logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 01/02/2015 lúc 10:56:15(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Thị trấn biên giới Tuy Phân Hà ở tỉnh Hắc Long Giang, cửa khẩu chính để Trung quốc nhập gỗ

Cầu Súng đạn
Nước Miến Điện có hai chiếc cầu đi vào lịch sử: Cầu 277 do lính Nhật cưỡng bức 180 ngàn tù binh chiến tranh của phe Đồng Minh thực hiện, bắt qua sông Khwae Yai để nối thông con đường sắt từ Thái Lan tới Miến Điện trong năm 1942-1943; về sau, cầu trở thành bất tử nhờ cuốn phim nhựa của đạo diễn người Anh David Lean quay theo cuốn sách nổi tiếng Le Pont de la Rivière Kwai của nhà văn Pháp Pierre Boulle, kể về nỗi đọa đày và cái chết của ngót 12,000 người tù khi xây dựng tuyến đường sắt xuyên qua rừng già với đồi núi bị chia cắt bởi quá nhiều con sông nên bị coi là bất khả thi.
Thứ nhì là chiếc cầu bắt qua sông Shweli (tức sông Thụy Lệ trong tiếng Hán, với Cù lao Đức Hoành nằm giữa dòng nước) để nối thông thị trấn Muse (Mộc Thư) của Miến với thị trấn Thụy Lệ của tỉnh Vân Nam, Trung quốc. Mười năm trước, chiếc cầu nầy được dân địa phương hai bên biên giới đồng tình gọi là “Cầu Súng đạn” (Vũ khí kiều), vì chiếc cầu làm nhiệm vụ vượt sông cho các đoàn công voa chở súng ống đạn dược từ Côn Minh sang tiếp tay cho phe quân sự cầm quyền ở Miến. Lượt về, các xe tải quân sự hạng nặng chở hàng hóa quý – như các đoàn quân xa và các đoàn tàu lửa thống nhất ngày đêm chở vật dụng hàng hóa do bộ đội Việt Cộng miền Bắc vơ vét được của nhân dân miền Nam Việt Nam chở ra phía Ba Đình. Năm 2005, người ta đã khánh thành chiếc cầu mới có bề ngang rộng hơn và vài cầu dài hơn, để dành cho xe cộ với hàng hóa hợp pháp. Còn tình trạng buôn lậu nhộn nhịp – đặc biệt là gỗ quý và ma túy – ở khu vực hai cửa khẩu biên giới Mộc Thư của Miến Điện và Thụy Lệ của Trung quốc mà báo chí quốc tế mai mĩa là “Con Đường Tơ Lậu” (The smuggling Silk Road) tất nhiên không công khai qua trên chiếc cầu mới, mà chỉ diễn ra ở khu vực thượng lưu và hạ lưu của các trạm kiểm soát biên phòng. Và chính các hoạt động phi pháp bòn rút tài nguyên Miến Điện chở về Trung quốc là đề tài mà độc giả cùng phóng viên chúng tôi cùng tìm hiểu kỳ nầy.

Bên nầy biên giới
Thụy Lệ Giang (phía người Miến gọi là sông Irrawaddy) là hợp lưu của ba nhánh sông nhỏ mà nhánh chính là Đại Doanh Giang dài 205 km, chảy xuyên qua các thung lũng và các rừng núi nhiệt đới, cách thị trấn Thụy Lệ 53 km, với bề ngang của con sông thay đổi từ 100 đến 200 mét, có nơi bề ngang đột ngột rút xuống chỉ còn 7.5 mét như ở mõm núi Phi Hổ, rất dễ vượt, nên không thể không là đất dụng võ của bọn buôn lậu.

