logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 31/01/2015 lúc 10:08:02(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Tiểu thương Quảng Nam phản đối dự án tiền tỷ xây dựng chợ mới Đại Hiệp. Photo tainguyenmoitruong.com

Vào lúc 8 giờ sáng ngày hôm nay thứ Bảy 31 tháng 1 năm 2015, chị Nguyễn Minh Tân đã tự thiêu tại khu vực chợ xã Đại Hiệp thuộc huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.

Nguyên nhân hành động tự thiêu này được biết do nguyện vọng của tiểu thương về quyết định giải tán chợ Đại Lộc để xây khu chợ mới.

Theo lời một nhân chứng là bà Vân người cùng tranh đấu với chị Minh Tân trong nhiều tháng trời đã chứng kiến việc chị Tân tự thiêu vào sáng hôm nay, bà Vân kể lại với chúng tôi:

"Thì thấy bốc lửa cháy hết nhưng khi vô thì lực lượng họ phong tỏa họ không cho mình vô tới nơi. Chạy qua thì thấy lăn lộn thấy phồng da, nói chung là tuột da hết mà họ không cho đụng. Lực lượng công an, chủ tịch họ làm việc chứ mình không đụng vô được. Không quay phim chụp hình được.

Bả chống đối giùm cho tiểu thương để không vô chợ mới. Chợ cũ người ta bán đất rồi. Tiểu thương chống lại không muốn vô chợ mới nhưng mà chừ dùng áp lực họ vô hết chợ mới rồi bà Tân tự thiêu để đấu tranh cho dân, cho tiểu thương ấy mà."

Bị công an truy lùng
Một nhân chứng khác là anh Lê Đức Triết, người biết rất rõ diễn tiến vụ đấu tranh của tiểu thương chợ Đại Lộc dẫn tới vụ tự thiêu của chị Nguyễn Minh Tân như sau:

"Chị đó là chị Tân chỉ đại diện cho bà con tiểu thương chợ Đại Hiệp, được sự ủy quyền của bà con đi khiếu kiện tại Hà Nội về cái việc dời chợ, chợ cũ vào chợ mới. Chỉ bỏ công việc ở nhà, bỏ gia đình ra Hà Nội khoảng 3 tháng. Bằng nhiều cách đã đưa được những thông tin trên báo đài của nhà nước như VTV1, VTV6 hay VTC14 và đồng thời có một công văn của Ban Tiếp dân Quốc hội chỉ đạo cho UBND tỉnh Quảng Nam ngưng cưỡng chế và tổ chức cuộc họp lấy ý kiến của dân rồi sau đó báo cáo lại Trung ương mới tiếp tục.

Chỉ mang công văn đó về thì không ngờ khi về đến chợ thì có một số bà con chỉ một vài người không đồng ý còn phần lớn bà con thì đã âm thầm ký kết với chính quyền đồng ý dời chợ.
Những ngày vừa qua theo em được biết thì công an đang truy lùng chỉ vì có những tố cáo là chỉ xúi dục khiếu kiện cho nên truy bắt. Trong hai hôm trốn tại Đà Nẵng chỉ có gặp em, em mới nói là chuyện đâu còn có đó có gì để xem thế nào đã, bây giờ chị có được cái gì đâu? Thật ra chị Tân là người buôn bán rất nhỏ ở chợ thôi chứ không có quầy sạp gì hết. Chỉ do bà con tin tưởng tín nhiệm mà làm thôi.

Em có nói người ta đã đồng ý người ta dời vào thì chị có làm gì cũng vậy à, không được gì mà còn mất công nữa, em khuyên chỉ như thế nhưng không hiểu sao sáng nay chỉ lại châm lửa ngay giữa chợ tự thiêu. Theo tình hình thương tích em nhận được thì chỉ rất là nặng có thể không qua khỏi."

Phong tỏa bệnh viện
Vào lúc 9 giờ sáng hôm nay, lực lượng an ninh và công an vẫn bao vây bệnh viện thị trấn Ái Nghĩa huyện Đại Lộc và không cho phép quay phim chụp ảnh. Anh Lê Đức Triết cho biết:

"Hiện tại đang ở bệnh viện Đại Lộc, xe cấp cứu đưa vào bệnh viện và phong tỏa tất cả. tất cả bà con tiểu thương ở chợ không được phép ra khỏi chợ để đi lên bệnh viện là một, cái thứ hai tất cả các điện thoại dùng để chụp hình quay phim đều bị thu giữ.

Hiện tại khoảng chừng hơn 200 công an sắc phục bao vây quanh chợ và bệnh viện rất đông không biết số lượng là bao nhiêu người. Em đang tìm cách vào phòng bệnh để xem như thế nào."

