logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 01/02/2015 lúc 07:04:55(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,156

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
về Văn Hóa trong khuôn khổ một bài viết cho dù là bao nhiêu trang cũng chưa thể hé mở được cánh cửa bên ngoài của lâu đài văn hóa. Trong bài viết này tôi chỉ gói ghém, phát thảo sơ một số nét văn hóa của vài nơi trong đó có cả Đông-Tây mà người viết có cơ duyên tận mục sở thị.


Ra ngõ gặp nhà văn

Đó là một sự thật hiển nhiên ở đảo quốc Iceland có thủ đô là Reikjavik với dân số chỉ 300. 000 dân mà hầu như trong mỗi con người đều tiềm ẩn một vài tác phẩm văn chương hay ít ra cũng là những mẫu chuyện thú vị và có thể viết thành truyện ngắn hay thơ ca. Người dân nơi đây có câu “Ad ganga med bok I maganum” nghĩa là “mỗi người đẻ ra một cuốn sách”. Cứ bình quân mười người dân nơi đây là có một nhà văn với những tác phẩm mà hầu như độc giả cũng vừa là những nhà văn trân trọng. Nói như thế hẳn ở đây có sự cạnh tranh quyết liệt trên mặt trận văn chương… nhưng sự cạnh tranh thật trong sáng, tích cực và đượm chất “văn”. Như một nhà văn nữ trẻ tâm sự cô ta sống chung với mẹ và những người thân khác đều là những nhà văn chuyên nghiệp. Tuy nhiên trong mạch văn mỗi người có một dòng chảy khác nhau và luôn hổ trợ cho nhau, có một điều thú vị là họ xuất bản sách không cùng thời điểm để tránh sự dẫm chân trùng lấp. Rất nhiều nhà văn ở xứ văn này cùng nhau đoạt những giải thưởng lớn khu vực Châu Âu và Quốc tế như giải Man Book, Nobel… riêng nhà văn Halldor Laxness đoạt giải Nobel Văn Chương năm 1955. Người dân đảo quốc rất ái mộ ông, họ thường tổ chức những cuộc viếng thăm tại tư gia và nhiều người còn lấy tên ông đặt tên cho thú cưng (Pet) để chăm sóc và gọi tên hàng ngày.


Đâu cũng có văn, thơ

Trên những bức tường nơi đường phố, khu công cộng… đều có hiện lên tên những tác phẩm và tên những nhà văn mà hầu như dân bản xứ lẫn du khách cũng đã biết và từng đọc qua. Cả trong nhà hàng, quán xá cũng có tên những tác phẩm hay, được viết, in lên trên tường, bàn ghế, thậm chí trong các vật dụng ly, chén, khăn giấy… phục vụ cho khách ẩm thực.


Những tác phẩm viết về thời cổ đại, trung cận đại… vẽ nên một bức tranh đa sắc màu đượm chất nhân văn của đảo quốc được bày ra khắp nơi. Cả những sách về thiếu nhi, truyện viễn tưỡng hay giới tính, nhạy cảm… giáo dục thanh thiếu niên cộng đồng và nhất là sách viết về tội phạm là không hề thiếu.


Quầy sách thì hiện diện hầu như khắp nơi. Thậm chí nơi ghế đá công viên, trạm xe bus… hay những nơi công cộng đều có những đường link của những tác phẩm, mẫu chuyện hay và bổ ích hoặc những tác phẩm mới xuất bản để cho du khách, bộ hành vãng lai dễ dàng truy cập.


Trên xe Bus, trong quán ăn, quán cà phê, tiệm hớt tóc, spa hay những nơi nào khác mọi người gặp nhau sau câu chào xã giao là trao đổi nên đọc sách nào? Tác phẩm nào bạn chưa đọc hay trao đổi tư duy nhận xét riêng về một tác phẩm nào đó… cho đến khi chia tay.