Năm 1962, khi tướng Ne Win trở thành thủ tướng lần thứ nhì, kiêm chức vụ Chủ tịch Hội đồng Cách mạng Liên bang Myanmar, ông đã ra lệnh cấm các cuộc mậu dịch xuyên biên giới. Mặc dù chính bản thân ông là người gốc Hoa, nhưng ông Ne Win đã ngược đãi người Hoa tại Miến. Tháng 2/1963, sau khi bộ Luật Kinh doanh được quốc hội thông qua, bằng chủ trương sắt máu của chủ nghĩa xã hội, ông đã mạnh tay quốc hữu hóa các kỹ nghệ chính yếu và cấm thành lập các xí nghiệp mới. Bộ luật nầy cũng làm trắng tay nhiều “tư sản mại bản”, nhất là các đối tượng chưa có quốc tịch Miến. Đi xa hơn, bộ luật không cho phép người nước ngoài, nhất là người Hoa không có quốc tịch, được phép tư hữu đất đai, hay cả chuyển ngân ra khỏi nước, không được cấp môn bài kinh doanh hay hành nghề y sĩ. Chính sách kỳ thị nầy đã xua khoảng chừng 100.000 người Miến gốc Hoa phải bỏ xứ để tay trắng ra đi. Ne Win và đảng độc nhất của ông còn cấm dùng tiếng Hán trong hệ thống học đường, và sáng chế ra nhiều biện pháp khắc nghiệt khác để đẩy người Hoa tới chỗ cùng đường, phải ra đi.

Chính phủ của ông ngấm ngầm cổ súy tinh thần bài Hoa, tạo xung khắc với người gốc Hoa, để thành phần nầy bị công dân bản xứ khủng bố; các cuộc bạo động dữ dội nhất đã xảy ra vào thời điểm 1967, khi tại Trung quốc đang diễn ra Cuộc Cách Mạng Văn Hóa. Các trường học trong nước đều trở thành công lập, kể cả các tư thục học hiệu của người Hoa. Từ 1967 trở đi và suốt thập niên 1970, các cuộc bạo loạn nhắm vào người Hoa do chính phủ bật đèn xanh đã xẩy ra liên tục, như trường hợp trường trung cấp Latha bị phóng hỏa hồi năm 1967 và các nữ sinh của trường bị thiêu sống. Cũng thế, các tiệm buôn của người Hoa bị hôi của, bị phóng hỏa đốt, trong khi chính phủ đổ lỗi tại giới kinh doanh người Hoa làm lạm phát gia tăng, đầu cơ tích trữ và nâng giá gạo thóc. Phát súng ân huệ của Ne Win dành cho người Hoa là luật quốc tịch ban hành năm 1982, đã thực sự dồn thành phần nầy vào chân tường, rập khuôn tình trạng Cộng sản Việt Nam dùng lý lịch và dán nhãn “thành phần ngụy quân ngụy quyền” để tước đoạt mọi cách kiếm sống của những ai có liên quan tới chính quyền và quân đội Việt Nam Cộng Hòa.

Người gốc Hoa tại Miến đã bị loại khỏi các trường chuyên môn, kể cả các đại học chuyên về y khoa, cơ khí, nông nghiệp và kinh tế – và sẽ còn tiếp tục bị ngược đãi nếu không xẩy ra cuộc nổi dậy Bốn Số Tám. Dưới sự hà khắc và chủ nghĩa xã hội độc đoán, ác nghiệt, sau nhiều năm cúi đầu chịu đựng, nhân dân Miến đã nổi dậy. Ngày tám, tháng Tám, năm một ngàn chín trăm tám mươi tám, được sinh viên khởi động, họ đã đồng loạt đứng dậy khắp cả nước. Hàng trăm ngàn người – gồm sư sãi áo màu nghệ tây, trẻ em, các bà nội trợ, bác sĩ, thợ thuyền…, đã cùng xuống đường vào ngày tháng mang bốn con số Tám, kéo dài đến 18/09 mới kết thúc bằng một cuộc đảo chính quân sự, khai tử lệnh cấm các cuộc mậu dịch xuyên biên giới sau 26 năm.

