logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 31/01/2015 lúc 11:05:53(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
VRNs (01.02.2015) – Nhận được tin chị Hồ Thị Bích Khương đã bị chuyển trại ra Thủ đô Hà Nội từ ngày 16/01/2015, ngày 21/01/2015 tôi và cháu Nguyễn Trung Đức đã lên đường ra thăm gặp chị. Đường xá xa xôi lại chưa biết rỡ họ giam giữ chị ở K nào của trại giam Thanh Xuân, nên xuống bến xe Giáp Bát, Hà Nội, chúng tôi bắt taxi để đi cho tiện vì người tài xế nói rằng anh ta biết khu trại giam đó. Khoảng 11h trưa chiếc xe chở chúng tôi dừng lại tại một ngôi làng thuộc xã Mỹ Hưng huyện Thanh Oai tp Hà Nội. Bước xuống xe chúng tôi trả 250.000đ tiền lộ phí. Tôi vào cổng trại giam đưa giấy tờ tùy thân để xin được gặp tù nhân. Một công an gác cổng trả lời rằng đã hết giờ làm việc buổi sáng, anh ta bảo tôi hãy đợi tới giờ làm việc buổi chiều. Hai chú cháu đi tìm chỗ ăn và nghỉ trưa, nhưng khu vực này rất ít quán ăn. Chúng tôi vào một quán nhỏ ăn tạm bát bún và ngồi đợi cho thời gian trôi đi. Trong khi ngồi đợi trong quán, cô chủ quán đã cho tôi biết rằng ở trại giam này không giam giữ các tù nhân nữ, có chăng chỉ có vài cô bán căn-tin. Nghe nói vậy tôi lại đi về phía cổng trại để hỏi thăm người gác cổng cho chắc. Chú công an gác cổng cho tôi biết tù nhân nữ tên Hồ Thị Bích Khương đã được chuyển tới K3 của trại Thanh Xuân, thuộc xã Xuân Dương, huyện Thanh Oai. Vây là chúng tôi lại phải thuê một người làm nghề xe ôm đưa 2 chú cháu tới K3 của trại giam. Tới nơi, ngươi chạy xe không đứng đợi chúng tôi mà anh ta lấy 120.000đ tiền công rồi đi luôn. Tiến về cổng trại, tôi xuất trình giấy tờ tùy thân, nhưng người gác cổng trả lời rằng tôi không có mối quan hệ gia đình với tù nhân nên không được vào. Cháu Đức lại quên không mang theo Chứng minh thư nhân dân nên cũng không được vào. Vây là cả 2 chú cháu lại phải quay về trong sự thất vọng. Đoạn đường từ cổng trại ra ngã tư Vác rất xa mà lại không có người nào chạy xe ôm đứng ở đó, rất may là có một người thợ xây đang làm xây dựng trong khu vực gần trại, thấy chúng tôi đi bộ nên thương tình, anh ta tranh thủ chở chúng tôi ra ngã tư Vác để bắt xe về bến xe Mỹ Đình. Từ đó chúng tôi bắt xe trờ lại quê nhà.

