Bạn muốn cải thiện khả năng ghi nhớ các sự kiện? Tom Stafford giải thích một biện pháp khác thường, có thể giúp duy trì
thông tin trong đầu được lâu hơn.
Nếu tôi đề nghị bạn ngồi xuống và ghi nhớ một danh sách các số điện thoại hoặc một loạt các sự kiện thì bạn sẽ làm thế
nào? Nhiều khả năng là bạn sẽ làm sai đấy!
Một trong những điều thú vị về trí tuệ con người là ngay cả khi mỗi chúng ta đều có một khối óc riêng, ta đều không có cái
nhìn thấu đáo, hoàn hảo vào bên trong nó để xem nên làm thế nào để sử dụng trí tuệ của minhd hiệu quả nhất.
Đây một phần là do những lỗ hổng trong khả năng tự suy nghĩ của chúng ta, được gọi là ‘siêu nhận thức’.
Nghiên cứu về quá trình tự suy nghĩ này cho thấy con người có những ‘điểm mù’ trong tư duy.
Học hành là lĩnh vực mà những điểm mù này trở nên rất lớn. Chúng ta thực sự tệ một cách đáng kinh ngạc trong việc tìm
hiểu xem làm thế nào để có thể học hành được một cách tốt nhất.
Các nhà nghiên cứu Jeffrey Karpicke và Henry Roediger III tiến hành phân tích một khía cạnh thôi: đó là làm thế nào để
việc kiểm tra hay thi cử có thể hợp nhất được trí nhớ của chúng ta về các sự kiện.
Trong thí nghiệm của mình, họ yêu cầu các sinh viên đại học học từng cặp các từ tiếng Swahili (thứ ngôn ngữ được nói
phổ biến ở vùng Đại Hồ và Đông Phi) và tiếng Anh.
Chẳng hạn như nếu được trao cho chữ ‘mashua’ trong tiếng Swahili, thì họ cần đưa ra chữ có nghĩa tương đương là ‘boat’,
tức ‘tàu’ hay ‘thuyền’ trong tiếng Anh.
Một tuần sau khi học xong các cặp từ, những người tham gia sẽ trải qua một cuộc thi.
Trong số chúng ta, đa phần sẽ chọn xem lại danh sách này rồi ngồi học lại, tự kiểm tra rồi lại lặp lại quá trình học, bổ sung
những gì chúng ta trước đó đã quên mất. Như vậy, chúng ta sẽ học (và kiểm tra) nhanh hơn, để thời gian tập trung vào
những gì mình còn chưa học đến.
Kế hoạch nghe có vẻ hoàn toàn hợp lý. Nhưng hóa ra đó lại là thảm họa nếu như chúng ta định học một cách nghiêm túc.
Karpicke và Roediger đề nghị các sinh viên chuẩn bị làm bài kiểm tra bằng một số cách khác nhau, và so sánh độ thành
công của các cách đó.
Một nhóm tiến hành tự kiểm tra tất cả các từ, kể cả những từ họ đã nhớ đúng, còn nhóm khác thì không ôn lại các từ mà họ
đã trả lời chính xác.
Trong lượt kiểm tra cuối cùng, các nhóm đã đạt kết quả với những khác biệt to lớn.
Bỏ qua những từ đã nhớ đúng trong quá trình học không phải là cách hiệu quả - những người chọn cách này đã đạt kết quả
khá tệ.
Họ chỉ có thể nhớ khoảng 35% các cặp từ, trong lúc ở nhóm ôn lại toàn bộ các từ thì đạt thành tích 80%.
Có vẻ như cách học hiệu quả là cách tập gợi lại những từ đã nằm trong trí nhớ của chúng ta, chứ không phải bằng cách
nhồi nhét thêm các từ vào đầu.
Hơn nữa, bỏ qua hoàn toàn các nội dung đã nắm vững khi ôn bài, điều được nhiều cẩm nang hướng dẫn luyện thi khuyên
nên làm, là sai lầm.
Bạn có thể thôi không học nữa những gì đã học, nhưng nên kiểm tra, ôn luyện lại những thứ đó nếu muốn nhớ ra chúng
vào lúc làm bài thi.
Cuối cùng, các nhà nghiên cứu yêu cầu những người tham dự cho biết họ nhớ tốt đến đâu những gì họ đã học.
Những người tham gia đều đoán là họ nhớ được chừng 50%. Đây thực ra là con số phóng đại đối với những ai không ôn
tập các nội dung họ từng đã trả lời đúng, nhưng lại là quá khiêm tốn với nhóm kia.
Do vậy, có vẻ như chúng ta có một điểm mù siêu nhận thức về chiến lược ôn tập nhằm đạt kết quả tốt nhất.
Vấn đề là chúng ta cần được chỉ dẫn bằng những chứng cứ, chứ không phải bằng bản năng.
Thế nhưng chứng cứ cũng lại là vấn đề cho các giáo viên: Việc thi cử đem lại nhiều lợi ích hơn chứ không chỉ giúp đánh
giá xem học sinh nắm được những gì - các lần thi cử giúp ích cho trí nhớ của chúng ta.
Tom Stafford là giảng viên môn thần kinh và khoa học nhận thức thuộc Khoa Thần kinh, Đại học Sheffield, Anh. Ông là
đồng tác giả cuốn sách khoa học ăn khách 'Mind Hack' và chuyên viết cho trang blog Mind Hacks chuyên về thần kinh và
thần kinh học.
Theo BBC