logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 15/02/2015 lúc 09:34:24(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Người dân xuống đường nhân 35 năm Cuộc chiến Biên giới

36 năm đã trôi qua nhưng cuộc đánh trả chiến tranh xâm lược được Trung Quốc phát động vào ngày 17-2-1979 vẫn luôn hiện diện trong những người Việt Nam yêu nước, nhất là vì nó mang tính thời sự sâu sắc khi Trung Quốc không ngừng xâm phạm chủ quyền biển cũng như đe dọa dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Để giải cứu đồng minh Khme Đỏ tại Cam Pu Chia sau khi chế độ diệt chủng của lực lượng này bị quân đội Việt Nam đánh đổ vào ngày 7/1/1979, lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã quyết định điều một lực lượng lớn quân đội đánh thẳng vào Việt Nam trong khuôn khổ cái gọi là “chiến tranh hạn chế” hay “dạy cho Việt Nam một bài học” nhằm buộc Việt Nam rút quân khỏi Căm Pu Chia, đúng kế sách “Vây Ngụy cứu Triệu” mà Tôn Tẫn áp dụng 1500 năm trước.

Khi 300 nghìn quân Trung Quốc đồng loạt tràn qua hơn 1000 km biên giới, phía Việt Nam chỉ có khoảng 70 nghìn quân chủ lực, còn lại là dân quân bởi như đã rõ, đa phần quân chủ lực Việt Nam đang chiến đấu ở Campuchia.

Chính Đặng Tiểu Bình đã nói trong một bài phát biểu: “Lần đánh này vũ khí, quân số đều gấp mấy lần Việt Nam. Chiến đấu ở Cao Bằng chí ít là năm đánh một, sáu đánh một, chiến đấu ở Lạng Sơn, Lào Cai cũng đều gấp mấy lần, thậm chí sáu đánh một, bảy đánh một”. Tất nhiên với so sánh lực lượng quân sự như vậy, Trung Quốc hoàn toàn tin tưởng rằng mưu đồ của họ sẽ thành công.

Thế nhưng ngày 5-3, tức chỉ sau 17 ngày tiến hành chiến tranh, Trung Quốc đã phải tuyên bố chấm dứt cuộc chiến và rút quân khỏi Việt Nam cho dù quân đội Việt Nam vẫn hiện diện ở Căm Pu Chia.

Nguyên nhân thất bại
Phân tích thất bại của Trung Quốc trong cuộc chiến tranh này, người ta thường nêu những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, quân đội Việt Nam cộng sản vừa thắng Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa nên kinh nghiệm chiến trường của họ hơn hẳn quân đội Trung Quốc vốn không tham gia cuộc chiến tranh lớn nào kể từ sau chiến tranh Triều Tiên kết thúc vào năm 1953.

Thứ hai, chiến tranh xảy ra ở vùng rừng núi nên quân đội và dân quân Việt Nam đã tận dụng được địa hình hiểm trở để đánh trả hiệu quả, gây thiệt hại lớn cho quân Trung Quốc.
UserPostedImage
Ở Trung Quốc có nhiều nghĩa trang của các 'anh hùng' trong cuộc chiến chống Việt Nam

Thứ ba, Việt Nam được Liên Xô với tư cách đồng minh quân sự yểm trợ.

Thực vậy, Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác toàn diện được ký giữa hai nước vào ngày 3/11/1978 là một hiệp ước liên minh quân sự vì Hiệp ước có điều khoản “Trong trường hợp một trong hai bên bị tiến công, hoặc bị đe dọa tiến công thì hai bên ký hiệp ước sẽ lập tức trao đổi ý kiến với nhau nhằm loại trừ mối đe dọa đó, và áp dụng những biện pháp thích đáng có hiệu lực để bảo đảm hòa bình và an ninh của hai nước”.

Cũng cần nói thêm rằng Hiệp ước chỉ là cái kết tất yếu của việc Việt Nam “nhất biên đảo”, ngả hẳn sang Liên Xô trong tranh chấp Xô – Trung để đổi lấy sự bảo trợ cả về kinh tế và quân sự của Liên Xô chống lại sự thù địch của Trung Quốc không cam chịu chấp nhận một Việt Nam thống nhất từ 1975.

Vậy nguyên nhân nào là quan trọng nhất?

Trước hết, cho dù Việt Nam có kinh nghiệm chiến trường hơn hẳn Trung Quốc thì với số quân đông gấp bội Trung Quốc có thể dùng chiến thuật “biển người” để lấy lại thế cân bằng chiến trận.

Còn nói quân Việt Nam tận dụng được địa hình rừng núi để gây khó khăn lớn cho quân Trung Quốc thì cũng không hẳn bởi không thể nói quân Trung Quốc không có kinh nghiệm tác chiến nơi địa hình hiểm trở khi giáp giới với Việt Nam cũng là vùng rừng núi.

Bằng chứng là quân Trung Quốc cuối cùng cũng đã chiếm được các thị xã Lào Cai, Cao Bằng và Lạng Sơn là những mục tiêu mà Đặng Tiểu Bình ngay từ đầu đã đề ra.

Do đó, sự yểm trợ quân sự của Liên Xô đóng vai trò quyết định trong việc buộc Trung Quốc chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Vai trò của Liên Xô
Trước hết, trong gần một tháng chiến tranh Liên Xô đã cho một phi đoàn máy bay vận tải An-12 không vận 20 nghìn quân Việt Nam cùng các trang thiết bị chiến đấu từ Campuchia trở về miền Bắc Việt Nam để tổ chức phòng thủ và phản công.

