logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 07/02/2015 lúc 09:45:25(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

Cánh cửa nhập tịch Mỹ có thể đóng lại với những ai có bất cứ mối quan hệ trực tiếp hay gián tiếp nào với một đảng cộng

sản trong vòng 10 năm. Nhưng vẫn có ngoại lệ.

Câu hỏi số 10 trên mẫu đơn N-400 xin gia nhập quốc tịch (Form N-400 – Petition for naturalization) là câu hỏi nhạy cảm với

nhiều người đến từ Việt Nam hay Trung Quốc: “Quý vị có bao giờ từng là thành viên hay có bất kỳ mối liên hệ (trực tiếp hay

gián tiếp) với a) đảng cộng sản, b) Bất kỳ đảng độc tài nào khác, và c) Một tổ chức khủng bố?”

Câu hỏi số 10 và toàn bộ mẫu đơn N-400 sẽ được dùng để hỏi trực tiếp người nộp đơn trong buổi phỏng vấn thi nhập

quốc tịch, dưới sự tuyên thệ với tòa án và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu khai man. Sau đó, nếu đơn xin nhập tịch

được chấp thuận, trước ngày lễ tuyên thệ, người nộp đơn còn phải trả lời 3 câu hỏi trên một lần nữa trong mẫu đơn N-445,

tại câu hỏi số 5, tái khẳng định trong thời gian chờ đợi từ ngày phỏng vấn đến ngày tuyên thệ, họ không tham gia đảng cộng

sản, bất kỳ đảng độc tài nào khác, hay một tổ chức khủng bố.

Theo số liệu của Viện Chích sách Nhập cư Hoa Kỳ (MPI), cho đến cuối năm 2012, nước này có đến 1.3 triệu người Việt

Nam nhập cư, chiếm hơn 0,4% tổng dân số. Đây cũng là cộng đồng nhập cư lớn thứ 6 ở Mỹ, sau cộng đồng Mexico,

Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines và Cộng hòa Dominican. Cộng đồng người Việt Nam nhập tịch gia tăng nhanh chóng từ

231 nghìn người năm 1980. Họ chủ yếu là những thuyền nhân Việt Nam vượt biên sau năm 1975, sau khi định cư tại Mỹ,

họ đón người thân sang theo diện đoàn tụ gia đình. Một bộ phận đáng kể và ngày càng lớn hơn là các du học sinh ở lại sau

khi học xong, người lao động có tay nghề và nhà đầu tư. Cần lưu ý đây là số liệu người Việt Nam nhập tịch, không tính

người Mỹ gốc Việt được sinh ra ở Mỹ.

Mẫu đơn nhập tịch khiến cho cộng đồng người Việt Nam ở Mỹ tin rằng có một luật bất thành văn trong thủ tục nhập quốc

tịch Mỹ, đó là đảng viên đảng cộng sản hay những ai có một mối liên hệ với đảng cộng sản sẽ không được cho phép trở

thành công dân Mỹ. Gần 40 năm qua, hầu như chưa có ai đặt ra câu hỏi là nước Mỹ thật sự có cấm đảng viên đảng cộng

sản trở thành công dân nước họ thông qua thủ tục gia nhập quốc tịch hay không, và nếu có thì dựa vào điều luật nào của

Luật Di trú Mỹ? Tin đồn về việc một số đảng viên và con cái của đảng viên đảng cộng sản sang Mỹ sinh sống và định cư

càng khiến điều này trở thành mối quan tâm của cả người Việt Nam trong nước lẫn nước ngoài.

Tiêu chí nào để một thường trú nhân có thể gia nhập quốc tịch Mỹ?

Để trả lời câu hỏi trên, chúng ta nên tìm hiểu vấn đề về tiêu chí dành cho một người thường trú nhân ở Mỹ được nhập tịch

trở thành công dân.

Đòi hỏi trước tiên và có thể nói là duy nhất chính là người đó phải cho cơ quan di trú và chính phủ Mỹ nhận thấy họ đã từng

(trong quá trình sinh sống như một người thường trú nhân ở Mỹ) và sẽ tiếp tục là một người gắn kết với các nguyên tắc giá

trị của Hiến pháp Mỹ và đã hoàn toàn hòa nhập vào trật tự xã hội cũng như phúc lợi của Mỹ, theo Chương 316 (a) của Đạo

luật Di trú và Quốc tịch (International and Nationality Act (INA) 316(a). See 8 CFR 316.11.).
UserPostedImage
Nhà đầu tư TQ mua khá nhiều bất động sản tại Hoa Kỳ

Theo phán quyết của án lệnh In re Shanin, 278 F.739 (D.C. Mass. 1922), sự “gắn kết” ở đây có nghĩa là người nào muốn

trở thành công dân Mỹ, họ bắt buộc phải là một người tích cực ủng hộ Hiến pháp nước này.

