logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 22/02/2015 lúc 12:23:59(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Thanh Châu và Nhân văn – Giai phẩm

UserPostedImage

Thanh Châu (1912-2007), tên thực là Ngô Hoan, là một nhà văn tiền chiến, từng là tổng thư ký tờ Tiểu thuyết thứ bảy của nhà xuất bản Tân Dân. Ông sáng tác khá nhiều truyện dài, truyện ngắn như: Người thầy thuốc, Tà áo lụa, Cùng một ánh trăng… và nổi tiếng với truyện ngắn Hai sắc hoa ti gôn đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy (1939) và từ đó mới nảy ra huyền thoại TTKH và Thâm Tâm và những bài thơ như Hai sắc hoa ti gôn, Bài thơ đan áo và Bài thơ cuối cùng… Sau Hiệp định Genève, ông về Hà nội và vướng vào vụ Nhân văn – Giai phẩm nên bị bẻ bút từ 1957 và sống cơ hàn cho tới khi tạ thế. Truyện ngắn Áo Tết sau đây được đăng trong Sách Tết 1957 ở Hà nội.
Được biết Sách Tết 1957 có thể là tác phẩm công khai cuối cùng của nhóm Nhân văn – Giai phẩm (trong đó có bài của Phan Khôi, Nguyễn Hữu Đang và thơ Quang Dũng, Hoàng Cầm và Trần Huyền Trân… và do Bùi Xuân Phái, Dương Bích Liên… minh họa) và được nhà xuất bản Minh Đức của Trần Thiếu Bảo tung ra thị trường. Đọc lại truyện Áo Tết trong ngày Xuân Ất Mùi (2015), người đọc sẽ thấy lại bức tranh xã hội bi đát lúc Xuân Đinh Dậu trở về ở Hà nội nơi từng là Hà thành hoa lệ trong cơn gió bụi (1957).

Áo Tết
“Ban chiều mâm cơm cúng có rượu. Hai Tích làm hơn một cút. Tính không hay thế, nhưng thỉnh thoảng đi về mệt, anh ta cũng xin vợ mấy chén. Có rượu vào dễ ngủ. Cả đời, Hai Tích lúc nào cũng như chưa được ngủ cho đẫy giấc. Có khi cầm dao cạo mặt cho khách, anh ta cũng ngủ. Nhưng lạ một cái là chưa cắt đứt tai đứt mũi người nào. Cũng như tài xế đã thuộc đường, nhiều khi ngủ gà, xe cũng không đâm xuống ruộng. Một buổi, ở chợ Bưởi về, bạn đồng nghiệp rủ Tích vào hàng cơm đầu ghế Cửa Nam. Ở đấy thường khi có dồi chó rất ngon.
“Bác sẽ nếm một cốc cái rượu thuốc ở đấy, cứ gọi là hơn thuốc bổ, tha hồ ngủ.”
Rượu thuốc, mụ hàng cơm chế lấy. Cho một ít cam thảo vào, thế là rượu có màu và có mùi thơm. Bạn làm xe chạy cả ngày khắp Hà Nội, chiều đến đều quen vào đấy uống cho giãn gân trước khi về. Hai Tích cho là được lắm. Anh ta biết uống từ chiều hôm đó.
Tuy khắp bãi bờ sông, lúc bấy giờ đã đóng kín cửa, nhưng nhà nào cũng có tiếng nói rì rầm. Hai Tích nghe có bước chân ai đi về phía đê cao, và xa xa có tiếng hai mụ đàn bà đòi nợ chửi nhau.
Tiếng người lẫn tiếng chó sủa ran. Anh thợ cạo sực nhớ rằng cái Tết nhà mình đã đủ. Có hoa giấy ở bàn thờ, có bánh, có tranh lợn, có ít tiền trong đáy hòm, thế là sung sướng. Không ai “tần phiền” Hai Tích. Hai Tích chẳng cần lụy đến ai. Ý tưởng đó làm cho người đàn ông có chén đâm ra kiêu ngạo. Anh ta cười khanh khách, nói to bằng người to họng nhất.