Chị Tân sinh năm 1969 hiện trong tình trạng nguy kịch. Chị không có gia đình và nhận nuôi một con nuôi. Gia cảnh chị rất khó khăn và quyết định tự thiêu này có lẽ phát suất từ thất vọng và bị chính quyền truy bắt chỉ vì lên tiếng cho chị em tiểu thương của xã Đại Hiệp nơi chị đang sinh sống.


Theo RFA
song  
#2 Đã gửi : 02/02/2015 lúc 10:04:49(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,316

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Cạn cùng của tuyệt vọng
UserPostedImage
Khu vực bà Tân tự thiêu Ảnh: Tiểu Uyên

Lần đầu tiên một vụ tự thiêu có liên quan đến tranh chấp giữa người dân và chính quyền được loan tải công khai trên mặt báo.

Tin tức của nhiều tờ báo cùng lúc đăng sự việc này nhưng nếu chịu khó phân tích sẽ thấy chỉ do một nguồn cung cấp, tuy vậy cũng có vài tờ báo cố lách một chút để người đọc thấy tờ mờ sự việc phía sau vụ tự thiêu hiếm hoi này. Người tự thiêu vào buổi sáng 31 tháng 1 là chị Nguyễn Minh Tân, tự đổ dầu lửa lên thân mình và châm lửa tại khuôn viên chợ Đại Hiệp huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam.

Theo báo Đời sống Pháp luật trích lời Đại tá Nguyễn Đức Dũng, Trưởng phòng tham mưu Công an tỉnh Quảng Nam cho biết: "Có một số thông tin không chính thống cho rằng vụ việc bà T tự thiêu có liên quan đến vấn đề di dời chợ mới Đại Hiệp. Tuy nhiên, việc này không đúng vì đại bộ phận bà con tiểu thương đều đã thống nhất với chủ trương và đã di dời vào chợ mới từ ngày 29/1".

Ông Dũng cho biết thêm: "Đăng ký ban đầu dự kiến có 150 tiểu thương vào chợ mới, nhưng hiện đã có 186 tiểu thương vào chợ mới ổn định việc buôn bán. Mặc khác, bà T không phải là tiểu thương tại chợ Đại Hiệp nên không có chuyện bà này tự thiêu để phản đối chủ trương di dời vào chợ mới”.

Trang tin điện tử Baomoi.com cho biết thêm chi tiết vể tranh chấp này: Khoảng cuối năm 2014, chợ mới Đại Hiệp xây dựng xong với kinh phí đầu tư hơn 55 tỉ đồng nhưng các tiểu thương chưa chuyển vào bán và bày tỏ bức xúc. Nguyên nhân là do trước đó các nhà quản lý yêu cầu mỗi tiểu thương phải nộp 10 triệu đồng tiền giữ chỗ và tăng thu phí chợ lên 500 nghìn đồng/tháng, trong khi buôn bán ở chợ cũ họ chỉ phải đóng tiền thuế mỗi tháng 35 - 40 nghìn đồng”.

Còn báo Người Lao Động thì chi tiết hơn khi viết: “Theo nhiều tiểu thương, cách làm của chủ đấu tư cũng như địa phương mang tính áp đặt, không trên cơ sở tự nguyện của tiểu thương và người dân địa phương. Chợ có thiết kế không hợp lý. Đặc biệt, họ không đồng ý chủ trương thu hồi diện tích đất tại địa điểm chợ cũ để giao cho tư nhân xây dựng trung tâm thương mại và phân lô bán.”
Đọc những bài báo vừa liệt kê người không biết gì có thể hiểu lờ mờ rằng chị Tân tự thiêu vì dời chợ làm cho đời sống của gia đình thêm khó khăn. Nhưng tại sao bao nhiêu người khó khăn hơn chị lại không tự thiêu mà chỉ có mình chị? Chị nghèo cỡ nào để có thể không tiếc sinh mạng khi bị đập bể nồi cơm hay còn một lý do nào đó mà báo chí hoặc không biết, hoặc biết mà không dám nói?

Và không khó lắm đâu nếu một người bình thường biết sử dụng computer và hệ thống Internet sẽ nhanh chóng tìm ra nguyên nhân phía sau vụ tự thiêu này. Chỉ cần đánh “tự thiêu ở Đại Hiệp” là sẽ có kết quả.