Miến Điện là quốc gia xuất cảng hàng thô như rau cải, cá tôm, gỗ, các loại quặng và đá quý để mua về hàng tiêu dùng thành phẩm, đồ điện tử, máy móc và thực phẩm chế biến. Tháng 4/2006, chính phủ cho thành lập Khu Mậu dịch Mộc Thư rộng 150 mẫu Tây làm nơi trao đổi 70% tổng số hàng hóa qua biên giới với Trung quốc. Mỗi năm, tại đây hai quốc gia luân phiên nhau tổ chức một hội chợ khuyến mãi vào tháng 12, năm bên nầy năm bên kia, như thông lệ họ vẫn làm ở cửa khẩu biên giới với Ấn Độ, Bangladesh và Thái Lan. Dưới thể chế quân phiệt sắt máu, năm 2007, được lệnh của quân lực trung ương, tỉnh đội địa phương đã tịch thu 10.000 mẫu Tây đất đang canh tác trà, cam và các thứ hoa màu khác của người dân để trồng loại đậu vật lý để chế nhiên liệu chạy máy nổ thay xăng dầu. Ngày 8/05/2008, đơn vị quân sự nầy lại ngang nhiên bắt giữ và tịch thu 20 xe tải chở đầy hàng hóa và thực phẩm của quốc tế quyên góp để cứu trợ nạn nhân của cơn bão xoáy Nargis. Bên cạnh đó, đường ống từ Vịnh Bengal xuyên qua Mandalay để dẫn dầu tới Côn Minh của tỉnh Vân Nam cũng cắt biên giới hai nước tại Mộc Thư. Tất cả những hoạt động nhộn nhịp nầy có tác dụng rất lớn để đánh lạc hướng dư luận, che phủ những hoạt động bất hợp pháp của Con Đường Tơ Lậu, góp phần nuôi sống và làm giàu Bắc Kinh.

Trước mũi súng của công an biên phòng hai nước
Là một thị xã nhỏ bé chỉ rộng 860 km² và 110 ngàn đầu dân trong đó 60% là các dân tộc thiểu số miền núi thuộc châu tự trị dân tộc Thái thuộc tỉnh Vân Nam, Thụy Lệ mới được cải danh từ tên cũ Mãnh Mão.

Bé bỏng hạt tiêu, nhưng hoạt động mại dâm, cờ bạc và ma túy hết sức phong phú và vượt xa các thành phố đàn chị đàn anh, đến nỗi ở Trung quốc có hẳn một hãng máy bay dân sự tư nhân mang tên Thụy Lệ Hàng Không, và hôm 25/11/2014 mới đây thôi, ông chủ Mã Triển Vị đã làm lễ tiếp nhận chiếc Boeing 737 đầu tiên trong đơn đặt hàng 14 chiếc của mình, với dự án sẽ tăng lên tới 30 chiếc trong 5 năm tới. Như thế, khi cấp giấy phép hoạt động cho công ty nầy, lẽ nào Bắc Kinh đã chẳng có chủ định gì với thị xã bỏ túi nằm ở hóc bò tó ngoài góc biên giới tây nam xa xôi kia? Chẳng thế mà hồi tháng 10/2014 vừa qua, một chính trị gia Miến khi điều trần trước quốc hội đã đưa ra kết luận rằng 80% của tổng số 4 triệu chiếc xe gắn máy được đăng ký chính thức và lưu hành trên lãnh thổ Myanmar hiện nay là hàng nhập cảng lậu từ nước láng giềng Trung quốc.

Trước đây, muốn tới Thụy Lệ, chúng ta không thể đi bằng đường bay hay đường sắt. Chỉ có đường bộ. Hay nói cho thật chính xác: chỉ có hai đường bộ, một vòng vèo qua đèo qua núi và cheo leo bên bờ vực thẳm của vùng rừng núi tây nam tỉnh Vân Nam. Con đường thứ nhì là xuyên qua lãnh thổ Miến. Thụy Lệ là điểm mà hai con đường từ Mandelay và Côn Minh gặp nhau. Nói khác hơn, đây là nơi hai quốc gia tiếp cận nhau – một nước tìm cách bành trướng ra mọi hang cùng ngõ hẻm của địa cầu, còn nước kia chỉ tập trung nhắm vào những chỗ béo bở dễ nuốt trôi như Thụy Lệ/Mộc Thư. Tuy nhiên, cái phần đất bỏ túi nầy là nơi dung hợp của hơn một sắc dân: người Hán của Trung quốc, người Miến chính tông và các dân tộc thiểu số địa phương. Nhưng những thứ trộn lẫn tả pín lù ấy chưa hỗn tạp bằng khi các con ranh con lộn, dân mánh mung, bọn buôn lậu, phường cờ bạc, đĩ điếm ma cô và phe xì ke ma túy gặp nhau. Ngày nay, Thụy Lệ là đất dung thân của các tay buôn xuyên biên giới thượng vàng hạ cám, từ mặt hàng ngô nghê như đồ dùng do Trung quốc sản xuất mà chúng ta thường thấy trong chợ Walmart ở Mỹ và Canada, đến các dịch vụ rửa tiền, hay tuồn ma túy từ Miến Điện vào các thành thị đông dân cư bên Vân Nam, chưa kể các mặt hàng truyền thống và thuần túy như ngọc bích Miến mà ta quen gọi là vàng xanh, và thân thể đàn bà – một thứ tiền tệ quốc tế không khi nào bị mất giá.