Sự gắn kết đó bao gồm cả sự hiểu biết, tâm thức cũng như sự tình nguyện gắn bó với những nguyên tắc giá trị của Hiến

pháp. Bất kỳ người nào có thái độ thù địch với cơ cấu tổ chức chính quyền Mỹ hoặc không tin vào những nguyên tắc giá trị

của Hiến pháp đều không đủ điều kiện để nhập quốc tịch chiếu theo phán quyết của án lệ Allan v. United States, 115 F.2d

804 (9th Cir. 1940).

Sở dĩ luật di trú đòi hỏi người thi nhập quốc tịch phải chứng minh họ đã và sẽ gắn kết với các nguyên tắc giá trị của Hiến

pháp là bởi vì Hiến pháp (bao gồm các Tu chính án) được xem là đại diện cho “sự tối cao của luật pháp Mỹ” (Supreme law

of the land). Một người xin nhập quốc tịch Mỹ phải chứng minh được họ hoàn toàn tin tưởng và tuyệt đối trung thành với

nước Mỹ qua việc đồng ý ủng hộ và sẵn sàng bảo vệ những nguyên tắc giá trị của Hiến pháp bằng cách cho thấy họ chấp

nhận những giá trị dân chủ và tinh thần tuân thủ pháp luật. Điều này sẽ được thể hiện qua hành động đọc lời thề trung thành

tuyệt đối với nước Mỹ (Oath of Allegiance) trong ngày lễ tuyên thệ gia nhập quốc tịch.

Do đó, việc một người đã từng là đảng viên của đảng cộng sản hay có một sự liên hệ (gián tiếp hoặc trực tiếp) với nó đều

có thể bị xem là không gắn kết được với các nguyên tắc giá trị của Hiến pháp Mỹ nếu họ xin gia nhập quốc tịch. (INA

Chương 313 và 316. 8 CFR 316).

Ngoài ra, việc một người là đảng viên đảng cộng sản hay những đảng phái độc tài khác, hay tham gia những tổ chức khủng

bố cũng có thể là cơ sở để nghi ngờ tư cách đạo đức, động cơ họ xin lưu trú tại nước Mỹ, và cũng là có thể đủ để chính

phủ Mỹ tiến hành thủ tục trục xuất đối với họ.

Theo Bộ An ninh Nội địa và Cơ Quan Di trú và Nhập tịch Mỹ (U.S. Immigration and Naturalization Service – Department of

Homeland Security) một người nếu là đảng viên đảng cộng sản hay có liên hệ với đảng cộng sản trong vòng 10 năm trước

ngày nộp đơn và cho đến ngày tuyên thệ gia nhập quốc tịch thì sẽ không được nhập quốc tịch Mỹ.

Tuy nhiên điều luật này có thể được miễn trừ nếu người xin nhập quốc tịch chứng minh được, bao gồm những điều sau

đây nhưng không phải nhất thiết là tất cả: (1) việc họ tham gia đảng cộng sản hay mối liên hệ với nó là việc không tự

nguyện, (2) khi tham gia họ không có sự nhận thức về mục đích của tổ chức của đảng cộng sản và khi có nhận thức về

điều đó họ đã chấm dứt quan hệ với tổ chức, (3) họ đã chấm dứt quan hệ với đảng cộng sản trước năm 16 tuổi, (4) họ

tham gia đảng cộng sản vì đó là sự bắt buộc phải chấp hành theo quy trình pháp luật, (5) họ tham gia đảng cộng sản vì

những nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống như để có được việc làm, được phân phối thực phẩm và những nhu yếu phẩm

khác, và (6) họ đã không còn là đảng viên đảng cộng sản trên 10 năm.

Từ đó có thể kết luận là Đạo luật về di trú Mỹ cho phép những người đã từng là đảng viên đảng cộng sản gia nhập quốc

tịch Mỹ nếu họ chứng minh được họ thuộc trong 6 diện miễn trừ nêu trên.

