logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 10/02/2015 lúc 06:42:15(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Không nhất thiết phải am tường lắm về bộ máy chính quyền Mỹ, chỉ cần để ý kỹ một chút, người ta vẫn có thể nhận ra quyền lực của vị tổng thống của cường quốc này. Đây là những quyền mà Tổng thống được Hiến pháp Hoa Kỳ công nhận như quyền đề cử các thẩm phán cấp liên bang và những thẩm phán của Tối cao Pháp viện, gồm chín người, đặt giả thiết một ghế (trong số chín ghế) này trống. Tất nhiên sẽ phải được thượng viện bỏ phiếu thuận, song đây vẫn là cái quyền. Rồi đến quyền tuyên chiến (declare war) của tổng thống. Quyền ký những sắc lệnh đặc biệt (executive order). Và một quyền được nói đến khá nhiều là quyền phủ quyết một đạo luật (veto a bill) của tổng thống.

Trong sáu năm tại nhiệm ở Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Obama đã tỏ ra luôn dè dặt khi sử dụng quyền phủ quyết của mình. Có người nghĩ đây là chuyện dễ hiểu. Bởi từ khi ông đắc cử, lưỡng viện Hoa Kỳ do đảng Dân chủ nắm quyền kiểm soát nên khi ông phủ quyết có khác nào Tổng thống đi ngược lại đảng mình. Vì thế nhiều người cho rằng những đạo luật (bill) một khi được Quốc hội thông qua (do đa số là thành viên của Đảng Dân chủ nắm ở lưỡng viện) thường không đi sai các chủ trương của Tổng thống Obama.

Nhưng sau bốn năm tại chức thì Tổng thống và đảng Dân chủ đã để Hạ viện thuộc quyền kiểm soát về tay đảng Cộng hòa; sau 6 năm tại chức của Tổng thống Obama thì cả Thượng viện cũng về tay đảng Cộng hòa. Cần nhắc lại Thượng viện Mỹ có 100 thượng nghị sĩ, mỗi tiểu bang của Hoa Kỳ có hai vị, bất luận tiểu bang đó lớn hoặc nhỏ như thế nào. Còn Hạ viện (có 435 vị) gọi là các dân biểu. Tiểu bang nào đông dân số sẽ có nhiều dân biểu đại diện hơn. Như vậy, chuyện các đạo luật của Quốc hội thông qua muốn trở thành luật (law) trên lý thuyết phải được Tổng thống ký.

Cụ thể là, khi một đạo luật được Quốc hội thông qua gởi đến Nhà Trắng, Tổng thống Hoa Kỳ có ba lựa chọn sau đây:
Sẽ ký, và đạo luật này sẽ thành luật.

Sẽ không làm gì cả. Trong trường hợp này (sau mười ngày kể từ khi văn phòng Tổng thống nhận được văn bản đạo luật, không tính ngày chủ nhật), có hai trường hợp sẽ xảy ra: (a) Nếu Quốc hội vẫn chưa nghỉ lễ, tết và vẫn trong thời gian nhóm họp (still convene) thì đạo luật này sẽ trở thành luật. Và (b) nếu sau quá thời gian mười ngày và Quốc hội đang nghỉ phép (has adjourned) nên không thể nhóm họp được thì đạo luật này sẽ nghiễm nhiên trở thành vô giá trị. Nên người ta gọi những bill trong trường hợp này là bị-phủ-quyết-bỏ-túi (pocket veto).

Tổng thống sẽ phủ quyết – veto. Ông làm việc này bằng cách ký phủ quyết và gởi đạo luật này lại cho Quốc hội. Và đạo luật đó sẽ không thành luật. Tuy nhiên nếu lưỡng viện của Quốc hội Hoa Hỳ biểu quyết thêm một lần nữa và phải hội đủ số phiếu ít nhất là 2/3 của cả Thượng viện và Hạ viện thì đạo luật đó sẽ trở thành luật.