Hôm qua ngày 30/01/2015, tôi lại cùng chị Hồ Thị Lan (chị gái của tù nhân Hồ Thị Bích Khương) và cháu Nguyễn Trung Đức (con trại tù nhân Hồ Thị Bích Khương) tiếp tục lên đường ra Hà Nội thăm chị Khương. Trên đường đi chúng tôi có ghé vào nhà Cựu tù nhân lương tâm Phạm Văn Trội để thăm anh, nhân tiện ăn cơm trưa rồi nhờ anh gọi xe taxi để đi vào trại giam. Tới trại giam tôi không được vào mà chỉ có chị Lan và cháu Đức vào bên trong thăm gặp chị Khương. Tôi và người lái xe phải đứng phía ngoài một bốt gác cách cổng trại khoảng chừng 500m. Sau khi thăm gặp chị Khương xong chúng tôi lại trở về nhà cựu tù nhân lương tâm Phạm Văn Trội ở huyện Thường Tín, Hà Nội để nghỉ ngơi. Thông qua lời kể của chị Lan thì hiện tại chị Hồ Thị Bích Khương đã tuyệt thực 15 ngày (kể từ ngày 16/01/2015 tới ngày 30/01/2015); để phản đối việc trước khi chuyển chị tới trại giam Thanh Xuân thì trại giam số 5 Yên Định, Thanh hóa đã tịch thu toàn bộ các giấy tờ, đơn thư mà chị Hồ Thị Bích Khương đã viết để gửi qua trại giam gửi tới các cơ quan chức năng nhà nước khiếu nại về bản án, cùng với những chế độ ăn uống sinh hoạt, lao động… ở trong trại giam. Mỗi khi viết đơn thư gửi đi, chị đều lưu giữ lại một bản để làm tư liệu chứng cứ về sau. Chắc có thể vì sợ những nội dung đơn thư này chị Khương sẽ mang về nhà và trực tiếp gửi tới các cơ quan chức năng nhà nước nên cán bộ trại giam đã cố tình thu giữ lại để phi tang. Không những thế, trại giam còn không cho chị mang theo những đồ dùng cá nhân và những thức ăn đã mua dự trữ, ngay cả tiền lưu ký chị cũng không được mang theo. Theo như trinh bày của chị Lan thì hiện nay chị Hồ Thị Bích Khương rất yếu, gầy và xanh, trong khi nói chuyện chị không còn đủ sức để nói, thỉnh thoảng chị lại thở dốc lên vì quá mệt. Nhìn thấy em gái gầy yếu như vậy, chị Lan động viên em mình hãy ăn uống trở lại giữ gìn sức khỏe để khi ra tù còn có thể đấu tranh, nhưng chị Khương khẳng định rằng chị sẽ tuyệt thực cho tới khi nào trại giam số 5 Thanh Hóa gửi trả lại cho chị những gì họ đã thu giữ, nếu không chị sẽ tuyệt thực tới chết.

Sáng nay khi mới khoảng 5h sáng, các chú an ninh huyện Thường Tín và an ninh Thành phố Hà Nội đã lượn đi lượn lại trước nhà anh Phạm Văn Trội như muốn tìm kiếm điều gì. Các chú tập trung ngồi ngay cổng trạm y tế xã có hướng gần đối diện nhà anh Trội để (phóng mắt) vào trong nhà anh Trội. Khoảng 7h sáng sau khi ăn sáng xong vợ chồng anh Trội lấy xe máy đèo chúng tôi ra Quốc lộ 1A để bắt xe trở về quê. Vừa mới ra khỏi nhà được một đoạn, mấy chú an ninh đuổi theo xe của anh Trôi, một chú vượt lên phía trước và hỏi: “Anh đi đâu mà sớm thế? Anh làm em phải chạy theo.” Anh Trội nói: “Tôi đưa người bạn ra đường để bắt xe.. Chú đi làm nhiệm vụ à?” Hai xe máy của công an chạy lên trước không biết có mục đích gì! Anh Trội đi chậm lại và dừng hẳn, khi đi hết địa bàn mà anh đang bị quản chế. Tôi và cháu Đức xuống xe đi bộ được vài bước thì hai chú an ninh quay trở lại (Chắc họ thấy anh Trội đã dừng xe để quay về). Một an ninh dừng xe và hỏi tôi: “Anh đi đâu, lên xe em đưa đi. Tôi nói: “Chú cháu tôi ra đường để bắt xe thôi, có một đoạn để chúng tôi đi bộ cũng được. Chú an ninh cứ nằng nặc chạy xe chầm chậm nài: Hai chú cháu lên đây em chở, đi bộ làm gì cho mệt. Tôi đồng ý lên xe, cả cháu Đức cùng lên, xe chạy khoảng 100m thì tới Quốc lộ 1A, nơi chúng tôi dự định đứng bắt xe. Chú dừng lại cho chúng tôi xuống và hỏi: Anh là anh em họ hàng với anh Trội hả? Không tôi là bạn bè thôi! Tôi trả lời. Mặc dù đã đưa chúng tôi tới nơi bắt xe nhưng chú an ninh cứ đứng đó mãi, chú lấy điện thoại gọi đi đâu đó. Sau khi biết tôi là người Thanh Hóa, chú nói: Vậy là em với bác là đồng hương rồi, em ở Yên Định bác ạ. Tôi nói: Vậy hả! Thế chú là an ninh huyện Thường Tín hay an ninh tp Hà Nội? Chú cười nói: Bác biết rồi con hỏi em làm gì. Thời tiết hôm nay hơi lạnh lại có thêm mưa phùn làm tôi ướt hết cả đầu, chú an ninh phải lấy áo mưa ra mặc và đợi tôi bắt xe. Một lát sau xe đi Vinh tới, chị Lan và cháu Đức lên xe, còn tôi đứng lại để đợi xe về đúng tuyến huyện quê tôi. Chú an ninh hỏi tôi: Anh không về cùng à? Anh còn đi đâu nữa? Tôi trả lời, tôi đợi xe khác đi cho thuận tiện. Một lát sau, lại thấy thêm một chú an ninh khác tới đứng bên cạnh tôi. Chẳng biết tôi gặp anh Trội là chuyện quá bình thường trong xã hội mà sao các chú an ninh cứ phải lo lắng, canh gác bảo vệ cẩn thận thế làm gì? Chiếc xe mà tôi đợi đã tới, tôi lên xe về quê, chắc lúc này các chú mới yên tâm trở về trước nhà anh Trội để tiếp tục làm nhiệm vụ bảo vệ gì đó trước cổng nhà anh.