Cách trạm kiểm soát cửa khẩu biên giới của công an biên phòng chỉ một trăm mét là Khu mậu dịch quốc tế nằm đối diện với hàng rào kẽm gai cao ngất ngưỡng tới 7 mét (23 feet) dài 4 cây số do chính phủ Trung quốc tài trợ được dựng lên hồi tháng 11/2008, và thêm hai hàng rào khác nữa – một tại Laiza trong tỉnh Kachin, và cái thứ ba ở vùng đèo Pangwah dài khoảng 10 cây số – đang được thi công để “ngăn chặn nạn buôn lậu và vượt biên bất hợp pháp”, sau khi tại riêng tỉnh Vân Nam, trong ba năm 2005, 2006, 2007, họ đã bắt được 12.9 tấn bạch phiến, 9.3 tấn ma túy đá (crystal methamphetamines) và 4.5 tấn thuốc phiện xuất xứ từ Miến. Theo thống kê của Bắc Kinh, lượng bạch phiến tịch thu ở Vân Nam chiếm 75% tổng số bạch phiến bắt được trên cả nước, trong khi ma túy đá là loại gây “phê”, vừa kích dục người nghiện, chiếm 55%, còn thuốc phiện chiếm tới 87%. Tới khu mậu dịch nầy, khách có thể trông thấy một số người Hoa túm tụm ở các quầy để mua thuốc điếu, cà phê và thuốc bắc từ các quầy do người Miến đứng bán, nhưng nhìn xa hơn tới cuối con đường, khách cũng có thể chứng kiến một người thanh niên mặc áo cánh tay đỏ chói thản nhiên chui cái lỗ hình chữ nhật trên hàng rào để vượt biên giới từ Miến Điện sang phần đất của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa giữa ban mặt ban ngày.

Trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết
Bên cạnh các mặt hàng bất hợp pháp vừa kể, tuần báo The Economist trong số ra cuối tháng 11/2014 đã báo động rằng còn một số mặt hàng lậu khác ngày càng gia tăng nhưng không được hai chính phủ nhắc tới: súng tiểu liên tự động và gỗ quý.

Ở cửa khẩu Ma Hàm của Trung quốc đối diện đồn biên phòng Boten trên phần đất tỉnh Luông Nậm Thà của Lào, người ta thấy nhan nhản các quảng cáo súng đạn được kẻ bằng sơn trên tường nhà, nhưng vũ khí buôn bán chui không trầm trọng và quy mô bằng gỗ hồng đào và mặt hàng đàn bà. Ví dụ hôm 24/11/2014, công an biên phòng Trung quốc đã bắt giam một tay trùm mang bán 11 phụ nữ Miến sang làm vợ cho nông dân Trung quốc với giá xê dịch từ 5 đến 9 vạn đồng Nguyên (8 đến 13 ngàn Mỹ kim). Trong năm 2013, công an biên phòng của riêng tỉnh Vân Nam đã phát hiện hơn 100 phụ nữ bị buôn bán trái phép, và bắt giữ trên 6.000 người nhập biên bất hợp pháp. Làm thế nào để tránh pháp luật bị vi phạm trong khi tỉnh ủy Vân Nam chủ trương đẩy mạnh việc xuất cảng hàng hóa của họ sang thị trường các nước láng giềng như Lào, Miến, Việt Nam, là ba nước có chung 4.000 km biên giới với họ? Biên giới của Vân Nam có một nơi tiếp giáp với khu Tam Giác Vàng, là nơi sản xuất ma túy nổi đình nổi đám của thế giới. Mặc dù nông dân Miến có thể tự hào thấy các vườn trái cây thay chỗ cho đất trồng ma túy, nhưng sự thực thì lượng ma túy bị bắt ngày càng tăng, thay vì giảm. Trong năm 2013, công an Vân Nam tịch thu 6.2 tấn ma túy các loại – một khối lượng gấp đôi năm 2011, trong số đó, trên phân nửa số ma túy đá bị bắt có nguồn gốc Miến Điện, song song với hoạt động chuyển chui ma túy từ Việt Nam vào Trung quốc đang nở rộ – cũng qua đường biên giới chung giữa tỉnh Lào Cai và Vân Nam.
 