Đạp thốc cái phên bước ra ngoài, giơ tay nghe ngóng những hạt mưa bụi, nhẹ như không, rơi rơi xuống bàn tay, Hai Tích kêu lên:
“Tiết xuân, không có tí mưa này còn ra cái đếch gì?”
Nói được câu đó, anh ta lấy làm hả lắm.
Nhưng giữa lúc ấy thì chị Hai Tích cũng lại sực nhớ ra rằng đứa bé đẻ sau cùng chưa có áo. Chị Hai Tích bận nhiều việc quá. Bao nhiêu là việc, từ sáng đến chiều, chị nhớ làm sao xuể? Đáng lý ra thì chồng chị phải nhắc chị từ ban chiều chứ? Thế là bao nhiêu tội lỗi, chị quy cả vào chồng. Anh chồng đoảng, anh chồng vô vị, anh chồng chè rượu, năm hết Tết đến còn say bét. Chị hét lên:
“Này điên ruột lắm rồi!”
Thấy chồng im, người đàn bà hạ giọng:
“Có biết gì không? Con Thu chưa có áo.”
Hai Tích nhìn lên cái phản gỗ có ba đứa trẻ nằm co quắp ôm nhau ngủ. Hai đứa con trai, một đứa con gái nhỏ. Ánh sáng chiếc đèn dầu tây vàng đỏ treo vách trải lên người chúng. Chúng ngủ rất say. Hai Tích vớ cái khăn quấn cổ, lườm vợ, mặt hầm hầm:
“Làm cái nỡm gì mà bây giờ mới nói? Bỏ tiền đây!”
Ra khỏi nhà, Hai Tích mới biết rằng trời lạnh quá. Tuy vậy mưa bay vào mặt rất dễ chịu. Anh ta nhìn tứ phía, thấy dân cư trên bãi nhà nào cũng có ánh đèn. Anh ta nghe được cả tiếng nước sông Nhị Hà óc ách. Nhìn về phía thành phố sáng rực điện, anh ta thấy bờ đê cao quá, đen quá. Bờ đê như một bức thành ngăn cách bọn người ở phố và người ở bãi.

Tối. Tối mênh mông chung quanh người Hai Tích. Anh ta thu tay vào bụng và bước về phía ánh đèn. Đường đi thấm mưa từ chiều trơn và lội.

Hai Tích đi đến Hàng Đậu thì rẽ sang Hàng Giấy để xuống Hàng Đào. Anh ta biết, chỉ ở đấy mới có bán đủ thứ người ta cần đến.
Chưa bao giờ Hai Tích được ung dung đi chơi dạo như đêm ba mươi Tết này. Ngày thường, buông đũa đã lăn ra ngủ. Đi làm về mệt, còn đi đâu nữa, mà có đi, chắc vợ cũng chẳng bằng lòng.
Hai Tích đến phố Hàng Gai lúc nào không biết. Cái gì cũng ngắm, cũng cho là lạ mắt. Chốc lại sờ qua tờ bạc giấy nằm đáy túi áo trong. Nó vẫn nằm yên ở đấy. Nhưng không có cái áo trẻ con nào vừa ý mà giá lại bằng số tiền trong túi của anh.
Tủ kính sáng choang, các cửa hàng trưng bày biết bao nhiêu hàng đẹp mắt, bao nhiêu thứ xa hoa, khách đi đường ai cũng phải thèm, ai cũng phải dừng chân lại. Từng này tiền? Từng này tiền thì mua cái nợ gì?
Hai Tích nghĩ đến người vợ chi li, keo kiệt ở nhà, và thấy bực mình. Anh không dám vào một cửa hàng nào hỏi giá nữa. Anh sợ người ta chế nhạo. Anh ta không quen mua bán như thế bao giờ. Đó là phần việc của đàn bà, của chị Hai, sao lại để anh đi?

Đến phố Hàng Bông, một tiếng nói to về phía tay phải làm cho Hai Tích giật mình đứng lại. Trên bậc cửa một hiệu húi tối tân, một người thợ cạo choàng một cái áo khoác trắng tinh, đương tiễn khách ra về. Người thợ đang còn trẻ, đầu chải bóng, lại đi giầy, cúi đầu rất lịch sự để chào người khách cuối cùng của một năm sắp hết.