Nơi nhà ga, trạm dừng chân, trạm xăng, trước cửa rạp hát, siêu thị, các trung tâm du lịch… đều có quầy sách. Các nhà xuất bản, nhà in làm việc hết công suất 12 tháng trong năm mà cao điểm là từ tháng 10 là sách tuôn trào như lũ lụt vì nơi đây có tập quán vào mùa Giáng Sinh, New Year thay vì tặng quà cho nhau như những nước khác thì ở đây người ta tặng sách. Trong thời gian này hầu như mỗi nhà đều nhận được một bảng Catalogue về sách như bảng Catalogue mua sắm thời trang, gia dụng tiện nghi cần thiết của các nước vào mùa Giáng Sinh. Đặc biệt là những tác phẩm được xuất bản ra đều không hề bị ế ẩm. Bởi một điều là dân bản xứ có truyền thống “mê sách”, ngoài sách của mình viết ra còn phải tiêu hóa hết nhiều tác phẩm của những nhà văn khác mà đa phần là những tác phẩm đã xuất bản đều hay, lôi cuốn, thú vị, mới mẻ… khiến cho người đọc không thoát khỏi chữ “mê”.


Iceland sau khi giành độc lập từ Đan Mạch năm 1944 và từ đó “văn học” đã tạo nên một bản sắc Iceland độc đáo mà khó nơi nào có được. Thật xứng đáng khi Unesco coi Reikjavik là thành phố văn học. Một đất nước văn minh tươi đẹp hay không là từ văn hóa thể hiện ra mà văn hóa hầu hết được chứa đựng trong sách báo.


Quay về Phương Đông:


Thiên đường xã nghĩa VN ra ngõ gặp anh hùng:


Trước khi nói về cả một “bầy đàn” anh hùng trong cõi thần tiên xã nghĩa VN tôi xin lượt qua về cái gọi là văn hóa thời “đồ đểu” được soi sáng bởi những ngọn “đuốc tệ” từ trong hang Pắc Pó, động Ba Đình.


Như những nét hoa của cõi trời Tây mà tôi đã nhìn thấy và thuật lại cho quí vị ở trên đem đặt kề bên bức tranh văn hóa thời “đồ đểu” xã nghĩa VN thì tôi xin nín một hơi thở thật dài để nuốt nghẹn vào trong vì dù sao người viết cũng mang trong người dòng máu Việt, nên không thể không chạnh lòng cho cái thực tế phũ phàng mà một người có chút lương tri không thể nào lặng câm và chối cãi.


Trước hết về số lượng nhà văn cứ tỉ lệ 10% dân số như xứ Iceland ở cõi mù khơi… thì nói cho ngay rằng nhân dân VN có nhiều diễm phúc. Bởi một lẽ với 90 triệu dân VN sẽ có 9 triệu nhà văn đầy “chất văn” và đúng nghĩa thì nhà tù nào chứa cho hết? ít ra cũng 7, 8 triệu cây bút phải “nhập kho” ngoại trừ thành phần “bồi, đĩ bút” vì đã là nhà văn thì mấy ai chịu để cong ngòi bút mà luôn hướng vũ khí về phía trước và “đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”!


Nhà trường còn sập xệ, thiếu trước hụt sau… nhiều nơi ở vùng sâu, vùng xa học sinh còn phải ngồi dưới nền đất để nghe thầy cô giảng bài, phải tự đem những chiếc ghế con theo để kê làm bàn chép tập! cô trò phải chui vào bao nylon vượt suối, đu dây tử thần để vượt sông mà gieo và tìm con chữ thì tiền đâu mà xây cho nổi hàng trăm ngàn nhà tù để nhập kho văn nhân trí thức? Nhà trường sập xệ còn có thể tạm thời cho qua ngày đoạn tháng chứ nhà tù thì phải kiên cố, hào rộng, tường cao chứ nếu không thì chất xám vượt ngục chảy tràn ra ngoài thì sẽ gây ra nhiều mối nguy cho xã nghĩa ưu việt văn minh thời “thổ tả”.


