logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 14/02/2013 lúc 06:56:49(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,236

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Ðảo Phan Vinh, Trường Sa.
Mấy năm gần đây khi tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng, nhiều người trong nước đã tìm đọc bài thơ Trường Sa Hành của nhà thơ Tô Thùy Yên. Nhiều bạn đọc tỏ ý tiếc, Trường Sa Hành là một bài thơ hay nhưng thiếu tính chiến đấu.

Người trong nước ít nhiều chịu ảnh hưởng của nền văn học Chủ nghĩa Xã hội, thường quen với quan điểm văn nghệ phục vụ cho chính trị, văn nghệ là vũ khí... nên lấy làm ngạc nhiên về tác phẩm lẫn tác giả.

Nói về bài Trường Sa Hành của Tô Thùy Yên, ngoài giá trị văn chương, bài thơ còn có một giá trị lịch sử đặc biệt. Bài thơ được sáng tác trong một chuyến du hành thăm đảo trong bối cảnh Hoàng Sa vừa bị Trung Cộng đánh chiếm (3/1974). TTY là một nhà thơ đầu tiên đặt chân đến Trường Sa, viết một bài thơ đầu tiên cho Trường Sa. Bài thơ có một ý nghĩa chính trị về chủ quyền lãnh thổ mà người Việt nào tha thiết với vận mệnh đất nước không thể không biết tới.

Nội dung bài Trường Sa Hành diễn tả tâm trạng những người lính trấn thủ trên đảo. Ở thời điểm đó, Trung Cộng có thể tiến chiếm Trường Sa bất cứ lúc nào. Có thể họ sẽ là những người nối gót Ngụy Văn Thà mới vừa tử thủ ở Hoàng Sa, hay theo dấu những người lính vô danh trong lịch sử.

Trước khi nói đến những người lính thời nay, xin nhắc sơ hình ảnh người lính thời xưa còn sót lại.
Lịch sử Việt Nam là lịch sử của chiến tranh. Thế mà trong lịch sử, qua bao nhiêu chiến thắng lẫy lừng chống ngoại xâm, hình ảnh người lính oanh liệt ngày xưa biến đi đâu mất. Trong văn học sử chỉ ghi lại hình ảnh người lính tầm thường, nghèo nàn đến tội nghiệp.

“Ngang lưng thì thắt đai vàng
Đầu đội nón dấu vai mang súng dài
Một tay thì cắp hỏa mai
Một tay cắp giáo quan sai xuống thuyền
Thùng thùng trống đánh ngũ liên
Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa.”

Nước mắt như mưa thì làm sao đánh giặc?

Mà không cứ gì đi ra trận mới khóc. Người lính đóng quân ở nơi cheo leo cũng than thở đến xót ruột.

“Ba năm trấn thủ lưu đồn
Ngày thời canh điếm, tối dồn việc quan
Chém tre đẵn gỗ trên ngàn
Hữu thân hữu khổ phàn nàn cùng ai
Miệng ăn măng trúc măng mai
Những dang cùng nức biết ai bạn cùng
Nước giếng trong con cá nó vẫy vùng”

Tại sao tác giả lại lấy hình ảnh “con cá nó vẫy vùng” trong giếng nước trong để kết thúc bài? Hình ảnh con cá này đã ám ảnh tôi suốt từ thời đi học. “Con cá nó vẫy vùng” mà không phải là “con cá vẫy vùng”.

Câu thơ là một câu than. Nước giếng trong veo, không có mồi làm sao con cá sống? Ở chốn thâm sơn, cơm gạo đâu ra để người lính sống?

Cái cảnh người lính phải xoay sở để tự nuôi thân chính là cái cảnh “con cá vẫy vùng” trong giếng nước.
Nhưng “Con cá vẫy vùng” chỉ là hình ảnh. Thêm vào chữ “nó” thành “con cá nó vẫy vùng” Hình ảnh “con cá” trong thơ bỗng nhiên sống động hẳn. Cái khéo ở cách dùng chữ. Cái hay của bài thơ cũng ở câu này.

Trấn thủ đất liền đã khổ như vậy, ở đảo còn khắc nghiệt hơn.

Trường Sa xa mút mù khơi. “Bốn trăm hải lý nhớ không tới”. Cái đảo mơ hồ như một mảng đất liền bị trôi dạt ngoài khơi.

“Trường Sa! Trường Sa! Đảo chuếnh choáng!
Thăm thẳm sầu vây trắng bốn bề.
Lính thú mươi người lạ sóng nước,
Đêm nằm còn tưởng đảo trôi đi.

Đảo còn say sóng thì huống chi người!