Hai Tích nhìn rất chăm chú người đồng nghiệp, và thấy hắn không phải là một tay thợ cạo. Hắn khác mình đến chừng nào! Hai Tích bỗng thấy trong lòng rầu rĩ quá. Hình ảnh Hai Tích, người thợ cạo rong, áo quần tiều tụy, xách một cái hòm gỗ đựng một vuông khăn bẩn, một con dao cùn, một cái “toong-đơ”, một cái gương tàu, hiện ra, đi thất thểu trên các vỉa hè thành phố, các vùng chợ ngoại ô lầm bụi. Hai Tích rầu rĩ quá. Đêm ba mươi Tết. Cái nhà húi tóc tân thời, sạch sẽ và làm dáng quá chừng! Hai Tích nhìn vào đấy như người ta nhìn một cảnh thiên đường.

Ngày nào cũng thế, từ sáng sớm đến sẩm chiều, người thợ cạo rong cũng đã làm cho thiên hạ tất cả độ vài ba chục cái đầu hóa ra mới mẻ. Chao là những cái đầu! Những cái đầu mới sạch làm sao! Những cái đầu ở ngã ba, ngã bẩy, hôi hám và đầy cáu, những cái đầu của trẻ, sài lở, bôi phẩm xanh, để cho ruồi họp chợ. Những cái đầu tóc cứng như đanh để rụng xuống vuông khăn quàng cổ những đám gầu, cả những con chấy nữa.

Hơn bù kém, mỗi ngày mười cái, như vậy một năm trời, hóa ra anh ta đã húi chừng ba ngàn sáu trăm năm mươi cái đầu người tứ chiếng rồi ư? Con số ấy làm cho Hai Tích nổi khùng. Chừng ấy cái đầu mà phải húi đứng, phải cạo, phải lấy ráy tai, không một phút nào nghỉ cả. Có thể phát điên lên được!

Hai Tích không dằn được nữa. Anh ta sinh ra đời, có phải là để đi ngoài đường như vậy mãi thôi ư? Anh ta thấy mình có thể làm nhiều chuyện khác hơn.
Hai Tích thọc mạnh tay vào túi áo. Tờ bạc giấy của vợ đưa vẫn nằm nguyên trong đó. Từng ấy tiền? Đi uống rượu với anh em cũng không đủ dính môi, nữa là mua áo làm gì? Cả năm sao không mua áo, lại để đến ngày năm tận tháng cùng này? Con bé có thể mặc áo cũ ăn Tết, can chi phải làm tội bố? Hai Tích đâm ra thù tất cả. Anh thấy rằng anh khốn nạn quá, không có một chút sinh thú gì trên đời. Người ta thở hết không khí của anh. Người ta sống hết cả phần anh.
Hai Tích nhớ đến cái quán cơm của những người làm xe ở Cửa Nam.

Chị Hai Tích thu vén trong nhà xong ngồi nghỉ ăn một miếng trầu. Nhưng chị nghĩ không lâu. Chị không quen ngồi nhàn bao giờ cả. Chị đứng lên đi tìm mấy cái áo rách của chồng con. Công việc đó là thói quen của tất cả những đàn bà suốt đời vá víu. Gió lồng lộng từ phía sông lên. Mưa rỏ trên mái lều càng nặng hạt. Chị Hai Tích thương chồng. Chị lo người ta bán đắt cho chồng. Lo không đủ tiền mua nổi cho con. Khéo mặc cả thì mua được chiếc áo len. Con bé sẽ ấm hơn. Nó sẽ mừng biết mấy!

Chị Hai Tích đương tính thế, thì có tiếng chân người bước gần nhà. Tiếng chân người bước như nện đất. Chị lắng tai, và rõ ràng đó là tiếng của Hai Tích đương hát như một người hóa dại.