Xứ thần tiên xã nghĩa VN “ăn phải xem nồi, ngồi phải định hướng” cho nên cái chủ nghĩa định hướng nó khắc sâu vào tim óc mỗi con người, phủ lên đầu mọi tầng lớp cho nên cả người và vật đều tuân thủ theo sự định hướng như một mệnh lệnh vô hình mà lá bùa “sinh tử phù “ luôn lơ lửng, lảng vảng bất cứ nơi đâu. Nói không ngoa chút nào, con lừa phải đi theo hướng của 2 miếng da che mắt đã định sẵn. Con người còn thê thảm hơn nếu đi sai hướng đã định. Con lừa có sai thì chỉ vài lằn roi vọt chứ con người mà đi sai hướng đã định thì “thôi rồi Lượm ơi”! các văn nhân thi sĩ của thời NV-GP “hồn ở đâu bây giờ”???. Kinh tế định hướng, định hướng dư luận, định hướng văn chương… nhưng mỉa mai thay văn chương là tập hợp nhiều con chữ! Mà con chữ bản chất của nó vốn tự do, nó bay bổng trong những chiều tà, nó ngân nga khi trăng muộn, nó lên xuống dọc ngang tùy theo sở thích thế mà ý thức hệ xã nghĩa VN đã o ép nó, biến con chữ thành “con tự do”, chữ tự do trá hình, nó chỉ biết đi vào ngõ hẹp… khi màn đêm buông xuống!?


Nói về xuất bản và quảng bá tác phẩm thì “quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa”. Sau khi các con chữ đã bị mài giũa, đẽo gọt rồi mới được cho lên “bản kẽm” và tác giả tự bỏ tiền ra từ A-Z để lo từ lúc hoài thai đến khi sinh nở và các con chỉ được ra đời với số lượng không quá 3 con số mà đa phần là để tự sướng và biếu tặng mà thôi chứ sinh ra nhiều hơn nữa chỉ tổ dùng để đắp đập trong mùa mưa lũ. Vì các lẽ người dân VN dưới thời xã nghĩa hầu như dị ứng với sách báo, văn thơ vì phần lớn bị ảnh hưởng từ gió núi, mưa rừng tràn về hướng tầm mắt mọi người chỉ nhìn vào “ngao sò ốc hến”, nhìn con chữ dưới lăng kính màu đỏ sau khi đã tỉa gọt lá lông để biến thành “con tự do” cho nên nó không còn tự do ngẩng cao đầu trong nắng mới và không được mọi người tiếp nhận.


Về các sách, báo của các tác giả tuy mang hình người nhưng cốt là “cáo chồn”, của bọn “đĩ, bồi bút” ở trong hệ thống thì hầu hết nằm ở các vị trí cơ quan VP của đảng, nhà nước xã nghĩa mà thôi. Trong thời gian những năm 80s-90s của thế kỷ trước những loại sách báo này còn hiện diện ở hàng tôm hàng cá để làm vật dụng bao bì và cả trong các nhà xí công cộng… một thời ăn lông ở lỗ mà những sự thật ấy không thể nào chối cãi!


Một thực tế mà ai ai cũng thấy và trái ngược với xứ Iceland kia là ở VN từ Nam chí Bắc nơi những thành phố lớn còn có phần đỡ hơn các tỉnh lẻ và thị tứ xa xôi (không kể nông thôn vì nông thôn VN không bao giờ có quầy sách báo) là quầy sách báo vô cùng khiêm tốn, tôi chưa nói là hiếm hoi ở các nơi thị trấn xa… Tại những quầy sách báo này ngoài những tờ nhật báo của tập đoàn xã nghĩa như Nhân Dân, Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Pháp Luật, Lao Động… v.v… thì còn lại leo queo mấy tờ bán nguyệt san, nguyệt san (cũng trong luồng) hay vài ba quyển sách với hình thù viên gạch mó vào sẽ bị bẩn tay vì lâu ngày bụi bám… chứng tỏ chẳng ai sờ vào và chủ quầy thì ô kìa!- “cô hàng bán sách lim dim ngủ…”


