logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 12/02/2015 lúc 08:52:29(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,807

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Tổng thống Thein Sein sau cuộc họp với lãnh đạo các đảng phái Miến Điện ngày 31/10/2014 - REUTERS /Aung Myin Yezaw

Theo hãng tin Reuters, vào hôm nay, 12/02/2015, một số nghị sĩ Miến Điện đã cho biết là Tổng thống Miến Điện Thein Sein đã chấp thuận một đạo luật cho phép tổ chức trưng cầu dân ý về sửa đổi Hiến pháp. Đây là một động thái có thể dẫn đến việc bãi bỏ việc cấm không cho lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi làm Tổng thống.

Theo giới quan sát, chính quyền Tổng thống Miến Điện bị sức ép trong nước cũng như quốc tế, muốn nước này sửa đổi hệ thống chính trị hiện hành, trước cuộc tổng tuyển cử năm nay.

Lãnh đạo đối lập bà Aung San Suu Kyi và đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà, đã liên tục thúc đẩy cho việc sửa đổi Hiến pháp vốn dành nhiều quyền lợi cho quân đội Miến Điện, đã cai trị nước này bằng bàn tay sắt từ năm 1962 đến 2011.

Trả lời Reuters, một nghị sĩ của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, ông Thein Nyunt, giải thích là với luật đã được ban hành, thì Ủy ban Bầu cử sẽ phải sớm đưa ra một thời điểm thích hợp cho cuộc trưng cầu dân ý vào tháng Năm năm 2015.

Một thượng nghị sĩ của đảng Arakan National Party, Aye Maung cũng xác nhận việc đạo luật cho phép trưng cầu dân ý đã được thông qua. Tuy nhiên, nếu một số dân biểu muốn thúc đẩy việc tổ chức trưng cầu dân ý trong vài tháng tới đây, một số người khác đánh giá là bản thân đạo luật không chưa thể bảo đảm trưng cầu dân ý sẽ được tiến hành vào năm nay.

Một phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ, bà Jen Psaki, cho biết trong cuộc họp báo là đã được thông báo về nỗ lực của chính quyền Miến Điện tổ chức trưng cầu dân ý, nhưng vẫn chưa rõ là sẽ được tiến hành hay không và trên những chủ đề gì.

Reuters trích dẫn Richard Horsey, một nhà phân tích chính trị tại Rangoon, nhận định là do vấn đề chi tiêu và tổ chức hậu cần cho một sự kiện như thể, cuộc trưng cầu dân ý tại Miến Điện khó thể diễn ra trong vài tháng tới mà có thể là cùng lúc với cuộc tổng tuyển cử. Ngoài ra, chuyên gia này cũng chưa rõ là nội dung trưng cầu dân ý có trên những điều khoản Hiến pháp gây tranh cãi hay không, và điều khoản nào trong Hiến pháp sẽ được đưa ra hỏi ý kiến dân chúng.

Tuy chưa rõ ràng là trưng cầu dân ý sẽ được tổ chức ra sao và khi nào, nhưng sự kiện này đã gây tranh cãi trong giới dân tộc chủ nghĩa ở Miến Điện, và trong giới nhà sư, đã rất bực tức truớc quyết định của quốc hội vào đầu tháng Hai, đảm bảo cho những người được cấp thẻ căn cước tạm thời - gọi là thẻ trắng- quyền được bỏ phiếu khi trưng cầu dân ý được tổ chức.

Hôm qua 11/02/2015, hơn 300 người đã xuống đường ở Rangoon phản đối quyền được bỏ phiếu của những người mang loại thẻ trên. Hiện nay hàng triệu người được cấp thẻ này và 2/3 là người hồi giáo Rohingya. Ngay sau cuộc biểu tình, chính quyền cho biết sẽ thu hồi loại thẻ này vào ngày 31/05, nhưng không cho biết sẽ giải quyết ra sao đối với những người đã được cấp thẻ.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.028 giây.