Quốc tịch Mỹ có thể bị tước bỏ
UserPostedImage
Hoa Kỳ mới có chính sách linh hoạt hơn cho sinh viên Trung Quốc.

Ngoài ra, nếu một người sau khi nhập tịch và trở thành công dân Mỹ, mà lại tham gia đảng cộng sản, các đảng phái độc tài

khác, các tổ chức khủng bố hay các tổ chức chống lại Mỹ, Hiến pháp Mỹ, và người dân Mỹ, chính phủ có thể khởi kiện

người đó ra hệ thống tòa di trú (Immigration court system) và đề nghị tòa tước bỏ quyền công dân qua hệ thống tòa án di

trú.

Những người khai man trong đơn xin gia nhập quốc tịch Mỹ liên quan đến những vấn đề này cũng có thể bị kiện tước bỏ

quyền công dân Mỹ.

Cần lưu ý là việc tham gia đảng cộng sản không mặc nhiên khiến cho một công dân nhập cư mất quốc tịch Mỹ, bởi đảng

cộng sản được tự do thành lập và hoạt động tại đất nước này.

Đơn kiện tước bỏ quyền công dân và quốc tịch sẽ được tống đạt đến người bị kiện và họ sẽ được quyền phản bác đơn

kiện cũng như phía chính phủ Mỹ phải chứng minh được lý do tước quốc tịch tại tòa với những bằng chứng rõ ràng, chắc

chắn và thuyết phục (clear, unequivocal and convincing). Đây là một chuẩn mực về bằng chứng rất cao, chỉ đứng sau

chuẩn mực “nghi ngờ hợp lý” (beyond a reasonable doubt) của những vụ án hình sự ở Mỹ. Nghĩa vụ phải chứng minh là

trách nhiệm của phía chính phủ. Và, chính phủ phải chứng minh được các bằng chứng đưa ra cho thấy bị cáo không có

“sự gắn bó” với Hiến pháp Mỹ khi tham gia các tổ chức nêu trên.

Án lệ nổi tiếng Schneiderman v. United States 320 U.S.118 (1943), một phán quyết của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, chính

là ví dụ đơn cử cho chuẩn mực về những hồ sơ đề nghị tước quyền công dân sau khi nhập tịch vì lý do đảng phái chính trị.

Người kháng án Schneiderman là di dân gốc Nga, đã đến Mỹ năm 3 tuổi vào khoảng thời gian 1907-1908. Năm 1922,

Schneiderman tham gia Liên đoàn Công nhân Trẻ của thành phố Los Angeles. Năm 1924, Schneiderman nộp đơn gia

nhập quốc tịch Mỹ và năm 1925 anh ta tham gia Đảng Công nhân, là tiền thân của đảng Cộng sản Hoa Kỳ. Schneiderman

trở thành công dân Mỹ năm 1930. Cũng từ năm1930, Schneiderman bắt đầu giữ những vị trí lãnh đạo của đảng Cộng sản

Hoa Kỳ và vào năm 1939, chính phủ Mỹ bắt đầu khởi kiện đòi tước bỏ quyền công dân của Schneiderman. Tại phiên tòa

xét xử, tư cách công dân Mỹ của Schneiderman đã bị tước bỏ và thu hồi quốc tịch đối với anh.

Tối cao Pháp Viện Hoa Kỳ, sau đó, đã chấp nhận đơn kháng án của Schneiderman vì phán quyết về quyền công dân và

quốc tịch Mỹ của anh sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống của Schneiderman khi anh có thể bị trục xuất khỏi đất nước

mà anh đã sinh sống từ năm ba tuổi. Phán quyết của Tối cao Pháp viện đã lật lại bản án của Schneiderman cũng như hủy

bỏ quyết định tước quốc tịch của phiên xử trước. Như lời của thẩm phán Murphy, người viết quyết định chính thức của vụ

án: phía chính phủ đã không thể chứng minh là những mối liên hệ với đảng Cộng sản Hoa Kỳ của Schneiderman khiến cho

anh trở thành người không có sự “gắn kết” với những nguyên tắc giá trị của Hiến pháp Mỹ cũng như Schneiderman đã

không có bất kỳ hành động gì chống lại Hiến pháp và người dân Mỹ trong thời gian giữ những chức vụ của đảng Cộng sản

Hoa Kỳ.