Thanh Hóa, ngày 31/01/2015

Nguyễn Trung Tôn

Sửa bởi người viết 31/01/2015 lúc 11:14:45(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#2 Đã gửi : 31/01/2015 lúc 11:15:52(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tù nhân lương tâm Hồ Thị Bích Khương đang trong tình trạng nguy kịch
UserPostedImage
Bà Hồ Thị Bích Khương, sinh năm 1967, trú tại Xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, đã bị bắt lần thứ lần thứ 3 vào ngày 15 tháng 1 năm 2011 với tội danh tuyên truyền chống nhà nước CSVN. Bà bị kết án 5 năm tù giam và 3 năm quản chế tại địa phương.

Từ tháng 7 năm 2012 cho đến giữa tháng 1 năm 2015, bà Khương bị giam tại Trại 5- Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Ngày 16 tháng 1 năm 2015 bà bị chuyển tới phân trại số 3, trại giam Thanh Xuân, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.

Hôm nay, ngày 30 tháng 1 năm 2015, gia đình bà gồm chị gái Hồ Thị Lan và con trai Nguyễn Trung Đức đi thăm cho biết sức khỏe của bà Hồ Thị Bích Khương đang rất nguy kịch, do tuyệt thực kể từ khi chuyển đến trại Thanh Xuân.

Bà Khương tuyệt thực để phản đối việc trong lúc chuyển trại Công an đã không cho bà mang theo đồ dùng cá nhân, tiền và giấy tờ như đơn khiếu nại vụ án, tố cáo chế dộ ăn uống, sinh hoạt và lao động của trại giam số 5. Bà Khương tuyên bố tuyệt thực cho đến khi nào trại giam số 5 đáp ứng yêu cầu. Nếu không sẽ tuyệt thực cho đến chết.

Theo bà Hồ Thị Lan thì bà Khương đã mất khoảng 13 ký so với trước đây.

Vào ngày 26 tháng 1 năm 2014, Nguyễn Trung Đức là con trai duy nhất của bà Khương đi thăm Mẹ ở trại giam số 5 cho biết bà Khương bị gãy xương vai không được chữa trị nên đã thành tật và rất đau đớn. Vì chỗ xương gẫy đau nhức liên tục nên bà Khương không tham gia lao động, bị cán bộ trại giam chỉ thị cho các tù nhân khác đánh đập nhiều lần. Chỉ trong tháng 1 năm 2014, bà đã 2 lần bị những phạm nhân cùng buồng giam là những người nghiện ma túy đánh đập.

Hoàn cảnh gia đình bà Khương rất đơn chiết bởi chồng đã qua đời, chỉ có Nguyễn Trung Đức là con trai duy nhất. Đức cho biết anh rất lo lắng là mẹ anh có thể chết trong tù vì tật bệnh và tuyệt thực. Anh xin đồng bào hãy giúp anh phổ biến những thông tin về mẹ anh để dư luận có thể giúp ngăn chặn những sự đối xử độc ác của nhà cầm quyền đối với mẹ anh.
SBTN
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.115 giây.