logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 18/02/2015 lúc 07:05:25(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Một câu chuyện dân gian
Trong một cuộc họp làng ở vùng quê xứ Liberia Phi Châu khoảng năm 1984, vị trưởng làng có kể câu chuyện “Con Dê Biết Nói.” Ông cố gắng giải thích cho dân làng rằng, mặc dù họ đã phải chờ đợi trong một thời gian dài cho việc xây dựng một bệnh xá khám sức khỏe công cộng, họ sẽ sớm được tưởng thưởng và họ phải kiên nhẫn. Nhận thấy câu chuyện này mang ý nghĩa luân lý khá hay, John Acree -một thành viên của Đoàn Chí Nguyện Hòa Bình làm việc ở đấy- đã ghi chép lại để phổ biến và thường được kể cho học sinh các trường tiểu học Hoa Kỳ.

Liberia, một quốc gia chỉ lớn hơn tiểu bang Hoa Kỳ Tennessee đôi chút, nằm dọc theo Đại Tây Dương ở khu vực nhiệt đới Tây Phi giữa Sierra Leone và Cote d’Ivoire. Liberia là nơi cư trú của một số bộ lạc bản địa. Theo bảng thống kê của Ngân Hàng Thế Giới năm 1999, hơn một nửa dân số Liberia trên 15 tuổi không biết đọc biết viết, và gần 55% dân số Liberia sống ở những làng hẻo lánh, xa các tiện nghi hiện đại và dịch vụ công cộng. Trong thập niên 1990s, Liberia trải qua một cuộc nội chiến đầy cay đắng. Ngày nay, một chính phủ mới đang ra sức thiết lập lại trật tự cho quốc gia này.

Câu chuyện dân gian khởi đi một cách đơn giản, được truyền tụng, kể lại bằng miệng, từ người này đến người khác, đời này qua đời khác. Dân bộ lạc bản xứ ở khắp mọi nơi trong nước thường bảo tồn văn hóa bằng cách truyền khẩu như vậy. Những câu chuyện dân gian bắt đầu như một nỗ lực nhằm giải thích để hiểu về thế giới tự nhiên và thế giới thần linh. Bạn hãy mường tượng, vào những đêm trời đầy trăng sao, nhóm dân làng ngồi quanh đống lửa ấm áp dệt những câu chuyện không những chỉ để giải trí mà còn giúp làm cho họ hiểu thêm về thế giới của họ đang sống. Những câu chuyện này đã được truyền lại qua nhiều thế hệ với những chi tiết thay đổi hoặc thêm thắt bởi mỗi người kể. Chuyện dân gian dần dần bắt đầu xuất hiện ở dạng văn bản và tồn tại trong mọi nền văn hóa ngày nay.

Kể chuyện là một dạng thức văn hóa phổ thông toàn cầu, từ những xã hội truyền thống cho đến xã hội hiện đại. Câu chuyện dân gian thường phản ảnh giá trị và phong tục của nền văn hóa mà từ đó nó phát sinh. Bởi vì câu chuyện dân gian nói chung có liên quan với các chủ đề phổ quát của cuộc sống, thường vượt qua nguồn gốc văn hóa và cho thấy sự tương đồng của kinh nghiệm con người. Mặc dù câu chuyện bắt nguồn từ nhiều nguồn văn hóa khác nhau, cấu trúc của câu chuyện dân gian thường tương tự, chất chứa những con người đặc sắc, những con vật biết nói, những sự kiện hài hước, hồi hộp, sôi động, và luôn luôn với một kết luận nhất định. Kết luận thường dạy một bài học luân lý hay khuyên bảo. Đôi khi câu chuyện dân gian kết thúc đơn giản chỉ với một câu rất quen thuộc: “Và từ đó về sau, họ sống hạnh phúc bên nhau mãi mãi.”

Vào chuyện
Ngày xưa ở nước Liberia Phi châu nọ có một phú hộ tên là Tugba. Khi ông xuất hiện trước công chúng, người ta luôn luôn thấy ông mặc những chiếc áo choàng đẹp và hợp thời trang. Mỗi ngày ông đều thảnh thơi đi dạo qua thị trấn nhỏ này, lúc nào cũng tay trong tay với bà vợ tao nhã. Dân làng nín thở trầm trồ chiêm ngưỡng vì trước đó trong đời họ chưa bao giờ nhìn thấy một cặp vợ chồng đẹp sang như thế.