Do đó, việc một người đang là hay đã từng là đảng viên đảng cộng sản không nhất thiết là lý do từ chối việc gia nhập quốc

tịch hay là bằng chứng để tước quốc tịch của công dân Mỹ. Quốc tịch Mỹ là sự cam kết giữa chính phủ Mỹ và những cá

nhân tin tưởng vào những nguyên tắc giá trị mà Hiến pháp đại diện, được thể hiện qua lời thề quyết tâm bảo vệ trước nhất

và trên hết sự tự do, dân chủ cũng như những quyền con người nằm trong văn bản pháp luật tối cao đó trong ngày tuyên

thệ gia nhập quốc tịch.
Theo BBC
phai  
#2 Đã gửi : 08/02/2015 lúc 06:11:41(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Thực hư Đảng viên CS không thể nhập tịch Mỹ?

UserPostedImage
Nhà báo Trần Nhật Phong khẳng định có các quy định về nhập quốc tịch Mỹ với đối tượng là Đảng viên Cộng sản.

Các khách mời của Bàn tròn Cuối tuần của BBC thảo luận một số chủ đề được quan tâm trong tuần từ việc thực hư Đảng viên Cộng sản không được nhập quốc tịch ở Mỹ, tới tài liệu mới công bố trên báo Việt Nam hôm 3/2/2015 về một chuyến công cán của Tướng Lê Đức Anh gặp Tổng Bí thư Trung Quốc Giang Trạch Dân 14 năm trước nay mới được công khai.
Tuần này, một số luật gia người Việt và nhà quan sát từ Hoa Kỳ dẫn lại một số điều luật và quy định về di trú và nhập quốc tịch ở Hoa Kỳ.
Trong đó, liên quan tới những người nộp đơn xin 'vô dân' đến từ các quốc gia theo thế chế cộng sản hoặc có liên quan tới đảng cộng sản, các ý kiến quan sát này nêu ra một số điểm sư sau.
Theo Bộ An ninh Nội địa và Cơ Quan Di trú và Nhập tịch Mỹ (U.S. Immigration and Naturalization Service – Department of Homeland Security) một người nếu là đảng viên đảng cộng sản hay có liên hệ với đảng cộng sản trong vòng 10 năm trước ngày nộp đơn và cho đến ngày tuyên thệ gia nhập quốc tịch thì sẽ không được nhập quốc tịch Mỹ.
Tuy nhiên điều luật này có thể được miễn trừ nếu người xin nhập quốc tịch chứng minh được, bao gồm những điều sau đây nhưng không phải nhất thiết là tất cả:
Thời gian gần đây đa số bên cộng đồng đặt vấn đề nhiều hơn, tức là những người nào có thái độ tiếp cận với viên chức nhà nước Việt Nam, làm ăn trong VN, hay tiếp cận với những đảng viên đảng cộng sản, thì họ luôn bị đặt vấn đề là ngày xưa anh khai láo như thế nào để anh qua MỹNhà báo Trần Nhật Phong
(1) Việc họ tham gia đảng cộng sản hay mối liên hệ với nó là việc không tự nguyện, (2) khi tham gia họ không có sự nhận thức về mục đích của tổ chức của đảng cộng sản và khi có nhận thức về điều đó họ đã chấm dứt quan hệ với tổ chức, (3) họ đã chấm dứt quan hệ với đảng cộng sản trước năm 16 tuổi, (4) họ tham gia đảng cộng sản vì đó là sự bắt buộc phải chấp hành theo quy trình pháp luật, (5) họ tham gia đảng cộng sản vì những nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống như để có được việc làm, được phân phối thực phẩm và những nhu yếu phẩm khác; và (6) họ đã không còn là đảng viên đảng cộng sản trên 10 năm."
'Thực sự có câu hỏi đó'
Bình luận về diễn biến này, nhà báo, đạo diễn Trần Nhật Phong, khách mời từ California Hoa Kỳ nói:
"Thực sự là khi quý vị nhập quốc tịch Hoa Kỳ thì ở trong cái đơn N400, thì thực sự họ có câu hỏi đó. Tức là quý vị có đang là thành viên, đảng viên của đảng cộng sản hay là những tổ chức có các thái độ thù nghịch với Hoa Kỳ hay không.
"Đây là câu hỏi chính thức nằm trong 100 câu hỏi khi quý vị đi thi quốc tịch Hoa Kỳ."
Tuy nhiên, cũng theo ông Phong, những câu hỏi này vốn thường được đặt ra vào những năm thập nhiên 1980 mà nay ít được các nhân viên sở di trú, hoặc cơ quan xét quốc tịch đặt ra, đã được khơi lại gần đây do một lý do chính.
UserPostedImage
Tư liệu mới công bố hôm 3/2/2015 nói rõ vai trò của ông Lê Đức Anh trong các thương thảo kín với Trung Quốc.

