Búa liềm là biểu tượng truyền thống của phong trào Cộng sảnQuyết định bỏ biểu tượng búa liềm trên thẻ Đảng đang gây quan ngại cho nhiều Đảng viên trung kiên của Đảng Cộng sản Pháp.
Đảng Cộng sản (PCF) là một trong các chính đảng tồn tại lâu đời ở Pháp, năm nay tổ chức Đại hội lần thứ 36.
Tại đại hội quyết định thay biểu tượng búa liềm của giai cấp công nông bằng ngôi sao năm cánh của phe Cánh tả châu Âu đã khiến các đảng viên lão thành tức giận.
Bí thư thành ủy Paris Emmanuel Dang Tran nói với radio France Info: "Mọi người đều sốc. PCF đang cho tổ chức khác nuốt chửng cả đảng, cả các giá trị của đảng mình".
Chống tư bảnÔng Tran nói búa liềm là "yếu tố lịch sử trong cuộc kháng chiến của giai cấp lao động Pháp chống lại chủ nghĩa tư bản ở đất nước này".
Ông Bí thư Paris cáo buộc ban lãnh đạo PCF là đang biến thể thành một dạng dân chủ xã hội bao gồm "Đảng Xanh, đảmg Xã hội, phe Trotskyist và các thể loại khác".
Pierre Laurent, Tổng thư ký PCF th̀i lên tiếng bảo vệ quyết định từ bỏ biểu tượng này, nói rằng nó không còn phản ánh thực tế hiện nay nữa.
̀Nguyễn Tất Thành tham gia sáng lập Đảng Cộng sản PhápÔng nói trên kênh radio LCI: "Chúng tôi muốn hướng tới tương lai. Đây là một biểu tượng lâu năm và được tôn quý, và chúng tôi sẽ tiếp tục sử dụng trong các cuộc tuần hành, thế nhưng nó không còn phản ánh thực tế hiện nay của chúng tôi".
"Nó không có liên hệ gì với thế hệ đảng viên trẻ."
PCF được thành lập năm 1920, và ông Hồ Chí Minh, lãnh tụ Đảng Cộng sản Việt Nam, là một trong các sáng lập viên của đảng này.
Đảng CS có một lượng đảng viên lớn trong thời kỳ Nazi xâm lược Pháp trong Thế chiến thứ hai và ảnh hưởng khá mạnh tới phong trào kháng chiến thời kỳ này.
Thế nhưng uy tín và ảnh hưởng của đảng này ngày càng đi xuống; năm ngoái không có ứng viên tham gia tranh cử tổng thống.
Dù vậy PCF vẫn là đảng cánh tả lớn nhất nước Pháp.
Trong thời kỳ hưng thịnh nhất, đảng này giành tới 28% số phiếu trong bầu cử Quốc hội và có tới 182 dân biểu.
Chiếc búa là biểu tượng của giai cấp công nhân vô sản và chiếc liềm đại diện cho nông dân.
Source: BBC