Ngày 1/04/2014, chính phủ Miến bắt đầu áp dụng điều luật mới cấm xuất cảng gỗ chưa thành phẩm ra khỏi nước, nhằm mục đích ngăn ngừa nạn tàn phá rừng, cũng như để nhà nước có thể thu hoạch được trọn vẹn giá trị của gỗ quý thông qua việc chế biến thành phẩm ngay trong nội địa. Nhưng luật là luật, lắm khi, luật vua vẫn thua lệ làng. Phải cần chờ đợi một thời gian nữa mới có thể biết luật cấm xuất cảng gỗ súc có giúp nước Miến bảo tồn được rừng già của mình chăng. Kinh nghiệm áp dụng lệnh cấm rừng ở các quốc gia khác chỉ thành công chừng nào nhà nước (1) có thể bảo đảm được việc kiểm soát xu hướng bành trướng khả năng chế biến gỗ trong nước cũng như kiểm soát nhu cầu đòi hỏi gỗ thô, và (2) bảo đảm vấn đề đầu tư cần thiết vào các kỹ thuật gia công tân tiến và có hiệu quả – trong khi rừng già Miến Điện hiện là biên cương cuối cùng của loài gỗ cứng và gỗ quý miền nhiệt đới của toàn thể vùng đất liền đông nam Á châu.

Sau khi luật cấm rừng đã trở thành hiệu lực, mỗi ngày vẫn có hàng trăm xe cần cẩu chuyên chở gỗ súc ầm ỹ lăn bánh qua bản làng của anh Marip Brang Mai ở tỉnh Kachin thuộc mạn đông bắc Miến, chỉ cách biên giới Trung quốc vài tiếng đồng hồ lội bộ, nơi đây, lực lượng Lục quân Độc lập của tỉnh Kachin (viết tắt là KIA) suốt từ ngày 5/02/1961 đến nay, bữa mưa bữa nắng, vẫn liên tục cầm cự với một cuộc nội chiến chậm rãi cháy lan chưa nguôi để giành quyền kiểm soát. Trước khi luật cấm rừng ra đời, họ còn nắm quyền kiểm soát một dãy lãnh thổ biên giới, nơi vẫn được xem là miền lãnh địa của dịch vụ chuyển lậu gỗ quý từ Miến sang Tàu. Nhưng vào lúc 10g30 sáng 11/04/2014, sau hai ngày chạm súng dữ dội với quân đội trung ương Miến, lực lượng KIA đã triệt thoái khỏi các tiền đồn khống chế bản làng và cửa khẩu biên giới Nongdao. Tới chiều cùng ngày, khi các tiếng nổ càng lúc càng gần rẫy của mình, anh Marip Brang Mai gom ba đứa con, cùng chị vợ, dắt theo một số bà con thân thích trốn vào rừng. Nhưng đã quá trễ. Mảnh đạn trọng pháo của quân đội Miến đã chém vào cánh tay, vào ngực và vào cổ anh. Anh tỉnh dậy trên giường bệnh xá bên đất Trung quốc, sau khi được người em rể cõng xuyên rừng để cắt qua biên giới. Phía quân đội giải thích rằng họ nổ ra cuộc hành quân để ngăn chặn việc mang gỗ quý bán sang chợ đen, làm thất thoát ba phần tư tài nguyên rừng của quốc gia.
 
Tuyên bố của quân đội quả không ngoa. Trong năm 2013, Cơ quan Chính quyền Độc lập tỉnh Kachin (viết tắt là KIO) nhìn nhận rằng họ đã thu hoạch được khoảng 50 triệu đồng Nguyên (bằng 8 triệu Mỹ kim) từ nguồn lợi tiền mãi lộ đánh vào các xe be 18 bánh chạy qua phần đất của mình. Số xe be nầy chiếm 80% tổng số xe cộ lưu thông từ Miến sang Trung quốc qua cửa khẩu Nongdao. Anh Marip Brang Mai cựa quậy cánh tay băng bó với hơn hai chục cái kim ghim để bày tỏ lòng hoài nghi của mình về sự ngay tình của quân đội trung ương, còn những kẻ ôn hòa và chính quyền KIO cho rằng quân đội trung ương là thành phần khẩu phật tâm xà, rặt một đám móc ngoặc với bọn buôn lậu để kiếm tiền riêng đút túi. Họ còn nói rõ luận điệu của người tùy viên quân sự chỉ là cái cớ trẻ con nhằm chiếm quyền kiểm soát cửa khẩu biên giới khi thấy KIO thu tiền mãi lộ sau khi đã có thỏa thuận trong tinh thần hòa hoãn giữa hai phe. Trước kia, hiệp định ngừng bắn giữa hai bên thỏa thuận để KIO thu thuế hiểu ngầm là đánh vào vàng và ngọc bích để có ngân sách cho KIO hoạt động, nhưng vừa qua, KIO đã kiếm khá hơn nhờ gỗ quý hằng ngày dồn qua Trung quốc.