Thật vậy kết quả hiện ra gồm 208 ngàn bản tin trong đó bản tin của RFA dẫn đầu vì đã loan tải đầu tiên về sự việc này. Với cái tựa “Một phụ nữ tự thiêu ở Quảng Nam” bản tin ngắn đã đưa ra đầy đủ chi tiết về vụ tự thiêu của chị Tân qua lời nhân chứng là anh Lê Đức Triết, anh kể với RFA như sau:

-Chị đó là chị Tân chỉ đại diện cho bà con tiểu thương chợ Đại Hiệp, được sự ủy quyền của bà con đi khiếu kiện tại Hà Nội về cái việc dời chợ, chợ cũ vào chợ mới. Chỉ bỏ công việc ở nhà, bỏ gia đình ra Hà Nội khoảng 3 tháng. Bằng nhiều cách đã đưa được những thông tin trên báo đài của nhà nước như VTV1, VTV6 hay VTC14 và đồng thời có một công văn của Ban Tiếp dân Quốc hội chỉ đạo cho UBND tỉnh Quảng Nam ngưng cưỡng chế và tổ chức cuộc họp lấy ý kiến của dân rồi sau đó báo cáo lại Trung ương mới tiếp tục.

Chỉ mang công văn đó về thì không ngờ khi về đến chợ thì có một số bà con chỉ một vài người không đồng ý còn phần lớn bà con thì đã âm thầm ký kết với chính quyền đồng ý dời chợ. Những ngày vừa qua theo em được biết thì công an đang truy lùng chỉ vì có những tố cáo là chỉ xúi dục khiếu kiện cho nên truy bắt. Trong hai hôm trốn tại Đà Nẵng chỉ có gặp em, em mới nói là chuyện đâu còn có đó có gì để xem thế nào đã, bây giờ chị có được cái gì đâu? Thật ra chị Tân là người buôn bán rất nhỏ ở chợ thôi chứ không có quầy sạp gì hết. Chỉ do bà con tin tưởng tín nhiệm mà làm thôi.

Em có nói người ta đã đồng ý người ta dời vào thì chị có làm gì cũng vậy à, không được gì mà còn mất công nữa, em khuyên chỉ như thế nhưng không hiểu sao sáng nay chỉ lại châm lửa ngay giữa chợ tự thiêu. Theo tình hình thương tích em nhận được thì chỉ rất là nặng có thể không qua khỏi.

Với hơn 1.400 lần share, bản tin như tiếng sét đánh vào lòng người lương thiện. Bản tin nhanh và cụ thể này cho thấy sức mạnh của truyền thông lề trái (nhà nước luôn gọi BBC, VOA, RFI, và RFA là lề trái, là phản động, và hàng tá thứ “là” khác) đối với báo chí chính thống như thế nào.

Hãy tạm không nói về truyển thông mà thử xem xét những yếu tố khác chung quanh việc tự thiêu này, có lẽ sẽ phát hiện thêm nhiều mảng tối khác.

Lý do dẫn đến sự tự thiêu của chị Tân rõ ràng là từ sự tuyệt vọng khi cảm thấy bị phản bội. Là người nghèo nhất vì không có nổi một gian hàng trong chợ, chị không có lý do gì để mà bất mãn đến độ tự giết mình. Bảy tháng trời đeo đuổi khiếu kiện tại Hà Nội để giúp cho 150 hộ của chợ cũ Đại Hiệp, với danh nghĩa là người đại diện tiểu thương, chị bôn ba từ cơ quan này sang cơ quan khác để cuối cùng khi cầm tờ giấy tạm hoãn thi hành việc di dời chợ của Ban Tiếp dân Quốc hội thì mới vỡ lẽ đồng nghiệp, đồng chí, đồng bào của chị đã âm thầm đi đêm với nhà nước, đâm một nhát chí mạng vào lưng người đàn bà cả tin này.

Chị tuyệt vọng nhưng có thể chưa chắc muốn chết. Động cơ của công an dồn chị vào đường cùng mới là nguyên nhân gây ra thảm kịch.

Lời của nhân chứng không có lý do gì để thêm hay bớt. Nhân chứng kể lại và ý thức việc mình kể nguy hiểm đến mức nào nếu không đúng sự thật. Chị Tân ghé thăm và nói chuyện nên nhân chứng mới biết từng chi tiết cụ thể đến vậy. Đọc bản tin thật khó cầm lòng khi thấy một phụ nữ hiền lành chất phác vùng quê Quảng Nam lại có thể bị chính đồng hương và chính quyền của chị phản bội.

Bài học này liệu có giúp gì được cho những người đang theo đuổi lý tưởng tranh đấu cho dân oan, cho người mất đất khắp nơi trên cái phần đất nước rách bươm này?

Liệu người dân có đủ sáng suốt để nhìn người lương thiện nếu chính quyền đem một bó tiền để đốt cháy sự chính trực trong mỗi con người Việt Nam kia?

Bó đuốc Nguyễn Minh Tân có thể sẽ soi cho người khác thấy những rắn rít trên con đường mình đi, qua sự phản bội điển hình của bạn bè kế cận, nhưng hầm hố ngụy trang như thời chiến tranh chống Pháp của chính quyền thì làm sao thấy đây, hỡi những chị đàn bà nhẹ dạ?

Cánh Cò, Việt Nam 01/02/2015 (RFA)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.077 giây.