Bên cạnh sự ngưỡng mộ vóc dáng khôi ngô xinh đẹp của vợ chồng Tugba, những nông dân cư ngụ quanh vùng còn muốn lặn lội băng nhiều dặm đường để một lần đến xem trang trại của Tugba cho thỏa mãn sự tò mò, chỉ vì mọi thứ ở đây đều tốt: bắp ngô vàng ngọt hơn, cà chua căng mọng hơn, khoai sắn phong phú đầy đặn hơn bất kỳ nơi nào khác. Gia súc của Tugba cũng vậy, con nào con nấy đều mạnh mẽ béo tốt. Ông có hai con bò, năm con gà mái, hai con gà trống, ba con lừa, và bốn con dê.

Tugba có được tài sản trù phú này không phải chỉ vì ông ta may mắn. Thật ra, ông là một người có bản tính rất tốt và cần cù chăm chỉ. Ông luôn luôn nhớ cảm ơn những hạt giống để trồng và cảm ơn trời đã cho mưa thuận gió hòa. Và Tugba còn cẩn thận để bảo đảm cho gia súc của ông nuôi được ăn uống đầy đủ và được chăm sóc tử tế. Một điều lạ là ông chú ý đặc biệt tới một con dê cái, luôn luôn mang thêm cho nó một bó cỏ tươi hay một mớ trái cây cho nó nhai. Ông thương nó như thú cưng yêu thích nhất vì ông đã nhặt được nó khi nó còn bé con bị lạc mẹ và bị thương trong rừng.

Một năm nọ, trời mưa ít hơn nhiều khiến cho cả vùng hoa mầu không đủ nước bị còi cọc khô quắt; gia súc gầy còm vì khát nước, chỉ trừ có đất đai nông trại của Tugba vẫn màu mỡ và không bị thiệt hại gì cả. Giờ đây vợ chồng Tugba không còn phải đi qua làng mỗi ngày vì dân chúng bây giờ cùng nhau kéo đến xin thứ để ăn. Mặc dù Tugba luôn luôn tốt bụng nhín ra lương thực còn dư như ngô sắn để cho những người thiếu thốn, nhưng vợ ông không hào phóng rộng lượng như vậy. Không thể thuyết phục chồng làm theo ý mình, và trong một lúc giận dữ, bà rời bỏ Tugba, mang theo tất cả vàng vòng châu báu để đi tìm nơi có khí hậu và đời sống thoải mái hơn.

Ở lại một mình, Tugba tiếp tục giúp đỡ dân làng nghèo đói, chia sớt cho họ hầu như tất cả những gì ông có, kể cả bầy gia súc cũng lần lượt được xẻ thịt để làm lương thực cứu đói, chỉ trừ có con dê ông yêu quí nhất. Đến một ngày lương thực hầu như cạn kiệt, ông quyết định khoác áo lên vai và dắt con dê thú cưng rời trang trại trống không xơ xác để lên đường làm một chuyến vào rừng. Sau nhiều dặm đường trắc trở mệt nhọc, Tugba và con dê tìm thấy một cái hang nên dừng chân chọn nơi đó làm chỗ cư trú tạm. Ban ngày, ông đi tìm hái dâu dại, thu nhặt hạt trái rừng hay rau cỏ hoặc bất cứ thứ gì có thể ăn được cho đỡ đói. Ban đêm, có khi ông ngồi bên bờ suối ngước mắt chiêm ngưỡng bầu trời đầy trăng sao.

Bảy năm đã trôi qua. Đôi khi, Tugba nhớ lại cuộc sống ấm no đầy đủ và hạnh phúc nơi trang trại tiện nghi trong quá khứ, những ngày ông còn mặc thay đổi những chiếc áo trang nhã cùng người vợ đẹp sang dạo qua làng. Chẳng bù với hiện tại, ông chỉ có mỗi một cái áo da cừu sờn rách che thân. Ngày xưa mỗi đêm ông nằm ngủ trên giường rộng bên người vợ đẹp; bây giờ, bạn đồng hành duy nhất của ông chỉ là một con dê. Ông từng thu hoạch các loại nông phẩm ngon nhất từ mảnh đất vườn màu mỡ; bây giờ, ông chỉ sống sót cầm hơi bằng rau trái dại. Nhưng Tugba vẫn là một con người tốt bụng và chịu khó làm việc, một người chủ luôn luôn chăm sóc lo lắng cho con dê yêu thích của ông có lá non ngon tốt để ăn.
Thế rồi vào một ngày nọ, trong lúc Tugba lúi húi lo nhặt hái hạt quả trong rừng, rõ ràng ông nghe con dê nói tiếng người:
– “Ông Tugba ạ. Cảm ơn ông đã cứu tôi. Ông là một người rất tốt.”