Với quân số trên dưới 8 ngàn người, KIO được kể là tổ chức nổi dậy vũ trang lớn vào hạng nhì tại nước Miến, chỉ đứng sau lực lượng UWSA – tức Quân đội Hợp nhất của tỉnh Wa, với 30.000 tay súng chưa kể khoảng 10.000 thành viên không chiến đấu khác. Tuy không phải là lực lượng đông quân nhất, nhưng KIO là lực lượng cuối cùng cự tuyệt việc ký lệnh ngừng bắn để chấm dứt trận nội chiến kéo dài lâu nhất trong lịch sử trái đất.

Hòa bình và ổn định tất nhiên là cơ hội để thị trường Miến không chỉ trở thành nơi tiêu thụ hàng hóa, mà còn mở ra các tuyến giao thông trong vùng, thu hút các nguồn đầu tư, tạo cơ hội cho việc mở mang các miền đất lâu nay bị chính quyền đem con bỏ chợ, và đạt được tín nhiệm từ các tòa đại sứ Tây phương. Ai cũng biết thế, nhưng trong thực tế, đố kỵ vẫn kéo dài, và chỉ hai tháng sau khi thâu tóm quyền bính vào tháng 3/2011, nhà lãnh đạo Thein Sein đã bắt đầu đánh phá KIO lại như trước kia. Chiến dịch nầy đã chấm dứt cuộc hưu chiến 17 tuổi ở tỉnh Kachin, trong đó sự vắng mặt của chiến sự chung chạ với một nền hòa bình thấp thỏm, tranh tối tranh sáng. Nói theo cách nói của ông Sumlut Gam, trưởng phái đoàn thương thuyết hưu chiến của KIO, “Chính phủ của Thein Sein không thực sự có một mong mỏi chính trị để mang hòa bình lại cho đất nước. Họ chỉ muốn lòe bịp cộng đồng thế giới.”

Sau khi độc lập vào năm 1948, chính phủ Miến đã cai trị bằng cách áp đặt một loạt các biện pháp cải cách, làm nền kinh tế quay mòng mòng, thậm chí vào cuối thập niên 1980, họ đã vô hiệu hóa tờ giấy bạc 75, 35 và 25 đồng kyat của họ, khiến cho số tiền tiết kiệm do nhân dân chắt chiu dành dụm bị mất trắng. Đối diện với hiểm họa phá sản, tập đoàn quân phiệt đưa ra thêm một loạt biện pháp thắt lưng buộc bụng, cái gì bị cắt bỏ cũng đều được nhân danh vì quyền lợi tổ quốc. Nhưng chính quyền quân sự vẫn không chịu bàn giao bộ máy chính phủ, sau khi họ thất cử trong cuộc bầu phiếu năm 1990. Đất nước càng tối tăm hơn sau khi các nước phương Tây cùng nhau cấm vận Miến. Thua me gỡ bài cào: chính quyền quân sự bèn nhượng độc quyền khai thác gỗ quý cho các doanh nhân được Bắc Kinh hậu thuẫn, để kiếm ngân sách vận hành đất nước, bằng hành động hợp pháp hóa nạn đánh cắp tài nguyên rừng quốc gia của mình.

Sau khi chính phủ tự cho phép mình gian dối, việc khai thác gỗ quý đã nhảy vọt lên gấp tám lần, từ dưới con số 150.000 mét khối gỗ trong năm 1995 tăng lên 1.200.000 mét khối trong năm 2009. Nhưng đó là con số thống kê chính thức, là phần nổi của tảng băng khổng lồ chìm dưới mặt nước. Cơ quan Điều tra Môi trường có trụ sở tại Luân Đôn đã hoàn tất một cuộc điều tra trong đó họ tìm thấy 16.5 triệu mét khối gỗ súc đã bị xuất cảng lậu từ Miến qua Trung quốc từ năm 2000 tới 2013, trị giá khoảng 5.7 tỉ Mỹ kim.