Có thể nói quyền của Tổng thống Hoa Kỳ không hề nhỏ. Khi đắc cử, ông trở thành Tổng Tư lệnh Quân đội (Commander in Chief). Tất nhiên đây là quyền được Hiến pháp Hoa Kỳ công nhận; ít nhất trên mặt lý thuyết. Còn trên thực tế, các chính sách quân sự chủ chốt của Hoa Kỳ đều do Ngũ Giác Đài (The Pentagon) đảm trách. Đây là bộ não của quân đội Hoa Kỳ với rất nhiều cố vấn lão luyện. Dẫu sao vai trò của Tổng thống Mỹ trong cương vị Tổng Tư lệnh Quân đội không thể phủ nhận. Điển hình như ông có quyền đưa ra những quyết định sau cùng cho quân đội Mỹ. Ví dụ như chuyện muốn gởi quân trực tiếp ra nước ngoài (boots on the ground); hay ông chỉ đưa ra những kế hoạch can thiệp khác như yểm trợ vũ khí, yểm trợ huấn luyện kỹ thuật, hoặc các hình thức liên minh với các nước đồng minh khác.

Trở lại quyền veto của tổng thống Mỹ, mới đây nhất trong bài diễn văn tại buổi Hội-nghị-Quốc-gia được truyền thông Hoa Kỳ gọi tắt là SOTU (States of the Union), Tổng thống Barack Obama đã nói rất rõ ông sẽ sử dụng quyền phủ quyết nhiều hơn nữa, nếu như các đạo luật do Quốc hội thông qua không phù hợp với lợi ích chung của dân chúng Mỹ. Cụ thể ông đã nói: “We can’t put the security of families at risk by taking away their health insurance, or unraveling the new rules on Wall Street, or refighting past battles on immigration when we’ve got a system to fix. And if a bill comes to my desk that tries to do any of these things, it will earn my veto.”

Trong khoảng thời gian sáu năm tại nhiệm của mình, tức một nhiệm kỳ rưỡi, Tổng thống Barack Obama chỉ veto hai đạo luật. Ngược lại ông đã ký không ít các sắc lệnh đặc biệt (executive order). Nếu như Quốc hội (chủ yếu do Đảng Cộng hòa nắm quyền) không thích những executive order ấy có thể nộp đơn kiện lên Tòa tối cao. Tòa sẽ xử. Và nếu như tòa thấy Tổng thống đã ký các executive order này sai với hiến pháp (vi hiến), phán quyết của Tối cao pháp viện nghiễm nhiên coi các executive order này vô hiệu nghiệm.

Rõ ràng ở đây có sự đối đầu giữa hai bên: Nhà Trắng và Quốc hội Hoa Kỳ. Lần này Tổng thống Barack Obama đã thẳng thừng tuyên bố sẽ sẵn sàng veto các đạo luật của Quốc hội, khi lưỡng viện của Quốc hội Hoa Kỳ bây giờ do Đảng Cộng hòa kiểm soát. Có lẽ ông mạnh miệng như thế bởi những tín hiệu của kinh tế Hoa Kỳ đang có những thuận lợi rất đáng khích lệ. Nhiều tập đoàn doanh nghiệp trên bờ vực phá sản cách đây vài năm giờ đã có thu nhập cao. Tỷ lệ thất nghiệp giảm mạnh. Lạm phát ở mức thấp. Thị trường nhà đất tuy không phất lên như diều gặp gió nhưng đã vượt qua cơn khủng hoảng. Báo cáo tài chánh của các ngân hàng liên tục cho thấy họ đang làm ăn có lời. Giá xăng hạ thấp chưa từng có (dù lợi hại lâu dài đối với kinh tế Hoa Kỳ ra sao vẫn còn quá sớm để nói).

Hơn nữa Tổng thống Barack Obama chỉ còn lại hai năm tại nhiệm nên (rất có thể) ông cảm thấy mình nên cứng rắn hơn, chứ không phải là do ông có nhiều tự tin hơn. Bởi nếu như mạnh tay quá, làm sao Quốc hội có thể làm ngơ cho ông. Thời gian sẽ trôi qua thật nhanh. Còn hai năm nữa là ông sẽ rời Nhà Trắng; nên chuyện ông phủ quyết các đạo luật là một hình thức thể hiện quyền Tổng thống để hình ảnh của ông thêm phần oai vệ.