Để gia tăng áp lực buộc Trung Quốc chấm dứt chiến tranh một cách thực sự, từ 12 đến 26 -3 - 1979, Liên Xô đã tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật lớn nhất trong lịch sử quân sự thế giới với sự tham gia của các quân khu phía Đông áp biên giới với Trung Quốc, các đơn vị đóng tại Mông Cổ và Hạm đội Thái Bình Dương với tổng quân số lên tới hơn 200.000 quân.
Cũng trong giai đoạn này bằng đường biển, Liên Xô đã chuyển đến Việt Nam hơn 400 xe tăng và xe thiết giáp, xe bộ binh cơ giới, 400 khẩu pháo vàsúng cối, 50 tổ hợp pháo phản lực GradBM-21, hơn 100 khẩu pháo phòng không, 400 tổ hợp tên lửa phòng không vác vai và hàng nghìn tên lửa, 800 súng chống tăng RPG-7, 20 máy bay tiêm kích.

Bên cạnh đó, Liên Xô cũng đã tham chiến với việc điều 30 tàu chiến vào biển Đông để ngăn hạm đội Nam Hải của Trung Quốc tập kích Việt Nam.

Không những thế, ngày 22 tháng 2, Tùy viên quân sự Liên Xô tại Việt Nam cảnh cáo: “Liên Xô sẽ thực hiện những điều khoản đã ký kết trong Hiệp ước hữu nghị và hợp tác đã ký với Việt Nam.

Nhưng xung đột vẫn có thể giới hạn được, Liên Xô cũng không muốn có một cuộc chiến tranh”.

Như vậy Trung Quốc đã nhận được một cảnh cáo rõ ràng từ phía Liên Xô rằng nếu quân đội của họ không rút khỏi Việt Nam, họ sẽ phải đối mặt với một cuộc tấn công của Liên Xô vào lãnh thổ Trung Quốc, đúng với cái cách Trung Quốc đã tấn công Việt Nam để giải cứu đồng minh Khme Đỏ của nước này ở Cam Pu Chia đang bị quân đội Việt Nam truy diệt.

Ngay ngày hôm sau, 23 tháng 2, Đặng Tiểu Bình nhắc lại tuyên bố về "cuộc chiến tranh hạn chế" và nói sẽ rút quân trong vòng 10 ngày hoặc hơn nhằm ngăn Liên Xô tấn công vào Trung Quốc. Đến ngày 5/3 Trung Quốc chính thức tuyên bố rút quân khỏi Việt Nam.

Để gia tăng áp lực buộc Trung Quốc chấm dứt chiến tranh một cách thực sự, từ 12 đến 26 -3 - 1979, Liên Xô đã tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật lớn nhất trong lịch sử quân sự thế giới với sự tham gia của các quân khu phía Đông áp biên giới với Trung Quốc, các đơn vị đóng tại Mông Cổ và Hạm đội Thái Bình Dương với tổng quân số lên tới hơn 200.000 quân. Kết quả là ngày 16/3/1979, Trung Quốc về cơ bản đã rút quân khỏi Việt Nam.

Liên minh quân sự
Như vậy, bài học lớn nhất cho Việt Nam từ cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược năm 1979 là Việt Nam phải có liên minh với cường quốc quân sự mà trong trường hợp này là Liên Xô thì mới bảo vệ được lãnh thổ của mình.

Bài học này càng trở nên hiển nhiên trong bối cảnh cuộc xâm lược sắp tới của Trung Quốc là nhằm vào quần đảo Trường Sa, tức diễn ra trên biển nơi mà học thuyết “chiến tranh nhân dân” của Việt Nam gắn với địa hình hoàn toàn bị vô hiệu.

Nói cách khác, Việt Nam không thể không khẩn cấp tìm cường quốc quân sự để liên minh trước khi mọi cái trở nên quá muộn. Thực ra trong kịch bản này Việt Nam không có sự lựa chọn nào khác ngoài Mỹ.
UserPostedImage
Hoa Kỳ hiện là lựa chọn duy nhất của Việt Nam nhằm cân bằng lại với Trung Quốc

Thực vậy, với chiến lược xoay trục quân sự sang châu Á mà Tổng thống Mỹ Obama đưa ra đầu năm 2012 mà tôi gọi là “Obamasia”, Mỹ là cường quốc duy nhất chủ động ngăn chặn bành trướng quân sự của Trung Quốc trong khu vực.

Việc Thượng viện Mỹ ra nghị quyết về Biển Đông theo đó Mỹ chống lại mọi hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp trên biển và chủ trương tự do hàng hải là bằng chứng nặng ký nữa về quyết tâm quân sự mới của Mỹ ở thế kỷ XXI.

Thế nhưng liên minh quân sự với Mỹ sẽ không bao giờ thực hiện được chừng nào Việt Nam còn duy trì chế độ độc tài cộng sản.

Điều này có nghĩa để bảo vệ thành công quần đảo Trường Sa nói riêng, lãnh thổ quốc gia nói chung trước xâm lược và đe dọa xâm lược của Trung Quốc, chính quyền Việt Nam không còn con đường nào khác là phải dân chủ hóa chế độ chính trị mà khởi đầu là bảo đảm tự do ngôn luận và các nhân quyền cơ bản khác được ghi trong Hiến pháp song song với việc trả tự do vô điều kiện cho tất cả những người bất đồng chính kiến bị cầm tù để rồi tiến tới tổ chức bầu cử tự do với sự tham gia của nhiều đảng phái, tương tự những gì đã và đang diễn ra tại một nước Đông Nam Á khác vốn có cùng chế độ độc tài là Myanmar.
Theo BBC

Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ gửi cho BBC từ Hoa Kỳ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.099 giây.