Tugba đứng bất động vì quá kinh ngạc bất ngờ. Suốt thời gian dài khi còn ở trang trại hay bảy năm nay ở trong rừng, con dê đâu có tỏ ra dấu hiệu đặc biệt khác thường nào đâu. Tugba sửng sốt hỏi lại:
– “Mầy nói đó hả dê?”
Dê đáp:
– “Đúng vậy. Tôi nói ông là một người tốt. Và tôi cảm ơn ông đã cứu tôi.”
Tugba nói với vẻ chịu thua vì không thể hiểu:
– “Một con dê nói tiếng người? Không thể tin nổi.”
Con dê trả lời một cách bình tĩnh:
– “Một lần nữa, cảm ơn ông.”
Nói xong, con dê quay trở lại với bữa ăn là đống lá non mà Tugba đã hái cho nó.
Tugba vô cùng mừng rỡ kêu lên:
– “Một con dê biết nói! Vận may của mình đã tới! Đời mình sẽ thay đổi!”
Tugba ngửa mặt vung tay reo vui sung sướng. Ông ngồi xuống bên cạnh một gốc cây, phác thảo ra một kế hoạch và ngẫm nghĩ: “Nếu mình đưa con dê này về thị trấn, chẳng bao lâu mình sẽ giàu có trở lại như trước. Chắc chắn thiên hạ hiếu kỳ sẽ chịu trả tiền để được nghe con dê của mình nói chuyện. Rồi mình lại sẽ có đủ tiền để mua một ngôi nhà mới và một trang trại mới.”

Sáng hôm sau, Tugba cột dê biết nói vào một thân cây và chạy bay về ngôi làng mà ông đã bỏ đi bảy năm trước.
Khi Tugba đến quảng trường làng, ông mới biết rằng rằng tất cả dân làng mà ông từng quen biết đều đã chết trong trận hạn hán. Một nhóm người từ bộ lạc khác đã kéo đến định cư, và chẳng ai biết hoặc nghe nói đến câu chuyện về người đàn ông giàu có Tugba. Mặc dù thất vọng vì chẳng còn ai nhớ đến mình, Tugba vẫn giữ thái độ điềm tĩnh và yêu cầu được nói chuyện với tù trưởng và các bô lão.

Trong vòng một giờ sau, vị trưởng làng và những người lớn tuổi mặc lễ phục chỉnh tề đến quảng trường làng để chào đón người lạ. Nhìn bộ dạng xác xơ trong chiếc áo da cừu sờn rách tả tơi của Tugba, các trưởng lão mời Tugba uống nước. Sau khi đã hết khát, Tugba hân hoan tuyên bố:
– “Tôi có một con dê biết nói!”
Trưởng làng và các bô lão chú ý lắng nghe Tugba kể đầu đuôi về vụ ông bỏ làng đi sống bảy năm trong rừng và con dê bỗng dưng biết nói. Nghe Tugba nói xong, vị trưởng làng và các bô lão thảo luận riêng một vài phút. Sau đó, ông nói với Tugba:
– “Nếu câu chuyện của ông là thật thì đây quả là một tài sản tuyệt vời. Nhưng nếu không đúng thì ông đã làm lãng phí thì giờ của chúng tôi và xem như ông đã gạt gẫm chúng tôi để nghe ông.”
Các bô lão đều gật đầu đồng ý. Vị trưởng làng nói tiếp:
– “Nếu dê của ông biết nói, chúng tôi sẽ cung cấp cho ông phân nửa tất cả của cải trong làng. Nếu câu chuyện của ông là sai, chúng tôi sẽ áp dụng luật làng là bắt giữ ông, trói ông, đánh đập ông, và treo cổ ông. Ông có chịu điều kiện như vậy không?”
Tugba đổ mồ hôi vì nóng mệt thì ít mà vì căng thẳng thì nhiều. Đây là chuyện nguy hại cả tính mạng chớ chẳng chơi. Nghĩ rằng cả đời mình đã luôn luôn làm điều tốt với mọi người và đặc biệt đối xử tử tế với con dê, Tugba dõng dạc đáp “Tôi đồng ý.”