Tương phản lại các quầy sách báo thì ở VN lạm phát quán nhậu, quán cà phê, Karaoke... Những nơi đây thì rôm rả, tưng bừng từ sáng sớm cho đến khuya, quỹ thời gian bị hoang phí một cách vô ý thức. Các thượng đế thì hầu hết là những trụ cột gia đình lẫn Quốc Gia. Sau những chầu nhậu bí tỉ, hát hò là về nhà lên giọng hoạnh họe vợ con, gia trưởng, vũ phu… hay ra những nơi có các cụ bà, phụ nữ dân oan, anh thư xả thân đấu tranh dân chủ, nhân quyền, chống ngoại xâm cướp nước mà khoanh tay đứng từ xa xem, nhìn một cách vô cảm các phụ nữ yêu nước đó bị hành hung đàn áp cách dã man từ những bàn tay hộ pháp của đám còn đảng còn tiền, hình người nhưng cốt quỷ! Các hình ảnh này hiện vẫn còn đầy trên các mạng FaceBook, Youtube… Chắc chắn một điều rằng hầu hết những đấng thượng đế kia luôn dị ứng với sách báo và là kẻ thù của con chữ!


Tôi chỉ đơn cử một vài nét đặc trưng tiêu biểu của nền văn hóa VN thời CS là chúng ta đủ biết cái cỗ xe cũ nát hỏng hóc mang tên XHCN đang lao dốc không phanh và chạm đáy.


Trở về với cảnh ở VN thời xã nghĩa ra ngõ gặp anh hùng


Có một thứ anh hùng mà tôi thiết nghĩ trên toàn cõi hành tinh, ta bà thượng giới chưa nơi nào có được là thứ “anh hùng núp”. Loại anh hùng mà núp lén trong bụi rậm, trên cành cây dùng tên nỏ mà bắn rơi máy bay của đế quốc thì kể từ thời Tề Thiên đại thánh cho đến khỉ Năm Căn Thập động cũng chưa từng có và chưa từng nghe nói bao giờ. Đến gần đây thì loại anh hùng núp đó lại tái xuất giang hồ núp trong động Ba Đình, trong các đồn bót côn an chờ màn đêm buông xuống là che mặt như thích khách trong các phim kiếm hiệp Kim Dung, núp lén ám toán các nhà yêu nước VN. Nhất là các anh thư như Trần Thị Nga đến nỗi gãy cả tay chân trong lúc tay bế tay bồng con dại đi đấu tranh đòi nhân quyền cho dân tộc, Nguyễn hoàng Vi bao phen sống chết, thập tử nhất sinh vì các anh hùng núp cố tình tạo ra tai nạn giao thông hay thừa cơ đêm tối mà tấn công ám toán cách dã man để lại nhiều thương tích chỉ vì Hoàng Vi yêu nước! các nhà báo như Trương Minh Đức, Nguyễn Tường Thụy, các nhà dân chủ như Ls Lê Quốc Quân, Ls Nguyễn Bắc Truyển, các mục sư Lê Công Chính, Nguyễn Trung tôn, các tu sĩ Lm Lê Ngọc Thanh, Lm Nguyễn Văn Lý, v.v… là những đối tượng để loại anh hùng núp này ra tay ám toán. Những vị kể trên kẻ thân tàn nguy hại về sau, người ngục tù đày đọa, gia đình vợ con điêu đứng… cũng từ các tay anh hùng núp này gây nên.