Có người cho rằng những lần phủ quyết của Tổng thống Obama sẽ tạo ra những lực cản đối với đảng Cộng hòa, tức gây khó khăn cho Quốc hội (do Đảng Cộng hòa nắm quyền tại cả Thượng viện và Hạ viện). Bằng không đảng Cộng hòa sẽ tiếp tục đưa ra nhiều đạo luật khác. Mà ta biết, các đạo luật được thông qua đều do các chính khách nơi hậu trường chính trị điều khiển; giật dây bởi các tổ chức tài phiệt với đội ngũ vận động hành lang (lobbyist) hùng hậu. Nên thường các đạo luật sẽ bênh vực cho lợi ích của một nhóm cá nhân. Với đảng Cộng hòa, nhóm cá nhân đó là những người giàu và giới tài phiệt. Còn đảng Dân chủ thường nhắm đến lợi ích của dân chúng. Có người nói: Chưa hẳn là họ (đảng Dân chủ) thực sự quan tâm đến người nghèo và giới trung lưu Mỹ, mà có khi chỉ là những lá phiếu; nhưng phải công nhận các kế hoạch họ đưa ra ít nhiều vẫn gần gũi với quyền lợi của giới nghèo và giới trung lưu Mỹ.

Sắp tới đây, Tổng thống Barack Obama sẽ ký nhiều đạo luật. Tất nhiên những đạo luật này phải không đi ngược lại các chính sách, chủ trương của đảng Dân chủ. Ít nhất chúng không bất lợi đối với lợi ích của các nhóm cử tri mà đảng Dân chủ đang sốt sắng vì những lá phiếu. Vì thế chuyện đảng Dân chủ quan tâm đến giới trung lưu và giới lao động nghèo của Mỹ, như nhiều người đã nghĩ, vẫn không thoát khỏi hấp lực của động cơ chính trị, trong đó ảnh hưởng của những lá phiếu là điều họ luôn cần đến.

Một lý do khác, nhiều người nghĩ Tổng thống Barack Obama sẽ veto vì các đạo luật được Quốc hội thông qua gần đây sẽ chống lại các công trình do ông vất vả lắm mới thực hiện được. Cụ thể là các đạo luật chống lại chương trình Obamacare. Và một số đạo luật ông đã phản đối từ lâu, như vụ xây dựng đường ống dẫn dầu Keystone từ Canada vào Mỹ, hoặc các đạo luật có lợi cho Wall Street. Nên chuyện ông veto các đạo luật chính là sự giằng co triền miên giữa hai bên: Nhà Trắng và đảng Cộng hòa (vì họ đang nắm ưu thế tại lưỡng viện Quốc hội) bởi khác biệt quan điểm.

Một lý do nữa, Tổng thống Obama sẽ veto nhiều hơn vì mùa phiếu năm 2016 đang bắt đầu rục rịch. Hai đảng đều có những nỗ lực đánh bóng và nâng cao hình ảnh. Vì thế, Tổng thống Obama và đảng Dân chủ sẽ làm tất cả những gì trong khả năng có thể để ngăn cản đảng Cộng hòa, tức tạo ra một ấn tượng không mấy thân thiện gì với cử tri. Còn đảng Cộng hòa thì cho rằng lợi ích của người dân Hoa Kỳ trong cách nhìn của đảng Dân chủ chỉ là bức bình phong che mắt bên ngoài. Chẳng ai biết được ai là good guys hay bad guys. Hay sẽ chỉ là những chủ trương vận động với một dụng tâm chính trị rất rõ. Đó là các chiến dịch tranh giành những lá phiếu cho mùa bầu cử Tổng thống vào tháng 11 năm 2016 sắp tới đây.

Nguyễn Thơ Sinh

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.057 giây.