Theo các điều thỏa thuận trong cuộc ngừng bắn sau cùng ký với chính phủ quân sự trung ương năm 1994, KIO trao lại quyền kiểm soát khu vực mỏ ngọc bích ở phía đông tỉnh Kachin, để đổi lấy quyền kiểm tra lâm sản. Vào năm 1997, KIO nhờ công ty khai thác lâm sản Kim Hưng của Trung quốc dàn xếp để xây hai đập thủy điện, và tưởng thưởng họ bằng quyền khai thác gỗ. Hiện nay, KIO áp dụng biểu thuế gỗ ở mức 10 đồng Nguyên (1.6 Mỹ kim) trên mỗi tấn gỗ giá tỵ (rất cứng, để làm báng súng) và 20 Nguyên cho mỗi tấn gỗ hồng đào, hay các loại gỗ quý cùng danh mục.

Trong cuộc thám hiểm 10 ngày sâu vào thực địa hồi cuối tháng 4/2014, phóng viên Hereward Holland của tạp chí National Geographic đã phát giác ra rằng gỗ giá tỵ vàng và gỗ hồng đào đang lọt qua Trung quốc mỗi ngày hiện nay không còn là loại khai thác được ở địa phương Kachin nữa, mà từ miền Sagaing ở phía tây bắc xa xôi của Miến Điện. Phát hiện nầy được Tony Neil, cố vấn lâm sản của Tổ chức Phát triển Kinh tế, thừa nhận: “Không có khúc gỗ nào lấy từ rừng Kachin, tất cả là từ Sagaing”. Gỗ cắt từ rừng đã được thả trôi theo con sông Irrawaddy tới Shwegu mới được trục vớt lên bờ, để vận tải bằng xe be tới Mộc Thư để qua Thụy Lệ, hay tới Laiza để qua Tượng Giao của phía Trung quốc. Dù bằng lối nào, tài xế cũng phải đóng tiền hối lộ cho nhiều trạm kiểm soát của phía chính phủ, từ cấp binh bét lên tới hàng tướng lãnh. Bao lâu tình hình chính trị và quân sự ở các tỉnh biên giới còn bát nháo, thì cảnh mua chui bán lậu gỗ Miến Điện vẫn còn, vì chẳng ai thèm ưu tư tới luật với lệ ở những nơi giang sơn của khỉ và bọn thảo khấu.
UserPostedImage
Vân Nam trùng điệp núi rừng, nhưng với dự án đặt Côn Minh thành thủ phủ của một Tân Á châu, nhà nước Trung quốc đã xây dựng đường cao tốc nhắm tới biên giới các nước Việt Nam, Lào và Miến Điện (Ảnh NgyThanh chụp từ máy bay ngày 18/02/2005)

Con Đường Tơ Lậu
Cứ thế, mỗi ngày, hết trăm xe nầy đến trăm xe khác ầm ầm nối đuôi nhau cắt biên giới chở gỗ, vải vóc, và hàng nông nghiệp từ Miến qua Trung Quốc, rồi đổi lấy hàng gia dụng, các máy móc cỡ nhỏ và vật liệu xây dựng về lại Miến. Bên đất Trung quốc là các quầy bán cà phê, trà, mặt hàng trang điểm của phụ nữ nằm xen kẽ với các văn phòng chuyên phiên dịch giấy tờ, các đại diện hãng buôn, các dịch vụ giao nhận hàng, tiệm sửa chữa máy móc, và các bàn đổi ngoại tệ kê dưới bụi chuối. Trên đường phố của thị xã, gà vịt thản nhiên tới lui.