Các anh hùng đã đi vào huyền thoại đã đem thân mình lấp “lỗ” châu mai, lấy thân chèn pháo, rồi tẩm xăng vào mình đốt làm ngọn đuốc sống chạy mấy chục thước vào đốt kho xăng địch… như Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Lê Văn Tám… nói như tên VC Phạm Thanh Tâm phóng viên, họa sĩ quân đội Hồ, Giáp trong chiến dịch ĐBP rằng “Tiếc là tôi không được chứng kiến tận mắt nên không viết bài về những nhân vật này mà chỉ vẽ tranh qua lời kể của anh em. Những năm tháng oanh liệt đó có thể nói là ra ngõ gặp anh hùng, còn rất nhiều những tấm gương anh dũng khác nữa mà Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót hay Bến Văn Đàn chỉ là những điển hình nổi bật nhất. ”(Việt Báo. VN)


Thật mỉa mai cho những tên cuồng tín của “cộng sản đạo” nói mà không biết ngượng mồm và không biết nhục như một kẻ vô hồn đang mộng du quàng xiên vô thức. Hắn có biết đâu các hình tượng anh hùng nói trên chỉ là sự đánh lừa lịch sử, dựng khống những nhân vật anh hùng giấy, vẽ lên để bóp méo lịch sử của những con virus cộng sản đội lốt các nhà sử học như Trần huy Liêu, Phan huy Lê. Chúng ta nghe chính Phan Huy Lê tự sự:” Về câu chuyện Lê Văn Tám, tôi xin được tóm lược một cách đầy đủ lời kể và lời dặn của GS Trần Huy Liệu mà tôi đã lĩnh hội như sau: Nhân vụ kho xăng của địch ở Thị Nghè bị đốt cháy vào khoảng tháng 10 - 1945 và được loan tin rộng rãi trên báo chí trong nước và đài phát thanh của Pháp, đài BBC của Anh; nhưng không biết ai là người tổ chức và trực tiếp đốt kho xăng nên tôi (GS Trần Huy Liệu) đã "dựng" lên câu chuyện thiếu niên Lê Văn Tám tẩm xăng vào người rồi xông vào đốt kho xăng địch cách đấy mấy chục mét” (Báo Mới.com). Hỡi tên cuồng tín, bại não Phạm thanh Tâm hãy ngoáy tai, định thần mà nghe cho rõ những lời nói trên của những người trong cuộc đã dựng lên những anh hùng để cho các người ca tụng. Sao không mở to mắt ra xem các bà mẹ đã có chồng, con hiến thân cho đảng để được phong danh hiệu gọi là” Mẹ VN anh hùng” giờ phải co ro nơi đầu bờ cuối bãi không nơi nương tựa trú nắng đụt mưa vì nhà cửa, đất vườn đã bị đảng ra tay cướp sạch.


Ra ngõ gặp ăn cướp


Nếu ai đó nói rằng XHVN bây giờ ra ngõ gặp ăn cướp là sẽ bị quy chụp là thế lực thù địch xuyên tạc, bôi nhọ chế độ, nói xấu nhà nước do đảng CSVN lãnh đạo anh minh thì ta hãy nghe đại biểu quốc hội CSVN khẳng định ngay trên diễn đàn nghị trường như sau: “Tôi băn khoăn khi đọc báo cáo của Chính phủ về tình hình tội phạm và thực tế, chưa bao giờ lòng dân bất an như lúc này. Cử tri nói ra ngõ là gặp kẻ cướp. Thậm chí chúng còn vào từng nhà, sờ từng người để lấy trộm, uy hiếp lột tài sản”, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Bùi Đặng Dũng phát biểu tại phiên họp tổ chiều 29/10/2013 bàn về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm. Đại biểu Bùi đăng Dũng phát biểu thêm "Trước đây chúng ta tự hào “ra ngõ gặp anh hùng” thì bây giờ cử tri nói ra ngõ là gặp kẻ cướp” (VNEpress)


Nghĩ cho cùng một xã hội bị một đảng cướp cầm quyền thì những kẻ xấu không noi gương và thừa nước đục thả câu cướp của nhân dân là điều quái lạ! kỷ cương không loạn cào cào là điều không thể. Ngoài những thành phần cặn bã XH hùa vào bóng đêm do đảng giăng ra để cướp tài sản của người dân, chúng ta còn thấy những hành động cướp một cách công khai mà kẻ cướp được cấp thẻ bảo kê, được pháp luật rừng bảo hộ tôi xin điểm qua một số tiêu biểu như sau:


