về các vụ tấn công này.

Sau khi trở về Hà Nội vào ngày 21 tháng Giêng năm 2015, blogger Nguyễn Tường Thụy, một trong những nạn nhân của vụ hành hung, viết trên trang Facebook của mình, “Việt khủng bố của ‘vương quốc’ Thái Bình và những cấp chỉ đạo với mục tiêu làm cho chúng tôi sợ hãi sẽ không bao giờ thành công. Không có một bạo lực nào có thể làm cho chúng tôi không dám đến với TNLT Trần Anh Kim hoặc bất cứ TNLT nào khác.”

“Chính quyền không có lý gì để sử dụng côn đồ đe dọa và đánh đập những người lên tiếng phê bình ôn hòa,” ông Adams nói. “Bất chấp những hành vi hành hung, sách nhiễu và bỏ tù, các nhà hoạt động và blogger vẫn sẽ tiếp tục lên tiếng. Họ xứng đáng và cần được quốc tế ủng hộ.”

Human Rights Watch

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.032 giây.