Nhưng đó không phải là tất cả bộ mặt của Vân Nam. Tỉnh nầy có một quá khứ phồn thịnh. Từ hai ngàn năm trước, dân Vân Nam đã bán trà, tơ lụa và các mặt hàng khác tới các phần đất xa hàng ngàn dặm bên châu Âu. Ngày nay, không khí ở đây có vẻ nhàn tản như nước đọng trong ao hồ, một cái hồ ngoạn mục. Khoảng cách giàu nghèo giữa dân nông thôn và thành thị thuộc loại chênh lệch nhất trong nước. Nằm xa thủ đô Bắc Kinh và cũng xa xôi với miền thùy dương phía đông, Vân Nam thường được xem như chỗ cuối đường. Phong cảnh ngoạn mục của tỉnh đã giúp địa phương đẩy mạnh kỹ nghệ du lịch, trong khi thế đất cheo leo hiểm trở là trở ngại không nhỏ cho việc phát triển, mở mang. Cũng may, Vân Nam còn hai cột trụ kinh tế khác chống đỡ: hầm mỏ và thuốc lá. Vì thế, vấn đề trẻ trung hóa và hồi sinh Vân Nam luôn luôn là đề tài hàng đầu. Hồi 1985, nhà nước đã mở ra các khu mậu dịch biên giới. Từ đầu thập niên 1990, Bắc Kinh đã muốn thay hình đổi dạng Vân Nam, biến nó từ một tỉnh ăn theo và chầu rìa thành một trung tâm của nhiều mạng lưới kinh tế xuyên biên giới. Họ có tham vọng muốn Vân Nam là thủ phủ của một châu Á mới, vì một phần đất của tỉnh gần với Singapore, Thái Lan và Hà Nội hơn gần Bắc Kinh hay Hong Kong. Để thực hiện tham vọng ấy, Tập Cận Bình cần khai hỏa phát súng lệnh trước. Tháng 9/2013, ông đã hâm nóng Con Đường Tơ Lụa trong lịch sử bằng một mạng lưới đường sắt cao tốc tân kỳ, bằng các siêu xa lộ, bằng ống dẫn dầu, bằng tận dụng các hải cảng của các nước chung quanh, và bằng hệ thống cáp truyền tin bằng sợi quang học phủ khắp các vùng. Xa lộ cao tốc kinh tế mà ông đang nhắm tới sẽ theo ba hướng: một từ trung tâm của Trung quốc xuyên qua Trung Á và Trung Đông, một bằng đường thủy bao quanh các nước phía nam châu Á, và một tỏa ra từ tỉnh Vân Nam.

Để mở màn, ông đã đưa ngay ra củ cà rốt. Ông hứa hẹn sẽ thiết kế một quỹ Con Đường Tơ Lụa trị giá 40 tỉ Mỹ kim. Hồi tháng 10/2014 vừa qua, ông lại hâm nóng đề tài với con số 50 tỉ Mỹ kim khác để lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á, nơi sẽ cho vay vốn để đắp đường, mở thiết lộ ở các nước rỗng túi tại Á châu. Tại Vân Nam, các đoạn ngắn đã làm xong trong âm thầm, ví dụ xa lộ cao tốc G8011 nằm nổi bên trên sông Hồng, từ Hạ Khẩu (đối diện Sa Pa của Việt Nam) tới Cá Cựu đã thông đường tới Côn Minh trong khi tuyến đường sắt Côn Minh Hạ Khẩu sẽ tái thiết xong trong năm nay. Một con đường cao tốc khác, từ Côn Minh nối với Lào, đã hoàn tất hồi năm 2008. Và con đường cao tốc từ Côn Minh đi Thụy Lệ đã đo đạc xong, sẽ băng qua các đồn điền chuối và nông trang trà xanh để thọc qua đất Miến.

Nhưng sự lo sợ về tâm địa của các nước lân bang về giới lãnh đạo Bắc Kinh lớn hơn lòng tín nhiệm, nhất là Việt Nam, sau cuộc tấn công của Đặng Tiểu Bình hồi tháng 2/1989, và các đòn thăm dò gần đây tại quần đảo Hoàng Sa, làm chết ngư dân Việt Nam. Đành rằng Phạm Văn Đồng đã ký giấy bán nước cho Bắc Kinh, nhưng không phải mọi người dân Việt trong nước đều một lòng với đảng Cộng Sản Hà Nội.

Có thể Tập Cận Bình sẽ thành công với Con Đường Tơ Lụa thời đại lẫn hoạt động bên sau của Con Đường Tơ Lậu bên Miến Điện, nhưng nhà lãnh đạo Bắc Kinh lần nầy sẽ nhìn thấy dân tộc Việt Nam đứng lên.
Ngy Thanh (Thoibao)

Sửa bởi người viết 01/02/2015 lúc 11:01:37(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.256 giây.