- Nhân dân VN từ trẻ sơ sinh dùng tả lót, phụ nữ mua băng vệ sinh cho đến cụ già, người khuyết tật dùng xe lăn, cây gậy và kể cả người vừa nằm vào cỗ quan tài chưa chôn đều oằn lưng gánh thuế, gánh nợ công… mà các khoản tiền đó trước hết là nuôi cả hai bộ máy vô cùng cồng kềnh và nhàn rỗi của đảng, chính quyền và cả một đàn sâu ngày đêm đục khoét rút tỉa không nương tay. Đó là một hành động cướp tiền thuế của nhân dân mà còn trở ngược lại hành dân là chính!


- Trẻ em bước vào trường học là chính bản thân em, cha mẹ em đã oằn lưng ra đóng thuế để cho các em được học hành, đó là việc an sinh XH mà các nước tiên tiến đã và đang thực hiện. Thế mà ở VN nếu cha mẹ các em không đóng đầy đủ mọi thứ tiền từ học phí cho đến, bàn ghế, phấn bảng cùng hàng chục thứ tiền trời ơi đất hỡi một cách phi pháp thì liệu các em có được ngồi yên nơi trường lớp? đó là một hành động cướp công khai chốn học đường, nơi giáo dục mà những kẻ thừa hành vô giáo dục không còn hơn được nữa.


- Nhà cửa đất vườn bị cả tập đoàn nào côn an, quân đội, dân quân, côn đồ và chó cùng xông lên cướp trắng, nếu người dân kháng cự thì bắt bớ, đánh đập, hành hung giết chết không tha… những hành động trên đều có pháp luật rừng bảo kê bằng lệnh cưỡng chế, quyết định, thông báo, công văn này nọ… rõ ràng là cướp có bảo kê.


- Người chết đã chôn sâu ba tấc đất cũng không yên, nhiều nghĩa trang bị quật mồ, hốt cốt lên để cướp chỗ nằm. Thậm chí những người được mệnh danh là liệt sĩ xương cốt vương vãi nơi bìa rừng, đầu sông cuối bãi chưa biết vùi dập nơi đâu cũng bị tập đoàn bùa mê ngoại cảm, nội cúm được đảng bảo kê lừa đảo ăn trên xương máu thân nhân còn sống hàng trăm triệu đồng để đánh tráo vào đó là đống xương trâu bò… mạo danh liệt sĩ! Hành động cướp này thật vô tiền khoáng hậu cướp nhân gian, cướp linh hồn người đã khuất và tệ hại và sâu xa hơn là chúng cướp “niềm tin”


- Gian manh, trịch thượng hơn là chúng cướp cả đức tin, tín ngưỡng bằng cách đưa cốt tượng của tên tội đồ thiên cổ của dân tộc vào chùa chiền miếu mạo ngồi ngang hàng với Phật rồi nay mai hắn sẽ lấn đổ nhào Phật xuống mà cướp cả Niết Bàn là điều không tránh khỏi. Với bản chất thâm hiểm và mưu gian có sẵn từ buổi ban đầu xuất hang xuống núi hành nghề “đạo”, từ đạo văn thơ cho đến đạo giang san rồi đạo cả niềm tin tín ngưỡng. Không một việc gì mà hắn cùng bầy đàn không làm được.


Nhận diện những kẻ cướp và hành vi cướp mà người dân sáng mở cửa ra đường là gặp mà tôi viện dẫn một số tiêu biểu như trên trong vô vàn kiểu cướp mà bè lũ đảng cướp đã và đang hành sự trên đất nước việt Nam trong gần TK qua.


Điểm qua từ Tây sang Đông người ta ra ngõ gặp văn nhân, hoa thơm cỏ lạ… còn ở VN thời xã nghĩa ra ngõ gặp anh hùng khiến cho người dân mừng “xanh mặt”.


Ngày 1. 2. 2015
David Thiên Ngọc
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.233 giây.