Làm sao giữ đảo khi đầu óc mơ hồ, chân đi chưa vững? Những người lính trên đất liền bị điều ra đảo ví như con cá đột nhiên bị quẳng lên bờ. Ở đây, người lính nhận ra họ phải bảo vệ một mảnh đất mà con người không sống được. Ngàn năm ở đây chỉ có sóng thiên cổ, gió miên man, gió khốc liệt, đảo không nước, mưa họa hoằn, nắng lóa như kim giũa, cây bật gốc,... Cái đảo từ thuở khai thiên lập địa hầu như chưa có dấu chân người.

“Đảo hoang, vắng cả hồn ma quỷ
Thảo mộc thời nguyên thủy lạ tên
Mỗi ngày mỗi đắp xanh rờn lạnh
Lên xác thân người mãi đứng yên.”
...
“Mùa gió xoay chiều, gió khốc liệt,
Bãi Đông lở mất, bãi Tây bồi
Đám cây bật gốc chờ tan xác,
Có hối ra đời chẳng chọn nơi?”
...
“Mặt trời chiều rã rưng rưng biển.
Vầng khói chim đen thảng thốt quần
Kinh động đất trời như cháy đảo
Ta nghe chừng phỏng khắp châu thân.

Ta ngồi bên đống lửa man rợ,
Hong tóc râu, chờ chín miếng mồi,
Nghe cây dừa ngất, gió trùng điệp
Suốt kiếp đau dài nỗi tả tơi...”

Con người đột nhiên bị quẳng vào cuộc sống của người tiền sử. Môi trường khắc nghiệt, làm sao bám được cuộc sống để tồn tại? Làm sao chống chọi với trời đất, với thiên nhiên?

“Đám cây bật gốc chờ tan xác,
Có hối ra đời chẳng chọn nơi.”

Ai đã bày ra chiến tranh? Ai tạo ra thời thế để đày con người ra đến chốn này?

Thương thân, trách phận rồi tự giận lấy mình, tự đày đọa, tự trừng phạt.

“Bốn trăm hải lý nhớ không tới.
Ta khóc cười như tự bạo hành,
Dập giận, vác khòm lưng nhẫn nhục,
Đường thân thế lỡ, cố đi nhanh.”

Chống chọi với trời đất đã khó, chống chọi với chính mình càng khó hơn.

“Mùa Đông Bắc, gió miên man thổi,
Khiến cả lòng ta cũng rách tưa.”
...
“Trong làn nước vịnh xanh lơ mộng,
Những cụm rong óng ả bập bềnh
Như những tầng buồn lay động mãi
Dưới hồn ta tịch mịch long lanh.”

Giữa cảnh trời nước mênh mông, sự hoảng hốt tột cùng khi bị cắt đứt liên lạc với đồng đội, với cả thế giới loài người.

“Đất liền, ta gọi, nghe ta không?
Đập hoảng Vô Biên, tín hiệu trùng.
Mở, mở giùm ta khoảng cách đặc.
Con chim động giấc gào cô đơn.”

Trường Sa như đã trở thành một thế giới khác, con người bị nhốt trong cái thinh lặng tuyệt nhiên ngoài trái đất. Thao thức trước chiến tranh, chiêm nghiệm về lẽ sống còn của đời người, sự hữu hạn, nỗi cô đơn của nhân loại.

“Ta hỏi han, hề, Hiu Quạnh lớn.
Mà Hiu Quạnh lớn vẫn làm ngơ”

Đứng trước vũ trụ bao la, con người dễ nhận ra thân phận mỏng manh nhỏ nhoi của kiếp người. Vậy mà vẫn phải đem cái “hữu hạn nhỏ nhoi” để giữ lấy cái bất biến trong trời đất.

“Sóng thiên cổ khóc biển tang chế.
Hữu hạn nào không tủi nhỏ nhoi?
Tiếc ta chẳng được bao nhiêu lệ.
Nên tưởng trùng dương khóc trắng trời.”

Người lính Trường Sa cũng khóc như người lính thú? Cũng than thở xót xa như anh lính trấn thủ lưu đồn ngày xưa? Và rồi cũng chấp nhận số phận để vượt qua số phận.

Bài thơ diễn ta tâm trạng những người lính trấn đảo nhưng cuối cùng trở về nỗi thao thức thân phận của con người. Có lẽ con người là sinh vật duy nhất biết nhận thức được kiếp sống của chính mình.

Cho tới nay, Trường Sa Hành là bài thơ về biển đảo hay nhất của Việt Nam. Nó ví như một viên minh châu đang chiếu lóng lánh giữa lòng dân tộc. Không cớ gì người Việt đọc Trường Sa Hành mà lại không giữ được Trường Sa.

Khai bút đầu năm
Mồng Một Tháng Giêng.
Feb.10/2013
Tác giả: Nguyễn Thị Thảo An
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.084 giây.