Nhìn thẳng vào mắt Tugba, trưởng làng ra lệnh:
– “Vậy ông hãy mau dắt con dê của ông đến đây!”
Tugba nhanh bước quay trở lại rừng, cố gắng đi nhanh hết sức mình, trở lại sân làng, tay dắt theo con dê. Dân làng đã được báo tin lạ nên tất cả đã kéo nhau ra đứng chờ xem đông nghẹt.
Giây phút căng thẳng hồi hộp sắp xảy ra. Tugba vuốt đầu con dê bảo nó:
– “Nói đi dê. Nói với họ đi.”
Nhưng con dê ngó dáo dác im lặng. Vị trưởng làng và các bô lão cau mày tỏ vẻ ngờ vực.
Tugba tiếp tục năn nỉ con dê:
– “Nói đi dê, xin mày làm ơn làm phước cho tao.”
Con dê như chẳng nghe thấy lời của chủ vì nó còn mải mê cắn chiếc áo choàng của vị trưởng làng khiến cho ông ta nổi giận giật áo lại và gầm lên với Tugba:
– “Này ông kia! Ông định đem con dê của ông tới đây để giỡn mặt với chúng tôi phải không? Ông coi chúng tôi là một đám khờ khạo phải không? Ông đáng tội đánh cho chết!”
Quay sang đám người thân cận, trưởng làng ra lệnh:
– “Trói hắn lại! Đánh hắn đi!”
Tugba lấy làm kinh hãi đưa mắt nhìn con dê hoang mang không hiểu trong lúc cảm thấy hai tay hai chân mình đang bị những vòng dây siết chặt. Tiếp liền theo đó, Tugba nhận mấy lằn roi quất vào da thịt mình đau điếng. Đám người lôi Tugby lên một ngọn đồi, nơi có một cây to lớn. Dọc đường đi, có người phun nước bọt vào mặt Tugba hoặc chọi đá. Tugba ngoái nhìn con dê bằng ánh mắt thiết tha. Con dê ngơ ngác.

Trong lúc đám thuộc hạ của tù trưởng chuẩn bị tròng vòng dây vào cổ Tugba để treo lên cây, con dê từ phía sau chạy nhanh lên, dừng lại dưới gốc cây, nói bằng một giọng người thật rõ ràng, thật to, át tất cả những tiếng ồn ào:
– “Dừng tay lại! Đừng giết chủ tôi! Hãy để chủ tôi đi!”

Đám dân làng đang ồn ào chợt tất cả đều im lặng há hốc, kinh ngạc. Con dê biết nói! Đó là sự thật! Con dê nói tiếng người! Thế rồi mọi người reo lên mừng rỡ, kể cả vị tù trưởng. Tức khắc ông tự tay đến mở trói cho Tugba, ôm Tugba và ngỏ lời xin lỗi. Sau đó ra lệnh cho đám trai tráng kiệu Tugba lên vai và mọi người cùng nhau đi trở lại quảng trường làng. Nơi đó, tù trưởng bảo thân nhân trải một tấm thảm cho Tugba nằm nghỉ, sai các phụ nữ chăm sóc các vết thương cho Tugba.
Tù trưởng giữ lời hứa, ra lệnh đêm phân nửa tài sản của làng dâng cho Tugba. Tugba nằm trên tấm thảm, mệt mỏi, mơ màng rồi thiếp đi. Khi tỉnh dậy mở mắt ra thấy con dê đứng chực chờ một bên, Tugba ngắm nghía nó và hỏi:
– “Sao mầy hành động lạ lùng vậy?”
Con dê nhìn chủ im lặng. Tugba đứng lên chỉ các vết thương trên người và tiếp:
– “Sao mầy chờ cho tao bị đánh đập suýt chết như vầy rồi mầy mới chịu nói hả dê?”
Con dê trả lời một cách rành mạch:
– “Ông không nghe người ta thường nói sao? Ai có trải qua gian khổ rồi mới biết trân quý lúc sung sướng.”

Phan Hạnh (phỏng dịch theo The Talking Goat của John Acree)

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.143 giây.