Cánh cửa mở ra. Một mùi men ghê gớm bay vào mũi người đàn bà vất vả. Chị Hai Tích run lên. Chị hiểu rồi, chị hiểu rồi! Người ta đem tiền của chị đi uống rượu. Uống mất áo của con rồi!
Để cho anh chồng khệnh khạng vào nhà, chị Hai Tích chưa muốn nói gì vội cả. Chị nén giận xuống như người ta nén thuốc pháo. Chị dò xét. Chị thấy chồng đứng dừng lại giữa nhà, và cúi đầu xuống không cử động. Chị đi lại phía giường nằm của mấy đứa trẻ, chờ cơ hội. Bỗng anh Hai Tích giơ tay ra như mời một người bạn vô hình:
“Bác ngồi xuống đây bác ạ. Chúng ta ăn thêm cái gì cho ấm bụng. Bác có uống nữa không? Tôi còn rượu cho bác uống. Bác cứ yên tâm. Bác sẽ ngủ lại đây ăn Tết với tôi.”
Người phó cạo nghển cổ nhìn lên cái bàn thờ ở chính giữa nhà. Anh ta nhận ra, lờ mờ, một chồng bốn cái bánh chưng, một quả bòng, một đĩa cam ngô, vài đĩa bánh thờ… Anh ta nói xong gục đầu xuống như gà rù, và nôn oẹ. Chị Hai Tích nhảy chồm lên như một con muông đẻ. Chỉ một bước, chị đã tới gần chồng. Chị hét vào mặt người thợ cạo:
“Tiền đâu hở? Tiền đâu hở?”

Hai Tích không thèm nói một lời. Anh đứng thẳng lên, cho tay vào túi áo trong, quẳng ra ít tiền còn sót lại.
Chị Hai Tích bò ngay ra đất và la trời. Chị khóc như trong nhà vừa mới có kẻ từ trần. Chị kể lể những chuyện từ mười năm trước. Chị oán mẹ đã gả mình cho một đứa thất phu. Chị phân bua với hàng xóm rằng mình quả là một người đàn bà nhục quá, rằng gầm trời không có ai khổ hơn mình. Chị chạy băng ra bãi, tìm đến những người đàn bà cùng cảnh…

Đêm đã khuya. Nhưng chị Tích không sao ngủ được. Chị lắng nghe tiếng ngáy của chồng nằm phủ phục trên giường, thỉnh thoảng lại ợ, nấc lên như người sắp chết.
Chị ngồi nhỏm dậy. Người đàn ông mê man không đắp chiếu. Chị vừa lo, vừa giận. Chị đứng lên đi thắp đèn soi gậm giường, soi liếp che cửa. Đêm cuối năm có thể có kẻ trộm rình mò. Chị trở lại chỗ nằm cạnh con, và nghĩ:
“Trời lạnh lắm, càng về sáng càng lạnh.”

Chị không ngủ được. Chị nhớ lại những ngày hàn vi, cực nhục của đời mình. Hai vợ chồng lấy nhau cùng xơ xác. Chị đi bán quà rong. Chồng đi cạo mặt. Cái túp lều đầu tiên trên bãi. Những ngày nhịn đói. Những ngày thai nghén, ốm đau. Những ngày bồng con chạy lụt trên bờ đê. Nước sông Nhị Hà đỏ như máu, đuổi dân cư ở bãi lên đê mỗi năm một bận. Cái lều của chị tan tành. Những người mất con, mất của than khóc chung quanh. Ai cũng khổ, cũng rách, cũng kêu trời. Chị ôm con ngồi đợi nước rút, đói khát và không có sữa cho con…

Nhưng, hai đứa bé ngày nay đã lớn. Một đứa đi đánh giầy mũ thuê trong thành phố. Một đứa đi theo bọn trẻ con làm xiếc trên xe điện. Hai đứa đã kiếm ra tiền. Còn đứa con gái nhỏ? Nhớn lên nó sẽ đi khâu, đi bán hạt bí rang, nó sẽ giúp được chị. Trời sinh voi sinh cỏ, không có gì phải sợ. Người ta cứ đắp đổi lần hồi là được cả. Trời không để chết ai.
Hai Tích cựa mình, lại nói mê lảm nhảm.
Người vợ nhìn chồng cảm động:
“Hắn làm ăn suốt cả năm…”
Chị lại đứng lên, đi tìm chiếc chiếu mới, nhè nhẹ tay, đắp lên mình người say rượu. Hai Tích cựa mình. Anh nói với một người khách quen, giọng thiết tha:
“Cháu xin cụ thế thôi… Không dám… cụ lại nhà…”
Chị Hai Tích bỗng thấy tức cười.
Chị mím môi, thấy tiêu tan hết thảy giận hờn trong bụng.
Gió thổi vào các khe hở của gian nhà trên bãi vi vu như sáo.”

(Đăng trong Sách Tết 1957)
Hoàng Yên Lưu

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.142 giây.