Ông nói: "Thập niên 80 khi quý vị đi thi quốc tịch, tại vì người Việt Nam đa số thời điểm đó là những người đi vượt biển, những người rời khỏi Việt Nam bằng thái độ chính trị, tức là họ có sự bất công về chính trị, bất công về cuộc sống và họ bị đàn áp ở trong Việt Nam.
"Và họ đi với hai thân phận, một là tị nạn cộng sản, còn hai là tị nạn chính trị, do đó khi họ đi thi quốc tịch ở thập niên 80 thì họ luôn bị đặt câu hỏi này...
"Bước qua thập niên 90, tức là sau khi mà đóng cửa các trại tị nạn rồi, và mở lại chương trình ODB lẫn chương trình HO, thì các sỹ quan (nhân viên) Sở di trú lại ít hỏi điều này.
"Tuy nhiên, trong thời gian gần đây thì lại bị đặt vấn đề trở lại, trong thời gian gần đây đa số bên cộng đồng đặt vấn đề nhiều hơn, tức là những người nào có thái độ tiếp cận với viên chức nhà nước Việt Nam, làm ăn trong Việt Nam, hay tiếp cận với những đảng viên đảng cộng sản.
"Thì họ luôn bị đặt vấn đề là ngày xưa anh khai láo như thế nào để anh qua Mỹ, đại khái như vậy và có tiếp cận, do đó vấn đề được đặt trở lại bây giờ."
'Ca ngợi công lao'
Về sự kiện trên báo chí Việt Nam hôm 3/2 công bố tư liệu về chuyến công du đặc biệt của Tướng Lê Đức Anh, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, qua Trung Quốc, tiếp kiến các ông Giang Trạch Dân, Lý Bằng vào tháng 7/1991, mà nay vừa được Vietnamnet công bố.
UserPostedImage
Ông Đặng Xương Hùng nói tư liệu mới cho thấy sự nhịn nhục của lãnh đạo VN để 'đổi lấy quan hệ hai nước'.

Từ Geneva, ông Đặng Xương Hùng, nguyên Phó Vụ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Lãnh sự Việt Nam tại Geneva, bình luận:
"Cái này tôi thấy rằng anh thư ký (Đại tá) Khuất Biên Hòa) có viết lại bài này chắc có sự đồng ý của ông Đại tướng Lê Đức Anh rồi. Tức là khi ông này cũng đã nhiều tuổi rồi và cũng có vẻ trong trào lưu hiện nay, một vài vị như ông Đỗ Mười, rồi ông Lê Đức Anh đã cao tuổi, thì hiện tượng các đồng chí thư ký viết bài để tuyên dương, để mà ca ngợi công lao của các vị đó.
"Tuy nhiên đây là những cơ hội tốt để chúng ta thấy những tài liệu mà từ lâu nó nằm trong hồ sơ của lãnh đạo Việt Nam và bây giờ nó được đưa ra và chúng ta có thể thấy rõ thêm là Hội nghị Thành Đô năm 1990 và tác giả của nó là ông Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và người cổ vũ mạnh mẽ nhất là ông Lê Đức Anh, lúc đó Bộ trưởng Bộ Quốc phòng."
'Đi xin chỉ thị?'
Tư liệu được tờ VietnamNet hômm 03/2 công bố từ tài liệu của Đại tá Khuất Biên Hòa có đoạn ghi lại chi tiết lời nói của ông Lê Đức Anh khi tiếp kiến ông Giang Trạch Dân hôm 31/7/1991:
Mời quý vị theo dõi toàn văn nội dung cuộc Tọa đàm hôm 08/2/2015 tại đây http://bit.ly/1AKkZeL và tại đây http://bit.ly/1A6OLsX.

Theo BBC

Sửa bởi người viết 08/02/2015 lúc 06:25:54(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.213 giây.